Quyết định 825/QĐ-TTg Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL

thuộc tính Quyết định 825/QĐ-TTg

Quyết định 825/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:825/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:12/06/2020
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long
Ngày 12/6/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 825/QĐ-TTg về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025.

Cụ thể, thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Hội đồng điều phối vùng) giai đoạn 2020 - 2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm: Chủ tịch Hội đồng là Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực là Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Phó Chủ tịch là Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Ủy viên Thường trực là Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;

Ngoài ra, bộ máy tham mưu, giúp việc của Hội đồng điều phối vùng, các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến hoạt động điều phối vùng, gồm: Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh và Tổ chuyên gia tư vấn.

Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Xem chi tiết Quyết định825/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
____________

Số: 825/QĐ-TTg

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

Hà Nội, ngày 12 tháng 6 năm 2020

QUYẾT ĐỊNH

Về việc thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025

____________

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết s 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 ca Chính phủ về phát triển bền vững đng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đi khí hậu;

Căn cứ Quyết định s 34/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thành lập tchức hoạt động của tchức phi hợp liên ngành;

Căn cứ Quyết định s 593/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế thí điểm liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Quyết định s 417/QĐ-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động tổng thể thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu;

Căn cứ Chỉ thị s 23/CT-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2019 của Thủ tướng Chính phủ về đy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đi khí hậu;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2885/TTr-BKHĐT ngày 04 tháng 5 năm 2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thành lập Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (gọi tắt là Hội đồng điều phối vùng) giai đoạn 2020 - 2025 nhằm đổi mới cơ chế điều phối vùng, thúc đẩy phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 2. Chức năng của Hội đồng điều phối vùng
Hội đồng điều phối vùng là tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, thực hiện chức năng tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ và giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát việc thực hiện liên kết vùng, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm cả phát triển vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức Hội đồng điều phối vùng
1. Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng;
- Phó Chủ tịch Thường trực: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Phó Chủ tịch: Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
- Ủy viên Thường trực: Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Các Ủy viên:
+ Thứ trưởng và tương đương của các bộ và cơ quan ngang bộ: Tài chính, Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Văn phòng Chính phủ;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: thành phố Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau;
+ 01 Ủy viên là đại diện chuyên gia, nhà khoa học tiêu biểu thuộc cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học cấp vùng;
+ 01 Ủy viên là đại diện có uy tín của cộng đồng doanh nghiệp của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Thường trực Hội đồng điều phối vùng gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và Ủy viên thường trực Hội đồng.
3. Hội đồng điều phối vùng có thể thành lập các tiểu ban làm đầu mối điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng. Tiểu ban được tổ chức và hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm do Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng quy định.
4. Bộ máy tham mưu, giúp việc của Hội đồng điều phối vùng, các bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương liên quan đến hoạt động điều phối vùng, gồm: Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh và Tổ chuyên gia tư vấn.
Điều 4. Nội dung, lĩnh vực hoạt động điều phối vùng
Các nội dung, lĩnh vực hoạt động điều phối liên kết vùng, phát triển bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu bao gồm:
1. Liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Điều phối phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Điều phối thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
4. Các hoạt động, liên kết khác quy định tại Quyết định số 593/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
5. Nội dung, lĩnh vực khác theo sự phân công của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng
1. Tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, nhiệm vụ, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, trong đó có:
- Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Nội dung phát triển vùng trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước.
- Danh mục các chương trình, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng.
- Phương án huy động nguồn lực, phương án phân bổ vốn đầu tư đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long; kế hoạch đầu tư công trung hạn, hằng năm đối với các dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Các nguồn lực hỗ trợ trong nước và quốc tế khác cho hoạt động liên kết vùng, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
2. Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo điều phối, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bộ, ngành, địa phương thực hiện quy hoạch vùng, chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Thông qua kế hoạch điều phối liên kết vùng hằng năm của vùng đồng bằng sông Cửu Long; có ý kiến với cơ quan có thẩm quyền về danh mục các chương trình, dự án đầu tư công có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; giải quyết các vấn đề về liên kết, phối hợp giữa các bộ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và giữa các tỉnh trong vùng; theo dõi, đôn đốc giải quyết các vấn đề có tính chất liên ngành, liên vùng.
- Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng giải quyết những vấn đề liên tỉnh, thành phố thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng.
- Phối hợp với Thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.
3. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác:
- Thông qua kế hoạch triển khai các hoạt động về phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tổ chức các hoạt động chung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, truyền thông của vùng.
- Thành lập các tiểu ban điều phối theo ngành, lĩnh vực hoặc theo các tiểu vùng (nếu cần thiết).
- Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết lập hệ thống thông tin vùng; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển Hiệp hội doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội nghề nghiệp liên minh, liên hiệp hợp tác xã của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Quyết định sử dụng nguồn lực tài chính, nguồn lực khác được giao để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
- Yêu cầu các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long, các cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin, số liệu và báo cáo, giải trình các vấn đề xét thấy cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 6. Sử dụng con dấu
1. Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của Thủ tướng Chính phủ trong các văn bản khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng điều phối vùng và nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng.
2. Các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực và các Ủy viên Hội đồng điều phối vùng sử dụng con dấu của cơ quan mình để thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Điều 7. Kinh phí hoạt động
1. Kinh phí hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, bao gồm cả kinh phí hoạt động của các tiểu ban điều phối (nếu có), Đoàn kiểm tra, giám sát, Văn phòng Hội đồng điều phối vùng được tổng hợp trong dự toán ngân sách hằng năm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và được quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Văn phòng Hội đồng điều phối vùng được sử dụng tài khoản và bộ máy tài vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Kinh phí hoạt động của các tổ điều phối cấp bộ, ngành được tổng hợp trong dự toán ngân sách hằng năm của bộ, ngành, từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và được quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Tổ điều phối cấp bộ, ngành được phép sử dụng tài khoản và bộ máy tài vụ của bộ, ngành.
3. Kinh phí hoạt động của các tổ điều phối cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được tổng hợp trong dự toán ngân sách hằng năm của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ nguồn tài trợ của các tổ chức quốc tế và được quản lý, thanh toán, quyết toán theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật có liên quan. Tổ điều phối cấp tỉnh được phép sử dụng tài khoản và bộ máy tài vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long kèm theo Quyết định này.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 941/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức điều phối phát triển các vùng kinh tế trọng điểm giai đoạn 2015 - 2020 đối với vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Long.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan, địa phương liên quan, tổng hợp, báo cáo Chủ tịch Hội đồng điều phối Vùng phê duyệt danh sách các Phó Chủ tịch, các Ủy viên của Hội đồng điều phối Vùng.
4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính ph
;
- Tỉnh ủ
y, HĐND, UBND các tỉnh, thành phố vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hồ Chí Minh;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng T
ng Bí thư;
- V
ăn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban Trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ
Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).

THỦ TƯỚNG



 

 



Nguyễn Xuân Phúc

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
____________

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

________________________

QUY CHẾ
Hoạt động của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2020-2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 825/QĐ-TTg ngày tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Điều 1. Quy chế này quy định về tổ chức hoạt động và phối hợp của Hội đồng điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long được Thủ tướng Chính phủ thành lập, nhằm tạo sự thống nhất, đồng bộ để thực hiện mục tiêu định hướng phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
Điều 2. Nguyên tắc điều phối
1. Tuân thủ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long.
2. Nội dung, lĩnh vực điều phối là liên kết phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, điều phối phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, điều phối thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
3. Thực hiện phối hợp bảo đảm nguyên tắc đồng thuận giữa các bộ, ngành; giữa các bộ, ngành với các địa phương và giữa các địa phương với nhau trong vùng.
4. Việc chủ trì tổ chức thực hiện công tác phối hợp sẽ được giao cho bộ, ngành, địa phương nào có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan nhiều nhất đến lĩnh vực hoặc nhiệm vụ cần phối hợp đó.
5. Hoạt động điều phối được thực hiện thông qua Hội nghị Hội đồng điều phối vùng. Trên cơ sở nội dung các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, các bộ, ngành, địa phương trong vùng thảo luận để thỏa thuận, thống nhất và triển khai các nội dung thực hiện liên kết, phối hợp.
6. Những vấn đề không đạt được sự đồng thuận hoặc vượt thẩm quyền quyết định của các bộ, ngành và địa phương trong vùng thì Văn phòng Hội đồng điều phối vùng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến chung, báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Điều 3. Phương thức điều phối
1. Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050:
- Về phối hợp trong quá trình lập quy hoạch: việc lập, thẩm định và phê duyệt các quy hoạch phải thực hiện theo quy định của pháp luật về quy hoạch. Để bảo đảm tính đồng bộ khi xây dựng quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch vùng lấy ý kiến tham gia của Hội đồng điều phối vùng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các lĩnh vực cần phối hợp trong quá trình lập và tổ chức thực hiện quy hoạch như: Kết nối hệ thống giao thông; hạ tầng thông tin; hệ thống cung cấp nước sạch và sử dụng nguồn nước; xử lý nước thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại; sản xuất sản phẩm chủ yếu; phát triển nguồn nhân lực; cơ sở dạy nghề, đào tạo cao đẳng, đại học; cơ sở nghiên cứu khoa học; các bệnh viện cấp tỉnh và xử lý ô nhiễm môi trường.
- Về phối hợp trong quá trình tổ chức thực hiện quy hoạch: sau khi quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hội đồng điều phối vùng giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các bộ, ngành địa phương thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long. Các bộ, ngành, địa phương căn cứ nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện và có trách nhiệm phối hợp Hội đồng điều phối vùng trong việc giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch vùng.
2. Xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển vùng:
Các bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ được giao nghiên cứu xây dựng, ban hành hoặc đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành những cơ chế, chính sách thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, ngành mình để áp dụng chung cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, hiệu quả và phù hợp quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long, cơ quan chủ trì xây dựng cơ chế, chính sách lấy ý kiến tham gia của Hội đồng điều phối vùng và các bộ, ngành, địa phương liên quan trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
3. Phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm của cả nước:
Hội đồng điều phối vùng tham mưu, đề xuất về phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long với cơ quan được giao chủ trì trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2021 - 2030 và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
4. Xây dựng danh mục các chương trình, dự án có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội đồng điều phối vùng và các bộ, ngành, địa phương để hoàn thiện, thống nhất về danh mục các chương trình, dự án đầu tư công có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
5. Phương án huy động nguồn lực, phương án phân bổ vốn đầu tư đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Hội đồng điều phối vùng và các bộ, ngành, địa phương lấy ý kiến, hoàn thiện phương án huy động nguồn lực, phương án phân bổ vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long và các nguồn lực hỗ trợ trong nước và quốc tế khác cho hoạt động liên kết vùng, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Giải quyết các vấn đề liên kết vùng:
Hội đồng điều phối vùng phối hợp giữa các bộ với các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long và giữa các tỉnh trong vùng giải quyết các vấn đề về liên kết vùng; theo dõi, đôn đốc giải quyết các vấn đề có tính chất liên ngành tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong vùng chủ động giải quyết những vấn đề liên tỉnh thuộc thẩm quyền của các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long. Phối hợp với thành phố Hồ Chí Minh và các vùng khác trong việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa các vùng.
7. Kế hoạch điều phối liên kết vùng:
Hội đồng điều phối vùng xây dựng kế hoạch điều phối liên kết vùng hàng năm của vùng đồng bằng sông Cửu Long lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tổ chức các hoạt động chung xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch, truyền thông của vùng theo đề nghị của các bộ, ngành, địa phương trong vùng; thúc đẩy, hỗ trợ hình thành và phát triển hiệp hội doanh nghiệp và các hiệp hội ngành hàng, hiệp hội nghề nghiệp liên minh, liên hiệp hợp tác xã của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long.
8. Cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin vùng:
Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương phối hợp với Hội đồng điều phối vùng tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung, thiết lập hệ thống thông tin vùng đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối với cơ sở dữ liệu của Ủy hội sông Mê Công quốc tế.
Điều 4. Chế độ làm việc của Hội đồng điều phối vùng
1. Hội đồng điều phối vùng làm việc theo chế độ tập thể, thảo luận, trao đổi ý kiến để thỏa thuận thống nhất vì lợi ích chung của vùng, đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu; Chủ tịch Hội đồng có ý kiến kết luận cuối cùng.
2. Hội đồng điều phối vùng hợp thường kỳ 6 tháng một lần; khi cần thiết, có thể họp đột xuất. Địa điểm, phương thức hợp Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng quyết định. Đại diện lãnh đạo Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh được mời dự các phiên họp của Hội đồng. Đại diện các cơ quan, tổ chức và các cá nhân có liên quan có thể được mời dự phiên họp của Hội đồng khi cần thiết.
3. Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chủ trì các hoạt động của Hội đồng, triệu tập và chủ tọa các phiên họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng. Đối với những vấn đề cấp bách, Chủ tịch Hội đồng lấy ý kiến của các thành viên bằng văn bản.
4. Thường trực Hội đồng điều phối vùng giải quyết các công việc thường xuyên của Hội đồng trong thời gian Hội đồng điều phối vùng không hợp và báo cáo lại Hội đồng tại phiên họp gần nhất. Thường trực Hội đồng điều phối vùng họp thường kỳ mỗi quý một lần; khi cần thiết có thể họp đột xuất theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng. Đại diện các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan có thể được mời dự.
5. Hội đồng điều phối vùng thành lập Đoàn kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chiến lược, cơ chế, chính sách, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, nhiệm vụ có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Hội đồng điều phối vùng báo cáo kết quả hoạt động 6 tháng và hàng năm với Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Ủy viên Thường trực và các Ủy viên Hội đồng điều phối vùng
1. Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng: Chỉ đạo và điều hành chung, đề xuất, kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về hoạt động của Hội đồng điều phối vùng.
2. Phó Chủ tịch thường trực - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng chuẩn bị chương trình và nội dung hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, chủ trì các cuộc họp của Hội đồng và Thường trực Hội đồng; chủ trì các cuộc họp khi được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền.
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chủ trì các buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để giải quyết các vấn đề cụ thể có liên quan đến liên kết vùng, liên vùng và Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long.
- Ký các văn bản điều hành chung của Hội đồng điều phối vùng và Thường trực Hội đồng điều phối vùng, các báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng chỉ đạo giải quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
3. Phó Chủ tịch - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:
- Giúp Chủ tịch chủ trì điều phối các hoạt động về tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu.
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chủ trì các buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để giải quyết các vấn đề, lĩnh vực công việc được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
4. Phó Chủ tịch - Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Giúp Chủ tịch chủ trì điều phối các hoạt động sản xuất nông nghiệp, các hoạt động đầu tư các công trình thủy lợi, phòng chống thiên tai có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng.
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chủ trì các buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để giải quyết các vấn đề, lĩnh vực công việc được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
5. Phó Chủ tịch - Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải:
- Giúp Chủ tịch chủ trì điều phối các hoạt động về đầu tư, quản lý, vận hành các công trình giao thông vận tải có quy mô vùng và có tính chất liên kết vùng.
- Thay mặt Chủ tịch Hội đồng chủ trì các buổi làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long để giải quyết các vấn đề, lĩnh vực công việc được phân công.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
6. Ủy viên Thường trực:
- Chỉ đạo Văn phòng Hội đồng điều phối vùng; tổ chức hoạt động của Tổ chuyên gia tư vấn của Hội đồng; chỉ đạo công tác tham mưu, giúp việc, công tác tổng hợp, báo cáo, tổ chức việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng điều phối vùng, Thường trực Hội đồng, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội đồng; ký các văn bản giải quyết công việc hành chính của Hội đồng điều phối vùng.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng giao.
7. Các Ủy viên:
- Tham dự đầy đủ, phản ánh ý kiến chính thức của các cơ quan, tổ chức, giới khoa học, cộng đồng doanh nghiệp mà mình đại diện tại các phiên họp và các hoạt động khác của Hội đồng. Trường hợp vắng mặt, cử đại diện có thẩm quyền tham dự thay và phải được sự đồng ý của Chủ tịch Hội đồng.
- Thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng.
- Đề xuất những nội dung có liên quan đến liên kết vùng, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu với Hội đồng điều phối vùng, Thường trực Hội đồng điều phối vùng.
- Đề xuất các cơ chế, chính sách tháo gỡ các khó khăn cho phát triển vùng có liên quan đến ngành, địa phương mình để Hội đồng điều phối vùng, Thường trực Hội đồng điều phối vùng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Sử dụng bộ máy và kinh phí của bộ, địa phương mà mình đại diện để tham gia các hoạt động của Hội đồng điều phối vùng; được Hội đồng hỗ trợ kinh phí hoạt động trong những trường hợp do Chủ tịch Hội đồng quyết định.
Điều 6. Trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật về quản lý ngành, lĩnh vực, địa phương có liên quan đến liên kết vùng, phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đồng thời có trách nhiệm:
1. Cử đại diện, bố trí thời gian, bộ máy giúp việc, kinh phí cho đại diện tham gia làm thành viên của Hội đồng điều phối vùng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin, số liệu có liên quan cho Hội đồng điều phối vùng.
3. Bố trí làm việc, báo cáo, giải trình với Hội đồng điều phối vùng, tiểu ban của Hội đồng, đoàn kiểm tra, giám sát của Hội đồng khi có yêu cầu.
4. Đối với những nội dung cần có ý kiến tham gia của Hội đồng điều phối vùng trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định, phê chuẩn quy định tại Điều 3 của Quyết định này thì phải có văn bản gửi Hội đồng cho ý kiến chậm nhất là 15 ngày trước khi gửi cấp thẩm quyền.
5. Tổ chức triển khai các Nghị quyết của Hội đồng điều phối vùng có liên quan đến liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long, phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.
6. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng có trách nhiệm trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét, quyết định sử dụng nguồn lực của địa phương để tham gia thực hiện các nhiệm vụ có tính chất liên kết vùng; phối hợp với Ủy viên thường trực Hội đồng điều phối vùng bố trí địa điểm và tạo điều kiện thuận lợi để Hội đồng tiến hành phiên họp và hoạt động khác tại địa phương.
Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ có trách nhiệm phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long triển khai các nghị quyết của Hội đồng điều phối vùng gắn với vị trí trung tâm của vùng đồng bằng sông Cửu Long theo Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17/02/2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chỉ đạo tổ điều phối trực thuộc chủ trì, phối hợp một số hoạt động chung của các tổ điều phối trong vùng theo hướng dẫn của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng.
Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với Hội đồng điều phối vùng để triển khai việc hợp tác phát triển kinh tế - xã hội có tính chất liên kết giữa Thành phố Hồ Chí Minh và vùng đồng bằng sông Cửu Long và cung cấp các văn bản, tài liệu, thông tin, số liệu và báo cáo cho Hội đồng điều phối vùng.
Điều 7. Bộ máy giúp việc của Hội đồng điều phối vùng
1. Văn phòng Hội đồng điều phối vùng đặt tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Văn phòng Hội đồng điều phối vùng có trách nhiệm tham mưu, giúp việc cho Hội đồng điều phối vùng, Thường trực Hội đồng điều phối vùng, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng; hướng dẫn, phối hợp hoạt động của các tổ giúp việc điều phối cấp bộ và cấp địa phương theo sự chỉ đạo trực tiếp của Ủy viên Thường trực Hội đồng.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư thành lập Văn phòng Hội đồng điều phối vùng bảo đảm đủ nhân lực (bao gồm cả cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm) để thực hiện nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo và công chức của Văn phòng Hội đồng thuộc biên chế của Bộ Kế hoạch và Đầu tư do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định, được bố trí trong phạm vi biên chế công chức được giao của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Các bộ có đại diện làm thành viên Hội đồng điều phối vùng thành lập Tổ giúp việc điều phối cấp bộ.
a) Tổ điều phối cấp bộ là tổ chức giúp việc cho các bộ có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Nghiên cứu, đề xuất với Bộ trưởng các cơ chế, chính sách thuộc ngành, lĩnh vực trong phạm vi quản lý của bộ đáp ứng yêu cầu phát triển các vùng đồng bằng sông Cửu Long; các giải pháp nâng cao hiệu quả điều phối phát triển các vùng;
- Giúp Bộ trưởng điều phối các tổ chức, đơn vị thuộc bộ thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều phối phát triển các vùng đồng bằng sông Cửu Long; phối hợp với Tổ điều phối cấp tỉnh kịp thời giải quyết các vấn đề liên kết trong vùng thuộc phạm vi quản lý của bộ;
- Cung cấp thông tin liên quan tới chủ trương phát triển ngành, tác động của các cơ chế, chính sách của ngành đối với phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Theo dõi, đôn đốc và giúp Bộ trưởng giải quyết các vấn đề điều phối trong vùng đồng bằng sông Cửu Long thuộc thẩm quyền của các bộ; tổng hợp, báo cáo Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Bộ trưởng theo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ điều phối phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
b) Tổ điều phối cấp bộ do lãnh đạo đơn vị tham mưu về công tác kế hoạch và đầu tư của bộ làm Tổ trưởng và một số thành viên có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm công tác. Bộ trưởng quyết định số lượng thành viên và nhân sự của Tổ điều phối theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ điều phối trên cơ sở khối lượng công việc của bộ.
3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng đồng bằng sông Cửu Long thành lập Tổ điều phối cấp tỉnh.
a) Tổ điều phối cấp tỉnh là tổ chức giúp việc cho Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
- Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo các tổ chức, đơn vị thuộc địa phương thực hiện các nhiệm vụ trong việc điều phối phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long; đề xuất, kiến nghị với Hội đồng điều phối vùng kịp thời giải quyết các vấn đề liên kết trong vùng;
- Tổng hợp các nội dung liên kết từ phía doanh nghiệp, các khu công nghiệp, khu kinh tế và các địa phương với nhau;
- Theo dõi, đôn đốc và giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết các vấn đề điều phối thuộc thẩm quyền của địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long; tổng hợp báo cáo Hội đồng điều phối vùng, Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo định kỳ 6 tháng, hàng năm về tình hình thực hiện nhiệm vụ điều phối liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long;
- Ngoài các nhiệm vụ, quyền hạn nói trên, Tổ điều phối thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ chủ trì, phối hợp một số hoạt, động chung của các Tổ điều phối cấp tỉnh trong vùng theo hướng dẫn của Văn phòng Hội đồng điều phối vùng.
b) Tổ điều phối cấp tỉnh do Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long làm Tổ trưởng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định số lượng thành viên và nhân sự của Tổ điều phối cấp tỉnh theo đề nghị của Tổ trưởng Tổ điều phối trên cơ sở khối lượng công việc của địa phương.
4. Hội đồng điều phối vùng có thể thành lập Tổ chuyên gia tư vấn của Hội đồng thuộc các lĩnh vực liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng.
5. Văn phòng Hội đồng điều phối vùng, Tổ điều phối cấp bộ, Tổ điều phối cấp tỉnh có thể thuê, đặt bài nghiên cứu các chuyên gia tư vấn, nhà khoa học, các cơ sở nghiên cứu, đào tạo.
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Hội đồng điều phối vùng có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này; định kỳ 6 tháng, hàng năm tổng hợp tình hình thực hiện và đề xuất những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quy chế này./.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER

__________

No.825/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
__________

Hanoi, June12, 2020

 

 

DECISION

On the establishment and promulgation of theOperational Regulation of the Mekong Delta Regional Coordinating Council for the 2020 – 2025 period

__________

THE PRIME MINISTER

 

Pursuant to the Law on Governmental organization, dated June 19, 2015;

Pursuant to the Government’s Resolution No.120/NQ-CP, dated November 17, 2017, on the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change;

Pursuant to the Decision No.34/2007/QD-TTgof the Prime Minister, dated March 12, 2007, prescribing the Regulation on the establishment and operation of inter-disciplinary coordinating organizations;

Pursuant to the Decision No.593/QD-TTgof the Prime Minister, dated April 06, 2016, prescribing the Regulation on piloting connectivity for the Mekong Delta region’s socio-economic development for the 2016 - 2020 period;

Pursuant to the Decision No.417/QD-TTgof the Prime Minister, dated April 13, 2019, prescribing the Overall Action Plan for the implementation of the Government’s Resolution No.120/NQ-CP, dated November 17, 2017, on the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change;

Pursuant to the Directive No.23/CT-TTgof the Prime Minister, dated September 05, 2019, on strengthening the implementation of the Government’s Resolution No.120/NQ-CPon the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change;

At the request of the Minister of Planning and Investment at the Report No.2885/TTr-BKHDT, dated May 04, 2020.

 

DECIDES:

 

Article 1. To Establish the Mekong Delta Regional Coordinating Council (hereinafter referred to as the Regional Coordinating Council) for the 2020 – 2025 period with a view to reforming the regional coordinating mechanism and promoting the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change.

Article 2. Functions of the Regional Coordinating Council

The Regional Coordinating Council is an inter-disciplinary coordinating organization established under the decision of the Prime Minister. This Council shall be responsible for advising and putting forwards suggestions to the Prime Minister and assisting the Prime Minister in directing, coordinating, inspecting and supervising the implementation of the regional connectivity and the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change, including the development of the Mekong Delta key economic region.

Article 3. The organizational structure of the Regional Coordinating Council

1. The Mekong Delta Regional Coordinating Council shall include:

- Chairman of the Council: Deputy Prime Minister Trinh Dinh Dzung;

- Permanent Vice Chairman of the Council: TheMinister of Planning and Investment;

- Vice Chairman of the Council: TheMinister of Natural Resources and Environment;

- Vice Chairman of the Council: TheMinister of Agriculture and Rural Development;

- Vice Chairman of the Council: TheMinister of Transport;

- Permanent Member: TheDeputy Minister of Planning and Investment;

- Members:

+ TheDeputy Ministers and equivalent positions of ministries and ministerial-level agencies: Ministry of Finance, Ministry of Industry and Trade, Ministry of Construction, Ministry of Science and Technology, Ministry of Health, Ministry of Education and Training, the Government Office;

+ TheChairpersons of municipal and provincial People’s Committees: Can Tho,Long An, Tien Giang, Ben Tre, TraVinh, Vinh Long, Soc Trang, Hau Giang, An Giang, Đong Thap, Kien Giang, Bac Lieu và CaMau;

+ 01 member of the Council who is the representative of typical experts and scientists working in training and scientific research institutions of the region;

+ 01 member who is the trusted representative of the business community of the Mekong Delta region.

2. The Standing Board of the Regional Coordinating Council shall include the Chairman, Vice Chairmen and Permanent Member of the Council.

3. The Regional Coordinating Council shall be able to establish sub-committees which serve as the coordinating focal points according to sectors, fields or sub-regions. The subcommittees shall be organized and run on a part-time basis asprescribed by the Chairman of the Regional Coordinating Council.

4. The advisory and assisting apparatus of the Regional Coordinating Council, ministries, and municipal and provincial People s Committees involved in the region’s coordinating activities shall include: The Regional Coordinating Council Office, Ministerial-level Coordinating Teams, Provincial-level Coordinating Teams and Consultant Teams.

Article 4. Contents and fields involved in regional coordinating activities

Contents and fields involved in regional coordinating activities for regional connectivity and sustainable development in response to climate change shall include:

1. Linkage for the socio-economic development in the Mekong Delta region.

2. Coordination for the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change.

3. Coordination in implementing the Master Plan of the Mekong Delta region for the2021 – 2030period, with visions towards 2050.

4. Other activities and linkages prescribed in the Decision No.593/QD-TTgof the Prime Minister, dated April 06, 2016.

5. Other contents and fields under the designation of the Prime Minister.

Article 5. Tasks and powers of the Regional Coordinating Council

1. Advising and putting forwards suggestions to the Prime Minister on the mechanism, policies, master plans, plans, programs, schemes, tasks and projects which are organized within the region and uphold the regional connectivity as well as the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change, including:

-TheMasterplanfor the Mekong Delta regionforthe 2021 - 2030 period, with visionstowards2050.

- The development contents for the region within the national 5-year socio-economic development plan.

-The List of programs and projectswhich are organized within the region and upholdregionalconnectivity.

-The plans to mobilize resources and allocateinvestment capitalsfor the Mekong Deltaregion; annualandmedium-term public investment plans for projectswhich are organized within the Mekong Delta region and upholdregionalconnectivity.

- Other domestic and international support sources fortheregionalconnectivity and thesustainable development of the Mekong Deltaregionin response to climate change.

2. Assisting the Prime Minister in directing the coordination, urging, inspecting and supervising ministries, sectors and localities in implementing the regional master plans, strategies, mechanisms, policies, master plans, plans, programs, schemes, projects and tasks which are organized within the region and uphold the regional connectivity as well as the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change.

- Adopting the annual regional coordinating plan for the Mekong Delta region; giving opinions to competent agencies on the list of public investment programs and projects which are organized within the region and uphold the regional connectivity before submitting them to the Prime Minister for consideration and decision; handling problems in the regional connectivity and in coordination between ministries and provinces in the Mekong Delta region, and among provinces in the region; monitoring, and urging the settlement of problems which are inter-disciplinary and inter-regional.

- Providing guidance and support to localities in the region to deal with inter-provincial and inter-city issues within the competence of such localities in the region.

- Cooperating with Ho Chi Minh City and other regions in socio-economic development which upholdsinter-regional connectivity.

3. Other tasks and powers:

- Adopting plans to implement activities on the sustainable development of the Mekong Delta region. Organizing joint activities to promote investment, trade, tourism and communication of the region.

- Establishing coordinating sub-committees by sectors, fields or sub-regions (if necessary).

- Organizing the development of shared databases, setting up a regional information system; training high-quality human resources for the Mekong Delta region.

- Promoting and supporting the formation and development of Business Associations, Commodity Associations, Professional Associations, and Cooperative Unions of the entire Mekong Delta region.

- Deciding on the use of assigned financial resources and other resources to perform the Council’s functions, tasks and powers.

- Requesting ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, municipal and provincial People s Committees in the Mekong Delta region, other relevant agencies and organizations to provide documents, information, data and reports, and to explain matters deemed necessary to perform the duties of the Council.

- Performing other tasks and powers as decided by the Prime Minister.

Article 6. The use of seal

1. The Chairman of the Regional Coordinating Council shall use the seal of the Prime Minister in documents when performing the tasks and powers of the Regional Coordinating Council and the tasks and powers of the Chairman of the Council.

2. The Vice Chairmen, Permanent Member and Members of the Regional Coordinating Council shall use the seal of their agencies to perform assigned tasks and powers.

Article 7. Operational funding

1. The funding for operation of the Regional Coordinating Council, including the operational funding for sub-committees (if any), Inspection or Supervision teams, the Regional Coordinating Council Office shall be included in the annual budget estimate of the Ministry of Planning and Investment from the funding sources of international organizations and shall be managed, paid and finalized in accordance with the provisions of the Law on State Budget and relevant legal documents. The Regional Coordinating Council Office shall be allowed to use the account and financial apparatus of the Ministry of Planning and Investment.

2. The operational funding of ministerial-level and sectoral coordinating teams shall be included in the annual budget estimate of ministries and sectors, from the funding sources of international organizations and shall be managed, paid and finalized in accordance with the provisions of the Law on State Budget and other relevant legal documents. These ministerial-level and sectoral coordinating teams shall be allowed to use the account and financial apparatus of such ministries and sectors.

3. The operational funding of municipal and provincial coordinating teams shall be included in the annual budget estimate of the Departments of Planning and Investment, from the funding sources of international organizations, and shall be managed, paid and finalized in accordance with the provisions of the Law on State Budget and relevant legal documents. These municipal and provincial coordinating teams shall be allowed to use the account and financial apparatus of such municipal and provincial Departments of Planning and Investment.

Article 8. Implementation provisions

1. To promulgate the Regulation on the operation of the Mekong Delta Regional Coordinating Council together with this Decision.

2. This Decision shall replace the Decision No.941/QD-TTgof the Prime Minister, dated June 25, 2015, on the establishment of the Coordinating organization for the development of key economic regions in the period 2015 - 2020 for the Mekong Delta key economic region.

3. The Ministry of Planning and Investment shall take the prime responsibility and coordinate with relevant ministries, agencies, localities to summarize and report to the Chairman of the Regional Coordinating Council for the approval of the list of Vice Chairmen, and Members of the Regional Coordinating Council.

4. This Decision shall come into effect from the signing date. Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of municipal and provincial People’s Committees in the Mekong Delta region, and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for implementing this Decision./.

 

The Prime Minister

Nguyen Xuan Phuc 


 

THE PRIME MINISTER

--------------

 

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM

Independence – Freedom - Happiness
--------------

 

 

REGULATION

On the operation of the Mekong Delta Regional Coordinating Council for the 2020 – 2025 period

(Issued together with the Decision No.825/QD-TTgof the Prime Minister, dated June 12, 2020)

 

Article 1.This Regulation shall prescribe the operation and coordination of the Mekong Delta Regional Coordinating Council established by the Prime Minister in order to uphold the unity and synchronization for the realization of the sustainable development goals of the Mekong Delta region in response to climate change.

Article 2. Coordinating principles

1. To abide by the Party’s directions and guidelines, policies and laws on socio-economic development and to ensure national defense and security in the Mekong Delta region.

2. The contents and fields of coordination shall include the connectivity in socio-economic development of the Mekong Delta region, the coordination in the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change, the coordination in implementing the Master Plan of the Mekong Delta region for the 2021 - 2030 period, with visions towards 2050.

3. To perform coordination based on the principle of consensus among ministries and sectors; between ministries, sectors and localities; and among localities in the region.

4. The prime responsibility in organizing the coordination shall be borne by the ministries, sectors or localities whose functions, tasks and powers are most related to the field or the tasks that need to be coordinated.

5. The coordinating activities shall be carried out through Regional Coordinating Council’s Meetings. Based on the contents of the socio-economic development guidelines and policies, the ministries, sectors and localities in the region shall discuss to reach a consensus and to jointly implement contents which involve cooperation and coordination.

6. For matters that have not been agreed upon or that exceed the deciding competence of ministries, sectors and localities in the region, the Regional Coordinating Council Office shall be responsible for summarizing opinions and reporting to the Chairman of the Council for consideration and decision or submitting to competent authorities for consideration and decision.

Article 3. Coordinating methods

1. For the Master Plan of the Mekong Delta region for the 2021-2030 period, with visions towards 2050:

- Regarding the coordination in the planning process: the formulation, appraisal and approval of plans must comply with law provisions on planning. In order to ensure uniformity in planning the Mekong Delta region, the agency in charge of the regional planning shall consult the Regional Coordinating Council and relevant ministries, sectors and localities before submitting to competent agencies for approval. Fields that need to be coordinated in the process of planning and implementing plans shall include: Connectivity in transport systems; informational infrastructure; clean water supply and use system; treatment of sewage, solid waste, and hazardous waste; production of major products; human resource development; vocational training institutions, colleges and universities; scientific research facilities; provincial hospitalsand handlings with environmental pollutions.

- Regarding the coordination in implementing the master plan: after the plan is approved by competent agencies, the Regional Coordination Council shall assist the Prime Minister in coordinating, urging, inspecting and supervising ministries, sectors and localities in implementing the master plan of the Mekong Delta region. Such ministries, sectors and localities shall, based on their assigned tasks, organize the implementation and be responsible for coordinating with the Regional Coordinating Council in supervising and inspecting the implementation of the regional master plan.

2. For the elaboration of mechanisms and policies on regional development:

Ministries and sectors, based on their assigned functions and tasks, shall study, formulate, promulgate or propose to the Government and the Prime Minister to promulgate mechanisms and policies under the State management scope of their respective ministries or sectors to apply to the Mekong River Delta. In order to ensure the consistency, synchronization, efficiency and compatibility with the master plan of the Mekong Delta region, the agency in charge of developing mechanisms and policies must consult the Regional Coordinating Council and relevant ministries, sectors and localities before submitting them to the competent agency for decision.

3. For the development of the Mekong Delta region within the national 5-year development plan:

The Regional Coordinating Council shall advise and propose suggestions on the development of the Mekong Delta region to the agencies which take the prime responsibility in the development and the finalization of the Socio-economic Development Strategy for the 2021 – 2030 period and the 5-year Socio-economic Development Plan for the 2021 – 2025 period.

4. For the development of the list of programs and projects which shall be organized within the region and uphold the regional connectivity:

The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Regional Coordinating Council, ministries, sectors and localities to finalize a list of public investment programs and projects which shall be organized within the region and shall uphold the regional connectivity - to submit to the Prime Minister for consideration and decision.

5.For the planning on resource mobilization and capital allocation for the Mekong Delta region:

The Ministry of Planning and Investment shall coordinate with the Regional Coordinating Council, ministries, sectors and localities to consult and finalize the planning on resource mobilization, the planning on middle-term capital allocation for the 2021-2025 period for the Mekong Delta region and the planning on allocation of domestic and international support sources for the regional connectivity and the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change – to submit to the Prime Minister for consideration and decision.

6. For the settlement of issues related to regional connectivity:

The Regional Coordinating Council shall coordinate between ministries and provinces in the region, and among provinces in the region to handle with issues related to regional connectivity; monitor and urge the settlement of inter-disciplinary issues in the Mekong Delta region; provide guidance and support to localities in the region to actively handle with inter-provincial issues under the competency of such localities in the Mekong Delta; coordinate with Ho Chi Minh City and other regions in cooperative socio-economic development which upholds inter-regional connectivity.

7. Plans for coordinating regional connectivity:

The Regional CoordinatingCouncilshalldevelopannualplans for coordinatingregionalconnectivityof the Mekong Delta toconsultrelevant ministries,sectorsand localitiesbeforereportingto the Prime Minister; organize joint activities to promote investment, trade, tourism and communication of the region at the request of ministries,sectorsand localities in the region; promote and support the formation and development ofBusiness associations andCommodityassociations,Professional associations andCooperativeunionsof the entire Mekong Delta region.

8. Regional information system database:

The Ministry of Natural Resources and Environment, ministries, sectors and localities shall work with the Regional Coordinating Council to organize the development of a shared database and establish an information system of the Mekong Delta region for sustainable development and response to climate change, with connections to the database of the Mekong River Commission.

Article 4. Working regimes of the Regional Coordinating Council

1. The Regional CoordinatingCouncilshall workin accordance withthe collective regimein which discussions and opinions shall be exchanged to reach a consensus for the commoninterests of the region, andtheresponsibilityof the leader shall be stressed;the Chairmanof the Council shall makethe final conclusion.

2. The Regional Coordinating Council shall conduct regular meetingssemi-annually;and whennecessary, ad-hoc meetings can be held. The venue and method of the Council’smeetingsshall be decided by the Chairmanof the Council. Representatives of leaders of the Mekong River Commission of Vietnam,theChairmanof Ho Chi Minh City People s Committeeshall beinvited to attend the Council s meetings. Representatives ofrelevantagencies, organizations and individualsmightbe invited to attendthe Council’smeetingswhennecessary.

3. The Chairman of the Regional CoordinatingCouncilshallpreside over the Council’sactivities, convene andchairmeetings of the Council and the Standing Board of theCouncil. For urgent matters, the Chairman of the Council must consult the Council’s members in written form.

4. TheStanding Board of the RegionalCoordinating Council shall handle the regular affairs of the Council during the time the Regional Coordinating Council does not convene and shall report to the Council in the earliest meeting. The Standing Board of the Regional Coordinating Council shall conduct regular quarterly meeting; when necessary, ad-hoc meetings can be held under the decision of the Chairman of the Council. Representatives from relevant agencies, organizations and individuals might be invited to such meetings.

5.TheRegional CoordinatingCouncil shall establishteamsto inspect and supervise the implementation of lawprovisions, strategies, mechanisms, policies,masterplans, plans, programs, schemes, projects,andtaskswhich are organized within the region and uphold the regional connectivity as well as the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change.

6. The Regional CoordinatingCouncilshallreportthe results of its activitiessemi-annuallyand annually to the Prime Minister.

Article 5. Tasks and powers of the Chairman, Vice Chairmen, Permanent Member and Members of the Regional Coordinating Council

1. The Chairman of the Regional Coordinating Council shall: direct and administer, recommend and propose suggestions to the Prime Minister on the organization and operation of the Regional Coordinating Council, and take responsibility before the Prime Minister for the activities of the Regional Coordinating Council.

2. The Permanent Vice Chairman –Minister of Planning and Investment shall:

- Assist the Chairman of the Council in preparing operational programs and contents of the Regional Coordinating Council, preside over the meetings of the Council and the Standing Board of the Council; chair meetings when authorized by the Chairman of the Council.

- Preside over working sessions with ministries, sectors and localities in the Mekong Delta region, on behalf of the Chairman of the Council, to address specific issues related to the regional and inter-regional connectivity as well as the regional planning of the Mekong Delta region.

- Sign the joint executive documents of the Regional Coordinating Council and the Standing Board of the Regional Coordinating Council, report to the Prime Minister and the Chairman of the Regional Coordinating Council for directions on the settlement of matters within their competence.

- Perform other tasks and powers as assigned by the Chairman of the Council.

3. The Vice Chairman – Minister of Natural Resources and Environment shall:

- Assist the Chairman of the Council in coordinating activities on natural resources, environment and the sustainable development of the Mekong Delta region in response to climate change.

- Preside over working sessions with ministries, sectors and localities in the Mekong Delta region, on behalf of the Chairman of the Council, to address the assigned issues and fields of work.

- Perform other tasks and powers as assigned by the Chairman of the Council.

4. The Vice Chairman – Minister of Agriculture and Rural Development shall:

- Assist the Chairman of the Council in coordinating activities on agricultural production, investment activities in irrigation works and natural disaster prevention which are organized within the region and uphold regional connectivity.

- Preside over working sessions with ministries, sectors and localities in the Mekong Delta region, on behalf of the Chairman of the Council, to address the assigned issues and fields of work.

- Perform other tasks and powers as assigned by the Chairman of the Council.

5. The Vice Chairman – Minister of Transport shall:

- Assist the Chairman of the Council in coordinating activities on the investment, management and operation of transportation projects which are organized within the region and uphold regional connectivity.

- Preside over working sessions with ministries, sectors and localities in the Mekong Delta region, on behalf of the Chairman of the Council, to address the assigned issues and fields of work.

- Perform other tasks and powers as assigned by the Chairman of the Council.

6. The Permanent Member shall:

- Direct the Regional Coordinating Council Office; organize activities of the Consultant Team of the Council; direct works on consulting, assisting, synthesizing, reporting, organizing the implementation of the operational programs and plans of the Regional Coordinating Council, the Standing Board, the Chairman and Vice-Chairmen of the Council; sign documents handling with administrative affairs of the Regional Coordinating Council.

- To perform other tasks and powers as assigned by the Chairman and the Permanent Vice Chairman of the Council.

7. Members of the Council shall:

- To attend all meetings and give official opinions of agencies, organizations, scientists, the business community that they represent at the Council s meetings and other activities of the Council. In case of absence, another authorized representative must be appointed and approved by the Chairman of the Council to replace the absent one.

- To perform tasks as assigned by the Chairman of the Regional Coordinating Council.

- To propose contents related to the regional connectivity, the sustainable development and adaptation to climate change to the Regional Coordinating Council, and the Standing Board of the Regional Coordinating Council.

- To propose mechanisms and policies to address difficulties confronting their respective sectors or localities in developing the region – to the Regional Coordinating Council, and the Standing Board of the Regional Coordinating Council to submit to competent agencies for consideration and decision.

- To use the apparatus and funding of the ministries and localities they represent to participate in the activities of the Regional Coordinating Council; to receive funding from the Council to cover operational expenses - in cases decided by the Chairman of the Council.

Article 6. Responsibilities of the ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, municipal and provincial People’s Committees in the Mekong Delta region

The ministries, ministerial-level agencies, Governmental agencies, municipal and provincial People’s Committees in the Mekong Delta region shall perform their tasks and exercise their powers in accordance with the law provisions on management of sectors, fields and localities pertaining to the regional connectivity and the sustainable management of the Mekong Delta region in response to climate change, and shall, at the same time, be responsible for:

1. Appointing representatives, allocating time, assisting apparatusand fundings for representatives in the RegionalCoordinating Council under the Prime Minister s decision.

2. Providing relevant documents, information and data tothe RegionalCoordinating Council.

3. Working with, reporting and explaining to theRegionalCoordinating Council, the Council’s sub-committees, the Council’s Inspection and Supervision teams at their request.

4.  For the contents that require the consultation with theRegionalCoordinating Council before submitting to the competent agencies for decision and approval which are specified in Article 3 of this Decision, a written request for consultation must be sent to the Council at least 15 days before the date on which such contents are sent to the competent agencies.

5. Organizing the implementation of the Resolutions issued by the Regional Coordinating Council related to the regional connectivity of the Mekong Delta region, the sustainable development and adaptation to climate change.

6. Municipal and provincial People s Committees in the region shall be responsible for submitting to the People s Councils of the same level for consideration and decision on the use of local resources in conducting tasks which uphold regional connectivity; coordinate with the Permanent Member of the Council in arranging locations and creating favorable conditions for the Council to conduct meetings and other activities in their localities.

The municipal People’s Committee of Can Tho City shall be responsible for coordinating with ministries, sectors and localities in the Mekong Delta region in implementing the Council’s Resolutions which associate with the central position of the Mekong Delta region under the Politburo s Resolution No. 45-NQ/TW dated February 17, 2005 on the construction and development of Can Tho city in the period of national industrialization and modernization; direct the subordinate coordinating teams to take the prime responsibility or to coordinate in joint activities of the coordinating teams in the region in accordance with the guidance of the Regional Coordinating Council Office.

The People s Committee of Ho Chi Minh City shall be responsible for coordinating with the Regional Coordinating Council to implement the co-operative socio-economic development between Ho Chi Minh City and the Mekong Delta region and providing documents, information, data and reports to the Regional Coordinating Council.

Article 7. The assisting apparatus of the Regional Coordinating Council

1. The Regional Coordinating Council Office shall be located at the Ministry of Planning and Investment. The Regional Coordinating Council Office shall be responsible for advising and assisting the Regional Coordinating Council, the Standing Board of the Regional Coordinating Council, the Chairman, Vice Chairmen of the Council; providing guidance to and coordinating activities of Ministerial-level and Local-level coordinating teams under the direct direction of the Permanent Member of the Council.

The Ministry of Planning and Investment must ensure the sufficient manpower of the Regional Coordinating Council (including both full-time and part-time officers) to perform the assigned tasks. Leaders and officers of the Regional Coordinating Council shall be on the payroll of the Ministry of Planning and Investment, and shall be decided and arranged by the Minister of Planning and Investment within the given quota of civil servants of the Ministry of Planning and Investment.

2. Ministries having representatives in the Regional Coordinating Council shall establish Ministerial-level Coordinating Teams

a) A Ministerial-level Coordinating Team shall be the assisting body for the Ministry and shall have the following tasks and powers:

- Studying and proposing to the Minister mechanisms and policies in sectors and fields under the Ministry’s management scope to meet the requirements in developing the Mekong Delta region as well as solutions to improve the coordination efficiency in developing regions;

- Assisting the Minister in coordinating agencies and units of such Ministry to perform the tasks in the development of the Mekong Delta region; cooperating with Provincial-level Coordinating Teams to promptly resolve the issues on regional connectivity under the management scope of such Ministry;

- Providing information related to the development policies of the sector, and the impact of the sector’s mechanisms and polices on the development of the Mekong Delta region;

- Monitoring, urging and assisting the Minister in settling coordination issues in the Mekong Delta region under the competence of such Ministry; summarizing and sending reports to the Regional Coordinating Council Office, and the Minister semi-annually and annually on the situation of implementing coordination tasks to develop the Mekong Delta region.

b) A Ministerial-level Coordinating Team shall be led by a leader of the unit in charge of advising on the planning and investment work of such Ministry and shall include a number of members with professional capacity and working experience. The Minister of such Ministry shall decide on the number of members and personnel of the Coordinating Team at the request of the Team Leader on the basis of the Ministry’s given workload.

3. The municipal and provincial People’s Committees in the Mekong Delta region shall establish Provincial-level Coordinating Teams

a)A Provincial-level Coordinating Team shall be the assisting body for the People’s Committee and the Chairperson of such municipal or provincial People’s Committee in the Mekong Delta region and shall have the following tasks and powers:

- Assisting the Chairperson of such municipal or provincial People’s Committee in directing their local agencies and units to perform coordination tasks to develop the Mekong Delta region; proposing suggestions to the Regional Coordinating Council to promptly address issues on regional connectivity;

- Receiving and associating contents from enterprises, industrial zones, economic zones and localities with each other;

- Monitoring, urging and assisting the Chairperson of such municipal or provincial People s Committee in settling coordination issues under the locality’s competence; summarizing and sending reports to the Regional Coordinating Council, the Regional Coordinating Council Office, the People s Committee, and the Chairperson of such municipal and provincial People s Committee semi-annually and annually on the situation of implementing tasks of coordinating the linkage in the Mekong Delta region;

- In addition to the aforementioned tasks and powers, the Coordinating Team under the municipal People s Committee of Can Tho City shall take the prime responsibility and coordinate a number of joint activities of Provincial-level Coordinating Teams in the region under the guidance of the Regional Coordinating Council Office.

b)A Provincial-level Coordinating Team shall be led by the Director of the Department of Planning and Investment of a province or municipality in the Mekong Delta region. The Chairperson of a municipal or provincial People s Committee shall decide on the number of members and personnel of such Provincial-level Coordinating Team at the request of the Team Leader based on the given workload of such locality.

4. The Regional Coordinating Council shall be able to establish Consultant Teams in fields pertaining to the functions, tasks and powers of the Council

5. The Regional Coordinating Office, Ministerial-level Coordinating Teams, Provincial-level Coordinating Teams shall be able to hire and order researches conducted by consultants, scientists, research and training institutions.

Article 8. Implementation

1. The Regional Coordinating Council shall be responsible for directing and urging the implementation of such Regulation; semi-annually and annually summarizing the implementation situation and proposing difficulties and problems that need to be addressed to the Prime Minister for consideration and decision

2. Ministers, Heads of Ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, Chairpersons of municipal and provincial People’s Committees in the Mekong Delta region, and relevant agencies, organizations and individuals shall be responsible for implementing this Regulation./.

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch LuatVietnam
Decision 825/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Decision 825/QD-TTg PDF
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất