Sắc lệnh định việc sử dụng các ruộng đất bỏ hoang
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 90-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 90-SL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 22/05/1950 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 90-SL
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH PHỦ NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 90-SL NGÀY 22 THÁNG 5 NĂM 1950
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 20-SL ngày 12 tháng 2 năm 1950 tổng động viên nhân lực, vật lực, tài lực của toàn thể nhân dân;
Chiểu đề nghị của ông Bộ trưởng Bộ Canh nông;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Để triệt để tăng gia sản xuất, nay cấm không được bỏ hoang những ruộng đất có chủ mà từ trước đến nay vẫn giồng giọt.
CHƯƠNG
I
VIỆC CẮT QUYỀN SỞ HỮU NHỮNG RUỘNG ĐẤT
CÓ CHỦ BỎ HOANG LIÊN TIẾP NHIỀU VỤ
Điều 2: Những ruộng đất có chủ mà đã bỏ hoang không có lý do chính đáng trong năm năm liền, kể từ ngày ban hành sắc lệnh này trở về trước, và nếu cho đến hết năm 1950 không đem ra tăng gia sản xuất, thì bị sung vào tài sản quốc gia.
Điều 3: Tất cả ruộng đất bỏ hoang ấy, sau khi tịch thu sẽ đem tạm cấp cho dân cầy nghèo.
Điều 4: Những người được tạm cấp được quyền cày cấy giông giọt, trong một thời hạn là 10 năm. Ba năm đầu, người được tạm cấp hưởng hoàn toàn hoa lợi. Từ năm thứ tư trở đi, sẽ phải đóng thuế và nộp quân lương.
CHƯƠNG II
VIỆC CHO MƯỢN ĐỂ CANH TÁC NHỮNG RUỘNG ĐẤT CÓ CHỦ BỎ HOANG
Điều 5: Tất cả các ruộng đất có chủ đã bỏ hoang chưa đầy 5 năm thì bắt buộc chủ ruộng phải đem ra trực tiếp khai thác hay cho lĩnh canh. Nhược bằng không thì bắt buộc chủ ruộng phải cho người khác mượn để canh tác. Nếu chủ ruộng không tự ý đem cho mượn, Uỷ ban kháng chiến hành chính địa phương sẽ đứng ra tổ chức việc cho mượn.
Điều 6: Trong trường hợp Uỷ ban kháng chiến hành chính địa phương đứng ra tổ chức việc cho mượn, thì thời hạn cho mượn ấn định là từ ba đến mười năm, tuỳ theo tình trạng ruộng đất bỏ hoang dễ hay khó khai thác.
Điều 7: Nếu ruộng đất cho mượn trong thời hạn không quá ba năm, người mượn được hoàn toàn hưởng hoa lợi. Nếu ruộng đất cho mượn trong thời hạn quá ba năm thì từ năm thứ tư trở đi người mượn phải nộp thuế điền thổ và quân lương.
Trong thời gian mượn, nếu người mượn ruộng đất đã xuất công của ra làm những công trình thuỷ lợi để tăng giá trị ruộng đất, thì sau khi hết hạn mượn, người ấy có quyền đòi chủ ruộng đất phải đền bù công và của.
CHƯƠNG
III
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Điều 8: Sắc lệnh này không thi hành:
1- Đối với những đất giồng cây kỹ nghệ lưu niên;
2- Đối với những ruộng đất bỏ hoang vì người chủ bận công tác kháng chiến không cày cấy giồng giọt được.
Điều 9: Đối với Nam bộ, Uỷ ban kháng chiến hành chính Nam bộ được tuỳ nghi châm chước trong khi thi hành Sắc lệnh này cho sát với hoàn cảnh.
Điều 10: Một nghị định Liên Bộ Nội vụ - Tư pháp - Canh nông sẽ ấn định chi tiết thi hành Sắc lệnh này.
Điều 11: Bãi bỏ những thể lệ trước trái với Sắc lệnh này.
Điều 12: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Canh nông chiểu Sắc lệnh thi hành.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây