Quyết định 1795/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

thuộc tính Quyết định 1795/QĐ-TTg

Quyết định 1795/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê chuẩn Điều lệ Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:1795/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:21/10/2015
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------
Số: 1795/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2015
 
QUYẾT ĐỊNH
------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị quyết số 62/NQ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2015 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
 

 Nơi nhận:
- Như Điều 3;
-
Ban Bí thư Trung ương Đảng;
-
Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
-
Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
-
Văn phòng Tổng Bí thư;
-
Văn phòng Chủ tịch nước;
-
Văn phòng Quốc hội;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
-
VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TCCV, KTTH, KTN, TKBT, V.III, TH;
-
Lưu: VT, KGVX (3b).
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng
 
 
 
LIÊN HIỆP CÁC HỘI KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1795/QĐ-TTg ngày 21 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ)
 
 
Trải qua quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước, trí thức Việt Nam luôn nêu cao tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, không ngừng phấn đấu, hy sinh, hăng hái tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần đưa sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trên cơ sở kết quả hoạt động của Ủy ban liên lạc lâm thời các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ngày 26 tháng 3 năm 1983, tại Thủ đô Hà Nội, đại biểu của 14 Hội Khoa học và Kỹ thuật ngành toàn quốc và Hội Liên hiệp Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức Đại hội thành lập Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam không ngừng được củng cố, phát triển và trở thành tổ chức chính trị - xã hội của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam.
Chương I
 
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có tư cách pháp nhân, tổ chức bộ máy, con dấu và tài sản riêng.
Chương II
 
1. Tập hợp, đoàn kết đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam ở trong và ngoài nước; điều hòa, phối hợp và hướng dẫn hoạt động của các hội thành viên.
2. Làm cầu nối giữa các hội thành viên với các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức khác nhằm giải quyết những vấn đề chung đối với đội ngũ trí thức của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
3. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức thành viên, của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ Việt Nam,
1. Xây dựng và phát triển tổ chức:
a) Thực hiện công tác xây dựng, củng cố, phát triển và kiện toàn tổ chức bộ máy của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Điều hòa, phối hợp và trợ giúp hoạt động của các hội thành viên;
c) Tăng cường mối liên kết liên ngành, liên vùng giữa các hội thành viên.
2. Vận động trí thức khoa học và công nghệ:
a) Phát huy truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm công dân, tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính trung thực và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, đặc biệt là trí thức trẻ;
b) Tuyên truyền, phổ biến rộng rãi chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước trong đội ngữ trí thức khoa học và công nghệ;
c) Vận động trí thức khoa học và công nghệ người Việt Nam trong và ngoài nước tham gia các hoạt động cụ thể, góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
d) Tạo điều kiện nâng cao trình độ nghề nghiệp, góp phần cải thiện đời sống tinh thần, vật chất của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ.
3. Tổ chức thực hiện các hoạt động:
a) Đề xuất, tham mưu cho Đảng và Nhà nước những vấn đề lớn về đường lối, chủ trương, chính sách phát triển đất nước, nhất là về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, chính sách đối với trí thức;
b) Chủ động tư vấn, phản biện và giám định xã hội nhằm góp phần xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc hoạch định và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chiến lược, quy hoạch, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, các dự án quan trọng;
c) Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất và đời sống, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;
d) Phổ biến kiến thức khoa học và công nghệ, tham gia xây dựng xã hội học tập, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài;
đ) Tổ chức, hướng dẫn và khuyến khích phong trào sáng tạo của quần chúng trong hoạt động khoa học và công nghệ;
e) Tham gia cấp chứng chỉ hành nghề, thực hiện giám sát hoạt động nghề nghiệp và các dịch vụ công theo quy định của pháp luật;
g) Tham gia phát triển cộng đồng, xóa đói giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe nhân dân và các hoạt động xã hội khác.
4. Thực hiện vai trò thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam:
a) Phối hợp với các tổ chức thành, viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai các hoạt động chung nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp, tăng cường liên minh công nhân - nông dân - trí thức và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Phản ánh nguyện vọng và ý kiến đóng góp của đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ với Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
c) Tham gia đấu tranh bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, góp phần xây dựng và củng cố tình hữu nghị, sự hiểu biết và hợp tác giữa các quốc gia và dân tộc.
5. Tăng cường hợp tác với các hội, các tổ chức phi chính phủ của các nước, tham gia các tổ chức khoa học và công nghệ của khu vực và quốc tế theo quy định của pháp luật.
Chương III
 
1. Cử đại diện tham gia Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
2. Tham gia thảo luận và quyết định các chủ trương chung của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
3. Tham gia các hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
4. Hưởng các quyền lợi do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam quy định.
5. Yêu cầu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
6. Hội thành viên có thể ra khỏi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khi có nghị quyết đại hội của hội thành viên và được sự chấp thuận của Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
1. Tuân thủ Điều lệ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc, của các hội nghị Hội đồng Trung ương và của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
2. Tham gia các hoạt động nhằm góp phần mở rộng ảnh hưởng và nâng cao vị thế của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; vận động các tổ chức hội thành viên chuyên ngành và các hội viên khác hưởng ứng các hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
3. Đoàn kết, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động giữa các hội thành viên của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
4. Đóng góp nguồn lực cho hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam theo quy định của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
Chương IV
 
1. Đại hội được triệu tập thường kỳ 5 năm một lần và có thể triệu tập bất thường khi có yêu cầu của trên 1/2 số hội thành viên.
2. Số lượng và cơ cấu, thành phần đại biểu tham dự đại hội do Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam quy định.
3. Đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam có nhiệm vụ:
a) Đánh giá kết quả hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam trong nhiệm kỳ vừa qua, quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
c) Bầu Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
1. Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam là cơ quan lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giữa hai kỳ đại hội đại biểu toàn quốc.
2. Thành phần của Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam gồm đại diện của tất cả các hội thành viên do Ban Thường vụ (hoặc tương đương) của hội thành viên đề cử và một số ủy viên do Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương nhiệm kỳ trước giới thiệu; số lượng các ủy viên được giới thiệu không vượt quá 20% tổng số ủy viên của Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Số lượng, cơ cấu và thể thức bầu cử Hội đồng Trung ương do đại hội quy định.
3. Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam họp thường kỳ mỗi năm một lần; họp bất thường khi có yêu cầu của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương hoặc của trên 1/2 tổng số ủy viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
1. Quyết nghị về chương trình hoạt động hằng năm để thực hiện nghị quyết đại hội.
2. Quyết định tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của Hội đồng Trung ương phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
3. Quyết định kết nạp, chấp thuận hội thành viên ra khỏi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm các ủy viên Hội đồng Trung ương.
4. Bầu Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương và Ủy ban Kiểm tra; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số các ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương, số lượng, cơ cấu và thể thức bầu cử do Hội đồng Trung ương quy định.
5. Chuẩn bị đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam nhiệm kỳ sau.
6. Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của các hội thành viên và giải quyết các vấn đề khác theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương.
Chủ tịch Hội đồng Trung ương là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam. Các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch. Tổng Thư ký là Thủ trưởng Cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
1. Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương thay mặt Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam lãnh đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng Trung ương. Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương phân công một số ủy viên làm nhiệm vụ thường trực.
Hoạt động của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương và nhiệm vụ cụ thể của các ủy viên Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương được quy định tại quy chế hoạt động của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương.
2. Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương có quyền thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy cơ quan giúp việc Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các hội đồng chuyên môn, các tổ chức khoa học - công nghệ và các tổ chức trực thuộc khác.
3. Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương họp định kỳ 3 tháng một lần. Chủ tịch có quyền triệu tập các cuộc họp bất thường của Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm việc chấp hành Điều lệ và Quy chế hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu toàn quốc, của các hội nghị Hội đồng Trung ương và Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương;
b) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
c) Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ủy ban (Ban) Kiểm tra của các hội thành viên;
d) Giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
đ) Kiến nghị với Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương các hình thức kỷ luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
2. Ủy ban Kiểm tra họp định kỳ hằng năm; họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hoặc đề nghị của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra.
Chương V
 
Đại hội toàn thể hoặc đại hội đại biểu (gọi chung là đại hội) hội ngành toàn quốc do Ban Chấp hành triệu tập theo quy định của điều lệ hội, tổng hội. Đại hội bất thường được triệu tập khi có yêu cầu của trên 1/2 số hội viên hoặc của trên 1/2 hội chuyên ngành.
Trước đại hội của hội, tổng hội, lãnh đạo hội, tổng hội thống nhất với Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về nội dung, nhân sự, quy trình và thủ tục tổ chức đại hội.
1. Đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ vừa qua, quyết định phương hướng hoạt động và nhiệm vụ trong nhiệm kỳ tới.
2. Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi, bổ sung điều lệ của hội ngành toàn quốc.
3. Bầu Ban Chấp hành Trung ương hội ngành toàn quốc.
1. Ban Chấp hành Trung ương hội ngành toàn quốc gồm đại diện của tất cả các hội thành viên và một số nhà khoa học tiêu biểu do Ban Thường vụ nhiệm kỳ trước giới thiệu, số lượng, cơ cấu và thể thức bầu cử do đại hội quy định.
Ban Chấp hành Trung ương hội ngành toàn quốc họp định kỳ ít nhất mỗi năm một lần; họp bất thường khi có yêu cầu của trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Ban Chấp hành Trung ương hội ngành toàn quốc là cơ quan lãnh đạo hội ngành toàn quốc giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội, chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của hội ngành toàn quốc giữa hai kỳ đại hội;
b) Quyết định tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của Ban Chấp hành Trung ương hội ngành toàn quốc;
c) Quyết định kết nạp các hội viên hoặc hội thành viên chuyên ngành; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm các ủy viên ban chấp hành theo điều lệ của hội, tổng hội;
d) Bầu Ban Thường vụ (hoặc Đoàn Chủ tịch) và Ban Kiểm tra; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký và Trưởng ban Kiểm tra trong số các ủy viên Ban Thường vụ (hoặc Đoàn Chủ tịch), số lượng, cơ cấu và thể thức bầu cử do Ban Chấp hành Trung ương hội, tổng hội quy định.
Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương hội, tổng hội là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của hội ngành toàn quốc. Các Phó Chủ tịch và Tổng Thư ký thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
1. Ban Thường vụ (hoặc Đoàn Chủ tịch) thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của hội ngành toàn quốc giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ (hoặc Đoàn Chủ tịch) họp định kỳ ba tháng một lần. Chủ tịch có quyền triệu tập các cuộc họp bất thường của Ban Thường vụ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu của cơ quan thường trực hội ngành toàn quốc, các hội đồng chuyên môn và các tổ chức trực thuộc;
b) Quy định nhiệm vụ cụ thể của các ủy viên thường vụ;
c) Chỉ đạo việc thảo luận dự thảo các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
d) Bầu đại biểu đi dự đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và cử đại diện tham gia Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam khóa mới.
3. Hoạt động của Ban Thường vụ (hoặc Đoàn Chủ tịch) được quy định tại quy chế do Ban Chấp hành thông qua.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm việc chấp hành Điều lệ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và Điều lệ của hội ngành toàn quốc, việc thực hiện nghị quyết đại hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và của hội ngành toàn quốc;
b) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của hội ngành toàn quốc;
c) Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra các hội thành viên chuyên ngành;
d) Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
đ) Kiến nghị Ban Chấp hành hội, tổng hội các hình thức kỷ luật đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm.
2. Ban Kiểm tra họp định kỳ hằng năm và có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch hội ngành toàn quốc hoặc đề nghị của Trưởng Ban Kiểm tra.
Chương VI
 VÀ KỸ THUẬT TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
 
Đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương do Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương triệu tập, thường kỳ 5 năm một lần; đại hội bất thường được triệu tập khi có yêu cầu của trên 1/2 số hội thành viên.
Trước đại hội, Ban Thường vụ (hoặc Đoàn Chủ tịch) Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương thống nhất với Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam về nội dung, nhân sự, quy trình và thủ tục tổ chức đại hội.
1. Đánh giá kết quả hoạt động nhiệm kỳ vừa qua, quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.
2. Thảo luận và biểu quyết việc sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương.
3. Bầu Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương.
1. Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương gồm đại diện của tất cả các hội thành viên và một số đại diện trí thức tiêu biểu do Ban Thường vụ nhiệm kỳ trước giới thiệu, số lượng, cơ cấu và thể thức bầu cử do đại hội quy định.
Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương họp định kỳ ít nhất mỗi năm một lần; họp bất thường khi có yêu cầu của trên 1/2 tổng số ủy viên Ban Chấp hành.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Ban Chấp hành là cơ quan lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương giữa hai kỳ đại hội, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nghị quyết của đại hội, chỉ đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương giữa hai kỳ đại hội;
b) Quyết định tổ chức bộ máy, nội dung và phương thức hoạt động của Ban Chấp hành, phù hợp với các quy định hiện hành;
c) Quyết định kết nạp, chấp thuận hội thành viên xin ra khỏi Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương; bổ sung, thay đổi, miễn nhiệm các ủy viên Ban Chấp hành;
d) Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương bầu Ban Thường vụ và Ban Kiểm tra; bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký (hoặc ủy viên Thư ký) và Trưởng ban Kiểm tra trong số các ủy viên Ban Thường vụ. Số lượng, cơ cấu và thể thức bầu do Ban Chấp hành quy định;
đ) Chuẩn bị đại hội đại biểu Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương.
Chủ tịch Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương là người chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương. Các Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký (hoặc ủy viên Thư ký) thực hiện các nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch.
1. Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và kiểm tra toàn bộ hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành.
Ban Thường vụ họp 3 tháng một lần. Chủ tịch có quyền triệu tập các cuộc họp bất thường của Ban Thường vụ.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của cơ quan Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương, các hội đồng chuyên môn, các tổ chức khoa học - công nghệ và các tổ chức trực thuộc khác;
b) Quy định nhiệm vụ cụ thể của các ủy viên thường vụ;
c) Thảo luận dự thảo các văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam;
d) Bầu đại biểu đi dự đại hội đại biểu toàn quốc của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và cử đại diện tham gia Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam.
3. Hoạt động của Ban Thường vụ được quy định tại quy chế do Ban chấp hành thông qua.
1. Nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm việc chấp hành Điều lệ của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và quy chế hoạt động của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương, việc thực hiện nghị quyết đại hội của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam và của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương;
b) Kiểm tra việc quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương;
c) Hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của Ban Kiểm tra các hội thành viên;
d) Xem xét và giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
đ) Kiến nghị Ban Chấp hành Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương hình thức kỷ luật các tổ chức và cá nhân vi phạm.
2. Ban Kiểm tra họp định kỳ hằng năm và có thể họp bất thường theo yêu cầu của Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật địa phương hoặc đề nghị của Trưởng ban Kiểm tra
Chương VII
 
1. Nguồn tài chính và tài sản của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật ở Trung ương và địa phương gồm:
a) Kinh phí và cơ sở vật chất do Nhà nước cấp để bảo đảm hoạt động;
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do các cơ quan Đảng và Nhà nước giao;
c) Đóng góp của các hội thành viên và các tổ chức trực thuộc;
d) Ủng hộ của các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước;
đ) Các nguồn thu hợp pháp khác.
2. Nguồn tài chính và tài sản của các hội ngành toàn quốc thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định của hội, tổng hội.
Tài chính và tài sản của các hội thành viên được quản lý và sử dụng theo các quy định của pháp luật và quy định của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành hội thành viên.
Chương VIII
 
Hình thức khen thưởng của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, của các hội thành viên do Đoàn Chủ tịch Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam hoặc Ban Thường vụ hội thành viên quy định.
Chương IX
 
Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ này do đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam quyết định./.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Thông tư liên tịch 39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên

Giáo dục-Đào tạo-Dạy nghề, Cơ cấu tổ chức

văn bản mới nhất