Sắc lệnh đặt một toà án binh tối cao

thuộc tính Sắc lệnh 45-SL

Sắc lệnh đặt một toà án binh tối cao
Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:45-SL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Sắc lệnh
Người ký:Hồ Chí Minh
Ngày ban hành:25/04/1947
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Sắc lệnh 45-SL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 45 NGÀY 25 THÁNG 4 NĂM 1947

 

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ

 

Chiểu Sắc lệnh số 34 ngày 25-3-1946 tổ chức Bộ Quốc phòng;

Chiểu Sắc lệnh số 71 ngày 22-5-1946, ấn định quy tắc Quân đội quốc gia Việt Nam;

Chiểu Sắc lệnh số 163 ngày 23-8-1946, tổ chức Toà án binh lâm thời;

Chiểu Sắc lệnh số 19-SL ngày 16-2-1947, tổ chức các Toà án binh khu;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả hiệp;

RA SẮC LỆNH:

 

Điều thứ 1

Nay đặt mỗi Toà án binh tối cao, quan hạt là toàn cõi nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.

 

Điều thứ 2

Toà án binh tối cao gồm có:

- Một Chánh án và 2 Hội thẩm ngồi xử;

- Một Uỷ viên Chính phủ dựng buộc tội;

- Một lục sư chép các điều tranh luận, giữ án tù hay giấy má.

Chánh án là một quân nhân hoặc một nhân viên cao cấp bộ Quốc phòng, do Nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

Hội thẩm thứ nhất là một thẩm phán đệ nhị cấp, do nghị định Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm sau khi đã y hiệp với Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Hội thẩm thứ hai là một quân nhân ngang cấp hoặc thuộc cấp trên đối với bị can, do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

Uỷ viên Chính phủ và Lục sư đều là quân nhân thuộc cấp chỉ huy hoặc nhân viên Bộ Quốc phòng, do nghị định Bộ trưởng Bộ Quốc phòng bổ nhiệm.

 

Điều thứ 3

Toà án binh tối cao có thẩm quyền xét xử các quân nhân từ cấp Trung đoàn Trưởng trở lên và các quân nhân thuộc những cơ quan Trung ương, phạm vào:

- Một hay nhiều tội định ở Hình luật chung, theo những hình phạt định ở trong ấy;

- Một hay nhiều tội có tính cách nhà binh, định ở Điều thứ 7 Sắc lệnh số 163 ngày 23-8-46, theo những hình phạt định ở điều ấy.

 

Điều thứ 4

Các bản án của Toà án binh tối cáo sẽ thi hành ngay, trừ những án tử hình. Khi tuyên án tử hình, Chánh án bắt buộc phải báo cho phạm nhân biết rằng y có quyền đệ đơn lên Chủ tịch Chính phủ xin ân giảm.

 

Điều thứ 5

Nếu có sự tranh quyền giữa Toà án binh tối cao và một Toà án Tư pháp hoặc Quân sự ấy sẽ giải quyết bởi một Hội đồng phán định thẩm. Hội đồng này gồm có:

- Đại biểu của Liên bộ Quốc phòng và Tư pháp Chủ tịch

- Chánh án Toà án binh tối cao - Hội viên

- Chánh nhất Toà Thượng thẩm -

 

Điều thứ 6

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chiểu Sắc lệnh thi hành.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất