Sắc lệnh ân giảm cho các phạm nhân nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng tám và ngày Độc lập 2-9-1949

thuộc tính Sắc lệnh 11-SL

Sắc lệnh ân giảm cho các phạm nhân nhân dịp kỷ niệm cách mạng tháng tám và ngày Độc lập 2-9-1949
Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:11-SL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Sắc lệnh
Người ký:Hồ Chí Minh
Ngày ban hành:22/01/1950
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Sắc lệnh 11-SL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 11-SL NGÀY 22 THÁNG 1 NĂM 1950

 

CHỦ TỊCH
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
HỒ CHÍ MINH

 

Xét nhân ngày kỷ niệm lần thứ tư cuộc Cách mạng tháng Tám và ngày Độc lập 2 tháng 9 năm 1945 nên ra ân cho phạm nhân đã bị kết án nhất định;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Theo quyết nghị của Hội đồng Chính phủ sau khi Ban thường trực Quốc hội thoả thuận;

RA SẮC LỆNH:

 

Điều 1: Những người bị Toà án Quân sự hay Toà án binh xử phạt tù hay khổ sai trước ngày ký sắc lệnh này, mà chưa được hưởng sự ân giảm ghi trong sắc lệnh số 148 ngày 10-8-1946, số 89- SL ngày 26-9- 1947, số 232-SL ngày 20-8-1948, đều được giảm 1/3 hạn tù hoặc khổ sai, trừ ra nếu người bị phạt can tội phản quốc, gián điệp, đào ngũ, liên lạc hoặc tiếp tế cho quân địch, đầu hàng quân địch, tự ý rút lui trước quân địch không có cớ chính đáng, âm mưu phá đổ chính phủ hay can tội tống tiền, ăn cướp, bắt cóc, ám sát, cắt và tàng trữ dây điện thoại của cơ quan Chính phủ, ăn cắp lấy trộm các đồ quân giới, quân trang, quân dụng, phá hoại nền tài chính và kinh tế quốc gia, làm hoặc lưu hành giấy bạc giả, công chức bỏ việc hay không tuân theo lệnh bổ dụng, thuyên chuyển hoặc trưng tập, thì không được hưởng.

Những người bị Toà án Quân sự và Toà án Binh xử tịch biên tất cả gia sản thì, nếu có vợ hoặc con vị thành niên hoặc bố mẹ hoặc ông bà phải phụng dưỡng, chỉ bị tịch biên ba phần tư thôi, trừ ra khi nào việc phát mại đã thi hành xong và tiền phát mại đã sung vào quỹ trước ngày ký Sắc lệnh này.

 

Điều 2: Những người đã do Toà án thường phạt tù hoặc tù khổ sai từ ngày 20-8-1948 đến ngày ký sắc lệnh này được ân giảm như sau:

A- Những người bị phạt dưới 12 tháng tù:

1/ Nếu bị phạt tù lần này là lần đầu và tính đến ngày ký sắc lệnh này đã ngồi được quá nửa hạn tù, thì được phóng thích ngay.

2/ Nếu bị phạt tù lần này là lần đầu và tính đến ngày ký sắc lệnh này, chưa ngồi được nửa hạn tù, thì được giảm nửa hạn tù.

B- Những người bị phạt trên 12 tháng tù hay khổ sai:

1- Nếu bị phạt tù hoặc khổ sai lần này là lần đầu và không phạm vào những tội kể ở đoạn C dưới đây, và nếu tính đến ngày ký sắc lệnh này đã ngồi được quá nửa hạn tù, hoặc khổ sai, thì được phóng thích ngay. Tuy nhiên, những người ấy phải quản thúc ở nguyên quán hay ở một nơi khác do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu nơi phạm nhân đang bị giam ấn định, và trong một thời hạn ngang với thời hạn mà phạm nhân đáng nhẽ còn phải ngồi tù.

2- Nếu bị phạt tù hoặc khổ sai lần này là lần đầu và không phạm vào những tội kể ở đoạn C dưới đây, nhưng tính đến ngày ký sắc lệnh này chưa ngồi được quá nửa hạn tù hoặc khổ sai, thì được giảm 1/3 hạn tù hoặc khổ sai. Tuy nhiên những người ấy phải quản thúc ở nguyên quán, hay ở một nơi khác do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu nơi phạm nhân đang bị giam ấn định, và trong một thời hạn ngang với thời hạn mà phạm nhân đáng nhẽ còn phải ngồi tù.

C- Đối với những can tội ăn cướp, cố ý giết người, cố ý đốt nhà, làm hoặc lưu hành giấy bạc và tích trữ có tính cách đầu cơ những hàng hoá cần thiết cho đời sống nhân dân mà bị Toà án thường xử trên 12 tháng tù hoặc khổ sai thì, ngoài điều kiện đã ngồi tù được quá nửa hạn tù, còn phải được Uỷ ban kháng chiến hành chính tỉnh ở nơi phạm nhân đang bị giam điều tra xem có nên phóng thích hay không. Nếu Uỷ ban xét nên phóng thích thì hồ sơ gửi lên Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu nơi đó quyết nghị cho phóng thích và bắt phạm nhân phải quản thúc ở nguyên quán hay ở một nơi khác do Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu nơi phạm nhân đang bị giam ấn định trong một thời gian mà đáng nhẽ phạm nhân còn phải ngồi tù.

 

Điều 3: Nếu trước ngày ký Sắc lệnh này, phạm nhân nào hoặc do toà án thường, hoặc do Toà án Quân sự, hoặc do Toà án Binh xét xử, đã được Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu ân giảm một cách rộng rãi hơn sắc lệnh này thì không được hưởng sự ân giảm ghi trong sắc lệnh này nữa.

Sắc lệnh này sẽ áp dụng cho những phạm nhân nào, tuy đã được hưởng sự ân giảm của Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu nhưng quyết nghị ân giảm không rộng rãi bằng sắc lệnh này.

 

Điều 4: Ông Bộ trưởng Bộ Tư pháp và các Uỷ ban kháng chiến hành chính liên khu chiểu Sắc lệnh thi hành.

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Thông tư 42/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 04/2021/TT-NHNN ngày 05/4/2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng sau khi tổ chức tín dụng cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP vay và việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ, trích lập dự phòng rủi ro đối với khoản nợ của Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Tài chính-Ngân hàng, Chính sách, COVID-19