Quyết định 270/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Dự trữ quốc gia trực thuộc Bộ Tài chính
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 270/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 270/2003/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 24/12/2003 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Quyết định270/2003/QĐ-TTg tại đây
tải Quyết định 270/2003/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 270/2003/QĐ-TTG
NGÀY 24 THÁNG 12 NĂM 2003 QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CỤC DỰ TRỮ QUỐC GIA TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Vị trí và chức năng
Cục Dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dự trữ quốc gia.
2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm, hàng năm về dự trữ quốc gia.
3. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành:
a) Quy định chế độ quản lý tài chính dự trữ quốc gia;
b) Quy định về mua, bán, nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia;
c) Quy định định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm, thời hạn bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
4. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính việc sử dụng quỹ dự trữ quốc gia hàng năm và trong các trường hợp đột xuất.
5. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dự trữ quốc gia theo phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
6. Giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính phối hợp với đơn vị chức năng thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư lập dự toán và phương án phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của ngân sách trung ương cho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia.
7. Thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng ngân sách nhà nước cho hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của các cơ quan được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia.
8. Phối hợp với các cơ quan có liên quan xác định giá, khung giá mua, bán, chi phí nhập, xuất, bảo quản hàng dự trữ quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.
9. Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành được Chính phủ giao quản lý hàng dự trữ quốc gia; đề xuất biện pháp xử lý những vi phạm về quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
10. Trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ quốc gia được giao:
a) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, bảo vệ an toàn các mặt hàng dự trữ quốc gia được giao theo đúng quy định của pháp luật;
b) Tổ chức xuất hàng dự trữ quốc gia để cứu trợ, cứu hộ, cứu nạn, viện trợ quốc tế hoặc sử dụng vào mục đích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Tài chính; tổ chức xuất bán để thực hiện đổi hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc tổ chức quản lý hàng dự trữ quốc gia được giao tại các kho hàng dự trữ quốc gia thuộc Cục theo đúng quy định; xử lý các vi phạm theo thẩm quyền; giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật;
11. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và công nghệ để nâng cao năng lực quản lý, hiện đại hoá hệ thống kho, trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
12. Thực hiện hợp tác quốc tế về lĩnh vực dự trữ quốc gia theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
13. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê và đánh giá hiệu quả về tình hình quản lý, sử dụng hàng dự trữ quốc gia theo quy định của Nhà nước.
14. Quản lý tổ chức, bộ máy, biên chế cán bộ, công chức trong hệ thống tổ chức của Cục; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức theo quy định của Nhà nước và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
15. Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức
1. Cục Dự trữ quốc gia được tổ chức thành hệ thống dọc; theo nguyên tắc tập trung, thống nhất. Cơ cấu tổ chức gồm có:
a) Bộ máy giúp việc Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia:
1. Ban Chính sách;
2. Ban Kế hoạch - Tổng hợp;
3. Ban Kỹ thuật và Công nghệ bảo quản;
4. Ban Quản lý kho hàng;
5. Ban Tài chính - Kế toán;
6. Ban Tổ chức cán bộ;
7. Văn phòng.
b) Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Cục: Trung tâm Khoa học bảo quản và Bồi dưỡng nghiệp vụ.
c) Tại địa phương có các tổ chức Dự trữ quốc gia khu vực trực thuộc Cục Dự trữ quốc gia, bao gồm:
1. Dự trữ quốc gia khu vực Hà Nội;
2. Dự trữ quốc gia khu vực Hà Sơn Bình;
3. Dự trữ quốc gia khu vực Tây Bắc;
4. Dự trữ quốc gia khu vực Vĩnh Phú;
5. Dự trữ quốc gia khu vực Bắc Thái;
6. Dự trữ quốc gia khu vực Hà Bắc;
7. Dự trữ quốc gia khu vực Hải Hưng;
8. Dự trữ quốc gia khu vực Đông Bắc;
9. Dự trữ quốc gia khu vực Thái Bình;
10. Dự trữ quốc gia khu vực Hà Nam Ninh;
11. Dự trữ quốc gia khu vực Thanh Hoá;
12. Dự trữ quốc gia khu vực Nghệ Tĩnh;
13. Dự trữ quốc gia khu vực Bình Trị Thiên;
14. Dự trữ quốc gia khu vực Đà Nẵng;
15. Dự trữ quốc gia khu vực Nghĩa Bình;
16. Dự trữ quốc gia khu vực Nam Trung Bộ;
17. Dự trữ quốc gia khu vực Tây Nguyên;
18. Dự trữ quốc gia khu vực thành phố Hồ Chí Minh;
19. Dự trữ quốc gia khu vực Hậu Giang.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trên đây thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
2. Cục Dự trữ quốc gia có tư cách pháp nhân, có con dấu hình Quốc huy và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Các Dự trữ quốc gia khu vực có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Lãnh đạo Cục Dự trữ quốc gia
Cục Dự trữ quốc gia có Cục trưởng và các Phó Cục trưởng. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục Dự trữ quốc gia.
Phó Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia và chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.
Điều 5. Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 6. Trách nhiệm thi hành
Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Cục trưởng Cục Dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây