Sắc lệnh đặt ở mỗi Liên khu UBHC một Sở Lao động
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Sắc lệnh 169-SL
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch nước |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 169-SL |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Sắc lệnh |
Người ký: | Hồ Chí Minh |
Ngày ban hành: | 14/04/1948 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Sắc lệnh 169-SL
SẮC LỆNH
CỦA CHỦ
TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 169-SL NGÀY 14 THÁNG 4 NĂM 1948
CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Chiểu Sắc lệnh số 64 ngày 8-3-46 tổ chức các cơ quan Lao động,
Chiểu Sắc lệnh số 226 ngày 28-11-46 tổ chức lại Bộ Lao động trong Chính phủ hiện thời,
Chiểu Sắc lệnh số 29-SL ngày 12-3-47 quy định chế độ công nhân trong toàn cõi Việt Nam,
Xét cần phải tổ chức các cơ quan Lao động cho thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến hiện thời,
Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động,
Sau khi hỏi ý kiến Ban Thường trực Quốc hội và sau khi Hội đồng Chính phủ đã thoả thuận,
RA SẮC LỆNH:
Điều 1
Nay đặt ở mỗi Liên khu Kháng chiến Hành chính trong toàn cõi Việt Nam một Sở Lao động do một viên Giám đốc điều khiển, Giám đốc Sở Lao động sẽ do Bộ trưởng Bộ Lao động bổ nhậm.
Điều 2
Sở Lao động Liên khu có nhiệm vụ thực hiện chương trình hoạt động của Bộ Lao động trong phạm vi Liên khu.
Điều 3
Ở tỉnh nào xét ra quan hệ về phương diện Lao động sẽ đặt một Ty Lao động do Trưởng Ty Lao động phụ trách. Trưởng Ty Lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động bổ nhậm.
Ở tỉnh nào không có Ty Lao động, thì Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh có nhiệm vụ thi hành những Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Lao động.
Trong trường hợp này, một uỷ viên trong UBKCHC tỉnh sẽ phụ trách riêng vấn đề lao động cho có chuyên trách.
Điều 4
Giám đốc Sở Lao động Liên khu điều khiển Ty Lao động và các uỷ viên Lao động các tỉnh thuộc phạm vi Liên khu.
Điều 5
Sự liên quan giữa Sở và Ty Lao động với UBKCHC khu và tỉnh cũng giống như sự liên quan giữa UBKCHC và các cơ quan chuyên môn khác.
Điều 6
Chi tiết thi hành Sắc lệnh này do Nghị định của Bộ trưởng bộ Lao động ấn định sau.
Điều 7
Những luật lệ trái với Sắc lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 8
Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Lao động chiểu Sắc lệnh thi hành.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây