Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 06/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.

thuộc tính Thông tư liên tịch 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH

Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 06/09/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách.
Cơ quan ban hành: Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ; Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Tư pháp; Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Ngọc Hiến; Nguyễn Thị Hằng; Tô Tử Hạ; Tào Hữu Phùng
Ngày ban hành:14/01/1998
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

BAN TỔ CHỨC-CÁN BỘ CHÍNH PHỦ-BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI;BỘ TÀI CHÍNH-BỘ TƯ PHÁP
********

Số: 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội , ngày 14 tháng 1 năm 1998

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ TƯ PHÁP - BAN TỔ CHỨC CÁN BỘ CHÍNH PHỦ - BỘ TÀI CHÍNH - BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LĐTBXH NGÀY 14 THÁNG 1 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH SỐ 734/TTG NGÀY 6/9/1997 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC THÀNH LẬP TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI NGHÈO VÀ ĐỐI TƯỢNG CHÍNH SÁCH

Thi hành Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập tổ chức trợ giúp pháp lý cho người nghèo và đối tượng chính sách, Liên Bộ Tư pháp - Tổ chức cán bộ Chính phủ - Tài chính - Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể một số vấn đề sau đây:
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Những đối tượng sau đây được hưởng giúp pháp lý miễn phí:
a. Người nghèo bao gồm người thuộc hộ đói, nghèo được xác định theo mức thu nhập bình quân đầu người trong hộ/tháng được quy ra gạo và tiền tương ứng theo chuẩn mực do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội công bố hàng năm;
b. Đối tượng chính sách bao gồm:
- Người có công với cách mạng: Người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945; Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 61% trở lên; vợ (hoặc chồng), cha mẹ đẻ, người có công nuôi liệt sỹ, con liệt sỹ dưới 18 tuổi; người có công giúp đỡ cách mạng.
- Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, hẻo lánh, hải đảo;
- Các đối tượng được miễn án phí theo quy định tại khoản 1 Điều 13, điểm a, b, khoản 1 Điều 26; điểm a, c khoản 1 Điều 31 Nghị định số 70/CP ngày 12/6/1997 của Chính phủ về án phí, lệ phí Toà án.
2. Các đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý miễn phí khi yêu cầu trợ giúp phải xuất trình giấy chứng nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội nơi làm việc (đối với người nghèo); xuất trình giấy chứng nhận hoặc thẻ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã cấp hoặc chứng nhận (đối với người thuộc đối tượng chính sách). Trong trường hợp đặc biệt, khi đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý gặp khó khăn trong việc đi lại có thể uỷ quyền cho thân nhân yêu cầu việc trợ giúp.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ TỔ CHỨC CỦA CÁC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
A. CỤC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THUỘC BỘ TƯ PHÁP:
Căn cứ quy định tại điểm 3 Điều 2 tại Quyết định số 734/TTg ngày 6/9/1997 của Thủ tướng Chính phủ, Cục trợ giúp pháp lý trực tiếp thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo và đối tượng chính sách trong trường hợp cần thiết sau đây:
1. Các vụ việc mà tổ chức trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp chuyển lên do có vướng mắc hoặc không thực hiện được;
2. Các vụ việc thuộc phạm vi được trợ giúp do các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan chuyển đến.
Cục được sử dụng cộng tác viên theo Quy chế cộng tác viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
B. TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ THUỘC SỞ TƯ PHÁP
Tên của tổ chức trợ giúp pháp lý thuộc Sở Tư pháp được thống nhất là:
"Trung tâm trợ giúp pháp lý của Nhà nước" kèm theo tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Trung tâm).
1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm:
Trung tâm có chức năng trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách và tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng này.
Nhiệm vụ trợ giúp pháp lý cụ thể của Trung tâm bao gồm tư vấn, đại diện, bào chữa miễn phí cho người nghèo, đối tượng chính sách trong các vụ việc liên quan đến pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự; dân sự - hôn nhân gia đình và tố tụng; hành chính và khiếu nại, tố cáo; lao động, việc làm; đất đai, nhà ở và các lĩnh vực pháp luật khác liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp và nghĩa vụ của công dân không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Trung tâm được mời luật sư thực hiện đại diện và bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các đối tượng này trong những trường hợp có yêu cầu của đối tượng hoặc của các cơ quan, tổ chức hữu quan; trợ giúp bào chữa trong các trường hợp người nghèo, đối tượng chính sách phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng do vô ý.
2. Tổ chức, biên chế:
Trung tâm là tổ chức sự nghiệp có tư cách pháp nhân, tương đương cấp phòng thuộc Sở, có con dấu và tài khoản riêng.
Trung tâm chịu sự quản lý của Sở Tư pháp theo quy định đối với đơn vị thuộc Sở và đồng thời chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục trợ giúp pháp lý.
Trung tâm có các chức danh Giám đốc, Phó giám đốc, các chuyên viên trợ giúp pháp lý về các lĩnh vực pháp luật chủ yếu sau đây:
- Hình sự và Tố tụng hình sự;
- Dân sự - Hôn nhân gia đình và tố tụng;
- Hành chính và khiếu nại, tố cáo;
- Lao động, việc làm;
- Đất đai và nhà ở.
Giám đốc, Phó Giám đốc có thể đồng thời là chuyên viên trợ giúp pháp lý trong một lĩnh vực pháp luật; ngoài kế toán chuyên trách, công tác hành chính, văn thư do chuyên viên trợ giúp pháp lý kiêm nhiệm.
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và nhu cầu trợ giúp pháp lý của địa phương, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí biên chế sự nghiệp cho Trung tâm, bảo đảm để Trung tâm hoạt động có hiệu quả.
Trung tâm được sử dụng cộng tác viên theo Quy chế Cộng tác viên do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành.
III. PHẠM VI VÀ PHƯƠNG THỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
1. Phạm vi trợ giúp pháp lý:
- Giải đáp pháp luật;
- Hướng dẫn, soạn thảo, góp ý kiến cho đơn từ, văn bản liên quan đến quyền, nghĩa vụ công dân;
- Hướng dẫn những thủ tục cần thiết và cung cấp địa chỉ cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụ việc; cung cấp thông tin pháp lý;
- Đại diện hoặc tham gia trong các hoạt động thương lượng, ký kết, hoà giải trước cá nhân, cơ quan, tổ chức hữu quan về các vấn đề dân sự, hôn nhân gia đình, lao động và các vấn đề pháp luật khác không thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại;
- Trực tiếp kiến nghị hoặc đề xuất cơ quan quản lý cấp trên kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Trực tiếp hoặc mời luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Toà án cho các đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
2. Phương thức trợ giúp pháp lý:
- Tư vấn trực tiếp bằng miệng, bằng văn bản, bằng thư tín, bằng điện thoại;
- Tổ chức tư vấn lưu động ở các vùng xa Trung tâm;
- Mời cộng tác viên tư vấn, bào chữa hoặc đại diện;
- Các phương thức trợ giúp pháp lý khác.
IV. KINH DOANH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Các tổ chức trợ giúp pháp lý thực hiện hoạt động sự nghiệp không có thu, được Nhà nước cấp kinh phí sự nghiệp. Nguồn kinh phí hoạt động của tổ chức trợ giúp pháp lý gồm phần kinh phí do ngân sách nhà nước cấp và tài trợ của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
1. Kinh phí của Cục trợ giúp pháp lý:
Cục trợ giúp pháp lý là đơn vị thuộc Bộ Tư pháp. Hàng năm, căn cứ nội dung hoạt động và chế độ chính sách của Nhà nước, Cục trợ giúp pháp lý lập dự toán gửi Bộ Tư pháp, Bộ Tư pháp tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Bộ gửi Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt.
2. Kinh phí hoạt động của Trung tâm.
Các Trung tâm trợ giúp pháp lý là tổ chức sự nghiệp thuộc Sở Tư pháp. Hàng năm, căn cứ vào chế độ của Nhà nước, nội dung hoạt động, nhu cầu chi tiêu, Trung tâm lập dự toán gửi Sở Tư pháp, Sở Tư pháp tổng hợp chung vào dự toán ngân sách của Sở gửi Sở Tài chính trình uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương phê duyệt và thực hiện cấp phát.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bảo đảm cơ sở vật chất cho Trung tâm hoạt động thuận lợi.
V. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị phản ánh về liên Bộ để xem xét, giải quyết.

Nguyễn Ngọc Híên

(Đã ký)

Nguyễn Thị Hằng

(Đã ký)

Tào Hữu Phùng

(Đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF JUSTICE
THE MINISTRY OF FINANCE
THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness

----------
No: 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LDTBXH
Hanoi, January 14, 1998
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF DECISION No.734-TTg OF SEPTEMBER 6, 1997 OF THE PRIME MINISTER ON THE ESTABLISHMENT OF ORGANIZATIONS THAT PROVIDE LEGAL ASSISTANCE FOR THE POOR AND SOCIAL POLICY BENEFICIARIES
In furtherance of Decision No.734-TTg of September 6, 1997 of the Prime Minister on the establishment of organizations providing legal assistance organizations for the poor and the social policy beneficiaries, the Ministry of Justice, the Government Commission on Organization and Personnel, the Ministry of Finance and the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs jointly provide detailed guidance on a number of following matters:
I. SUBJECTS ENTITLED TO LEGAL ASSISTANCE
1. The following subjects are entitled to free-of-charge legal assistance:
a/ The poor, including members of hungry or poor family households determined according to the monthly average per-capita incomes of such households, which are convertible into rice and money under the norms annually announced by the Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs;
- People with meritorious services to the revolution: People who had taken part in revolutionary activities before August 1945; "Ba Me Viet Nam Anh Hung" (Vietnamese heroine mothers) title conferees, heroes (heroines) of the People's armed forces, labor heroes (heroines); war invalids, people entitled to policies reserved for war invalids, sick soldiers who lost 61% or more of their working capacity; spouse and parents of martyrs, people who had brought up martyrs, under-18 children of
- People of ethnic minorities residing in highland, deep-lying, remote and island areas;
- People who are exempt from court fees as provided for in Clause 1, Article 13; Points a and b, Article 26; Points a and c, Clause 1, Article 31 of Decree No.70-CP of June 12, 1997 of the Government on court fees and charges.
2. When requesting legal assistance, subjects entitled to free-of-charge legal assistance shall have to produce written certifications thereof by authorities of communes, wards or townships where they reside, or agencies, State enterprises, mass organizations, socio-political organizations where they work (for the poor); or produce written certifications or cards issued by the competent State agencies (for the social policy beneficiaries). In special cases where subjects entitled to legal assistance meet with difficulties in traveling, they can authorize their next of kin to make request for legal assistance.
II. ON THE FUNCTIONS, TASKS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF LEGAL ASSISTANCE ORGANIZATIONS
A. THE LEGAL ASSISTANCE DEPARTMENT UNDER THE MINISTRY OF JUSTICE:
Pursuant to Point 3, Article 2 of Decision No.734-TTg of September 6, 1997 of the Prime Minister, the Legal Assistance Department shall directly provide free-of-charge legal assistance for the poor and social policy beneficiaries in the following cases of necessity:
1. Cases forwarded by legal assistance organizations under the provincial/municipal Services of Justice, which are problematic or insolvable;
2. Cases falling within the scope of legal assistance forwarded by concerned agencies, organizations or individuals.
The Department shall be entitled to use collaborators under the Regulation on Collaborators issued by the Minister of Justice.
B. LEGAL ASSISTANCE ORGANIZATIONS UNDER THE PROVINCIAL/MUNICIPAL SERVICES OF JUSTICE
The legal assistance organizations attached to the provincial/municipal Services of Justice shall be uniformly named: "State legal assistance centers" accompanied with the names of the concerned provinces or cities directly under the Central Government (hereafter referred to as the center).
1. The functions and tasks of the centers:
The centers have the function of providing free-of-charge legal assistance for the poor and social policy beneficiaries and taking part in the dissemination and education of law among these subjects.
The centers' specific tasks of legal assistance include providing free-of-charge legal consultancy, representation and defense for the poor and the policy beneficiaries in cases related to criminal law, criminal procedures; civil, marriage and family laws and procedures; administrative law and complaints and denunciations; laws on labor, employment; land, residential houses and other legal fields related to the citizens' legitimate rights, interests and obligations outside the business and commercial domain.
Centers can invite lawyers to act as representatives and defense counsels to protect the legitimate rights and interests of the above said subjects upon their requests or requests of concerned agencies and organizations; and provide defense counsel for the poor and policy beneficiaries who commit less serious offenses or commit serious offenses unintentionally.
2. Organizational structure and personnel:
Centers are non-business organizations having the legal person status, equivalent to the district Sections of Justice under the provincial/municipal Services of Justice, and having their own seals and accounts.
Centers are subject to the management by the provincial/municipal Services of Justice in accordance with the regulations applicable to the units attached to the provincial/municipal Service and at the same time to the professional guidance of the Legal Assistance Department.
A center comprises its Director, Deputy-Director and legal assistance experts in the following main legal domains:
- Criminal and criminal procedures law;
- Civil, marriage and family laws and procedures;
- Administrative law and complaints and denunciations;
- Labor and employment;
- Land and residential houses.
The Director and the Deputy-Director may at the same time be legal assistance experts in certain legal domains; while the experts may undertake the administrative and office work on the part-time basis, excluding the accountancy.
According to the functions and tasks of the centers and the local demand for legal assistance, the presidents of the People's Committees of the provinces or cities directly under the Central Government shall supply non-business personnel for centers, so as to ensure their efficient operation.
Centers shall be entitled to use collaborators in accordance with the Regulation on Collaborators issued by the Minister of Justice.
III. THE SCOPE AND MODE OF LEGAL ASSISTANCE
1. The scope of legal assistance:
- Explaining laws;
- Guiding, writing, making comments on applications, documents related to the rights and obligations of citizens;
- Guiding the necessary procedures and providing addresses of the agencies competent to handle cases; providing legal information;
- Representing the subjects or taking part in negotiations, signing or reconciliation with concerned individuals, agencies or organizations on civil, marriage and family or labor matters and other legal matters outside the business and commercial domains;
- Directly requesting or proposing the superior management agencies to request the competent agencies to settle matters related to cases where legal assistance is provided;
- Directly protecting or inviting lawyers to protect the legitimate rights and interests of the subjects entitled to legal assistance before courts as prescribed by law.
2. The mode of legal assistance:
- Direct consultancy in speech, in writing, by mail or telephone;
- Organizing mobile consultancy in areas far from the legal assistance centers;
- Inviting collaborators to act as consultants, defense counsels or representatives;
- Other legal assistance modes.
IV. FUNDS FOR OPERATIONS OF LEGAL ASSISTANCE ORGANIZATIONS
The legal assistance organizations shall undertake non-business operation without any revenues and shall be allocated non-business funds by the State. The funds for the operations of the legal assistance organizations shall include fund allocated from the State budget and financial supports from individuals and organizations inside and outside the country.
1. The operating fund of the Legal Assistance Department:
The Legal Assistance Department is
2. The operating funds of the legal assistance centers
The legal assistance centers are non-business organizations attached to the provincial/municipal Services of Justice. Annually, basing themselves on the State's regimes, the contents of their operation and their estimated expenditures, the centers shall draft their budgets then submit them to the provincial/municipal Services of Justice for incorporation into the provincial/municipal Services' draft budgets to be submitted to the provincial/municipal Services of Finance, then to the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government for approval and allocation.
The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall ensure the material conditions for the smooth operation of the centers.
V. IMPLEMENTATION PROVISIONS
This Circular takes effect 15 days after its signing.
Any problems arising in the course of implementation shall be reported to the four ministries for consideration and settlement.
 
THE MINISTRY OF JUSTICE
VICE MINISTER




Nguyen Ngoc Hien
THE MINISTRY OF FINANCE
VICE MINISTER




Tao Huu Phung
THE GOVERNMENT COMMISSION FOR ORGANIZATION AND PERSONNEL
DEPUTY HEAD




To Tu Ha
THE MINISTRY OF LABOR, WAR INVALIDS AND SOCIAL AFFAIRS
VICE MINISTER




Nguyen Thi Hang
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem Nội dung MIX.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 52/TTLT/TP-TC-TCCP-LDTBXH DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất