Quyết định 355/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật

thuộc tính Quyết định 355/TTg

Quyết định 355/TTg của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:355/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:28/05/1997
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 355/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 355/TTg NGÀY 28 THÁNG 5 NĂM 1997 VỀ VIỆC THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TỔNG RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 12 tháng 11 năm 1996;

Để đưa công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật vào nền nếp, thường xuyên và thực hiện nhiệm vụ tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật trong hai năm 1997 - 1998;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1.- Thành lập Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật gồm các thành viên dưới đây:

1. Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Trưởng ban;

2. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Phó Trưởng ban;

3. Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Uỷ viên;

4. Thứ trưởng Bộ Tài chính, Uỷ viên;

5. Phó trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Uỷ viên;

Trưởng ban chỉ đạo mời đại diện lãnh đạo Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Toá án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tham gia Ban chỉ đạo của Chính phủ.

Ban chỉ đạo của Chính phủ có một tổ chuyên viên giúp việc, thành phần tổ chuyên viên do Ban chỉ đạo quyết định; địa điểm làm việc tại Bộ Tư pháp.

 

Điều 2.- Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rào soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ rà soát hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật cho các Bộ, ngành và địa phương;

2. Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Thủ tướng Chính phủ kèm theo Quyết định này và kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

3. Tổng hợp và xử lý kết quả của đợt tổng rà soát của Bộ, ngành và địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

4. Quyết định việc xuất bản tổng mục lục, tổng tập và tuyển tập văn bản quy phạm pháp luật;

Chỉ đạo việc xuất bản các hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành và địa phương.

 

Điều 3.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai công tác tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật theo kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ kèm theo Quyết định này.

 

Điều 4.- Kinh phí cho công tác tổng rà soát và hệ thống hoá pháp luật của Ban chỉ đạo của Chính phủ do ngân sách nhà nước cấp.

Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ quy định, hướng dẫn và kiểm tra việc sử dụng kinh phí này.

 

Điều 5.- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các thành viên Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

KẾ HOẠCH

VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỢT TỔNG RÀ SOÁT VÀ HỆ THỐNG
RÀ SOÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT TRONG HAI
NĂM 1996 - 1998

(Kèm theo Quyết định số 355/TTg ngày 28/5/1997
của Thủ tướng Chính phủ)

 

Ngày 12 tháng 11 năm 1996 Quốc hội khoá IX tại kỳ họp thứ 10 đã thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Tại Điều 8 Luật quy định: "Cơ quan nhà nước trong phạm vi, quyền hạn của mình có trách nhiệm thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật; nếu phát hiện có quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, thì tự mình hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành". Để đưa công tác rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật vào nền nếp theo đúng quy định của luật, Thủ tướng Chính phủ quyết định kế hoạch tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật như sau:

 

I. VỀ PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG CÁC VĂN BẢN
QUY PHẠM PHÁP LUẬT PHẢI RÀ SOÁT

 

1. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì các văn bản quy phạm pháp luật cần phải được rà soát gồm có:

- Luật, Nghị quyết của Quốc hội;

- Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội;

- Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước;

- Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;

- Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;

- Nghị quyết, Thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức Chính trị - xã hội;

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

- Quyết định, Chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Trong hoạt động điều hành, các Bộ, ngành và địa phương còn ban hành các hình thức văn bản khác như: Thông báo, kế hoạch, công văn... có chứa các quy phạm pháp luật. Vì vậy, trong lần tổng rà soát này những quy phạm pháp luật hiện đang được thi hành nhưng được ban hành với các hình thức văn bản trên cũng phải được rà soát.

 

2. Về thời điểm ban hành các văn bản phải rà soát: thời điểm ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phải rà soát được tính từ sau ngày 02 tháng 7 năm 1976 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1996.

 

II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỢT TỔNG RÀ SOÁT
VÀ HỆ THỐNG HOÁ VĂN BẢN QUY PHẠM
PHÁP LUẬT

 

1. Mục tiêu của đợt tổng rà soát.

- Phát hiện những văn bản quy phạm pháp luật có mâu thuẫn, chồng chéo, trái với quy định của Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh hoặc ban hành sai thẩm quyền đã được ban hành từ sau ngày 02 tháng 7 năm 1976 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1996 để xử lý theo thẩm quyền hoặc lập danh mục văn bản để kiến nghị kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền huỷ bỏ, sửa đổi hoặc bổ sung;

- Lập và công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật, xuất bản các tập hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực để áp dụng thống nhất trong cả nước và từng địa phương.

 

2. Nhiệm vụ của đợt tổng rà soát.

Để thực hiện những mục tiêu nêu trên, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Bộ, ngành và địa phương) trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình tổ chức việc rà soát, xử lý văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và xác lập các loại danh mục văn bản quy phạm pháp luật gửi về ban chỉ đạo của Chính phủ về Tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật.

a. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:

- Tập hợp danh mục đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành từ sau ngày 2 tháng 7 năm 1976 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1996 về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi phụ trách của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (Luật, Nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước; Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, Chỉ thị, Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thông tư liên tịch giữa các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thông tư liên tịch với Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc các cơ quan Trung ương của tổ chức chính trị - xã hội;

Do những thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (tách, nhập Bộ, ngành) nên trong danh mục cần ghi chú rõ những văn bản quy định về các vấn đề trước đây do Bộ, ngành khác phụ trách nhưng nay thuộc chức năng Bộ, ngành mình phụ trách.

- Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực và đã bị bãi bỏ hoặc đã được thay thế;

- Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực;

- Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực nhưng có những quy định cần được sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;

- Lập danh mục các văn bản ban hành sai thẩm quyền.

b. Đối với Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Tập hợp danh mục đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã ban hành từ sau ngày 02 tháng 7 năm 1976 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 1996.

Đối với những tỉnh, thành phố vừa được tách, thì trong danh mục cần ghi chú rõ những văn bản đã được áp dụng cho tỉnh, thành phố cũ nay vẫn còn hiệu lực áp dụng tại tỉnh, thành phố mình và các văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân mới ban hành.

- Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực và đã bị bãi bỏ hoặc đã được thay thế của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban hành đang còn hiệu lực;

- Lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước cấp trên (Quốc hội, Uỷ ban thường Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) mà qua thực tiễn thi hành tại địa phương, thấy không còn phù hợp, cần được kiến nghị để sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ.

c. Đối với Ban chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

1. Tổng hợp và chỉnh lý các danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập và gửi về Ban chỉ đạo. Tuỳ theo các danh mục văn bản, Ban chỉ đạo tổ chức hội thảo, lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội có liên quan và xác lập các danh mục văn bản quy phạm pháp luật trình Chính phủ xử lý theo thẩm quyền hoặc Chính phủ đề nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Các danh mục đó bao gồm:

- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực, đã bị bãi bỏ hoặc thay thế;

- Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đang còn hiệu lực của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Phối hợp với Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật do Toà án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao ban hành.

3. Xem xét, quyết định việc in, xuất bản các tổng mục lục, tổng tập và tuyển tập văn bản quy phạm pháp luật; chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương xuất bản các tập hệ thống văn hoá văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành, địa phương.

 

III. VỀ TỔ CHỨC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

 

1. Về tổ chức thực hiện:

a. các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, thành lập Ban Chỉ đạo tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành do đồng chí Bộ trưởng hoặc Thứ trưởng là Trưởng ban, Vụ trưởng Vụ Pháp chế là Phó ban thường trực (ở những cơ quan chưa có Vụ Pháp chế thì đồng chí Chánh Văn phòng Bộ là Phó ban thường trực). Giúp việc cho Ban chỉ đạo có một Tổ chuyên viên gồm chuyên viên của Vụ Pháp chế, các đơn vị trực thuộc Bộ, ngành.

b. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành lập Ban Chỉ đạo tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật do đồng chí Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Ban thường trực. Giúp việc cho Ban chỉ đạo có một tổ chuyên viên gồm chuyên viên của Sở Tư pháp và Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

c. Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật của Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và kế hoạch tổng rà soát của Bộ, ngành, địa phương phải được gửi về Thủ tướng Chính phủ, và Ban chỉ đạo của Chính phủ trước ngày 15 tháng 6 năm 1997 (Bộ Tư pháp 25A Cát Linh, Hà Nội).

 

2. Về tiến độ thực hiện: Để đảm bảo cho việc tổng rà soát và chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật được kịp thời, chính xác, đạt kết quả cao, các Bộ, ngành và địa phương cần thực hiện đúng tiến độ sau đây:

- Từ ngày 15 tháng 6 năm 1997 đến ngày 15 tháng 8 năm 1997 Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổ chức tập huấn nghiệp vụ rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ nghiệp vụ của các Bộ, ngành và địa phương làm công tác rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật.

- Từ tháng 9 năm 1997 đến tháng 12 năm 1997 các Bộ, ngành và địa phương tập hợp và lên danh mục đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật do Bộ, ngành và địa phương phụ trách đã ban hành từ sau ngày 02/7/1976 đến hết ngày 31/12/1996.

- Từ tháng 12/1997 đến 6/1998 các Bộ, ngành và địa phương tiến hành rà soát, lên danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ và danh mục các văn bản quy phạm pháp luật đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc cần ban hành mới và gửi về Ban Chỉ đạo của Chính phủ trước ngày 30 tháng 6 năm 1998.

- Từ tháng 7 năm 1998 đến tháng 8 năm 1998 các Bộ, ngành và địa phương hoàn thành danh mục văn bản quy phạm pháp luật hiện hành thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành và địa phương.

- Từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 12 năm 1998 Ban chỉ đạo của Chính phủ về Tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tổng hợp, chỉnh lý, lập kế hoạch in, xuất bản các tập hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật còn hiệu lực và báo cáo kết quả với Thủ tướng Chính phủ.

- Trong tháng 6 năm 1997 Bộ Tư pháp dự trù kinh phí cho đợt tổng rà soát văn bản quy phạm pháp luật theo nội dung và tiến độ kế hoạch triển khai trong 2 năm 1997 - 1998 và chủ động phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Quyết định số 355/TTg ngày 28 tháng 5 năm 1997.

 

Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch này và định kỳ 3 tháng một lần báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo của Chính phủ về tổng rà soát và hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật (theo địa chỉ 25A Cát Linh, Hà Nội).

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
-------
No. 355-TTg
Hanoi, May 28, 1997
 
DECISION
ON THE ESTABLISHMENT OF THE GOVERNMENT STEERING COMMITTEE FOR OVERALL REVISION AND SYSTEMIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to the Law on the Promulgation of Legal Documents of November 12, 1996;
To put the work of revising and systemizing legal documents into order and on a regular basis and to perform the task of the overall revision of legal documents in two years 1997 and 1998;
At the proposals of the Minister of Justice and the Minister-Director of the Office of the Government,
DECIDES:
Article 1.- To set up the Government Steering Committee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents, composed of the following members:
1. The Minister of Justice, as the Chairman;
2. A Deputy Director of the Office of the Government, as the Vice Chairman;
3. A Vice Minister of the Interior, as member;
4. A Vice Minister of Finance, as member;
5. A Vice-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel, as member;
The Chairman of the Steering Committee shall invite leading officials of the Office of the National Assembly, the Office of the State President, the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy to participate in the Government Steering Committee.
The Government Steering Committee shall be assisted by a group of specialists to be decided by the Committee; the Committees office is placed at the Ministry of Justice.
Article 2.- The Government Steering Committee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents shall have the following tasks and powers:
1. To organize training courses and provide professional guidances on the revision and systemization of legal documents for the ministries, branches and localities;
2. To urge and inspect the implementation of the plan on overall revision and systemization of legal documents promulgated by the Prime Minister together with this Decision and periodically report to the Prime Minister;
3. To sum up and process results of the overall revision conducted by the ministries, branches and localities so as to report to the Prime Minister;
4. To decide the publication of the overall contents, the collection work and selection of legal documents.
To direct the publication of systemized volumes of legal documents issued by the ministries, branches and localities.
Article 3.- The Ministers, the Heads of the miniterial-level agencies and the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to organize the overall revision and systemization of legal documents in accordance with the Prime Ministers plan attached to this Decision.
Article 4.- The fund for the overall revision and systemization of legal documents conducted by the Government Steering Committee shall be supplied by the State budget.
The Ministry of Finance shall coordinate with the Ministry of Justice and the Office of the Government in determining, guiding and inspecting the use of this fund.
Article 5.- The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and members of the Government Steering Committee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents shall have to implement this Decision.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 
PLAN
ON THE OVERALL REVISION AND SYSTEMIZATION OF LEGAL DOCUMENTS IN 1997-1998
(attached to Decision No.355-TTg of May 28, 1997 of the Prime Minister)
On November 12, 1996, the XIth National Assembly at its 11th session passed the Law on the Promulgation of Legal Documents. Article 8 of the said Law stipulates: "The State agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to regularly revise and periordically systemize the legal documents; when detecting an illegal, contradictory or overlapping provision or any provision which is no longer suitable to the situation of national development, they shall either by themselves or recommend a competent State agency to make timely amendments, supplements or replacements, or to annul or suspend its implementation". To put the work of revising and systemizing legal documents into order as prescribed by law, the Prime Minister has ratified the following plan on the overall revision and systemization of legal documents:
I. ON THE SCOPE AND TYPES OF LEGAL DOCUMENTS TO BE REVISED
1. Under the Law on the Promulgation of Legal Documents, legal documents to be revised include:
- Laws and Resolutions passed by the National Assembly;
- Ordinances and Resolutions of the National Assembly Standing Committee;
- Orders and Decisions of the State President;
- Resolutions and Decrees of the Government; Decisions and Directives of the Prime Minister;
- Decisions, Directives and Circulars of the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government;
- Resolutions and Circulars jointly issued by the competent State agencies and socio-political organizations;
- Resolutions of the Peoples Councils of the provinces and cities directly under the Central Government;
- Decisions and Directives of the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government.
In their executive activities, the ministries, branches and localities also promulgate documents in other forms such as: announcement, plan, official dispatch...that contain legal provisions. Therefore, all legal provisions which have been promulgated in the above-mentioned forms of document and are currently in force must also be revised this time.
2. Regarding the time of promulgation of legal documents to be revised: Legal documents to be revised shall be those which were promulgated from after July 2, 1976 to the end of December 31, 1996.
II. OBJECTIVES, TASKS OF THE OVERALL REVISION AND SYSTEMIZATION OF LEGAL DOCUMENTS
1. Objectives of the overall revision:
- To detect legal documents which are contradictory, overlapping, contrary to the provisions of the Constitution, laws and ordinances or which have been promulgated ultra vires during the period from July 2, 1976 to the end of December 31, 1996 for handling by competent agencies or making lists of legal documents to be proposed to the competent State agencies for annulment, amendment or supplement;
- To draw up and make public lists of legal documents, publish systemized volumes of currently effective legal documents for unified application in the whole country and in each locality.
2. Tasks of the overall revision:
To the above-said ends, the ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government and the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government (hereafter referred commonly to as the ministries, branches and localities) shall, within the ambit of their functions, tasks and powers, organize the revision and processing of legal documents according to their competence and make lists of legal documents to be sent to the Government Steering Committee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents.
a/ The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have:
- To make full lists of legal documents promulgated from after July 2, 1976 to the end of December 31, 1996 regarding branches or fields under the charge of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government (Laws and Resolutions of the National Assembly; Ordinances and Resolutions of the National Assembly Standing Committee; Orders and Decisions of the State President; Resolutions and Decrees of the Government; Decisions and Directives of the Prime Minister; Decisions, Directives and Circulars of the Ministers, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government; Joint Circulars of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government; Joint Circulars of the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy or the central bodies of socio-political organizations;
Due to changes in the functions, tasks and organizational structure of the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government (the splitting or merger of the ministries and branches), it is necessary to specify in the lists those legal documents which stipulate issues previously under the charge of some ministries or branches but now under the charge of the others.
- To make lists of legal documents which are no longer effective and have been annulled or replaced;
- To make lists of legal documents which are still effective;
- To make lists of currently effective legal documents which contain provisions that need to be amended, supplemented or annulled;
- To make lists of legal documents issued ultra vires;
b/ The Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have:
- To make full lists of legal documents issued by the Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government from after July 2, 1976 to the end of December 31, 1996.
With regard to newly splitted provinces or cities, the lists must specify clearly those legal documents which have been applied to the old provinces or cities and now still apply to the new provinces or cities as well as legal documents which have been issued by the new Peoples Councils or Peoples Committees.
- To make lists of legal documents which were issued by the Peoples Councils or Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and are no longer effective and have been annulled or replaced.
- To make lists of legal documents issued by the Peoples Councils or Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government which remain effective.
- To make lists of legal documents issued by the higher-level State agencies (the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the State President, the Prime Minister, the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government) which, through the process of their implementation in the localities, are deemed no longer suitable and should be proposed for amendment, supplement or annulment.
c/ The Government Steering Committee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents shall have:
1. To sum-up and readjust lists of legal documents made and sent to it by the ministries, branches and Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government. Depending on the lists of legal documents, the Steering Committee shall organize seminars to collect comments of the related agencies and socio-political organizations and make lists of legal documents to be submitted to the Government for processing according to its competence or for processing by the competent agencies at the request of the Government.
Such lists include:
- Lists of legal documents which are no longer effective and have been annulled or replaced;
- Lists of currently effective legal documents issued by the National Assembly, the National Assembly Standing Committee, the State President, the Government and the Prime Minister.
2. To coordinate with the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy in revising and systemizing legal documents that fall under the functions, tasks and powers of the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy as well as legal documents issued by the Supreme Peoples Court and the Supreme Peoples Procuracy.
3. To consider and decide the printing and publication of the overall contents, the collection work and selection of legal documents; to direct the ministries, branches and localities in publishing systemized volumes of legal documents issued by such ministries, branches and localities.
III. ON ORGANIZATION AND IMPLEMENTATION TIMETABLE
1. On organization of implementation:
a/ Each ministry, ministerial-level agency or agency attached to the Government shall set up a Steering Board for overall revision of legal documents issued by such ministry or branch with the Minister or a Vice Minister as the Head and the Head of the Legal Department as the standing Deputy Head (in agencies where a Legal Department has not been set up, the Director of the Ministrys Office shall be the standing Deputy Head). The Steering Board is assisted by a group of specialists from the Legal Department and units attached to the ministry or branch.
b/ The Peoples Committee of each province or city directly under the Central Government shall set up a Steering Board for overall revision of legal documents with the President of the Peoples Committee of such province or city as the Head and the Director of the provincial/municipal Justice Service as the standing Deputy Head. The Steering Board is assisted by a group of specialists from the Justice Service and the Office of the Peoples Committee of each province or city directly under the Central Government.
c/ Decisions on the establishment of the Steering Boards for overall revision of legal documents of the ministries, branches and Peoples Committees of the provinces and cities directly under the Central Government and the plans on the overall revision elaborated by such ministries, branches and localities must be sent to the Prime Minister and the Government Steering Committee before June 15, 1997 (the Ministry of Justice, 25A Cat Linh, Hanoi).
2. On the implementation timetable: To ensure that the overall revision and readjustment of legal documents be conducted promptly, accurately and fruitfully, the ministries, branches and localities must comply with the following timetable:
- From June 15, 1997 to August 15, 1997, the Government Steering Committee shall organize a professional training course on the revision and systemization of legal documents for cadres of the ministries, branches and localities who take charge of the revision and systemization of legal documents.
- From September 1997 to December 1997, the ministries, branches and localities shall gather and make full lists of legal documents under their charge, which were promulgated from after July 2, 1976 to the end of December 31, 1996.
- From December 12, 1997 to June 1998, the ministries, branches and localities shall conduct the revision, make lists of legal documents to be supplemented, amended or annulled and lists of legal documents to be proposed to the competent State agencies for amendment, supplement, annulment or replacement and send them to the Government Steering Committee before June 30, 1998.
- From July 1998 to August 1998, the ministries, branches and localities shall complete lists of currently effective legal documents within their scope of management.
- From September 1998 to December 1998, the Government Steering Committee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents shall make the sum-up and readjustment and draw up the plan for the printing and publication of the systemized volumes of currently effective legal documents and report the results to the Prime Minister.
- In June 1997, the Ministry of Justice shall make an estimate of expenditures for the overall revision of legal documents according to the contents and the implementation timetable in 1997 and 1998 and shall take initiative in coordinating with the Ministry of Finance in the implementation of Article 4 of Decision No.355-TTg of May 28, 1997.
The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, the Peoples Committes of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to organize the implementation of this plan and every three months report to the Prime Minister and the Government Steering Commitee for Overall Revision and Systemization of Legal Documents (to address: 25A, Cat Linh, Hanoi).

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 355/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất