Quyết định 02/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính

thuộc tính Quyết định 02/2010/QĐ-TTg

Quyết định 02/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:02/2010/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành:15/01/2010
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức, Hàng hải

TÓM TẮT VĂN BẢN

Cơ cấu, nhiệm vụ của Tổng cục Hải quan - Theo Quyết định số 02/2010/QĐ-TTg ngày 15/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan. Cơ quan này có nhiệm vụ tổ chức thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu… Về cơ cấu tổ chức, cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương gồm có: Vụ Pháp chế, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài vụ - quản trị, Văn phòng, Thanh tra, Cục Giám sát quản lý về hải quan, Cục Thuế xuất nhập khẩu, Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục Công nghệ thông tin và thống kê hải quan, Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu, Viện nghiên cứu Hải quan, Trường Hải quan Việt Nam và Báo Hải quan. Ở địa phương có 33 cục hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan. Lãnh đạo Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó tổng cục trưởng, các chức danh này do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/3/2010.

Xem chi tiết Quyết định02/2010/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 02/2010/QĐ-TTg NGÀY 15 THÁNG 01 NĂM 2010

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA TỔNG CỤC HẢI QUAN TRỰC THUỘC BỘ TÀI CHÍNH

 

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Căn cứ Luật Hải quan ngày 19 tháng 6 năm 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Tổng cục Hải quan là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về hải quan và tổ chức thực thi pháp luật về hải quan.

2. Tổng cục Hải quan có tư cách pháp nhân, con dấu có hình Quốc huy, tài khoản riêng tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

Tổng cục Hải quan thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định:

a) Các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; dự thảo nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về hải quan;

b) Chiến lược, quy hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình hành động, đề án, dự án quan trọng về hải quan;

c) Dự toán thu thuế xuất nhập khẩu hàng năm theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.

2. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét, quyết định:

a) Dự thảo thông tư và các văn bản khác về hải quan;

b) Kế hoạch hoạt động hàng năm của ngành hải quan.

3. Ban hành văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ, văn bản quy phạm nội bộ, văn bản cá biệt thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan.

4. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án về hải quan sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.

5. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan.

6. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ:

a) Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

b) Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của Chính phủ;

c) Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

d) Kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

đ) Kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các chủ trương, biện pháp quản lý nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

7. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật hải quan; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong việc sử dụng tài sản, kinh phí được giao theo quy định của pháp luật.

8. Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng khoa học và công nghệ trong ngành hải quan.

9. Hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về hải quan; hỗ trợ đối tượng nộp thuế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật.

10. Tổ chức thực hiện thống kê nhà nước về hải quan.

11. Thực hiện hợp tác quốc tế về hải quan theo phân công, phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

12. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Tổng cục Hải quan theo phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính và quy định của pháp luật.

13. Thực hiện cải cách hành chính theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính được Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt.

14. Quản lý tài chính, tài sản theo quy định của pháp luật.

15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao và theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

1. Cơ quan Tổng cục Hải quan ở Trung ương:

a) Vụ Pháp chế;

b) Vụ Hợp tác quốc tế;

c) Vụ Tổ chức cán bộ;

d) Vụ Tài vụ - Quản trị;

đ) Văn phòng (có đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh);

e) Thanh tra;

g) Cục Giám sát quản lý về hải quan;

h) Cục Thuế xuất nhập khẩu;

i) Cục Điều tra chống buôn lậu;

k) Cục Kiểm tra sau thông quan;

l) Cục Công nghệ thông tin và Thống kê hải quan;

m) Trung tâm Phân tích, phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu (có Chi nhánh ở một số khu vực);

n) Viện Nghiên cứu Hải quan;

o) Trường Hải quan Việt Nam;

p) Báo Hải quan.

Các tổ chức quy định từ điểm a đến điểm l khoản 1 Điều này là tổ chức hành chính giúp Tổng cục trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ điểm m đến điểm p là tổ chức sự nghiệp.

2. Các cơ quan hải quan ở địa phương:

a) Các Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc Tổng cục Hải quan:

- Cục Hải quan thành phố Hà Nội.

- Cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh

- Cục Hải quan thành phố Đà Nẵng

- Cục Hải quan thành phố Hải Phòng

- Cục Hải quan thành phố Cần Thơ

- Cục Hải quan tỉnh An Giang

- Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

- Cục Hải quan tỉnh Bình Định

- Cục Hải quan tỉnh Bình Dương

- Cục Hải quan tỉnh Bình Phước

- Cục Hải quan tỉnh Cà Mau

- Cục Hải quan tỉnh Cao Bằng

- Cục Hải quan tỉnh Đắk Lắk

- Cục Hải quan tỉnh Đồng Nai

- Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp

- Cục Hải quan tỉnh Điện Biên

- Cục Hải quan Gia Lai - Kon Tum

- Cục Hải quan tỉnh Hà Giang

- Cục Hải quan tỉnh Hà Tĩnh

- Cục Hải quan tỉnh Kiên Giang

- Cục Hải quan tỉnh Khánh Hòa

- Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn

- Cục Hải quan tỉnh Lào Cai

- Cục Hải quan tỉnh Long An

- Cục Hải quan tỉnh Nghệ An

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Bình

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Ngãi

- Cục Hải quan tỉnh Quảng Trị

- Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh

- Cục Hải quan tỉnh Thanh Hóa

- Cục Hải quan tỉnh Thừa Thiên Huế

b) Các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc thành lập, sáp nhập, giải thể các Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát Hải quan và đơn vị tương đương do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

c) Các đơn vị quy định tại điểm a và điểm b khoản này có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan.

Điều 4. Lãnh đạo

1. Tổng cục Hải quan có Tổng cục trưởng và không quá 03 Phó Tổng cục trưởng.

2. Tổng cục trưởng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm và cách chức theo quy định của pháp luật.

3. Tổng cục trưởng là người đứng đầu Tổng cục, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Tổng cục Hải quan. Các Phó Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 03 năm 2010.

2. Số lượng Phó Tổng cục trưởng của Tổng cục Hải quan được thực hiện theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ cho đến khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định khác.

3. Bộ trưởng Bộ Tài chính, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

THỦ TƯỚNG

Nguyễn Tấn Dũng

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE PRIME MINISTER
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No. 02/2010/QD-TTg
Hanoi, January 15, 2010
 
DECISION
DEFINING THE FUNCTIONS, TASKS, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE GENERAL DEPARTMENT OF CUSTOMS UNDER THE MINISTRY OF FINANCE
THE PRIME MINISTER
 
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the June 29, 2001Customs Law and the June 14, 2005 Law Amending and Supplementing a Number of Articles of the Customs Law;
Pursuant to the Government's Decree No. 178/2007/ND-CP of December 3, 2007, defining the functions, tasks, powers and organizational structures of ministries and ministerial-level agencies;
Pursuant to the Government's Decree No. 118/2008/ND- CP of November 27, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Finance;
At the proposal of the Minister of Finance,
 
DECIDES:
Article 1. Position and functions
The General Department of Customs is an agency attached to the Ministry of Finance and functions to advise and assist the Minister of Finance in performing the state management of customs and organizing the implementation of the customs law.
The General Department of Customs has the legal entity status, national-emblem seal and its own state treasury account and is headquartered in Hanoi.
Article 2. Tasks and powers
The General Department of Customs has the following tasks and powers:
1. To submit to the Minister of Finance for further submission to the Government or (he Prime Minister for consideration and decision:
a/ Draft laws and resolutions of the National Assembly, draft ordinances and resolutions of the National Assembly Standing Committee; the Government's draft decrees: and the Prime Minister's draft decisions on customs;
b/ Strategies, master plans, national target programs, action programs and important schemes and projects on customs;
c/ Annual estimates of export and import duty revenues under the State Budget Law.
2. To submit to the Minister of Finance for consideration and decision:
a/ Draft circulars and other legal documents on customs;
b/ Annual work plans of the customs sector.
3. To promulgate guiding documents on professional operations, internal normative documents and documents for specific-application under its management.
4. To organize the implementation of legal documents, strategies, master plans, plans, programs, projects and schemes on customs after they are promulgated or approved by competent authorities.
5. To disseminate and educate about the customs law.
6. To perform the following tasks:
a/ Conducting customs inspection and supervision of exports, imports and goods in transit; means of transport on exit, entry and in transit;
b/ Preventing and fighting smuggling and illegal cross-border transportation of goods within customs operation areas; taking measures to prevent and fight smuggling and illegal cross-border transportation of goods outside customs operation areas under the Government's regulations;
c/ Complying with the law on taxes and other charges on exports and imports;
d/ Conducting post-customs clearance inspection of exports and imports;
e/ Proposing to competent state agencies guidelines and measures for state management of customs related to export, import, exit, entry and transit activities and tax policies for exports and imports.
7. To inspect, examine, and settle complaints and denunciations; to handle according to its competence or propose competent authorities to handle violations of the customs law under law; to prevent and fight corruption and negative practices and practice thrift and fight wastefulness in using assigned property and funds under law.
8. To conduct scientific research and apply science and technology to the customs sector.
9. To guide the implementation of the customs law: to assist payers of export and import duties under law.
10. To make state statistics on customs.
11. To carry out international cooperation on customs as assigned or decentralized by the Minister of Finance or prescribed by law.
12. To manage its organizational apparatus and payroll; to implement the wage regime and policies and regimes on treatment, commendation, disciplining, training and retraining towards its cadres, civil servants and public employees as decentralized by the Minister of Finance or prescribed by law.
13. To conduct administrative reforms in line with the objectives and contents of the administrative reform program approved by the Minister of Finance.
14. To manage its Finance and property under law.
15. To perform other tasks and exercise other powers as assigned by the Minister of Finance or prescribed by law.
Article 3. Organizational structure
1. The General Department of Customs at central level:
a/ The Department of Legal Affairs;
b/ The Department of International Cooperation:
c/ The Department of Organization and Personnel:
d/ The Department of Finance and Administration;
e/ The Office (with a representative office in Ho Chi Minh City);
f/ The Inspectorate;
g/ The Department of Customs Management Supervision;
h/ The Department of Export-Import Duty:
i/ The Department of Anti-Smuggling Investigation;
j/The Department of Post-Customs Clearance Inspection;
k/ The Department of Information Technology and Customs Statistics;
m/ The Customs Research Institute;
n/ Vietnam Customs School;
o/ The Customs newspaper.
The organizations defined at Points a thru k. Clause 1 of this Article are administrative ones which assist the General Director of Customs in performing the state management function. The organizations defined at Points I thru o are non­- business units.
2. Local customs agencies:

a/ Provincial, inter-provincial and municipal Customs Departments under the General Department of Customs:

Click Download to see full text

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 02/2010/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất