Sắc lệnh sửa đổi Điều 1 Sắc lệnh số 32 ngày 13-3-1947 về việc bảo đảm tự do cá nhân
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 68-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 68-SL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 26/07/1947 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 68-SL
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ68 SL NGÀY 26 THÁNG 7 NĂM 1947
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ
Chiểu Sắc lệnh số 40 ngày 29-3-1946 về việc bảo đảm tự do cá nhân, do các Sắc lệnh số 44-SL ngày 30-1-1947 và số 32-SL ngày 19-3-1947 bổ khuyết;
Chiểu Sắc lệnh số 21-SL ngày 14-7-1946 tổ chức các Toà án quân sự;
Chiểu các thông lệnh tổ chức chính quyền và tư pháp trong tình thế đặc biệt;
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;
Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thảo luận và sau khi hỏi ý kiến Ban thường trực Quốc hội;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1:
Điều thứ nhất Sắc lệnh số 32-SL ngày 19-3-1947 kể trên này sửa đổi như sau:
Nay bãi bỏ Điều thứ 9 Sắc lệnh số 40 ngày 19-3-1946 về việc bảo đảm tự do cá nhân, và thay bằng điều khoản sau đây:
Điều 9 mới: Khi nào cấp bách đặc biệt, Chủ tịch UBKC tỉnh và Chủ tịch UBHC tỉnh được phép bắt người xét ra lời nói hay việc làm nguy hại cho cuộc trị an hay kháng chiến, song phải báo tin lập tức ngay trong ngày tạm bắt giữ ấy cho Uỷ ban kháng chiến khu.
Trong hạn mười lăm hôm là cùng, hồ sơ phải đệ về Uỷ ban kháng chiến khu, hoặc gửi cho Công cáo uỷ viên Toà án quân sự nếu xét ra việc thuộc thẩm quyền Toà án này.
Trong hạn 30 hôm, Uỷ ban hành chính khu phải xét hồ sơ và ra lệnh hoặc tha, hoặc giảm để đưa đi an trí, hoặc truy tố trước Toà án quân sự, tuỳ theo trường hợp.
Việc bắt giam, điều tra, lập và gửi hồ sơ sẽ do Uỷ ban hành chính tỉnh phụ trách, dù lệnh bắt đó Uỷ ban kháng chiến tỉnh ký.
Điều 2:
Trong hạn bốn tháng kể từ ngày bị bắt, bị can phải được mang ra xử tại Toà án quân sự hoặc Toà án khác, hoặc được tha hẳn, tuỳ theo Công cáo uỷ viên ra lệnh truy tố, di lý hay đình cứu.
Điều 3:
Tuy nhiên nếu xét ra cần phải giam cứu lâu hơn 4 tháng, thì Công cáo uỷ viên Toà án quân sự có thể quyết nghị gia hạn thêm hai lần nữa, mỗi lần bốn tháng, tức là bị can không bao giờ phải giam quá 12 tháng.
Điều 4:
Việc gia hạn giam cứu chỉ được phép quyết định sớm nhất là tám hôm trước khi hết hạn giam, quyết nghị ấy phải nói rõ lý do và thông đạt cho phạm nhân muộn nhất là 24 giờ trước khi hết hạn giam để trong hạn này phạm nhân có quyền kháng nghị lên Toà án quân sự.
Toà án quân sự họp đại hội đồng sẽ xét việc kháng nghị ấy trong phòng hội đồng trong một phiên họp gần nhất, và sẽ tuyên bố sự quyết định ở phiên toà công khai.
Điều 5:
Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây