Thông tư 138/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đầu tư của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố thuộc Trung ương

thuộc tính Thông tư 138/1999/TT-BTC

Thông tư 138/1999/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đầu tư của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố thuộc Trung ương
Cơ quan ban hành: Bộ Tài chính
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:138/1999/TT-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng
Ngày ban hành:26/11/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 138/1999/TT-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 138/1999/TT-BTC NGÀY 26 THÁNG 11 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐẦU TƯ CỦA SỞ TÀI CHÍNH - VẬT GIÁ TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

 

Thực hiện Nghị định số 145/1999/NĐ-CP ngày 20/9/1999 của Chính phủ về việc tổ chức lại Tổng cục Đầu tư phát triển, Bộ Tài chính hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy quản lý tài chính đầu tư của Sở Tài chính - Vật giá tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) như sau:

 

I. NHIỆM VỤ:

 

1. Giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài chính đầu tư:

1.1. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước về quản lý tài chính trong lĩnh vực đầu tư phát triển trên địa bàn.

1.2. Tham gia ý kiến đề xuất với Bộ Tài chính, Uỷ ban nhân dân tỉnh về các vấn đề liên quan đến các chính sách, chế độ quản lý tài chính đầu tư phát triển cần bổ sung sửa đổi.

1.3. Tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch và định hướng về đầu tư phát triển trong từng thời kỳ của địa phương và của các ngành trên địa bàn; thông tin những vấn đề có liên quan để làm cơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.

1.4. Hướng dẫn cơ quan tài chính huyện, quận, thị xã và thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là huyện), cơ quan tài chính xã, phường (sau đây gọi chung là xã) thực hiện việc quản lý, cấp phát, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện, xã theo quy định của Bộ Tài chính.

1.5. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các Chủ đầu tư triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng, tiếp nhận và sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ của Nhà nước.

1.6. Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc Chủ đầu tư thực hiện công tác quyết toán vốn đầu tư theo đúng nội dung, yêu cầu và thời gian theo quy định của Nhà nước, giải quyết vướng mắc phát sinh trong quá trình lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư.

1.7 Hướng dẫn và kiểm tra việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán đối với các dự án đầu tư của địa phương đã được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh phân cấp quyết định đầu tư.

2. Thực hiện quản lý tài chính đầu tư:

2.1. Tham gia về chủ trương đầu tư, về phương án tài chính và hiệu quả kinh tế - tài chính của các dự án đầu tư do tỉnh quản lý; tham gia xét thầu đối với các dự án đầu thuộc thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh.

2.2. Hướng dẫn các chủ đầu tư lập kế hoạch vốn đầu tư hàng năm theo đúng Luật ngân sách nhà nước; phối hợp với Sở Kế hoạch và đầu tư phân bổ kế hoạch cấp phát vốn đầu tư, danh mục dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách tỉnh theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, điều chỉnh bổ sung kế hoạch vốn đầu tư cho các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn đầu tư từ ngân sách tỉnh.

2.3. Thống nhất quản lý các khoản vốn vay và viện trợ của địa phương dành cho đầu tư phát triển.

2.4. Căn cứ kế hoạch và tiến độ cấp phát vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, kế hoạch của Kho bạc Nhà nước và khả năng cân đối của ngân sách tỉnh để chuyển vốn đầu tư hàng quý sang Kho bạc Nhà nước để Kho bạc Nhà nước kiểm soát thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính.

2.5. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình kiểm soát thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thuộc ngân sách địa phương của Chủ đầu tư, Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, huyện và cơ quan tài chính huyện, xã.

2.6. Tổ chức thẩm tra quyết toán các dự án đầu tư hoàn thành trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt (đối với dự án do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định đầu tư).

Thẩm tra và phê duyệt quyết toán các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp địa phương theo quy định.

2.7. Tổng hợp quyết toán vốn đầu tư, phân tích tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư, kế hoạch vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả quản lý, sử dụng vốn đầu tư của địa phương báo cáo Bộ Tài chính và Uỷ an nhân dân tỉnh theo quy định.

2.8. Phối hợp với Chi nhánh Quỹ trợ phát triển trình cấp có thẩm quyền giải quyết hậu quả đối với các dự án (thuộc phạm vi trách nhiệm của địa phương) bị đình chỉ không trả được nợ vay theo quy định của pháp luật.

2.9. Kiểm tra, nhận xét, xác nhận số liệu quyết toán của Kho bạc nhà nước đối với nguồn vốn đầu tư của ngân sách tỉnh để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2.10. Báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư, tình hình thực hiện các dự án được bố trí kế hoạch vốn đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư, tình hình chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý vốn đầu tư phát triển trên địa bàn.

3. Thực hiện các nhiệm vụ khác về quản lý tài chính đầu tư theo quy định của Nhà nước.

 

II. QUYỀN HẠN:

 

Để thực hiện các nhiệm vụ trên, Sở Tài chính - Vật giá có các quyền hạn sau:

1. Được quyền yêu cầu chủ đầu tư, cơ quan Kho bạc Nhà nước ở tỉnh, huyện và các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng cung cấp tài liệu cần thiết liên quan đến việc tổng hợp kế hoạch vốn đầu tư, quản lý và quyết toán vốn đầu tư, thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết theo quy định hiện hành nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước.

2. Ký Thông tri chuyển vốn đầu tư của ngân sách tỉnh sang Kho bạc Nhà nước để kiểm soát thanh toán; ký các văn bản hướng dẫn, giải thích các chế độ liên quan đến quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách địa phương.

III. TỔ CHỨC BỘ MÁY:

 

Sở Tài chính - Vật giá có Phòng Đầu tư để giúp Sở thực hiện nhiệm vụ nêu trên.

Biên chế của Phòng Đầu tư thuộc biên chế của Sở Tài chính - Vật giá.

Căn cứ hướng dẫn tại Thông tư này, UBND tỉnh chỉ đạo Sở Tài chính - Vật giá và Ban Tổ chức chính quyền triển khai để bộ máy thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính đầu tư thuộc Sở Tài chính - Vật giá bắt đầu hoạt động từ ngày 01/01/2000. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu giải quyết.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất