Nghị định 150-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng quản lý Nhà nước

thuộc tính Nghị định 150-HĐBT

Nghị định 150-HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy giúp Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng quản lý Nhà nước
Cơ quan ban hành: Hội đồng Bộ trưởng
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:150-HĐBT
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Tố Hữu
Ngày ban hành:13/12/1983
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 150-HĐBT

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 150-HĐBT
NGÀY 13 THÁNG 12 NĂM 1983 VỀ NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN, TỔ CHỨC BỘ MÁY GIÚP BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆN UỶ BAN NHÀ NƯỚC;
THỦ TRƯỞNG CÁC CƠ QUAN KHÁC THUỘC
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC

 

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

 

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 04/7/1981;

Để tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước của Bộ trưởng theo đúng quy định ở Nghị định số 35-CP ngày 9/2/1981 của Hội đồng Chính phủ.

Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng trong phiên họp ngày 15/11/1983,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1- Các tổ chức giúp việc Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thực hiện chức năng quản lý Nhà nước nay thống nhất gọi là Vụ hoặc Ban (sau đây gọi chung là Vụ).

Nói chung Vụ không lập ra các phòng.

Lãnh đạo Vụ có một Vụ trưởng; giúp việc Vụ trưởng có một số Phó Vụ trưởng. Vụ trưởng và Phó Vụ trưởng làm việc trực tiếp với các cán bộ trong Vụ.

Vụ không có con dấu riêng.

 

Điều 2- Các Bộ, Uỷ ban Nhà nước, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng được tổ chức Văn phòng. Văn phòng là bộ máy làm việc của Bộ trưởng, có nhiệm vụ chủ yếu là thu thập; tổng hợp, xử lý thông tin, giúp Bộ trưởng thẩm tra các đề án, chuẩn bị và thẩm tra các quyết định để Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cấp trên ban hành; theo dõi, đôn đốc hoặc tổ chức sự phối hợp các Vụ để theo dõi việc thực hiện các quyết định của Bộ trưởng; quản lý công tác văn thư, hành chính và quản trị, phục vụ, bảo đảm điều kiện vật chất cho mọi hoạt động của cơ quan Bộ.

Tuỳ theo tính chất và khối lượng công việc cụ thể, Bộ trưởng tổ chức Văn phòng thành các phòng hoặc bộ phận chuyên trách (tổng hợp, hành chính, quản trị...).

Văn phòng có con dấu riêng.

 

Điều 3- Bãi bỏ các cục quản lý sản xuất, kinh doanh và các tổ chức quản lý trung gian khác trong các cơ quan quản lý Nhà nước nhằm bảo đảm quản lý 2 hoặc 3 cấp, hoặc 2 và 3 cấp hỗn hợp.

 

Điều 4- Cơ cấu tổ chức bộ máy của các Bộ quản lý chuyên ngành gồm:

1. Vụ kế hoạch: có nhiệm vụ căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giúp Bộ trưởng nghiên cứu chính sách, xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành (bao gồm cả công tác kế hoạch động viên thời chiến, kế hoạch lao động, vật tư, kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản); tổ chức hướng dẫn, kiểm tra toàn ngành và các đơn vị trực thuộc thực hiện quy hoạch và kế hoạch của Nhà nước. Hướng dẫn thống nhất việc thực hiện các chế độ, phương pháp kế hoạch hoá do Nhà nước ban hành.

2. Vụ Khoa học và kỹ thuật có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng các dự đoán về phát triển khoa học và kỹ thuật, thống nhất quản lý việc thực hiện đường lối, chính sách về khoa học và kỹ thuật của ngành. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch, ứng dụng, thành tựu khoa học, tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và quản lý; quản lý công tác tiêu chuẩn hoá, đo lường, chỉ đạo và kiểm tra chất lượng sản phẩm; sáng kiến, sáng chế, sở hữu công nghiệp, thông tin tư liệu khoa học, kỹ thuật của ngành. Nghiên cứu quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ của ngành.

3. Vụ tài chính - kế toán có nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và xây dựng các dự án kế hoạch thu, chi, giá thành sản phẩm và tiền lương cho cán bộ, công nhân viên trong ngành; kế hoạch phân phối vốn đầu tư xây dựng cơ bản, vốn lưu động và vốn sự nghiệp cho các đơn vị trực thuộc Bộ; hướng dẫn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính theo đúng chế độ, thực hiện việc thanh lý tài sản, giải quyết vật tư và vốn ứ đọng theo đúng chế độ của Nhà nước, bảo đảm thực hiện đầy đủ chế độ thu và giao nộp tài chính cho ngân sách. Tổ chức và chỉ đạo công tác hạch toán của ngành; Tổ chức chỉ đạo thực hiện chế độ kế toán của Nhà nước phù hợp với đặc điểm kinh tế của ngành; thực hiện đầy đủ chức năng của kế toán, gìn giữ và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa.

4. Vụ Tổ chức - Cán bộ có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống cơ cấu tổ chức ngành theo quy chế của Nhà nước; xây dựng chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ viên chức, tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ đối với cán bộ, nhân viên trong ngành theo quy chế của Đảng và Nhà nước; tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn ngành.

5. Ban Thanh tra có nhiệm vụ giúp Bộ trưởng thanh tra và tổ chức thanh tra việc chấp hành đường lối, chính sách, pháp luật, nghị quyết, quyết định, chỉ thị của các cơ quan Nhà nước cấp trên và của Bộ trong toàn ngành. Kiến nghị với Bộ trưởng khen thưởng những đơn vị, cá nhân làm tốt, đồng thời đề nghị phê bình, kỷ luật những đơn vị, cá nhân vi phạm chính sách, luật pháp và các quy định của Nhà nước.

6. Vụ cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất (ở một số Bộ có công tác cải tạo xã hội chủ nghĩa) có nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và tổ chức cải tạo và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất phát triển.

7. Vụ lao động tiền lương (ở các Bộ quản lý chuyên ngành kinh tế kỹ thuật có khối lượng sản xuất kinh doanh lớn) có nhiệm vụ nghiên cứu chỉ đạo xây dựng và thực hiện kế hoạch lao động........................ trong ngành theo đúng chính sách, kế hoạch của Nhà nước. Cải tiến tổ chức lao động, chỉ đạo việc trang bị bảo hộ lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo đảm an toàn kỹ thuật và tăng năng suất lao động trong ngành.

8. Vụ xây dựng cơ bản (ở những Bộ có khối lượng xây dựng cơ bản lớn) có nhiệm vụ: lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng cơ bản; tổ chức thẩm tra xét duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật, thiết kế, dự toán các công trình; kiểm tra tiến độ thi công, chất lượng và nghiệm thu các công trình; thống nhất quản lý về kinh tế - kỹ thuật đối với công tác xây dựng cơ bản của ngành.

9. Vụ hợp tác quốc tế (ở một số Bộ có khối lượng lớn về công tác đối ngoại) có nhiệm vụ nghiên cứu chính sách và xây dựng kế hoạch, biện pháp cụ thể thực hiện việc hợp tác với nước ngoài trong phạm vi Bộ mình phụ trách theo đúng đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Đối với việc hợp tác kinh tế, văn hoá với Lào và Campuchia, những Bộ có khối lượng công việc nhiều, có thể tổ chức bộ phận chuyên trách.

 

Điều 5- Căn cứ vào đặc điểm khối lượng công tác và khả năng cán bộ của từng Bộ mà Bộ trưởng có thể tổ chức các Vụ, chuyên ngành hoặc các bộ phận chuyên trách giúp Bộ trưởng quản lý Nhà nước đối với các lĩnh vực công tác cần thiết như thống kê, chính sách chế độ, pháp chế, trọng tài kinh tế, động viên thời chiến... (trong tổng số biên chế hành chính được giao) do Bộ trưởng trình Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định.

 

Điều 6- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Bộ, Uỷ ban Nhà nước và các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng có chức năng quản lý tổng hợp gồm:

1. Vụ kế hoạch.

2. Vụ chính sách và pháp chế.

3. Vụ tổ chức và cán bộ.

4. Ban thanh tra.

5. Các Vụ quản lý chuyên ngành, chuyên đề hoặc lĩnh vực công tác như: công nghiệp, nông, lâm nghiệp, phân phối, lưu thông, văn hoá xã hội, động viên thời chiến, ...

 

Điều 7- Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng căn cứ vào khung tổ chức bộ máy trên đây và căn cứ vào đặc điểm, khối lượng công tác và khả năng cán bộ của ngành mình mà soát xét lại và đề nghị Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập các tổ chức giúp việc cụ thể của mình.

 

Điều 8- Biên chế của từng Vụ, Ban, Văn phòng tuỳ theo khối lượng công tác, do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng quy định nằm trong tổng số biên chế hành chính được giao.

 

Điều 9- Việc thành lập, sát nhập, bãi bỏ các Vụ, Ban, Văn phòng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng quyết định

 

Điều 10- Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và phương thức hoạt động của các tổ chức giúp việc nêu ở trên.

 

Điều 11- Nghị định này thực hiện kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

Bộ trưởng Tổng thư ký Hội đồng Bộ trưởng, các Bộ trưởmg, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước và thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng có trách nhiệm thi hành.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất