Thông tư về việc quản lý tài sản thuộc về động sản vắng chủ ở các thành phố thị xã

thuộc tính Thông tư 46/TTg

Thông tư về việc quản lý tài sản thuộc về động sản vắng chủ ở các thành phố thị xã
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:46/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Phạm Văn Đồng
Ngày ban hành:18/04/1962
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA PHỦ THỦ TƯỚNG SỐ 46/TTG NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 1962
VỀ VIỆC QUẢN LÝ TÀI SẢN THUỘC VỀ ĐỘNG SẢN VẮNG CHỦ
Ở CÁC THÀNH PHỐ VÀ THỊ Xà

 

Phủ Thủ tướng đã có Thông tư số 6037/NC ngày 27 tháng 12 năm 1956 và Hội đồng Chính phủ có Nghị định số 24/CP ngày 13 tháng 2 năm 1961 quy định việc bảo vệ và quản lý những tài sản của những người đi vắng xa, nhằm giữ gìn tốt để trao lại cho người chủ cũ khi trở về. Hiện nay, một số động sản của các nhà vắng chủ đã bắt đầu bị hư hỏng, một số đã bị mục nát vì để quá lâu hoặc vì thiếu tiền để chi cho việc bảo quản.

Thông tư này quy định những nguyên tắc về việc quản lý đối với các tài sản thuộc về động sản của những chủ đi vắng mà không có người quản lý hợp pháp.

1) Đối với tài sản vắng chủ, Uỷ ban hành chính thành phố, khu, tỉnh có trách nhiệm quản lý cả động sản và bất động sản.

Các cơ quan quản lý nhà, đất ở địa phương có trách nhiệm giúp đỡ cho Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh kiểm kê và quản lý tốt các tài sản thuộc về động sản của những chủ nhà hiện không có mặt ở miền Bắc và không có người quản lý hợp pháp.

Việc kiểm kê này phải tiến hành dựa trên cơ sở bản kê của chủ nhà để lại khi đi vắng. Nếu không có bản kê do chủ nhà khi đi vắng để lại, thì việc kiểm kê dựa trên cơ sở tài sản hiện có ở trong nhà và sự kê khai của những người đang ở tại các nhà ấy.

2. Khi kiểm kê phải chia tài sản thuộc về động sản thành hai loại.

Loại một gồm các đồ gia bảo, vật dùng thờ cúng, vật hiếm có, vật kỷ niệm v.v...

Loại hai gồm bàn ghế, giường, tủ, quạt bàn, quạt trần, bát đĩa, mâm, nồi và các tư liệu sinh hoạt khác.

Các tài sản thuộc về động sản nói trong loại một trên đây cần được bảo quản để trả cho người chủ khi họ trở về.

Đối với các tài sản thuộc về động sản nói trong loại hai trên đây, thì lập hội đồng để đem đấu giá những thứ còn giá trị sử dụng và huỷ bỏ những thứ đã hư nát.

Số tiền bán đấu giá các động sản thuộc loại 2 phải gửi vào Ngân hàng để sau này trả lại cho người chủ đi vắng khi họ trở về, hoặc trích dần ra để cho vào việc sửa chữa nhà cửa, hay bảo quản những động sản thuộc loại một nói trên đây.

3. Việc quyết định đưa ra bán đấu giá, việc quyết định huỷ bỏ những thứ hư nát, việc quyết định giữ lại để bảo quản, việc rút tiền bán các động sản ra để tu sửa nhà cửa của người đi vắng đều phải được Uỷ ban hành chính khu, thành phố, tỉnh cho phép.

4. Những tài sản vắng chủ mà hiện nay có người quản lý hợp pháp (cha mẹ đẻ, con đẻ, vợ chồng hợp pháp) không thuộc phạm vi quy định của Thông tư này.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất