Quyết định 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng đến năm 2030

thuộc tính Quyết định 60/QĐ-TTg

Quyết định 60/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét đến triển vọng đến năm 2030
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:60/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Hoàng Trung Hải
Ngày ban hành:09/01/2012
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Chính sách, Tài nguyên-Môi trường

TÓM TẮT VĂN BẢN

Năm 2015, sẽ khai thác thử nghiệm bể than sông Hồng

Ngày 09/01/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 60/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030.
Tại Quyết định này, Thủ tướng cũng đưa ra các quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến than thuộc bể than sông Hồng (diện tích chứa than phân bổ chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định); đây là vùng than có nhiều tiềm năng, thạn loại á bitum, mức độ thăm dò còn thấp, điều kiện khai thác khó khăn và phức tạp, nhạy cảm về môi trường, môi sinh.
Thủ tướng cũng yêu cầu các cơ quan có liên quan lựa chọn một số diện tích chứa than triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò đối với phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015; phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm quy đổi khoảng từ 0,5 đến 01 triệu tấn vào năm 2020; 02 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030...
Cũng theo Quy hoạch này, việc phát triển ngành than được định hướng trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Xem chi tiết Quyết định60/QĐ-TTg tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------------------
Số: 60/QĐ-TTg
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2012
 
 
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH THAN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020,
CÓ XÉT TRIỂN VỌNG ĐẾN NĂM 2030
----------------------
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
 
 
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 89/2008/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công thương,
 
 
QUYẾT ĐỊNH:
 
 
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành than Việt Nam đến năm 2020, có xét triển vọng đến năm 2030 với những nội dung chính sau:
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
1. Phát triển ngành than trên cơ sở khai thác, chế biến, sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên than của đất nước, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước là chủ yếu; đóng góp tích cực, hiệu quả vào việc bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và đáp ứng tối đa nhu cầu than phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; bảo đảm việc xuất, nhập khẩu hợp lý theo hướng giảm dần xuất khẩu và chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa có nhu cầu sử dụng thông qua biện pháp quản lý bằng kế hoạch và các biện pháp điều tiết khác phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước và các cam kết quốc tế của Việt Nam.
2. Phát triển ngành than bền vững, hiệu quả theo hướng đồng bộ, phù hợp với sự phát triển chung của các ngành kinh tế khác. Phát huy tối đa nội lực (vốn, khả năng thiết kế, chế tạo thiết bị trong nước v.v…) kết hợp mở rộng hợp tác quốc tế, trước hết trong lĩnh vực nghiên cứu, triển khai, ứng dụng công nghệ tiến bộ trong thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng than; đầu tư thỏa đáng cho công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động, quản trị tài nguyên, quản trị rủi ro trong khai thác than.
3. Đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản, thăm dò, đánh giá tài nguyên và trữ lượng than nhằm chuẩn bị cơ sở tài nguyên tin cậy cho sự phát triển ổn định, lâu dài của ngành; kết hợp đẩy mạnh hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò, khai thác để bổ sung nguồn than cho nhu cầu lâu dài trong nước;
4. Đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh trong ngành than trên cơ sở doanh nghiệp do Nhà nước chi phối đóng vai trò chủ đạo; thực hiện kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước để phục vụ mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.
5. Phát triển ngành than gắn liền với bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái vùng than; đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và củng cố an ninh, quốc phòng trên địa bàn, đặc biệt là vùng than Quảng Ninh; đảm bảo an toàn trong sản xuất.
II. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Về thăm dò than
a) Bể than Đông Bắc
- Đến hết năm 2015 hoàn thành việc thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m và một số khu vực dưới mức -300 m đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Phấn đấu đến năm 2020 hoàn thành cơ bản công tác thăm dò đến đáy tầng than đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn 2021-2030.
b) Bể than đồng bằng sông Hồng
- Lựa chọn một số diện tích chứa than có triển vọng, có điều kiện địa chất - mỏ thích hợp để tiến hành thăm dò trong kỳ kế hoạch 2012 - 2015, phục vụ việc đầu tư khai thác thử nghiệm và cuối kỳ kế hoạch.
- Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai một số dự án thử nghiệm, tiến hành thăm dò mở rộng để làm cơ sở phát triển các mỏ than ở quy mô công nghiệp với công nghệ phù hợp. Phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành công tác thăm dò phần diện tích chứa than có điều kiện khai thác thuận lợi thuộc khối nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
2. Về khai thác than
Sản lượng than thương phẩm sản xuất toàn ngành trong các giai đoạn của Quy hoạch:
- Năm 2012: 45 - 47 triệu tấn.
- Năm 2015: 55 - 58 triệu tấn.
- Năm 2020: 60 - 65 triệu tấn.
- Năm 2025: 66 - 70 triệu tấn.
- Năm 2030: trên 75 triệu tấn.
Trong đó:
- Bể than Đông Bắc và các mỏ than khác (ngoài bể than đồng bằng sông Hồng): Sản lượng than thương phẩm khoảng 55 - 58 triệu tấn vào năm 2015; 59 - 64 triệu tấn vào năm 2020; 64 - 68 triệu tấn vào năm 2025 và duy trì khoảng 65 triệu tấn từ sau năm 2025.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn đến năm 2015 đầu tư khai thác thử nghiệm một số dự án để làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển sau năm 2015. Phấn đấu đạt sản lượng than thương phẩm (quy đổi) khoảng 0,5 - 1 triệu tấn vào năm 2020; 2 triệu tấn vào năm 2025 và trên 10 triệu tấn vào năm 2030.
Sản lượng than thương phẩm toàn ngành có thể được điều chỉnh để phù hợp nhu cầu thị trường trong từng giai đoạn, kể cả việc xuất, nhập khẩu than, nhằm mục tiêu đảm bảo hiệu quả chung của nền kinh tế.
3. Về sàng tuyển, chế biến than
Trước năm 2015 hoàn thành việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch bố trí các cơ sở sàng tuyển vùng Quảng Ninh nhằm mục tiêu tối ưu hóa công tác vận chuyển than, đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng về các chủng loại than qua sàng tuyển và đảm bảo phù hợp quy hoạch phát triển đô thị vùng than, quy hoạch giao thông, cảng biển, yêu cầu bảo vệ môi trường. Phấn đấu đến năm 2020 phát triển chế biến than theo hướng đa dạng hóa sản phẩm (nhiên liệu đốt trực tiếp, than dùng cho luyện kim, khí hóa than, nhiên liệu lỏng từ than, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất v.v…).
4. Về bảo vệ môi trường
Đến năm 2015 cơ bản đạt các chỉ tiêu chính về môi trường tại các khu vực nhạy cảm (đô thị, khu dân cư, điểm du lịch v.v…); đến năm 2020, đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn môi trường trên toàn địa bàn các vùng mỏ.
5. Về thị trường than
Chuyển nhanh hoạt động ngành than theo cơ chế thị trường, hội nhập với thị trường khu vực và quốc tế, có sự điều tiết của Nhà nước.
III. NỘI DUNG QUY HOẠCH
1. Dự báo nhu cầu than
Dự báo nhu cầu than sử dụng trong nước theo các giai đoạn như sau:
 
Đơn vị: triệu tấn

Nhu cầu than
2012
2015
2020
2025
2030
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
P/A cơ sở
P/A cao
Tổng số
32,9
33,7
56,2
60,7
112,4
120,3
145,5
177,5
220,3
270,1
Trong đó, than cho điện
14,4
15,2
33,6
38,0
82,8
90,8
112,7
144,7
181,3
231,1
 
2. Phân vùng quy hoạch
a) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô công nghiệp
- Bể than Đông Bắc: Diện tích chứa than phân bố chủ yếu ở tỉnh Quảng Ninh, một phần ở các tỉnh Bắc Giang và Hải Dương. Đây là vùng có tài nguyên và trữ lượng than antraxit lớn nhất nước được huy động chủ yếu vào quy hoạch trong giai đoạn đến năm 2030.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Diện tích chứa than phân bổ chủ yếu ở các tỉnh: Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định. Đây là vùng than có nhiều tiềm năng, than loại á bitum (sub - bituminous), mức độ thăm dò còn thấp, điều kiện khai thác khó khăn và phức tạp, nhạy cảm về môi trường, môi sinh.
- Các mỏ than nội địa: Gồm có 6 mỏ than (Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Na Dương, Khe Bố, Nông Sơn) hiện do các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tổng công ty Thép Việt Nam quản lý, bảo vệ, khai thác; các mỏ than trên có tài nguyên và trữ lượng, công suất vừa và nhỏ, khai thác chủ yếu bằng phương pháp khai thác lộ thiên, tài nguyên và trữ lượng than tập trung chủ yếu ở vùng Quán Triều - Núi Hồng và Lạng Sơn.
b) Vùng thăm dò, khai thác, chế biến quy mô vừa và nhỏ
- Các mỏ than thuộc địa phương: Có trên 100 mỏ và điểm mỏ than có tài nguyên và trữ lượng nhỏ và phân tán, phân bố trên nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước; giá trị công nghiệp và mức độ thăm dò thấp.
- Các mỏ than bùn: Các mỏ than bùn phân bố khá rộng và đều khắp trong cả nước với trên 216 mỏ và điểm mỏ với tổng tài nguyên dự báo khá lớn được phân bố chủ yếu ở đồng bằng Nam Bộ, mức độ thăm dò thấp.
c) Vùng cấm hoạt động khoáng sản, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
3. Tổng tài nguyên và trữ lượng than
- Tổng tài nguyên và trữ lượng than tính đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 được xác định bằng 48,7 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 48,4 tỷ tấn.
+ Than bùn: 0,3 tỷ tấn.
- Tài nguyên và trữ lượng than huy động vào quy hoạch là 7,2 tỷ tấn, trong đó:
+ Than đá: 7,0 tỷ tấn.
+ Than bùn: 0,2 tỷ tấn.
Chi tiết theo Phụ lục I kèm theo Quyết định này.
4. Quy hoạch thăm dò
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Bể than Đông Bắc: Đến cuối năm 2015 thực hiện xong các đề án thăm dò phần tài nguyên và trữ lượng than thuộc tầng trên mức -300 m, trong đó có các khu mỏ mới như nếp lõm Bảo Đài, Đông Triều - Phả Lại, Đông Tràng Bạch, vịnh Cuốc Bê, Đông Quảng Lợi và một số khu vực dưới mức -300 m phục vụ triển khai các dự án khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Thăm dò xong một phần tài nguyên và trữ lượng than ở các khu vực có triển vọng nhất và điều kiện địa chất - mỏ tương đối thuận lợi để triển khai một số dự án khai thác thử nghiệm.
- Các mỏ than nội địa: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng của 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn).
- Các mỏ than địa phương: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý.
- Các mỏ than bùn: Thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2015.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Bể than Đông Bắc: Phấn đấu đến năm 2020 thực hiện xong công tác thăm dò đến đáy tầng than để đảm bảo đủ tài nguyên và trữ lượng than huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030.
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể than đồng bằng sông Hồng và kết quả triển khai các dự án thử nghiệm sẽ tổ chức thăm dò mở rộng để đầu tư phát triển các mỏ than quy mô công nghiệp và/hoặc thực hiện các dự án khai thác thử nghiệm tiếp theo (nếu cần thiết).
- Các mỏ than nội địa: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng 6 mỏ than (Na Dương, Núi Hồng, Khánh Hòa, Làng Cẩm, Khe Bố, Nông Sơn).
- Các mỏ than địa phương: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các mỏ và điểm mỏ thuộc các địa phương quản lý.
- Các mỏ than bùn: Tiếp tục thực hiện các đề án thăm dò tài nguyên và trữ lượng các vùng chứa than bùn.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2020.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thực tế thực hiện các dự án thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiếp tục đầu tư thăm dò mở rộng để tạo cơ sở tài nguyên cho việc tăng sản lượng khai thác quy mô công nghiệp.
- Thăm dò nâng cấp tài nguyên và trữ lượng để đảm bảo đủ trữ lượng than tin cậy huy động vào khai thác trong giai đoạn đến năm 2030.
Danh mục đề án, khối lượng thăm dò theo Phụ lục II kèm theo Quyết định này.
5. Quy hoạch khai thác
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 61 dự án mỏ hiện có.
+ Kết thúc các dự án khai thác lộ thiên mỏ Suối Lại vào năm 2015.
+ Đầu tư xây dựng mới 25 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Cẩm Phả: 10 dự án; Uông Bí: 15 dự án).
- Các mỏ than nội địa: Đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để tăng sản lượng khai thác; đầu tư xây dựng mới dự án mỏ hầm lò để khai thác phần than phía dưới mỏ lộ thiên Khánh Hòa.
- Các mỏ than bùn: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện.
- Các mỏ than địa phương: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Bể than Đông Bắc
+ Kết thúc dự án khai thác lộ thiên mỏ Núi Béo vào năm 2017, dự án khai thác lộ thiên mỏ Hà Tu vào năm 2018.
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ.
+ Đầu tư xây dựng mới 14 dự án mỏ có công suất đến 2,0 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Cẩm Phả: 03 dự án; Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 08 dự án).
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư một số dự án khai thác thử nghiệm theo công nghệ khai thác hầm lò và công nghệ khí hóa than ngầm (UCG) làm căn cứ cho việc đầu tư phát triển sau năm 2020.
- Các mỏ than nội địa: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng các dự án mỏ lộ thiên hiện có theo hướng đổi mới thiết bị, công nghệ tiên tiến, đồng bộ để ổn định và tăng công suất nếu điều kiện cho phép.
- Các mỏ than bùn: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới phục vụ cho sản xuất phân bón, hóa chất, chất đốt sinh hoạt và nhiệt điện.
- Các mỏ than địa phương: Tiếp tục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới trên cơ sở lựa chọn các tổ chức, cá nhân có đủ năng lực và điều kiện để thực hiện thăm dò, khai thác than phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và cải tạo mở rộng nâng công suất 02 dự án mỏ.
+ Đầu tư xây dựng mới 08 dự án mỏ có công suất đến 1,5 triệu tấn/năm - dự án mỏ (Hòn Gai: 03 dự án; Uông Bí: 05 dự án).
- Bể than đồng bằng sông Hồng: Trên cơ sở kết quả thăm dò và khai thác thử nghiệm, tiến hành đầu tư xây dựng mới các mỏ có công suất khoảng 3,0 triệu tấn/năm - mỏ. Triển khai thêm (nếu cần thiết) một số dự án khai thác thử nghiệm ở các khu vực đã được thăm dò để lựa chọn công nghệ khai thác thích hợp phục vụ tăng tổng công suất khai thác tại bể than.
- Đầu tư duy trì công suất các dự án mỏ đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các dự án mỏ than theo Phụ lục III kèm theo Quyết định này.
6. Quy hoạch sàng tuyển, chế biến than.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Đầu tư cải tạo và mở rộng, hiện đại hóa nhà máy sàng tuyển than Cửa Ông và các cụm sàng hiện có tại các mỏ, đảm bảo môi trường; đầu tư duy trì nhà máy tuyển Hòn Gai (Nam Cầu Trắng) đến hết năm 2015.
- Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Khe Chàm (giai đoạn I) công suất khoảng 6,0 triệu tấn/năm; Hòn Gai (giai đoạn I) công suất khoảng 4,0 triệu tấn/năm; Vàng Danh II công suất khoảng 2,0 triệu tấn/năm và hệ thống sàng tuyển khu Bắc Khe Chàm công suất khoảng 1,6 triệu tấn/năm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Đối với bể than Đông Bắc
+ Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất nhà máy sàng tuyển Vàng Danh I lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Khe Chàm (giai đoạn II) lên khoảng 12 triệu tấn/năm; nhà máy sàng tuyển Vàng Danh II lên khoảng 3,5 triệu tấn/năm.
+ Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển tập trung với công nghệ hiện đại: Lép Mỹ công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm; Khe Thần (giai đoạn I) công suất khoảng 2,5 triệu tấn/năm, Khe Thần (giai đoạn II) công suất khoảng 5,5 triệu tấn/năm; Mạo Khê công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm.
+ Bố trí, sắp xếp lại các cơ sở/cụm sàng tuyển hiện có phù hợp với quy hoạch sau rà soát, điều chỉnh.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư xây dựng mới một số công trình phụ trợ cần thiết, phù hợp phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì, nâng cấp, hiện đại hóa các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển vùng Đông Triều - Phả Lại với tổng công suất khoảng 4,5 triệu tấn/năm phục vụ tuyển than cho các mỏ khu vực Đông Triều - Phả Lại (mỏ Đông Triều - Phả Lại I, II, III, IV); Hòn Gai (giai đoạn II) công suất khoảng 8,0 triệu tấn/năm.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào tiến độ đầu tư, công suất và công nghệ khai thác, nhu cầu sử dụng về chủng loại than, xem xét đầu tư các cơ sở sàng tuyển, chế biến, sử dụng than (Tổ hợp năng lượng điện - khí; than - khí - nhiên liệu lỏng, nhà máy sàng tuyển chế biến than) với công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên, phù hợp với sản lượng khai thác.
- Đầu tư duy trì các nhà máy sàng tuyển đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới các nhà máy sàng tuyển, chế biến than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
7. Định hướng xuất, nhập khẩu than
Đáp ứng tối đa nhu cầu tiêu thụ than trong nước về chủng loại và khối lượng; xuất khẩu một phần hợp lý theo kế hoạch, chỉ xuất khẩu các chủng loại than trong nước chưa hoặc không có nhu cầu sử dụng; tích cực, chủ động tìm nguồn than nhập khẩu để góp phần bảo đảm an ninh năng lượng lâu dài cho đất nước.
8. Quy hoạch cung cấp điện
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư cải tạo và nâng cấp hệ thống cung cấp điện hiện có theo tiến độ đầu tư cải tạo và mở rộng các mỏ đảm bảo cung cấp ổn định và an toàn cho sản xuất; đầu tư xây dựng mới các tuyến đường dây 35 kV ÷ 220 kV và các trạm biến áp 35 kV ÷ 220 kV cho các khu vực có mỏ mới. Các mỏ hầm lò phải được cấp điện bằng mạch kép/mạch vòng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Trong giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư hệ thống điện cần thiết phục vụ cho việc khai thác thử nghiệm; trong giai đoạn 2021- 2030, tùy thuộc vào quy mô, tiến độ khai thác, xem xét đầu tư cải tạo, xây dựng mới các tuyến đường dây và trạm biến áp đảm bảo phù hợp với nhu cầu tiêu thụ điện của các dự án mỏ.
- Nghiên cứu xây dựng hệ thống cấp điện độc lập (có kết nối với lưới điện quốc gia) cho các mỏ hầm lò (nói chung) từ các nhà máy điện trong khu vực, đảm bảo nguồn cung cấp điện an toàn, ổn định.
- Đầu tư duy trì hệ thống cung cấp điện đã xây dựng.
9. Quy hoạch vận tải ngoài.
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Hệ thống đường ô tô nội bộ: Đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới một số tuyến đường ô tô nội bộ khu vực Uông Bí, Hòn Gai và Cẩm Phả; duy trì bảo dưỡng, nâng cấp các tuyến đường nội bộ chuyên dụng hiện có.
- Hệ thống đường sắt.
+ Đầu tư cải tạo và mở rộng, nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, sử dụng đầu máy có sức kéo lớn trên 1.000 CV để tăng năng lực vận tải đường sắt.
+ Đầu tư xây dựng mới tuyến đường đôi từ ga Lán Tháp đến ga Uông Bí A và tuyến đường sắt Lán Tháp - Khe Thần khổ đường 1.000 mm.
- Hệ thống băng tải: Đầu tư xây dựng mới 17 tuyến băng tải với tổng chiều dài khoảng 89,28 km.
- Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Đối với bể than Đông Bắc: Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Duy trì, nâng cấp cơ sở hạ tầng đã đầu tư phục vụ công tác khai thác thử nghiệm.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Tùy thuộc vào công nghệ và sản lượng khai thác dự kiến của bể than đồng bằng sông Hồng đầu tư xây dựng mới một số hệ thống vận tải ngoài thích hợp phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp.
- Đầu tư duy trì hệ thống vận tải ngoài đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới hệ thống vận tải ngoài theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
10. Quy hoạch cảng xuất than
a) Giai đoạn đến năm 2015
- Vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại
+ Cảng Điền Công: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 15,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Bến Cân: Đầu tư cải tạo và mở rộng nâng công suất cảng lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT và tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
- Vùng Hòn Gai
+ Cảng Nam Cầu Trắng: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2015 với công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2015 sẽ cải tạo cảng Nam Cầu Trắng thành cảng hàng hóa.
+ Cảng Việt Hưng - Hoành Bồ: Đầu tư cải tạo để duy trì công suất cảng khoảng 2,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than cho các mỏ khu vực Hoành Bồ giai đoạn đến hết năm 2014, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2014 chuyển cảng Việt Hưng - Hoành Bồ thành cảng nhập vật tư, thiết bị phục vụ sản xuất than cho cụm mỏ Đông Bắc vùng Uông Bí.
+ Cảng Làng Khánh: Đầu tư xây dựng mới với công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm để thay thế cho các bến rót than nằm dọc theo sông Diễn Vọng, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Hà Ráng - Cái Món: Đầu tư cải tạo, nạo vét luồng lạch phục vụ sản xuất than đến hết năm 2012 với công suất lên khoảng 1,5 triệu tấn/năm, đảm bảo cho xà lan có tải trọng đến 500 DWT vào nhận hàng.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
- Vùng Cẩm Phả
+ Cụm cảng Cẩm Phả: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành cảng chuyên dùng có bến tổng hợp, thiết bị đồng bộ với công suất khoảng 12,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Km6: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 5,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Mông Dương - Khe Dây: Đầu tư cải tạo và mở rộng thành một cụm cảng lớn (tập trung các cảng nhỏ trong khu vực) có công suất khoảng 7,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
+ Cảng Cẩm Thịnh (Cầu 20): Đầu tư cải tạo mở rộng để nâng công suất lên khoảng 3,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than đến hết năm 2013, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng. Sau năm 2013 chuyển đổi thành cảng hàng hóa.
+ Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
b) Giai đoạn 2016 - 2020
- Vùng Cẩm Phả: Căn cứ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực, xem xét đầu tư xây dựng mới tại khu vực Cửa Ông một cảng hàng hóa (cảng tổng hợp Cẩm Phả) có công suất khoảng từ 8,0 - 13,0 triệu tấn/năm, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 2.000 DWT vào nhận hàng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Đầu tư cải tạo, nâng cấp các cảng hiện có tại tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên phục vụ các dự án khai thác thử nghiệm.
- Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
c) Giai đoạn 2021 - 2030
- Vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại: Đầu tư xây dựng mới các cảng than vùng Uông Bí - Đông Triều - Phả Lại với tổng công suất đạt khoảng 5,0 triệu tấn/năm phục vụ sản xuất than các mỏ ở khu vực Đông Triều - Phả Lại, đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
- Đối với bể than đồng bằng sông Hồng: Tùy thuộc vào sản lượng khai thác, xem xét đầu tư xây dựng mới một số cảng xuất than tại tỉnh Thái Bình, Hưng Yên trên các sông: sông Hồng, sông Luộc và sông Trà Lý phục vụ cho việc khai thác các mỏ theo quy mô công nghiệp và đảm bảo cho tàu có tải trọng đến 1.000 DWT vào nhận hàng.
- Đầu tư chiều sâu duy trì và đảm bảo công suất các cảng đã xây dựng.
Danh mục đầu tư cải tạo và mở rộng, xây dựng mới cảng xuất than theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định này.
11. Quy hoạch cảng nhập than
Tùy thuộc tiến độ đầu tư các trung tâm nhiệt điện theo quy hoạch, triển khai đầu tư xây dựng mới một số cảng nhập than (hoặc cầu cảng chuyên dụng tại các cảng tổng hợp) tại miền Trung và đồng bằng sông Cửu Long phục vụ cung cấp than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam.
12. Vốn đầu tư
a) Nhu cầu vốn đầu tư
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành than đến năm 2030 khoảng 690.973 tỷ đồng (bình quân 34.549 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn đến năm 2015
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 208.580 tỷ đồng (bình quân 41.716 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 191.810 tỷ đồng (bình quân 38.362 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 16.770 tỷ đồng (bình quân 3.354 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn 2016 - 2020
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 109.156 tỷ đồng (bình quân 21.831 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 87.173 tỷ đồng (bình quân 17.435 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 21.983 tỷ đồng (bình quân 4.397 tỷ đồng/năm).
- Giai đoạn 2021 - 2030
Nhu cầu vốn đầu tư khoảng 373.237 tỷ đồng (bình quân 37.324 tỷ đồng/năm), trong đó:
+ Đầu tư mới và cải tạo mở rộng là 287.255 tỷ đồng (bình quân 28.726 tỷ đồng/năm);
+ Đầu tư duy trì sản xuất là 85.982 tỷ đồng (bình quân 8.598 tỷ đồng/năm).
b) Nguồn vốn
Vốn đầu tư phát triển ngành than theo Quy hoạch được thu xếp từ các nguồn: Vốn tự có, vay thương mại, vay ưu đãi, huy động qua thị trường chứng khoán và các nguồn vốn hợp pháp khác.
IV. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH
1. Giải pháp
- Đẩy mạnh công tác điều tra, đánh giá, thăm dò để chuẩn bị đủ cơ sở tài nguyên và trữ lượng than tin cậy phục vụ huy động vào khai thác theo Quy hoạch. Trên cơ sở các tài liệu địa chất hiện có xây dựng chương trình, kế hoạch nghiên cứu khai thác, sử dụng than thềm lục địa.
- Áp dụng các phương pháp tiên tiến trong lĩnh vực quản trị tài nguyên; thực hiện tốt công tác bảo vệ tài nguyên than; kiểm soát có hiệu quả, chặt chẽ nguồn than từ khâu khai thác, vận chuyển, chế biến đến tiêu thụ.
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao, nhanh chóng làm chủ công nghệ - kỹ thuật tiên tiến trong lĩnh vực thăm dò, khai thác, chế biến than; chủ động nghiên cứu, đầu tư chế tạo thiết bị, máy móc, phụ tùng cho ngành than, trước hết trong lĩnh vực khai thác hầm lò, sàng tuyển, vận tải.
- Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật và quản lý nhằm sử dụng tiết kiệm tài nguyên, tiết kiệm chi phí trong mọi khâu từ thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và tiêu thụ than.
- Nghiên cứu, triển khai các công nghệ chế biến nhằm đa dạng hóa sản phẩm than chế biến phục vụ các mục đích sử dụng khác nhau trong nước. Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan nghiên cứu sử dụng nguồn than nhiệt lượng thấp trong sản xuất điện, xi măng và phát triển các lĩnh vực sử dụng than bùn.
- Tăng cường đầu tư công nghệ, trang thiết bị cho công tác đảm bảo an toàn lao động, đặc biệt là cảnh báo khí, phòng chống cháy nổ, cảnh báo và ngăn ngừa bục nước, sập hầm v.v…; hiện đại hóa và chuyên nghiệp hóa lực lượng cấp cứu mỏ.
- Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các công trình mỏ thông qua việc đa dạng hóa các hình thức đầu tư để phát huy tối đa mọi nguồn lực, nâng cao hiệu quả đầu tư và đáp ứng nhu cầu sản lượng theo quy hoạch. Đa dạng hóa huy động vốn đầu tư theo nhiều hình thức; Thuê mua tài chính, thuê khoán, đấu thầu một số hoạt động mỏ, phát hành trái phiếu, cổ phiếu, vay thương mại v.v… để đầu tư phát triển các dự án ngành than.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp trong và ngoài ngành, hợp tác quốc tế, trọng tâm là trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển giao, tiếp nhận công nghệ mới, chế tạo thiết bị, xây dựng mỏ, xử lý môi trường v.v…
- Chủ động tìm kiếm các cơ hội và thu xếp nguồn vốn để đẩy mạnh việc đầu tư thăm dò, khai thác than ở nước ngoài dưới nhiều hình thức (liên doanh, mua lại cổ phần, mua mỏ v.v…).
- Đầu tư hợp lý cho công tác bảo vệ, giữ gìn, cải thiện môi trường, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững ngành than.
- Đẩy mạnh đầu tư, tăng cường hợp tác - liên kết, đa dạng hóa phương thức đào tạo để chủ động chuẩn bị và đảm bảo nguồn nhân lực cho việc thực hiện Quy hoạch.
2. Cơ chế, chính sách
- Về quản lý tài nguyên
+ Bể than Đông Bắc: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý, tổ chức thăm dò, khai thác theo Quy hoạch.
+ Bể than đồng bằng sông Hồng: Giao Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, tổ chức thăm dò, thử nghiệm công nghệ và khai thác theo Quy hoạch.
- Về thị trường: Ngành than tiếp tục thực hiện lộ trình điều chỉnh giá bán than cho các hộ sử dụng trong nước theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên than, giúp ngành than ổn định sản xuất, cân đối tài chính, tạo vốn đầu tư để phát triển ngành theo Quy hoạch.
- Về tài chính
+ Ngành than được xem xét cho vay vốn từ nguồn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, một phần vốn ODA, vốn trái phiếu Chính phủ để đầu tư phát triển ngành theo Quy hoạch.
+ Nhà nước bố trí vốn ngân sách cho công tác điều tra cơ bản về tài nguyên than, lập quy hoạch phát triển ngành than theo quy định.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công thương có trách nhiệm:
a) Công bố Quy hoạch được phê duyệt; chỉ đạo, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy hoạch, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiến độ và có hiệu quả Quy hoạch.
b) Cập nhật, đánh giá tình hình cung - cầu về than, tình hình thực hiện các dự án thăm dò, khai thác để kịp thời điều chỉnh, bổ sung danh mục đầu tư và tiến độ các dự án cho phù hợp với thực tế.
c) Chỉ đạo việc lập và phê duyệt Quy hoạch các vùng than và Quy hoạch khai thác và sử dụng than bùn trên phạm vi cả nước.
d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, chính sách liên quan đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh than để đảm bảo việc thực hiện Quy hoạch.
đ) Phê duyệt kế hoạch xuất khẩu than; chỉ đạo, hướng dẫn việc thực hiện xuất, nhập khẩu than theo quy định; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan kiểm tra việc xuất, nhập khẩu than.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Đẩy mạnh tiến độ công tác điều tra cơ bản tài nguyên than trên phạm vi cả nước; quản lý và lưu trữ số liệu địa chất tài nguyên than theo quy định.
b) Việc cấp giấy phép hoạt động khoáng sản than phù hợp Quy hoạch và quy định hiện hành.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan vận động, kêu gọi vốn ODA để phát triển ngành than theo nội dung của Quy hoạch.
4. Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương và các Bộ, ngành, địa phương liên quan cập nhật, bổ sung vào Quy hoạch chuyên ngành giao thông vận tải các cảng trung chuyển than, tuyến đường vận chuyển than để phục vụ nhập khẩu than cho các trung tâm nhiệt điện than ở khu vực miền Trung và miền Nam.
5. Bộ Tài chính chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính liên quan (trong đó có cơ chế, chính sách điều hòa lợi ích giữa Trung ương và địa phương nơi có hoạt động khai thác than) để phát triển bền vững ngành than.
6. Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, thúc đẩy việc nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên phần sâu của bể than Đông Bắc, bể than đồng bằng sông Hồng; sử dụng nhiều loại sản phẩm chế biến khác nhau từ than; sử dụng có hiệu quả than nhiệt lượng thấp, than bùn v.v…
7. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Phối hợp với các Bộ, ngành, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Quy hoạch.
b) Chịu trách nhiệm quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản than chưa khai thác ngoài ranh giới quản lý của các doanh nghiệp theo quy định. Phối hợp với các doanh nghiệp thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên than tại các khu vực mỏ đang khai thác.
c) Chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư thực hiện việc giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư cho các dự án đầu tư ngành than theo quy định.
d) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc thi hành pháp luật về khoáng sản của các tổ chức, cá nhân có hoạt động khoáng sản than tại địa phương.
đ) Chủ trì việc khoanh định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vùng cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; thực hiện quản lý hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật về khoáng sản.
8. Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam:
a) Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện Quy hoạch; thực hiện tốt vai trò chủ đạo trong phát triển bền vững ngành than.
b) Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch đầu tư, kế hoạch thăm dò, khai thác than phù hợp với Quy hoạch và nhu cầu sử dụng của nền kinh tế trong từng giai đoạn; chịu trách nhiệm chính về cung cấp than khai thác trong nước và làm đầu mối, phối hợp với các doanh nghiệp ngoài Tập đoàn nhập khẩu than để đáp ứng nhu cầu trong nước.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng phương án, biện pháp quản lý chặt chẽ việc khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than, ngăn chặn tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ, xuất khẩu than trái phép.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐTW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng TW và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Các Tập đoàn: CN Than - Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Việt Nam, Điện lực Việt Nam, CN Tàu thủy Việt Nam;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KTN (5b).
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Hoàng Trung Hải
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER
-------

No. 60/QD-TTg

THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence– Freedom – Happiness
---------------

Hanoi, January 9, 2012

 

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON DEVELOPMENT OF VIETNAM S COAL INDUSTRY THROUGH 2020, WITH THE PROSPECTS TOWARD 2030 TAKEN INTO CONSIDERATION

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;

Pursuant to the Prime Minister s Decision No. 89/2008/QD-TTg of July 7, 2008, approving the strategy for development of Vietnam s coal industry through 2015, with orientations toward 2025;

At the proposal of the Minister of Industry and Trade,

DECIDES:

Article 1.To approve the master plan on development of Vietnam s coal industry through 2020. with the prospects toward 2030 taken into consideration, with the following principal contents:

I. DEVELOPMENT VIEWPOINTS

1. To develop the coal industry on the basis of exploiting, processing and economically using the country s coal resources to mainly serve domestic demand: actively and effectively contributing to the assurance of national energy security and satisfying lo the utmost the demand for coal to serve national socio-economic development; to ensure reasonable import and export of coal in the direction of incrementally reducing export and exporting only types of coal which arc not yet needed in the country through plan-based management and other regulatory measures in line with the state-managed market mechanism and Vietnam s international commitments.

2. To develop a sustainable and effective coal industry in synchrony and conformity with the overall development of other economic industries. To bring into the fullest play internal resources (capital, capability of designing and manufacturing equipment, etc.) along with expanding international cooperation, primarily in research, development and application of advanced technologies to coal exploration, exploitation, processing and use; to make satisfactory investment in the work of environmental protection, labor safety, natural resource management and risk management in coal mining.

3. To step up baseline survey, exploration and assessment of coal resources and reserves so as to prepare reliable resources for stable and long-term development of the industry, while promoting offshore investments in coal exploration and mining activities in order lo supplement coal sources for meeting the long-term domestic demand.

4. To diversify methods of investment and trading in the coal industry with state-controlled enterprises playing the leading role; to trade coal according to the state-managed market mechanism for the objective of assuring national energy security.

5. To develop the coal industry in close combination with protecting and improving the eco-environment in coal regions; to make active contributions to socio-economic development and security and national defense consolidation in all regions, especially Quang Ninh coal fields; to assure safety in coal production.

II. DEVELOPMENT OBJECTIVES

1. Regarding coal exploration

a/ The North East coal basin:

- By the end of 2015, to complete the exploration of coal resources and reserves belonging to the layers above -300 m and below -300 m in some areas to ensure adequate coal resources and reserves for exploitation from now to 2020;

- By 2020, to strive to basically complete exploration to the bottom of the coal layers to ensure adequate coal resources and reserves for exploitation during 2020-2030.

b/ The Red River delta coal basin

- To select some potential coal-bearing areas with appropriate geological and mining conditions for exploration during the 2012-2015 plan period to serve pilot mining at the end of the plan period:

- On the basis of results of survey and overall assessment of coal resources in the inland areas of the Red River delta coal basin and results of implementation of some pilot projects, to expand exploration to gain grounds for developing industrial-scale coal mines with appropriate technologies. By 2030 to basically complete the exploration of coal-bearing areas with favorable mining conditions in Khoai Chau and Tien Hai areas.

2. Regarding coal mining

The outputs of salable coal produced in the whole industry in the periods of the master plan:

- 2012: 45-47 million tons.

- 2015: 55-58 million tons.

- 2020: 60-65 million tons.

- 2025: 66 - 70 million tons.

- 2030: Over 75 million tons. In which:

- The North East coal basin and other coal mines (outside the Red River delta coal basin): The output of salable coal will be 55 - 58 million tons by 2015; 59 - 64 million tons by 2020; 64 - 68 million tons by 2025, and will be maintained at around 65 million tons after 2025.

- The Red River delta coal basin: From now to 2015, to invest in the pilot mining at some mines to create a basis for development investment after 2015. To strive to achieve an output of salable coal (converted) of 0.5 - 1 million tons by 2020; 2 million tons by 2025 and over 10 million tons by 2030.

The output of salable coal of the whole industry may be adjusted to meet market demand in each period, including the import and export of coal, to ensure overall effectiveness of the economy.

3. Regarding coal preparation and processing

Before 2015, to complete the review and adjustment of the master plan on arrangement of coal preparation units in Quang Ninh area for the purpose of optimizing coal transportation activities, meeting to the utmost the needs for different types of prepared coal and conforming to the master plans on urban development in coal regions, transport and seaports and meeting environmental protection requirements. By 2020, to strive to develop coal processing in the direction of diversifying products (fuel, coal used for metallurgy, coal gasification, liquefied fuel from coal, materials for the chemical industry, etc).

4. Regarding environmental protection

By 2015, to basically achieve major environ­mental standards in sensitive areas (urban centers, residential quarters, tourist attractions, etc): by 2020, to fully satisfy all environmental standards in all areas of coal mines.

5. Regarding the coal market

To quickly shift the coal industry to operate according to the market mechanism and integrate in the regional and international markets subject to state regulation.

III. CONTENTS OF THE MASTER PLAN

1. Coal demand forecasts

Domestic coal demand forecasts for different periods arc as follows:

Unit: million tons

Coal demand

2012

2015

2020

2025

2030

 Basic level

High level

Basic level

High level

Basic level

High level

Basic level

High level

Basic level

High level

Total

32.9

33.7

56.2

60.7

112.4

120.3

145.5

177.5

220.3

270.1

In which, coal for electricity

14.4

15.2

33.6

38.0

82.S

90.8

112.7

144.7

181.3

231.1

2. Planning zones

a/ Areas of coal exploration, exploitation and processing on an industrial scale

- The North East coal basin: Coal-bearing areas arc mostly distributed in Quang Ninh province, with some in Bac Giang and Hai Duong provinces. This basin accommodates the largest anthracite coal resources and reserves in the country to be mobilized from now to 2030 under the master plan:

- The Red River delta coal basin: Coal-bearing areas are mostly distributed in Thai Binh, Hung Yen and Nam Dinh provinces. This region has a vast sub-bituminous coal potential, with a still low level of exploration, difficult and complicated exploitation conditions regarding natural and living environments;

- Inland coal mines, including 6 coal mines (Nui Hong, Khanh Hoa, Lang Cam, Na Duong, Khe Bo and Nong Son) currently managed, protected and exploited by affiliate units of the Vietnam National Coal-Mineral Industries Holding Corporation and Vietnam Steel Corporation. These mines have medium and small resources and reserves and capacities, exploited mainly by open-casting method, with coal resources and reserved mainly concentrated in Quan Trieu - Nui Hong and Lang Son.

b/ Areas of exploration, exploitation and processing on a medium and small scale

- Locally run mines: There are over 100 coal mines and sites with small resources and reserves scattered and distributed in different provinces and cities nationwide, with low industrial value and exploration levels:

- Peat coal mines: Peat coal mines are distributed rather widely and evenly across the country , including over 216 mines and sites with total resources projected to be rather large and a low exploration level, mainly distributed in the southern delta.

c/ Areas where mineral activities arc prohibited or temporarily prohibited: Provincial-level People s Committees shall coordinate with related ministries and sectors in identifying these areas and submit them to the Prime Minister for approval in accordance with the mineral law.

3. Total coal resources and reserves

- Total coal resources and reserves, calculated as of January 1, 2011, are about 48.7 billion tons, including:

+ Pit coal: 48.4 billion tons.

+ Peat coal: 0.3 billion tons.

- Coal resources and reserves to be mobilized under the master plan are 7.2 billion tons, including:

+ Pit coal: 7.0 billion tons.

+ Peat coal: 0.2 billion tons.

See details in Appendix I to this Decision (not printed herein).

4. Exploration planning

a/ From now to 2015

- The North East coal basin: By 2015 to complete projects lo explore coal resources and reserves belonging to the layers above -300 m, including new mines of Bao Dai, Dong Trieu -Pha Lai, East Trang Bach, Cuoc Be bay, East Quang Loi, and below -300 in in some areas to serve exploitation projects implemented in the period to 2020;

- The Red River delta coal basin: To complete the exploration of part of coal resources and reserves in the most potential areas with relatively favorable geological and mining conditions for implementing some pilot exploitation projects;

- Inland coal mines: To implement projects to explore coal resources and reserves of 6 coal mines (Na Duong. Nui Hong, Khanh Hoa, Lang Cam, Khe Bo and Nong Son);

- Local coal mines: To implement projects to explore resources and reserves of locally managed mines and sites:

- Peat coal mines: To implement projects to explore resources and reserves of peal coal-bearing areas;

- To explore to upgrade resources and reserves to ensure adequate and reliable coal reserves available for exploitation in the period to 2015.

b/ The 2016-2020 period:

- The North East coal basin: By 2020 to complete the exploration lo the bottom of the coal layers to ensure adequate coal resources and reserves available for exploitation in the period lo 2030:

- The Red River delta coal basin: On the basis of results of survey and overall assessment of coal resources in the inland areas of the Red River delta coal basin and results of pilot exploitation projects, to expand exploration for developing industrial-scale coal mines and/or implementing other pilot exploitation projects (if necessary);

- Inland coal mines: To continue implementing projects lo explore resources and reserves of 6 mines (Na Duong, Nui Hong, Khanh Hoa, Lang Cam, Khe Bo and Nong Son):

- Local coal mines: To continue with projects to explore resources and reserves of locally managed mines and sites;

- Peat coal mines: To continue implementing projects to explore resources and reserves of peal coal-bearing areas;

- To explore to upgrade resources and reserves to ensure adequate and reliable coal reserves available for exploitation in the period to 2020.

c/ The 2021-2030 period

- The Red River delta coal basin: On the basis of results of implementation of exploration and pilot exploitation projects, to further expand exploration to create resources for increasing the exploitation output on an industrial scale;

- To explore to upgrade resources and reserves to ensure adequate and reliable coal reserves available for exploitation in the period to 2030.

See the list of exploration projects and volumes in Appendix II to this Decision (not printed herein).

5. Exploitation planning

a/ From now to 2015

- The North East coal basin

+ To renovate and expand 61 mine projects under operation for higher capacity.

+ To close Suoi Lai opencast mines by 2015.

+ To construct 25 new mines with a capacity of 2 million tons/year/mine (10 mines in Cam Pha and 15 in (Jong Bi).

- Inland coal mines: To renovate and expand opencast mines under operation by applying advanced and synchronous equipment and technologies to increase exploitation output; to construct new pit mines to exploit coal beneath Khanh Hoa opencast mine.

- Peat coal mines; To renovate and expand mines under operation and constructing new ones to serve the manufacture of fertilizers, chemicals, fuels for residential consumption and thermal power generation.

- Local coal mines: To renovate and expand mines under operation and construct new ones on the basis of selecting capable and qualified organizations and individuals to explore and exploit coal to meet local demand.

- To make investment to maintain the capacity of constructed mines.

b/ The 2016-2020 period

- The North East coal basin

+ To close the Nui Beo opencast mine by 2017 and Ha Tu opencast mine by 2018.

+ To renovate and expand 2 mines for higher capacity.

+ To build 14 new mines with a capacity of 2 million tons/yea/mine (3 mines in Cam Pha, in Hon Gai and 8 in Uong Bi).

- The Red River delta coal basin: To invest in some pilot exploitation projects with the introduction of pit mining technologies and underground coal gasification (UCG) technology as a basis for development investment after 2020.

- Inland coal mines: To further renovate and expand existing opencast mines through introducing advanced and synchronous equipment and technologies to stabilize and increase their capacity when conditions permit.

- Peat coal mines: To renovate and expand mines under operation and construct new ones to serve the manufacture of fertilizers, chemicals, fuels for residential consumption and thermal power generation.

- Local coal mines: To further renovate and expand existing mines and build new ones on the basis of selecting capable and qualified organizations and individuals to explore and exploit coal to meet local demand.

- To make investment to maintain the capacity of constructed mines.

c/ The 2021-2030 period

- The North East coal basin

+ To renovate and expand 2 mines for higher capacity.

+ To construct new 8 mines with a capacity of up to 1.5 million tons/year/mine (3 mines in Hon Gai and 5 in Uong Bi).

- The Red River delta coal basin: On the basis of results of exploration and pilot exploitation, to build new mines with a capacity of about 3 million tons/year/mine. To additionally implement (when necessary) some pilot exploitation projects in explored areas so as to select appropriate exploitation technologies to increase total exploitation capacity in the basin.

- To make investment to maintain the capacity of constructed mines.

See the list of investments to renovate, expand and construct coal mines in Appendix III to this Decision (not printed herein).

6. Planning of coal preparation and processing

a/ From now to 2015

- To renovate, expand and modernize Cua Ong coal preparation plant and existing preparation clusters at mines to ensure environmental protection; to make investment in maintaining Hon Gai coal preparation plant (South Cau Trang) through 2015;

- To build new coal preparation plants with modern technology: Khe Cham (first phase) with a capacity of about 6 million tons/year; Hon Gai (first phase) with a capacity of about 4 million tons/year; Vang Danh II with a capacity of about 2 million tons/year and a preparation system with a capacity of about 1.6 million tons/ year in North Khe Cham area;

- To make in-depth investment to maintain and upgrade constructed coal preparation plants.

b/ The 2016-2020 period

- The North East coal basin

+ To renovate and expand Vang Danh I preparation plant for a higher capacity of about 3 million tons/year; Khe Cham preparation plant (second phase) for a higher capacity of about 12 million tons/year, and Vang Danh II preparation plant for a higher capacity of about 3.5 million tons/year.

+ To build new centralized preparation plants with modern technology: Lep My (first phase) with a capacity of about 5 million tons/year; Khe Than (first phase) with a capacity of about 2.5 million tons/year: Khe Than (second phase) with a capacity of about 5.5 million tons/year and Mao Khe with a capacity of about 5 million tons/year.

+ To rearrange and reorganize existing preparation establishments/clusters according to the master plan.

- The Red River delta coal basin: To build some new support works which are necessary and appropriate to serve pilot mining projects.

- To make in-depth investment to maintain, upgrade and modernize constructed preparation plants.

c/ The 2021-2030 period

- The North East coal basin: To build new preparation plants in Dong Trieu - Pha Lai with a total capacity of about 4.5 million tons/year to serve coal preparation for mines in this area (Dong Trieu - Pha Lai mines I. II. III and IV): Hon Gai (first phase) with a capacity of about 8 million tons/year.

- The Red River delta coal basin: Depending on investment progress, capacity and exploitation technology and demands for different types of coal, to consider investment in coal preparation, processing and using establishments (electricity and gas; coal - gas -liquefied fuel complexes, coal preparation and processing plants) with modern and environment-friendly technologies in Thai Binh and Hung Yen provinces, which are suitable to the coal exploitation capacity.

- To make investment to maintain constructed preparation plants.

See the list of investments to renovate, expand and build coal preparation and processing plants in Appendix IV to this Decision (not printed herein).

7. Coal import and export orientations

To meet to the utmost domestic coal demands for different types and volumes of coal; to export a reasonable volume according to plan, and export only types of coal which are not needed or not yet needed in the country; to actively and proactively seek coal import sources to help assure long-term energy security for the country.

8. Planning of electricity supply

- For the North East coal basin: To renovate and upgrade the operational electricity supply system according to the schedule of renovating and expanding mines to assure stable and safe supply of electricity for coal production; to build new power lines of 35 kV ÷220 kV and transformer stations of 35 kV ÷ 220 kV for areas with new mines. Pit mines must be supplied with electricity by double/circular circuits.

- For the Red River delta coal basin: During 2016-2020. to build an electricity system necessary for pilot exploitation activities. During 2021-2030. depending on exploitation scale and schedule, to consider renovating and building transmission lines and transformer stations to meet electricity demand of coal mines.

- To study and build an independent electricity system (connected to the national power grid) for pit mines (in general) from local power plants to ensure safe and stable electricity supply sources.

- To make investment to maintain the constructed electricity supply system.

9. External transport planning

a/ From now to 2015

- Internal car-accessible road systems: To renovate, upgrade and construct some internal car-accessible roads in Uong Bi, Hon Gai and Cam Pha: to maintain and upgrade existing special-use internal roads.

- The railway system:

+ To renovate, expand and upgrade existing railway lines, use locomotives of over 1,000 HP to increase railway transport capacity.

+ To build a new double-track railway from Lan Thap station to Uong Bi A station and a 1,000mm-gauge railway from Lan Thap to Khe Than.

- Conveyor system: To invest in building 17 new conveyor lines with a total length of about 89.28 km.

- To make investment to maintain the constructed external transport system.

b/ The 2016-2020 period

- For the North East coal basin: To make investment to maintain the constructed external transport system.

- For the Red River delta coal basin: To maintain and upgrade constructed infrastructure facilities to serve pilot mining activities.

c/ The 2021-2030 period

- Depending on technology and expected exploitation output of the Red River delta coal basin, to build some new external transport systems to serve industrial-scale mining.

- To make investment to maintain the constructed external transport system.

See the list of investments in renovating and expanding the constructed external transport systems and building new ones in Appendix IV to this Decision (not printed herein).

10. Planning of coal export ports

a/ From now to 2015

- Uong Bi - Dong Tricu - Pha Lai region

+ Dien Cong port: To renovate and expand the port for a higher capacity of about 15 million tons/year to be able to receive barges of up to 500 DWT and ships of up to 2,000 DWT.

+ Ben Can port: To renovate and expand the port for a higher capacity of about 3 million tons/year to be able to receive barges of up to 500 DWT and ships of up to 1.000 DWT.

+ To make in-depth investment to maintain and assure the capacity of constructed ports.

- Hon Gai area

+ South Cau Trang port: By the end of 2015, to renovate the port for a higher capacity of about 5 million tons/year and dredge its fairways and channels to serve coal production and receive ships of up to 2,000 DWT. After 2015, this port will be renovated into a cargo port.

+ Viet Hung - Hoanh Bo port: To renovate this port to maintain its capacity of about 2 million tons/year to serve coal production at the mines in Hoanh Bo area through 2014, and receive ships of up to 500 DWT. After 2014, this port will be converted in to a port for importing coal production supplies and equipment for the mines in Uong Bi area.

+ Lang Khanh port: To construct this port with a capacity of about 7 million tons/year to replace coal loading wharves along Dien Vong river and receive barges of up to 500 DWT.

+ Ha Rang - Cai Mon port: To renovate this port for a higher capacity of about 1.5 million tons/year and dredge its fairways and channels to serve coal production through 2012, and be able to receive barges of up to 500 DWT.

+ To make in-depth investment to maintain and assure the capacity of constructed ports.

- Cam Pha area

+ Cam Pha port cluster: To upgrade and expand this cluster into a special-use port with integrated wharves and synchronous equipment and capacity of about 12 million tons/year and able to receive ships of up to 2.000 DWT.

+ Km6 port: To renovate and expand this port into a large port cluster (consisting of small ports in the area) with a capacity of about 5 million tons/year and able to receive ships of up to 2,000 DWT.

+ Mong Duong - Khe Day port: To renovate and expand this port into a large port cluster (consisting of small porls in the area) with a capacity of about 7 million tons/year and able to receive ships of up lo 2,000 DWT

+ Cam Thinh (Bridge 20) port: To renovate and upgrade this port to reach a capacity of about 3 million tons/year lo serve coal production until the end of 2013 to be able to receive ships of up to 2.000 DWT After 2013, this port will be transformed into a cargo port.

+ To make in-depth investment to maintain and assure the capacity of constructed ports.

b/ The 2016-2020 period

- Cam Pha area: Based on the socio­economic development demand of the region, to consider building in Cua Ong area a new cargo port (Cam Pha integrated porl) with a capacity of 8 - 13 million tons/year and able to receive ships of up to 2,000 DWT.

- For the Red River delta coal basin: To renovate and upgrade existing ports in Thai Binh and Hung Yen provinces to serve pilot exploitation projects.

- To make in-depth investment to maintain and assure the capacity of constructed porls.

c/ The 2021-2030 period

- The Uong Bi - DongTrieu - Pha Lai region: To build new coal ports of a total capacity of about 5 million tons/year to serve coal production in Dong Trieu - Pha Lai and be able to receive ships of up lo 1,000 DWT.

- For the Red River delta coal basin: Depending on the exploitation output, to consider building a number of new coal export ports in Thai Binh and Hung Yen provinces along the Red, Luoc and Tra Ly rivers to serve industrial-scale coal mining and receive ships of up to 1,000 DWT

- To make in-depth investment to maintain and assure the capacity of constructed ports.

See the list of investments in renovating and expanding coal export ports and constructing new ones in Appendix IV to this Decision (not printed herein).

11. Planning of coal import ports

Depending on the progress of investment in thermal power centers according to planning, to build a number of new coal import pots (or special-use piers at integrated ports) in Central Vietnam and the Mekong River delta to serve the supply of coal for thermal power centers in the central and southern regions.

12. Investment capital

a/ Demand for investment capital

Total investment capital demand for the coal industry by 2030 is about VND 690.973 trillion (an annual average of VND 34.549 trillion).

- The period from now to 2015

The investment capital demand is about VND 208.580 trillion (an annual average of VND41.716 trillion), including:

+ VND 191.810 for new investment and upgrading and expansion (an average of VND 38.362 trillion/year);

+ VND 16.770 trillion for investment to maintain production (an annual average of 3.354 trillion).

- The 2016-2020 period

The investment capital demand is about VND 109.156 trillion (an annual average of VND 21.813 trillion), including:

+ VND 87.173 for new investment and upgrading and expansion (an annual average of VND 17.435 trillion);

+ VND 21.983 trillion for investment to maintain production (an annual average of VND 4.397 trillion).

- The 2021-2030 period

The investment capital demand is about VND 373.237 trillion (an annual average of" VND 37.324 trillion), including:

+ VND 287.255 for new investment and upgrading and expansion (an average of VND 28.726 trillion/year);

+ VND 85.982 trillion for investment to maintain production (an annual average of VND 8.598 trillion).

b/ Capital sources

Investment capital for the coal industry development under the master plan shall be arranged from own capital, commercial and soft loans, capital raised through the securities market and other lawful sources.

IV. SOLUTIONS. MECHANISMS AND POLICIES

1. Solutions

- To step up survey, evaluation and exploration activities to prepare sufficient and reliable coal resources and reserves ready for exploitation under the master plan. On the basis of available geological documents, to formulate programs and plans for studying the exploitation and use of coal in the continental shelf.

- To introduce advanced methods of resource management; to properly protect coal resources; to effectively and closely control coal sources during exploitation, transportation, processing and consumption.

- To step up research, transfer and quick master of advanced technologies and techniques in coal exploration, exploitation and processing; to lake the initiative in studying and investing in the manufacture of equipment, machines and spare parts for the coal industry, first of all for pit mining, preparation and transportation.

- To synchronously apply technical and management measures to conserve resources and reduce costs in all stages of coal exploration, exploitation, processing, transportation and consumption.

- To research and develop processing technologies in order to diversify coal products for different domestic uses. To closely coordinate with related industries in studying the use of low-grade coal in the electricity generation and cement production and developing peat-using activities.

- To increase investment in technologies and equipment for labor safety assurance, especially gas alarming, fire and explosion prevention and fight, warning and prevention of water inundation at mines and mine collapse: to modernize and professionalize mine rescue forces.

- To speed up investment in mines through diversifying forms of investment to bring into the fullest play all resources, increase investment effectiveness and meet the output demand stated in the master plan. To diversify forms of raising investment capital: financial hire-purchase, contractual lease, bidding of some mine activities, issuance of bonds and shares, borrowing of commercial loans, etc, for development investment in coal projects.

- To step up cooperation and association among enterprises within and outside the industry, and international cooperation, with a focus on research and application of science and technology, transfer and receipt of new technologies, equipment manufacture, mine construction, environmental treatment, etc.

- To take the initiative in seeking opportunities and arranging capital sources for increasing investment in the overseas coal exploration and exploitation in various forms (joint venture, purchase of shares, purchase of mines, etc.).

- To make reasonable investment in the protection, conservation and improvement of the environment to ensure the industry s sustainable development.

- To increase investment and promote cooperation and association in and diversify modes of training so as to prepare and assure human resources for the implementation of the master plan.

2. Mechanisms and policies

- Regarding resource management

+ The North East coal basin: To assign the Vietnam National Coal-Mineral Industries Holding Corporation to manage, explore and exploit coal resources under the master plan.

+ The Red River delta coal basin: To assign the Vietnam National Coal-Mineral Industries Holding Corporation to assume the main responsibility for management and organization of the exploration, pilot application of technology and exploitation under the master plan.

- Markets: The coal industry will continue with the roadmap for adjusting coal sale prices applicable to domestic households under the market mechanism in order to encourage the reasonable use and conservation of coal resources, helping the coal industry stabilize production, balance finance and generate investment capital for the coal industry development under the master plan.

- Finance:

+ The coal industry shall be considered for borrowing development investment credits of the State and parts of ODA capital and government bond capital for development under the master plan.

+ The State arranges budget capital for baseline surveys in coal resources and formulation of the coal industry development master plan according to regulations.

Article 2.Organization of implementation

1. The Ministry of Industry and Trade shall:

a/ Announce the master plan after it is approved: direct, guide, supervise, examine and urge the implementation of the master plan, assuring the set objectives, schedule and effectiveness;

b/ Update and assess the situation of coal supply and demand and implementation of exploration and exploitation projects so as to timely adjust and add the list of investments and the schedules of projects according to practical requirements;

c/ Direct the elaboration of and approve the master plan on coal zones and the master plan on exploitation and use of peat coal nationwide;

d/ Assume the prime responsibility for. and coordinate with related ministries, sectors and localities in, studying and improving mechanisms and policies related to coal production and trading so as to implement the master plan;

e/ Approve coal export plans: direct and guide the import and export of coal according to regulations; assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries and sectors in, inspecting the coal import and export.

2. The Ministry of Natural Resources and Environment shall:

a/ Speed up the baseline survey of coal resources nationwide; and manage and archive geological data on coal resources according to regulations:

b/ Grant coal mineral activity licenses in accordance with the master plan and current regulations.

3. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility for, and coordinate with related ministries, sectors and localities in, mobilizing and calling for ODA capital for the coal industry development according to the master plan.

4. The Ministry of Transport shall assume the prime responsibility for and coordinate with related ministries, sectors and localities in, updating and supplementing the master plan on transport regarding coal transshipment ports and transportation routes to serve the import of coal for coal-fired thermal power centers in the central and southern regions.

5. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility for studying and developing related financial mechanisms and policies (including mechanisms and policies to harmonize the interests between the central government and localities with coal mining activities) for the sustainable development of the coal industry.

6. The Ministry of Science and Technology shall assume the prime responsibility for studying and developing mechanisms and policies to encourage and promote the research. transfer and application of modern science and technology to serve the effective exploitation and use of resources in the deep layers of the North East and Red River delta coal basins; use of different types of processed coal products: effective use of low-grade coal, peat coal. etc.

7. The People s Committees of provinces and centrally run cities shall:

a/ Coordinate with ministries, sectors, the Vietnam National Coal-Mineral Industries Holding Corporation and related units in effectively implementing the master plan;

b/ Manage and protect unexploited coal resources outside the management boundaries of enterprises according to regulations; coordinate with enterprises in taking measures to manage and protect coal resources in the areas of operational mines;

c/ Assume the prime responsibility for, and coordinate with investors in, carrying out ground clearance, population relocation and resettlement for coal investment projects according to regulations:

d/ Intensify the examination and inspection of the implementation of the mineral law by organizations and individuals carrying out mineral activities in localities;

e/ Assume the prime responsibility for zoning off and submitting to the Prime Minister for approval zones in which mineral activities are prohibited or temporarily prohibited; and manage mineral activities in accordance with the mineral law.

8. The Vietnam National Coal-Mineral Industries Holding Corporation shall:

a/ Take the main charge of implementing the master plan and properly play the leading role in developing the coal industry in a sustainable manner;

b/ Take the initiative in formulating and implementing plans for investment and coal exploration and exploitation in accordance with the master plan to meet the coal demand of the economy in each period; take the main charge for supplying domestically exploited coal, and act as the focal point in coordinating with enterprises outside the group in importing coal to meet the domestic demand;

c/ Coordinate with related ministries, sectors and localities in formulating plans and measures for closely managing the exploitation, transportation and consumption of coal and preventing illegal activities.

Article 3.This Decision takes effect on the date of its signing.

Article 4.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of government-attached agencies, chairpersons of provincial-level People s Committees; the Chairman of the Members Council and director general of the Vietnam National Coal-Mineral Industries Holding Corporation, and related organizations and individuals shall implement this Decision.-

 

 

FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Hoang Trung Hai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 60/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực

Quyết định 609/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ban hành Kế hoạch của Bộ Xây dựng thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP ngày 09/5/2024 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 42-NQ/TW ngày 24/11/2023, Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới

Xây dựng, Chính sách

Thông tư liên tịch 01/2012/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC của Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Quyết định 62/2011/QĐ-TTg ngày 09/11/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30/04/1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc

Chính sách

văn bản mới nhất