Sắc lệnh đặt quỹ Tham gia kháng chiến
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 36-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 36-SL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 06/05/1949 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 36-SL
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 36-SLNGÀY 6 THÁNG 5 NĂM 1949
CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu các luật lệ hiện hành về Thuế trực thu, nhất là Sắc lệnh số 48 ngày 10 tháng 4 năm 1946 đặt ra Đảm phụ Quốc phòng;
Chiểu tình thế đặc biệt trong thời kỳ kháng chiến;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;
RA SẮC LỆNH:
Điều 1: Để thực hiện chuẩn bị tổng phân công, nay đặt ra một quỹ "Tham gia kháng chiến" để tất cả các công dân Việt Nam, từ 18 tuổi đến 35 tuổi, góp tiền vào cuộc kháng chiến.
Điều 2: Quỹ "Tham gia kháng chiến" để thuộc quyền Chính phủ dùng vào công cuộc kháng chiến.
Quỹ đặt dưới quyền quản trị của Bộ Tài chính và quyền kiểm soát của Ban thường trực Quốc hội.
Điều 3: Tiền "Tham gia kháng chiến" nộp ở nơi người công dân hiện trú khi mở quỹ Tham gia kháng chiến.
Điều 4: Tiền Tham gia kháng chiến gồm hai phần:
1- Một phần chính chung cho tất cả các công dân trừ những người kể ở điều 1, mỗi người góp một số tiền ấn định là mười (10) ngày sinh hoạt phí của một quân nhân.
2- Một phần phụ ấn định như sau:
a) Các công dân được hưởng một nguồn lợi tức nào khác lợi tức lao công và vì đó phải chịu một hay nhiều thứ thuế trực thu: điền thổ, môn bài, góp thêm vào chính tại thuế trực thu một số bách phân phụ thu là 10% (mươi phần trăm)
b) Các công dân làm việc tại sở công hay sở tư lĩnh lương bổng hàng năm trên 3.600đ00, góp thêm một số tiền ấn định là 1,5% (một phân rưỡi) số lương bông qua 3.600đ00. Các số tiền lẻ dưới 10đ00 không tính.
Điều 5: Không phải góp vào quỹ "Tham gia kháng chiến":
a) Đàn bà,
b) Những binh sĩ tại ngũ trong quân đội quốc gia Việt Nam bất cứ ở cấp nào,
c) Những du kích quân đã thoát ly sinh sản,
d) Những quân nhân ở vào trường hợp được hưởng "Hưu bổng thương tật" do sắc lệnh số 20-SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 quy định.
e) Gia định những tử sĩ ở vào trường hợp được hưởng "Tiền tuất cho thân nhân tử sĩ" do sắc lệnh số 20-SL ngày 16 tháng 2 năm 1947 quy định,
f) Những sinh viên và học sinh không có lợi tức gì và phải sống dựa vào người khác,
g) Những người tàn tật không kể sinh nhai và phải sống dựa vào người khác,
Điều 6: Ai định tâm trốn tránh không góp "Tham gia kháng chiến" sẽ phải phạt một số tiền gấp năm số "Tham gia kháng chiến" đáng lẽ phải góp.
Điều 7: Việc lập danh sách các người góp "Tham gia kháng chiến", việc kiểm soát, thủ tục khiếu nại và việc truy tố đều theo các luật lệ hiện hàn về thuế trực thu.
Điều 8: Bộ trưởng Bộ Tài chính chiểu sắc lệnh thi hành.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây