Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng

thuộc tính Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT

Thông tư 34/2009/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định tiêu chí xác định và phân loại rừng
Cơ quan ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:34/2009/TT-BNNPTNT
Ngày đăng công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Hứa Đức Nhị
Ngày ban hành:10/06/2009
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Nông nghiệp-Lâm nghiệp

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN SỐ 34/2009/TT-BNNPTNT

NGÀY 10 THÁNG 06 NĂM 2009

QUY ĐỊNH TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI RỪNG

 

            Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

            Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;

            Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tiêu chí xác định và phân loại rừng như sau:

 

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về tiêu chí xác định rừng và hệ thống phân loại rừng phục vụ cho công tác điều tra, kiểm kê, thống kê rừng, quy họach bảo vệ và phát triển rừng, quản lý tài nguyên rừng và xây dựng các chương trình, dự án lâm nghiệp.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý rừng và đất lâm nghiệp có trách nhiệm thực hiện các quy định tại thông tư này.

2. Áp dụng cho toàn bộ diện tích rừng, bao gồm cả rừng tập trung và cây rừng trồng phân tán trên phạm vi toàn quốc.

 

Chương II

TIÊU CHÍ XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI RỪNG

 

Điều 3. Tiêu chí xác định rừng

Một đối tượng được xác định là rừng nếu đạt được cả 3 tiêu chí sau:

1. Là một hệ sinh thái, trong đó thành phần chính là các loài cây lâu năm thân gỗ, cau dừa có chiều cao vút ngọn từ 5,0 mét trở lên (trừ rừng mới trồng và một số loài cây rừng ngập mặn ven biển), tre nứa,…có khả năng cung cấp gỗ, lâm sản ngoài gỗ và các giá trị trực tiếp và gián tiếp khác như bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và cảnh quan.

Rừng mới trồng các loài cây thân gỗ và rừng mới tái sinh sau khai thác rừng trồng có chiều cao trung bình trên 1,5 m đối với loài cây sinh trưởng chậm, trên 3,0 m đối với loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ từ 1.000 cây/ha trở lên được coi là rừng.

 

Các hệ sinh thái nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản có rải rác một số cây lâu năm là cây thân gỗ, tre nứa, cau dừa,… không được coi là rừng.

2. Độ tàn che của tán cây là thành phần chính của rừng phải từ 0,1 trở lên.

3. Diện tích liền khoảnh tối thiểu từ 0,5 ha trở lên, nếu là dải cây rừng phải có chiều rộng tối thiểu 20 mét và có từ 3 hàng cây trở lên.

Cây rừng trên các diện tích tập trung dưới 0,5 ha hoặc dải rừng hẹp dưới 20 mét được gọi là cây phân tán.

Điều 4. Phân loại rừng theo mục đích sử dụng

1. Rừng phòng hộ: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, chống sa mạc hoá, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường.

2. Rừng đặc dụng: là rừng được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái của quốc gia, nguồn gen sinh vật rừng; nghiên cứu khoa học; bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh; phục vụ nghỉ ngơi, du lịch, kết hợp phòng hộ bảo vệ môi trường.

3. Rừng sản xuất: là rừng được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản ngoài gỗ và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường.

Điều 5. Phân loại rừng theo nguồn gốc hình thành

1. Rừng tự nhiên: là rừng có sẵn trong tự nhiên hoặc phục hồi bằng tái sinh tự nhiên.

a) Rừng nguyên sinh: là rừng chưa hoặc ít bị tác động bởi con người, thiên tai; Cấu trúc của rừng còn tương đối ổn định.

b) Rừng thứ sinh: là rừng đã bị tác động bởi con người hoặc thiên tai tới mức làm cấu trúc rừng bị thay đổi.

- Rừng phục hồi: là rừng được hình thành bằng tái sinh tự nhiên trên đất đã mất rừng do nương rẫy, cháy rừng hoặc khai thác kiệt;

- Rừng sau khai thác: là rừng đã qua khai thác gỗ hoặc các loại lâm sản khác.

2. Rừng trồng: là rừng được hình thành do con người trồng, bao gồm:

a) Rừng trồng mới trên đất chưa có rừng;

b) Rừng trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có;

c) Rừng tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác.

Theo thời gian sinh trưởng, rừng trồng được phân theo cấp tuổi, tùy từng loại cây trồng, khoảng thời gian quy định cho mỗi cấp tuổi khác nhau.

Điều 6. Phân loại rừng theo điều kiện lập địa

1. Rừng núi đất: là rừng phát triển trên các đồi, núi đất.

2. Rừng núi đá: là rừng phát triển trên núi đá, hoặc trên những diện tích đá lộ đầu không có hoặc có rất ít đất trên bề mặt.

3. Rừng ngập nước: là rừng phát triển trên các diện tích thường xuyên ngập nước hoặc định kỳ ngập nước.

a) Rừng ngập mặn: là rừng phát triển ven bờ biển và các cửa sông lớn có nước triều mặn ngập thường xuyên hoặc định kỳ.

b) Rừng trên đất phèn: là rừng phát triển  trên đất phèn, đặc trưng là rừng Tràm ở Nam Bộ.

c) Rừng ngập nước ngọt: là rừng phát triển ở nơi có nước ngọt ngập thường xuyên hoặc định kỳ.

4. Rừng trên đất cát: là rừng trên các cồn cát, bãi cát.

Điều 7. Phân loại rừng theo loài cây

1. Rừng gỗ: là rừng bao gồm chủ yếu các loài cây thân gỗ.

a) Rừng cây lá rộng: là rừng có cây lá rộng chiếm trên 75% số cây.

- Rừng lá rộng thường xanh: là rừng xanh quanh năm;

- Rừng lá rộng rụng lá: là rừng có các loài cây rụng lá toàn bộ theo mùa chiếm 75% số cây trở lên;

- Rừng lá rộng nửa rụng lá: là rừng có các loài cây thường xanh và cây rụng lá theo mùa với tỷ lệ hỗn giao theo số cây mỗi loại từ 25% đến 75%.

b) Rừng cây lá kim: là rừng có cây lá kim chiếm trên 75% số cây.

c) Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim: là rừng có tỷ lệ hỗn giao theo số cây của mỗi loại từ 25% đến 75%.

2. Rừng tre nứa: là rừng chủ yếu gồm các loài cây thuộc họ tre nứa như: tre, mai, diễn, nứa, luồng, vầu, lô ô, le, mạy san, hóp, lùng, bương, giang, v.v….

3. Rừng cau dừa: là rừng có thành phần chính là các loại cau dừa.

4. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

a) Rừng hỗn giao gỗ - tre nứa: là rừng có cây gỗ chiếm > 50% độ tàn che;

b) Rừng hỗn giao tre nứa - gỗ: là rừng có cây tre nứa chiếm > 50% độ tàn che..

Điều 8. Phân loại rừng theo trữ lượng

1. Đối với rừng gỗ

a) Rừng rất giàu: trữ lượng cây đứng trên 300 m3/ha;

b) Rừng giàu: trữ lượng cây đứng từ 201- 300 m3/ha;

c) Rừng trung bình: trữ lượng cây đứng từ 101 - 200 m3/ha;

d) Rừng nghèo: trữ lượng cây đứng từ 10 đến 100 m3/ha;

đ) Rừng chưa có trữ lượng: rừng gỗ đường kính bình quân < 8 cm, trữ lượng cây đứng dưới 10 m3/ha.

2. Đối với rừng tre nứa: Rừng được phân theo loài cây, cấp đường kính và cấp mật độ    

a) Nứa

Trạng thái

D (cm)

N (cây/ha)

Nứa to

≥ 5

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 8.000

- Rừng trung bình

 

5.000 - 8.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 5.000

Nứa nhỏ

< 5

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 10.000

- Rừng trung bình

 

6.000 - 10.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 6.000

b) Vầu

Trạng thái

D (cm)

N (cây/ha)

Vầu to

≥ 6

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 3.000

- Rừng trung bình

 

1.000 – 3.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 1.000

Vầu nhỏ

< 6

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 5.000

- Rừng trung bình

 

2.000 - 5.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 2.000

c) Tre, luồng

Trạng thái

D (cm)

N (cây/ha)

Tre, luồng to

≥ 6

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 3.000

- Rừng trung bình

 

1.000 – 3.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 1.000

Tre, luồng nhỏ

< 6

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 5.000

- Rừng trung bình

 

2.000 - 5.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 2.000

d) Lồ ô

Trạng thái

D (cm)

N (cây/ha)

Lồ ô to

≥ 5

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 4.000

- Rừng trung bình

 

2.000 - 4.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 2.000

Lồ ô nhỏ

< 5

 

- Rừng giàu (dày)

 

≥ 6.000

- Rừng trung bình

 

3.000 - 6.000

- Rừng nghèo (thưa)

 

< 3.000

 

Điều 9. Đất chưa có rừng

1. Đất có rừng trồng chưa thành rừng: là đất đã trồng rừng nhưng cây trồng có chiều cao trung bình chưa đạt 1,5 m đối với các loài cây sinh trưởng chậm hay 3,0 m đối với các loài cây sinh trưởng nhanh và mật độ < 1.000 cây/ha. 

2. Đất trống có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp, thực vật che phủ gồm cây bụi, trảng cỏ, lau lách và cây gỗ tái sinh có chiều cao 0,5 m trở lên đạt tối thiểu 500 cây/ha.

3. Đất trống không có cây gỗ tái sinh: là đất chưa có rừng quy hoạch cho mục đích lâm nghiệp gồm đất trống trọc, đất có cây bụi, trảng cỏ, lau lách, chuối rừng, chít, chè vè v.v…

4. Núi đá không cây: là núi đá trọc hoặc núi đá có cây nhưng chưa đạt tiêu chuẩn thành rừng.

 

Chương III

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký.

Các quy định về tiêu chí xác định và phân loại rừng trước đây trái với quy định tại thông tư này đều bãi bỏ.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương, các tổ chức, cá nhân báo cáo, phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi, bổ sung./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG

THỨ TRƯỞNG

Hứa Đức Nhị

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
-------
SOCIALIST REPUBLICOF VIETNAM Independence - Freedom– Happiness
----------
No. 34/2009/TT-BNNPTNT
Ha Noi, June 10, 2009
 
CIRCULAR
ON CRITERIA FOR FOREST IDENTIFICATION AND CLASSIFICATION
THE MINISTRY OF AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
Pursuant to the Government's Decree No. 01/2008/ND-CP of January 3, 2008, defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Agriculture and Rural Development;
Pursuant to the 2004 Law on Forest Protection and Development;
The Ministry of Agriculture and Rural Development guides criteria for forest identification and classification as follows:
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1. Scope of regulation
This Circular provides for criteria for identification of forests and the forest classification system in service of forest survey, inventory and statistics, forest protection and development planning, forest resource management and formulation of forestry programs and projects.
Article 2. Subject of application
1. Organizations and individuals engaged in the management of forests and forest land shall implement this Circular.
2. This Circular applies to all forest areas, including consolidated forests and scattered forest trees nationwide.
Chapter II
CRITERIA FOR FOREST IDENTIFICATION AND CLASSIFICATION
Article 3. Criteria for forest identification
An area will be identified as a forest if it meets all the following 3 criteria:
1. Being an ecosystem of which the major component is perennial timber trees, bamboos and palms of all kinds of a height of at least 5 meters (except new forest plantations which comply with separate regulations below and some species of coastal submerged forest trees and bamboos with a height of less than 5 meters at maturity), and capable of providing timber and non-timber forest products and bringing about other direct and indirect values such as biodiversity conservation, environmental protection and landscape.
New forest plantations of timber trees and newly regenerated forests after exploitation of forest plantations will be identified as forests if they reach the average height of over 1.5 meters for slow-growing trees (for example, pine trees and some indigenous trees) and over 3 meters for fast-growing trees (such as wattle and eucalyptus) and a density of at least 1,000 trees per hectare.
Agricultural and aquacultural ecosystems with scattered perennial timber trees, bamboos or palms will not be regarded as forests.
2. Having a canopy cover of at least 0.1 for trees which constitute its major component.
3. Having forest plots of at least 0.5 hectare each or forest tree strips of at least 20 meters in width and be composed of at least 3 tree lines.
Consolidated forest trees on areas of less than 0.5 hectare and forest strips of less than 20 meters in width are called scattered trees.
Article 4. Classification of forests based on use purposes
1. Protection forests are forests used mainly for protection of water sources and soil, prevention of erosion and desertification, restriction of natural disasters, climate regulation and environmental protection.
2. Special-use forests are forests used mainly for nature conservation, preservation of standard specimens of the national ecosystems and forest biological gene sources; scientific research; protection of historical and cultural relics and landscape preservation for recreation and tourism purposes in combination with environmental protection.
3. Production forests are forests used mainly for production and sale of timber and non-timber forest products in combination with environmental protection.
Article 5. Classification of forests based on
1. Natural forests are forests which exist in the nature or are restored through natural regeneration, including:
a/ Primary forests, which are forests not yet or less influenced by humans or natural disasters and having a relatively stable structure.
b/ Secondary forests, which are forests influenced by humans or natural disasters, leading to changes in their structure, including:
- Restored forests, which are forests formed through natural regeneration on land areas already deforested due to milpa cultivation, forest fires or exhaustive exploitation;
- Post-exploitation forests, which are forests undergone exploitation of timber or other forest products
2. Forest plantations are forests formed through plantation, including:
a/ Forest plantations on land without forests;
b/ Forest plantations on lands after exploitation of existing forest plantations:
c/ Forests naturally regenerated after exploitation of forest plantations.
Based on growth time, forest plantations are classified according to age levels. Depending on each tree species, the time period prescribed for each age level may vary.
Article 6. Classification of forests based on geographical conditions
1. Soil mountain forests are forests growing on soil hills and mountains.
2. Rocky mountain forests are forests growing on rocky mountains or rocky areas without or with a sparse soil surface.
3. Floodplain forests are forests growing on regularly or periodically flooded areas, including:
a/ Saline-submerged forests, which are forests growing on coastal areas and big estuaries regularly or periodically flooded with saline water.
b/ Alkaline soil forests, which are forests growing on alkaline soil such as cajuput forests in the southern region.
c/ Freshwater-submerged forests, which are forests growing on areas regularly or periodically flooded with freshwater.
4. Dune forests are forests growing on sand dunes or sand banks.
Article 7. Classification of forests based on tree species
1. Timber forests are forests mainly consisting of timber trees
a/ Broadleaf forests are forests in which broadleaf trees account for more than 75% of the total number of trees.
- Evergreen broadleaf forests are forests which remain green throughout the year;
- Deciduous broadleaf forests are forests with trees which shed all leaves during certain seasons accounting for 75% or more of the total number of trees;
- Semi-deciduous broadleaf forests are mixed forests of evergreen trees and deciduous trees each accounting for between 25% and 75% of the total number of trees.
b/ Needleleaf forests are forests with needleleaf trees accounting for more than 75% of the total number of trees.
c/ Mixed forests of broadleaf trees and needleleaf trees are forests with each kind of these trees accounting for between 25% and 75% of the total number of trees.
2. Bamboo forests are forests consisting of tree species of the bamboo family.
3. Palm forests are forests with the major component of palm trees of all kinds.
4. Mixed forests of bamboos and timber trees
a/ Timber tree-bamboo mixed forests are forests with timber trees accounting for more than 50% of their canopy;
b/ Bamboo-timber tree mixed forests are forests with bamboo trees accounting for more than 50% of their canopy.
Article 8. Classification of forests based on timber reserves
1. For wood forests:
a/ Extremely rich forests are forests with a timber reserve of standing trees of over 300 m3/hectare;
b/ Rich forests are forests with a timber reserve of standing trees of between 201 and 300 m3/hectare;
c/ Average forests are forests which have a timber reserve of standing trees of between 101 and 200 m3/hectare;
d/ Poor forests are forests with a reserve of standing trees of between 10 and 100 m3/hectares;
e/ Forests with no reserve are forests having a timber tree average diameter of less than 8 cm and a timber reserve of standing trees of less than 10 m3/hectare.
2. For bamboo forests: Forests are classified according to bamboo species, tree diameter and density

Species of bamboo
Tree diameter (cm)
Status
Density (trees/hectare)
Neohouzeaua
Big trees (D≥5)
- Rich forests (dense)
≥ 8,000
 
 
- Average forests
5,000 – 8.000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 5,000
 
Small trees (D<5)
- Rich forests (dense)
≥ 10,000
 
 
- Average forests
6,000 - 10,000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 6,000
Arundinaria sp
Big trees (D≥6)
- Rich forests (dense)
≥ 3,000
 
 
- Average forests
1,000-3.000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 1,000
 
Small trees (D<6)
- Rich forests (dense)
≥ 5,000
 
 
- Average forests
2,000 – 5.000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 2,000
Bamboo and dendrocalamus barbatus
Big trees (D≥6)
- Rich forests (dense)
> 3,000
 
 
- Average forests
1,000 – 3.000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 1,000
 
Small trees (D<6)
- Rich forests (dense)
≥ 5,000
 
 
- Average forests
2,000 – 5.000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 2,000
Bambusa procera
Big trees (D≥6)
- Rich forests (dense)
≥ 4,000
 
 
- Average forests
2,000 – 4.000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 2,000
 
Small trees (D<6)
- Rich forests (dense)
> 6.000
 
 
- Average forests
3,000 - 6,000
 
 
- Poor forests (sparse)
< 3,000
Article 9. Land without forests planned for forestry
1. Land with forest plantations not yet constituting forests are land areas with forest plantations reaching an average height of less than 1.5 meters, for slow-growing trees, or 3 meters, for fast-growing trees, and a density of less than 1,000 trees per hectare.
2. Bare land with regenerated timber trees are land areas without forests covered with brushy plants, grass expanses, canebrakes and regenerated timber trees of a height of at least 0.5 meter and a density of at least 500 trees/ hectare, which are planned for forestry purposes.
3. Bare land without regenerated timber trees are land areas without forests which are planned for forestry purposes, including bare land and land with brushy plants, grass expanses canebrakes redflower banana, tiger grass and silver grass.
4. Rocky mountains without trees are bare rocky mountains or rocky mountains with trees which fail to meet criteria for being identified as forests.
Chapter III
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 10. Effect
1. This Circular takes effect 45 days from the date of its signing.
Previous regulations on criteria for forest identification and classification which are contrary to this Circular are annulled.
2. Localities, organizations and individuals are requested to promptly report any difficulties and problems arising in the course of implementation to the Ministry of Agriculture and Rural Development for consideration, amendment and supplementation.-
 

 
FOR THE MINISTER OF
AGRICULTURE AND RURAL DEVELOPMENT
VICE MINISTER




Hua Duc Nhi
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 34/2009/TT-BNNPTNT DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất