Sắc lệnh đặt thể lệ lưu chiểu văn hoá phẩm trong nước Việt Nam
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 18
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 18 |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 31/01/1946 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 18
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 18 NGÀY 31 THÁNG 1 NĂM 1946
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ LÂM THỜI VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Xét rằng việc tàng trữ văn hoá phẩm là một việc cần thiết cho quốc gia về phương diện văn hoá;
Chiểu lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục;
RA SẮC LỆNH:
CHƯƠNG THỨ I
CÁCH TỔ CHỨC VIỆC LƯU CHIỂU VĂN HOÁ PHẨM
Điều thứ nhất: Trong toàn quốc Việt Nam, những văn hoá phẩm kê sau đây, hoặc phát không, hoặc bán, hoặc cho thuê đều phải nộp theo luật lệ "lưu chiểu văn hoá phẩm":
1- Tác phẩm ấn loát: sách, báo, tạp chí, tranh ảnh in, ấn hoá, khắc hoạ, thiếp thư có in ảnh, địa đồ, v.v...
2- Tác phẩm về âm nhạc (bản đàn, bản hát);
3- Những bức ảnh chụp;
4- Phim chiếu bóng;
5- Đĩa hát.
Điều thứ hai: Những ấn loát phẩm sau này không phải theo luật nói trong Điều thứ nhất:
1- Giấy thường dùng của tư gia như giấy viết thư có tiêu đề và địa chỉ, danh thiếp, thiếp mời, phong bì có tiêu đề, v.v...;
2- Giấy thường dùng của nhà buôn; bản kế giá hàng, đơn hàng, biên lai, nhãn hiệu, giấy quảng cáo, mẫu sổ sách, giấy viết thư và phòng bì có in tên hiệu buôn;
3- Giấy thường dùng trong các sở công và tư: Sổ sách, giấy viết thư và phong bì in, in tên hiệu buôn;
4- Phiếu bầu, ngân phiếu, v.v...
Điều thứ ba: Trong nước Việt Nam đặt một sở Lưu chiểu văn hoá phẩm toàn quốc, có những nhiệm vụ sau này:
1- Thu nạp các văn hoá phẩm kể trong điều thứ nhất;
2- Tàng trữ các phẩm vật ấy dùng để làm tài liệu cho nền văn hoá quốc gia.
CHƯƠNG THỨ 2
LƯU CHIỂU VĂN HOÁ PHẨM
Điều thứ tư: Những người sau này phải tuân theo luật lệ "Lưu chiểu văn hoá phẩm":
1- Nhà in hay nhà sản xuất phải nộp 2 bản văn hoá phẩm của mình đứng in hay sản xuất;
2- Nhà xuất bản phải nộp 8 bản văn hoá phẩm của mình xuất bản.
Nhà in hay nhà sản xuất và nhà xuất bản nào cũng phải có một quyền sổ trong đó ghi các văn hoá phẩm do mình in, sản xuất hay xuất bản, theo số thứ tự có chứa ngày tháng ở bên cạnh.
Điều thứ năm: Trên từng bản văn hoá phẩm đem nộp tại Sở lưu chiểu văn hoá phẩm phải ghi:
1- Tên người in hay người sản xuất;
2- Chỗ ở của người in hay người sản xuất;
3- In, sản xuất hay xuất bản ngày tháng nào;
4- Dấu hiệu "Lưu chiểu văn hoá" bên cạnh có đề ngày nộp;
5- Số thứ tự ở quyền sổ nói ở đoạn thứ 3 trong Điều thứ 4.
Người nào đứng xuất bản lấy tác phẩm của mình, không phải khai số thứ tự nói trên, nhưng phải đề thêm: "do tác giả xuất bản lấy".
Mỗi khi một văn hoá phẩm tái bản thì trên những bằng đem nộp, ngoài những điều khai kể trên, phải ghi thêm ngày tháng đem nộp lần đầu.
Những ảnh chụp, bất cứ loại nào, in ra để phát không, để bán hoặc cho thuê để chụp lại đều phải ghi tên hay dấu hiệu của tác giả và ngày phát hành. Các bản nộp ở Sở lưu chiểu văn hoá phẩm phải giống hệt bản chính.
Những bản phim chiếu bóng nộp ở Sơ lưu chiểu văn hoá phẩm phải giống hệt những bản chiếu cho công chúng.
CHƯƠNG THỨ III
THỂ LỆ NHÀ IN HAY NHÀ SẢN XUẤT PHẢI TUÂN THEO
Điều thứ sáu: Nhà in hay nhà sản xuất phải nộp văn hoá phẩm ngay sau khi hoàn thành. Có thể tự mình mang đến Sở lưu chiểu văn hoá phẩm nộp hoặc có thể gửi nhà Bưu điện theo lối bảo đảm mà không mất tiền tem.
Nếu một văn hoá phẩm phải cần đến nhiều nhà in hay nhiều nhà sản xuất góp sức vào, thì người phụ trách việc đem nộp Sở lưu chiểu văn hoá phẩm là người làm xong sau cùng, trước khi giao cho nhà xuất bản.
Điều thứ 7: Những bản của nhà in và nhà sản xuất nộp sẽ do Sở lưu chiểu văn hoá phẩm toàn quốc ở Hà Nội nhận và tàng trữ mà thôi.
Điều thứ 8: Những văn hoá phẩm tái bản, những bản mỹ lệ, những ấn hoạ và khắc hoạ, in hoặc sản xuất không quá 300 bản thì nhà in hay nhà sản xuất chỉ phải nộp 1 bản.
Những đĩa hát, phim chiếu bóng và những bản âm nhạc cũng chỉ phải nộp bản 1 bản.
Điều thứ 9: Nhà in hay nhà sản xuất mỗi khi nộp một văn hoá phẩm phải kèm theo một tờ khai như sau (mẫu thư):
1- Tên người in hay người sản xuất;
2- Đầu đề của văn hoá phẩm đem nộp;
3- Số bản phát hành;
4- Tên và họ tác giả, nếu có tên hiệu hay muốn dấu tên thì phải chưa rõ;
5- Tên, chỗ ở và nghề nghiệp của người thuê in;
6- Ngày in xong văn hoá phẩm;
7- Số thứ tự ở quyền sổ của nhà in hay nhà sản xuất đã nói ở điều thứ tư.
Nếu nộp ở Sở lưu chiểu văn hoá phẩm toàn quốc thì tờ khai làm 2 bản, một bản có ký nhận sẽ trả cho người nộp giữ làm biên lai.
Nếu nộp ở Sở lưu chiểu văn hoá phẩm Trung bộ hay Nam bộ thì tờ khai làm 3 bản, 1 bản giữ lại ở Sở địa phương, một bản giữ cho Sở toàn quốc và một bản trả cho người đem nộp.
Người in báo hay tạp chí có thể nộp kèm với số cuối năm một tờ khai kê gồm cả những số đã nộp trong năm vừa qua.
Những nhà điêu khắc và những nhà nhiếp ảnh in dần dần tác phẩm để bán hoặc cho thuê, thì trên tờ khai phải nói rằng số phát hành không nhất định.
CHƯƠNG THỨ IV
THỂ LỆ NHÀ XUẤT BẢN PHẢI TUÂN THEO
Điều thứ 10: Những người, hội, liên đoàn, công ty thương mại hay kỹ nghệ, sở công hay tư, đại lý chính của các hàng sách ngoại quốc, đứng bán, phát không hay cho thuê những văn hoá phẩm đều coi là nhà xuất bản.
Định nghĩa như thế thì tất nhiên những nhà văn hoá tự xuất bản lấy tác phẩm của mình cũng coi là nhà xuất bản.
Những người hay cơ quan nói trên phải nộp 8 bản những văn hoá phẩm do mình xuất bản, có thể đem nộp thẳng cho Sở lưu chiểu văn hoá phẩm hay gửi Nha bưu điện theo lối bảo đảm mà không mất tiền tem.
Việc nộp đó phải làm trước khi bán, phát không hay cho thuê. Các bản đàn có thể nộp trong một hạn 3 tháng.
Những văn hoá phẩm tái bản, những bản mỹ kê, những ấn hoạ và khắc họa, xuất bản không quá 300 bản chỉ phải nộp 3 bản.
Đĩa hát phải nộp 3 bản.
Phim chiếu bóng phải nộp 2 bản.
Những bản đàn phát hành dưới 10 bản phải nộp 1 bản.
Điều thứ 11: Nhà xuất bản, mỗi khi nộp một văn hoá phẩm phải kèm theo một tờ khai như sau (Mẫu thứ II):
1- Đầu đề của văn hoá phẩm đem nộp;
2- Tên tác giả, tên người in hay người sản xuất và tên người xuất bản;
3- Ngày đem bán, phát không hay cho thuê;
4- Giá tiền;
5- Số phát hành;
6- Khổ văn hoá phẩm tính bằng phân, mét;
7- Số trang và tranh phụ bản;
8- Ngày in xong;
9- Số thứ tự ở trong sổ của nhà xuất bản đã nói ở Điều thứ 4.
Cách thức làm tờ khai phải theo như Điều thứ 9.
Người xuất bản báo hay tạp chí, có thể nộp kèm với số cuối năm một tờ khai kê gồm cả những số đã nộp trong năm vừa qua, những mỗi khi báo hay tạp chí mới ra đời thì khi nộp số đầu phải nộp tờ khai ngay. Mỗi khi báo hay tạp chí thay đổi gì trong hình thể (khổ, địa chỉ, nhà in, kỳ hạn, chủ nhiệm, quản lý, v.v... ), cũng phải khai ngay.
Điều thứ 12: Những bản của nhà xuất bản nộp sẽ phân phát như sau này:
2 bản tàng trữ ở Nhà lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc;
2 bản tàng trữ ở Sở lưu trữ công văn và thư viện Trung bộ;
2 bản tàng trữ ở Sở lưu trữ công văn và thư viện Nam bộ;
2 bản dùng trong việc trao đổi văn hoá với ngoại quốc do Nhà lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc phụ trách.
Những văn hoá phẩm tái bản, những bản mỹ lệ, những đĩa hát và những phim chiếu bóng, chỉ tàng trữ tại Sở lưu trữ chiểu văn hoá phẩm toàn quốc mà thôi.
CHƯƠNG THỨ V
HÌNH PHẠT
Điều thứ 13: Nếu nhà in, nhà sản xuất hay nhà xuất bản nào không nộp tác phẩm của mình, hoặc không nộp đủ số bản đã định trong Điều thứ 4, 8 và 10, Sở lưu chiểu văn hoá phẩm, sau khi đã viết thư bảo đảm đòi mà thấy vô hiệu, thì một tháng sau, có quyền mua sổ văn hoá phẩm hay không nộp hay nộp thiếu, phí tổn nhà in, nhà sản xuất hay nhà xuất bản phải chịu.
Sau khi mua và nhận rồi, Sở lưu chiểu văn hoá phẩm gửi đơn hàng cho các nhà in, nhà sản xuất hay nhà xuất bản để trả tiền. Nếu họ không chịu trả thì giao cho Toà án đòi theo pháp luật.
Luật lệ trên chỉ có giá trị trong một hạn 10 năm kể từ ngày phát hành văn hoá phẩm. Trong hạn đó, nếu có thư đòi bằng cách bảo đảm (?) thư bảo đảm.
Nếu vì một lẽ gì mà việc đòi tiền các nhà in, nhà sản xuất hay nhà xuất bản không có kết quả, thì số tiền mua nhà văn hoá phẩm không nộp hay nộp thiếu sẽ do các cơ quan nói Điều thứ 12 chịu, tuỳ theo số bản đã nhận được.
Điều thứ 14: Những người nào cố ý không nộp những văn hoá phẩm do mình in, sản xuất hay xuất bản thì phải chịu phạt từ 100 đến 500 đồng. Nếu tái phạm thì phải phạt từ 500 đến 2.000 đồng. Ngoài số tiền phạt lại phải trả số tiền mua những bản không nộp hay nộp thiếu.
Ngoài ra, những bản văn hoá phẩm đem bán, phát không hay cho thuê trái phép có thể bị tịch thu.
Việc thi hành những hình phạt kể trên chỉ có giá trị trong một hạn 3 năm kể từ ngày tuyên bố bản án.
CHƯƠNG THỨ VI
NHỮNG ĐIỀU PHỤ TẠP
Điều thứ 15: Luật lệ lưu chiểu văn hoá phẩm không liên can gì đến các luật lệ khác về báo chí (kiểm duyệt, tuyên truyền).
Ngoài những bản nộp ở Sở lưu chiểu văn hoá phẩn, sách và báo chí vẫn phải theo luật lệ nộp toà án, Sở kiểm duyệt tuyên truyền, ty liêm phóng, v.v...
Điều thứ 16: Những người đứng khai, tác giả, nhà in, nhà sản xuất, nhà xuất bản hay những người kế quyền, có quyền đến Sở lưu chiểu văn hoá phẩm hỏi xem, xin chép lại những tờ khai đã nộp theo Điều 9 và 11.
Điều thứ 17: Việc tổ chức các Sở lưu chiểu văn hoá phẩm sẽ do Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục ấn định.
Điều thứ 18: Những thể lệ lưu chiểu văn hoá phẩm đã thi hành trước Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều thứ 19: Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ Công chính và Giao thông và Bộ Quốc gia Giáo dục phụ trách thi hành Sắc lệnh này.
MẪU TỜ KHAI
MẪU THỨ I
Nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc
Lưu chiểu văn hoá phẩm
Tờ khai của nhà in hay nhà sản xuất
1- Tên và địa chỉ người in hay người sản xuất:
2- Đầu đề văn hoá phẩm (sách, báo, tạp chí, ảnh, ấn hoạ, v.v...):
3- Số bản phát hành (hoặc số phát hành không nhất định):
4- Tên và họ tác giả (hoặc tên hiệu, tính danh, hay muốn dấu tên):
5- Tên, địa chỉ và nghề nghiệp người thuê in hay sản xuất:
6- Ngày hoàn thành văn hoá phẩm:
7- Số thứ tự ở quyển sổ cửa nhà in hay nhà sản xuất:
Nhận và vào sổ, số.... ......, ngày.... Giám đốc Sở lưu chiểu văn hoá phẩm Người đứng khai ký toàn quốc
MẪU THỨ II
Nha lưu trữ công văn và thư viện toàn quốc
Lưu chiểu văn hoá phẩm
Tờ khai của nhà xuất bản
1- Đầu đề văn hoá phẩm (sách, báo, tạp chí, ảnh, ấn hoạ, v.v...):
2- Tên tác giả
- Người in hay người sản xuất:
- Người xuất bản:
3- Ngày đem bán, phát không, hay cho thuê:
4- Giá tiền văn hoá phẩm:
5- Số bản phát hành (hoặc số phát hành không nhất định):
6- Khổ văn hoá phẩm tính bằng phan:
7- Số trang và tranh phụ bản:
8- Ngày hoàn thành văn hoá phẩm:
9- Số thứ tự ở quyển sổ của nhà xuất bản:
Nhận và vào sổ, số.... ......, ngày.... Giám đốc Sở lưu chiểu văn hoá phẩm Người đứng khai ký toàn quốc
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây