Nghị quyết 04/2005/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2005
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 04/2005/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 04/2005/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 01/04/2005 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Chính sách |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Xem chi tiết Nghị quyết04/2005/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 04/2005/NQ-CP
NGHỊ QUYẾT
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 04/2005/NQ-CP NGÀY 01 THÁNG 4 NĂM 2005
PHIÊN HỌP CHÍNH PHỦ THƯỜNG KỲ THÁNG 3 NĂM 2005
Trong ngày 29 và sáng ngày 30 tháng 3 năm 2005, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 3, bàn và quyết nghị những vấn đề sau:
1. Chính phủ xem xét Báo cáo Tổng quyết toán Ngân sách Nhà nước năm 2003 do Bộ Tài chính trình; Báo cáo Kiểm toán Ngân sách Nhà nước năm 2003 do Kiểm toán Nhà nước trình.
Năm 2003, các chỉ tiêu tài chính ngân sách đã được hoàn thành vượt mức nhiệm vụ Quốc hội giao. Cơ cấu Ngân sách nhà nước tiếp tục có bước chuyển biến tích cực. Các khoản thu nội địa, thu từ dầu thô và thu từ hoạt động xuất nhập khẩu đều vượt mức dự toán, tạo điều kiện chủ động chi để giải quyết các vấn đề cấp bách trong năm: tăng chi cho đầu tư phát triển; ưu tiên tăng chi phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá thông tin; tăng hỗ trợ cho các địa phương miền núi, Tây Nguyên phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo; bổ sung kinh phí quốc phòng, an ninh; dành gối đầu cho năm 2004 để thực hiện cải cách tiền lương.
Kết quả kiểm toán niên độ ngân sách 2003 cho thấy chất lượng công tác quản lý tài chính ngân sách đã có tiến bộ. Tuy nhiên, kết quả kiểm toán cũng chỉ ra nhiều tồn tại cần được tiếp tục xem xét, rút kinh nghiệm như: dự toán thu chi chưa sát thực tế; tăng thu chưa cơ bản, vững chắc do thu nội địa tuy có tăng nhưng chậm, tốc độ tăng thu từ khu vực doanh nghiệp nhà nước thấp; tình trạng nợ thuế, trốn thuế, buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra nhiều, gây thất thu cho Nhà nước và ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế; tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán và nợ đọng xây dựng cơ bản khá phổ biến ở các địa phương; việc chi tiêu lãng phí, không chấp hành chế độ, tiêu chuẩn, định mức diễn ra ở nhiều đơn vị.
Giao Bộ Tài chính và Kiểm toán Nhà nước tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh các báo cáo trên để trình Quốc hội.
2. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường trình về việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
Để giảm nhẹ trình tự, thủ tục hành chính trong việc xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời thực hiện đúng quy định của Luật Đất đai, giao Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ trình ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép Chính phủ ủy quyền Thủ tướng Chính phủ xét duyệt, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.
3. Chính phủ nghe Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục.
Thực hiện Nghị quyết số 37/2004/QH11 của Quốc hội về giáo dục, Chính phủ xây dựng Chương trình hành động, đề ra danh mục nội dung công việc cụ thể, thiết thực để giải quyết những vấn đề trọng tâm, cấp bách của ngành giáo dục, đó là: đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục; phát triển quy mô gắn với nâng cao rõ rệt chất lượng và hiệu quả giáo dục, đào tạo các cấp học, bậc học; hoàn thiện hệ thống, mạng lưới giáo dục bảo đảm liên thông và phân luồng sau trung học cơ sở; đổi mới cơ chế huy động nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục, đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục; xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; đổi mới cơ chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý giáo dục; đổi mới và tăng cường công tác thanh tra giáo dục; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, ưu tiên phát triển giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh Chương trình hành động, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành.
4. Chính phủ xem xét dự án Luật Các công cụ chuyển nhượng do Ngân hàng Nhà nước trình; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo Luật này.
Các văn bản quy phạm pháp luật đã được ban hành ở nước ta cho đến nay, về cơ bản, đã bước đầu hình thành được khung pháp lý cho việc phát hành, sử dụng các công cụ chuyển nhượng quan trọng trong quan hệ tín dụng thương mại là thương phiếu và séc. Tuy nhiên, nội dung các văn bản này vẫn còn nhiều bất cập, một số quy định thiếu khả thi và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Việc ban hành Luật Các công cụ chuyển nhượng nhằm đáp ứng yêu cầu khách quan của nền kinh tế; kịp thời thể chế hoá đường lối của Đảng trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Về cơ bản, Chính phủ nhất trí với phạm vi điều chỉnh và nội dung của dự án Luật. Riêng về tên Luật, cần nêu ra 2 phương án trình ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định.
Giao Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, hoàn chỉnh dự án Luật, bảo đảm tính khả thi khi Luật được ban hành; Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội dự án Luật này.
5. Chính phủ đã xem xét dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính trình; nghe Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ báo cáo tổng hợp ý kiến các thành viên Chính phủ về dự thảo Luật này.
ở nước ta hiện nay, lãng phí đang là hiện tượng phổ biến và có lúc, có nơi nghiêm trọng, nhất là trong việc quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách, vốn và tài sản Nhà nước, lao động trong khu vực Nhà nước và tài nguyên thiên nhiên. Để đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả, việc xây dựng Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có tính bao quát, khả thi và đồng bộ với các Luật, Pháp lệnh đã ban hành là hết sức cần thiết.
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu ý kiến các thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn chỉnh dự án Luật, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc trình ủy ban Thường vụ Quốc hội. Lưu ý, chỉ đưa vào Luật những nội dung đã rõ, có tính khả thi cao và có chế tài cụ thể; những nội dung về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đã được nêu trong các Luật khác như Luật Xây dựng, Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Đất đai... cần được quy định cụ thể về chế tài trong Luật này để nâng cao tính khả thi trong việc thực hiện. Dự án Luật cũng cần bổ sung thêm một số biện pháp như khoán chi hành chính, chế độ sử dụng ô tô, định mức sử dụng các tài sản công trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, các doanh nghiệp nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội...
Trong khi chờ ban hành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Chính phủ, các ngành, các cấp, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh việc tuyên truyền, tổ chức thực hiện tốt các quy định hiện hành về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; đấu tranh phê phán những hành vi vi phạm. Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức đoàn thể phát động phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí rộng khắp trong cả nước, làm cho vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thực sự trở thành ''quốc sách'' trong ý thức của mỗi người dân.
6. Chính phủ xem xét Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội và kết quả giao ban sản xuất, đầu tư tháng 3 và quý I năm 2005 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình; Báo cáo Tình hình thương mại tháng 3 năm 2005, quý I năm 2005 và dự báo thị trường quý II năm 2005 do Bộ Thương mại trình.
Tháng 3 và quý I năm 2005, mặc dù gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh và giá cả nhiều mặt hàng quan trọng trên thị trường thế giới tăng cao, nhưng kinh tế cả nước vẫn tiếp tục tăng trưởng, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp; các mặt hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hoá, xã hội có bước phát triển khá. Trong quý I, các Bộ, ngành và địa phương đã chấp hành tốt Nghị quyết của Quốc hội, Nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, thực hiện phân bổ kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản đúng cơ cấu ngành và cơ cấu nguồn vốn được giao; dành một phần vốn của kế hoạch năm 2005 để thanh toán nợ xây dựng cơ bản của các năm trước. Tuy nhiên, tốc độ tăng GDP cũng như tốc độ tăng trưởng của nhiều ngành kinh tế đạt thấp so với kế hoạch; giá trị sản xuất công nghiệp tăng thấp; mức tăng kim ngạch xuất khẩu và giá trị gia tăng dịch vụ chưa cao; mặt bằng giá cả vẫn đứng ở mức cao; tình hình trật tự an toàn giao thông chưa có chuyển biến rõ nét; tình hình tội phạm, đặc biệt là tội phạm ma tuý có chiều hướng gia tăng.
Để thực hiện thắng lợi kế hoạch năm 2005, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tập trung thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy các ngành kinh tế tăng trưởng cao, đặc biệt là sản xuất công nghiệp và nhanh chóng triển khai kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản thuộc Ngân sách Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết số 36/2004/QH11 của Quốc hội và Nghị quyết số 01/2005/NQ-CP của Chính phủ. Các Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo rà soát từng sản phẩm, có biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn để phát triển sản xuất, loại bỏ các loại phí không cần thiết, tận dụng tối đa các nguồn nguyên liệu trong nước để giảm chi phí sản xuất và giá thành các sản phẩm, nhất là các ngành công nghiệp quan trọng như: khai khoáng, thép, điện, xi măng, phân hoá học, dệt may; đẩy mạnh quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước; thực hiện các biện pháp hữu hiệu phòng chống thiên tai, dịch cúm gia cầm và những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp; tạo việc làm, ổn định đời sống nhân dân vùng bị thiên tai; chỉ đạo tăng cường xúc tiến thương mại, đẩy mạnh xuất khẩu; tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồn vốn của dân và vốn đầu tư nước ngoài thông qua việc tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh; tiếp tục thực hiện có hiệu quả các biện pháp kiềm chế tăng giá cả hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng, kiềm chế tai nạn giao thông; đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội, HIV/AIDS.
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Công nghiệp, Bộ Thương mại, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức làm việc với các địa phương có sản xuất công nghiệp lớn để chuẩn bị tổ chức các hội nghị chuyên đề của Thủ tướng Chính phủ với các Tổng công ty nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các tỉnh, thành phố trọng điểm về sản xuất công nghiệp ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam để bàn các giải pháp đẩy mạnh sản xuất công nghiệp, giảm chi phí, kiềm chế tăng giá, mở rộng thị trường trong và ngoài nước, đẩy mạnh xuất khẩu. Các hội nghị sẽ được tổ chức trong tháng 4 năm 2005.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây