Pháp lệnh Đo lường

thuộc tính Pháp lệnh 43-LCT/HĐNN8

Pháp lệnh Đo lường
Cơ quan ban hành: Hội đồng Nhà nước
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:43-LCT/HĐNN8
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Võ Chí Công
Ngày ban hành:06/07/1990
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 43-LCT/HĐNN8

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC
********

Số: 43-LCT/HĐNN8

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1990

PHÁP LỆNH

ĐO LƯỜNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 43-LCT/HĐNN8

 

Để đo lường được thống nhất và chính xác nhằm bảo đảm công bằng và quyền lợi của mọi người; nâng cao chất lượng sản phẩm; sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiêm, vật tư, năng lượng; bảo đảm an toàn lao động; bảo vệ sức khoẻ và môi trường; thúc đẩy tiến bộ khoa học - kỹ thuật; tạo điều kiện thuận lợi trong giao lưu quốc tế;

Căn cứ vào Điều 100 của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Pháp lệnh này quy định về đo lường.

Chương 1:
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Đo lường là hoạt động để xác định giá trị của đại lượng cần đo, có quan hệ mật thiết đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Nhà nước thống nhất quản lý đo lường trên cơ sở pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc công nhận.
Điều 2
Mọi tổ chức, cá nhân trong hoạt động đo lường hoặc liên quan đến đo lường trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc công nhận có quy định khác.
Điều 3
Hội đồng bộ trưởng thực hiện thống nhất quản lý đo lường trong cả nước.
Việc quản lý Nhà nước về đo lường bao gồm :
1- Lập quy hoạch, kế hoạch về đo lường; quy định các chế độ, thể lệ về đo lường;
2- Tổ chức các cơ quan quản lý đo lường và quản lý hoạt động của các cơ quan này;
3- Quy định đơn vị đo lường hợp pháp; xây dựng và quản lý hệ thống chuẩn đơn vị đo lường, hệ thống mẫu chuẩn;
4- Kiểm định chuẩn đơn vị đo lường và phương tiện đo lường;
5- Duyệt mẫu, cho phép sản xuất và nhập khẩu phương tiện đo lường;
6- Thanh tra Nhà nước về đo lường và xử lý các vi phạm pháp luật về đo lường.
Điều 4
Cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện thuận lợi để bảo đảm cho hoạt động đo lường được thống nhất và chính xác.
Điều 5
Nghiêm cấm mọi hành vi gian lận trong cân, đong, đo đếm và các hoạt động đo lường khác.
Mọi tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật về đo lường; kiến nghị các biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường với Uỷ ban nhân dân, cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường các cấp hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Các cơ quan này có trách nhiệm xem xét và giải quyết những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo quy định của pháp luật.
Chương 2:
CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐO LƯỜNG
Điều 6
Cơ quan quản lý đo lường bao gồm cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường và cơ quan quản lý đo lường ngành, cơ sở.
Điều 7
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường bao gồm :
- Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng thuộc Uỷ ban khoa học Nhà nước;
- Trung tâm Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng khu vực;
- Chi cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp tương đương.
Hội đồng bộ trưởng quy định tổ chức, bộ máy của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường.
Điều 8
Cơ quan quản lý đo lường ngành, cơ sở có thể được thành lập và hoạt động theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường để đáp ứng yêu cầu quản lý đo lường của ngành, cơ sở.
Điều 9
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây :
1- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch về đo lường trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng các dự án pháp luật về đo lường; ban hành các văn bản pháp quy về đo lường thuộc thẩm quyền; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch và các văn bản pháp luật về đo lường;
2- Xây dựng và quản lý hệ thống chuẩn đơn vị đo lường, hệ thống mẫu chuẩn; bảo quản và sử dụng các chuẩn quốc gia theo quy định của Nhà nước;
3- Tổ chức hệ thống kiểm định Nhà nước; tiến hành kiểm định Nhà nước chuẩn đơn vị đo lường và phương tiện đo lường; công nhận khả năng kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới về đo lường; uỷ quyền kiểm định Nhà nước cho các cơ sở;
4- Thử nghiệm, duyệt mẫu và cho phép sản xuất, nhập khẩu phương tiện đo lường;
5- Tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường và xử lý các vi phạm pháp luật về đo lường theo thẩm quyền;
6- Hướng dẫn việc tổ chức và quản lý hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cấp dưới về đo lường; hướng dẫn việc thành lập và hoạt động của cơ quan quản lý đo lường ngành, cơ sở;
7- Tổ chức nghiên cứu khoa học - kỹ thuật đo lường;
8- Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ - kỹ thuật đo lường;
9- Hợp tác quốc tế về đo lường.
Hội đồng bộ trưởng quy định việc phân cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường nói tại Điều này.
Chương 3:
ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG HỢP PHÁP VÀ CHUẨN ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG
Điều 10
Đơn vị đo lường hợp pháp là đơn vị đo lường được Nhà nước công nhận và cho phép sử dụng.
Đơn vị đo lường hợp pháp được quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam phù hợp với Hệ đơn vị đo lường quốc tế (SI).
Điều 11
Trong hoạt động đo lường hoặc liên quan đến đo lường phải sử dụng đơn vị đo lường hợp pháp.
Mọi phương tiện đo lường phải được ghi khắc theo đơn vị đo lường hợp pháp.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định trường hợp cá biệt được phép sử dụng đơn vị đo lường khác với đơn vị đo lường hợp pháp.
Trong giao lưu quốc tế có thể sử dụng đơn vị đo lường khác với đơn vị đo lường hợp pháp của Việt Nam theo sự thoả thuận giữa các bên liên quan.
Điều 12
Chuẩn đơn vị đo lường là phương tiện kỹ thuật để thể hiện đơn vị đo lường và truyền đơn vị đó đến phương tiện đo lường khác.
Hệ thống chuẩn đơn vị đo lường của Việt Nam gồm chuẩn quốc gia hoặc chuẩn cao nhất và các chuẩn có độ chính xác thấp hơn của từng lĩnh vực đo lường.
Chuẩn quốc gia hoặc chuẩn cao nhất do Hội đồng bộ trưởng phê duyệt và phải được định kỳ so sánh với chuẩn quốc tế hoặc chuẩn có độ chính xác cao hơn của nước ngoài.
Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định chế độ quản lý hệ thống chuẩn đơn vị đo lường.
Điều 13
Các ngành, cơ sở có quyền trang bị chuẩn đơn vị đo lường cần thiết theo yêu cầu của mình.
Chuẩn có độ chính xác cao nhất của một ngành, cơ sở là chuẩn chính. Chuẩn chính phải được kiểm định Nhà nước và cấp giấy chứng nhận.
Chương 4:
KIỂM ĐỊNH NHÀ NƯỚC PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG
Điều 14
Kiểm định Nhà nước là việc xác định và chứng nhận của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước về tính năng đo lường và sự hợp pháp của phương tiện đo lường theo quy trình kiểm định được quy định trong các tiêu chuẩn Việt Nam.
Điều 15
Các phương tiện đo lường phải được kiểm định Nhà nước bao gồm :
1- Phương tiện đo lường có liên quan đến việc xác định lượng hàng hoá khi mua bán, giao nhận;
2- Phương tiện đo lường có liên quan đến việc bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ sức khoẻ và môi trường;
3- Phương tiện đo lường có liên quan đến việc giám định tư pháp và các hoạt động công vụ khác của Nhà nước.
Danh mục cụ thể phương tiện đo lường phải được kiểm định Nhà nước và chu kỳ kiểm định các phương tiện đo lường này do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định.
Điều 16
Chế độ kiểm định Nhà nước bao gồm kiểm định ban đầu, kiểm định định kỳ, kiểm định bất thường.
Kiểm định ban đầu được áp dụng đối với các phương tiện đo lường mới được sản xuất, sửa chữa hoặc nhập khẩu.
Kiểm định định kỳ được áp dụng đối với phương tiện đo lường đang sử dụng.
Kiểm định bất thường được áp dụng khi tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường.
Điều 17
Phương tiện đo lường sau khi kiểm định Nhà nước đạt yêu cầu được đóng dấu kiểm định hoặc cấp giấy chứng nhận kiểm định theo quy định của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
Dấu kiểm định và giấy chứng nhận kiểm định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước có giá trị pháp lý trong cả nước.
Nghiêm cấm việc giả mạo dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định hoặc sử dụng dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo.
Điều 18
Tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa, nhập khẩu phương tiện đo lường thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước phải được kiểm định ban đầu.
Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo lường thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước phải đăng ký kiểm định định kỳ.
Thể thức đăng ký kiểm định phương tiện đo lường do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định.
Điều 19
Tổ chức, cá nhân có thể đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường hoặc cơ sở được uỷ quyền kiểm định Nhà nước kiểm định phương tiện đo lường không thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước.
Điều 20
Tổ chức, cá nhân có phương tiện đo lường được kiểm định phải trả lệ phí kiểm định. Lệ phí kiểm định do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Chương 5:
SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG, HÀNG BAO BÌ ĐÓNG GÓI THEO ĐỊNH LƯỢNG
Điều 21
Tổ chức, cá nhân sử dụng phương tiện đo lường phải thực hiện đúng các quy định về bảo quản và sử dụng phương tiện đo lường, bảo đảm cho các phép đo lường được thống nhất và chính xác.
Cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có thể kiểm tra việc cân, đong, đo đếm khi mua bán, giao nhận.
Điều 22
Nghiêm cấm việc lưu hành, sử dụng phương tiện đo lường thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước ở một trong những trường hợp sau đây :
1- Không có dấu kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định.
2- Dấu kiểm định hoặc giấy chứng nhận kiểm định đã hết hiệu lực.
3- Bị sai hỏng không còn đạt yêu cầu về đo lường.
Điều 23
Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng bao bì đóng gói theo định lượng phải ghi rõ lượng hàng hoá trên bao bì.
Chênh lệnh giữa lượng hàng hoá thực tế và lượng hàng hoá ghi trên bao bì không được vượt quá giới hạn cho phép trong tiêu chuẩn Việt Nam hoặc trong quy định do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng ban hành.
Chương 6:
SẢN XUẤT, SỬA CHỮA, LƯU THÔNG PHƯƠNG TIỆN ĐO LƯỜNG
Điều 24
Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa phương tiện đo lường.
Điều 25
Tổ chức, cá nhân sản xuất, sửa chữa phương tiện đo lường phải đăng ký tại cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường.
Việc sản xuất phương tiện đo lường thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước, phải được cơ quan quản lý Nhà nức về đo lường duyệt mẫu và cho phép.
Phương tiện đo lường sản xuất theo mẫu đã duyệt được mang dấu hiệu duyệt mẫu do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định.
Mọi thay đổi, cải tiến mẫu phương tiện đo lường đã duyệt phải được phép của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường.
Điều 26
Tổ chức, cá nhân sản xuất phương tiện đo lường không thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước có thể đề nghị cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường thử nghiệm, xác nhận mẫu và kiểm định ban đầu. Những phương tiện đo lường này cũng được mang dấu hiệu duyệt mẫu do Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng quy định.
Điều 27
Khi nhập khẩu phương tiện đo lường thuộc diện phải được kiểm định Nhà nước, tổ chức, cá nhân được phép kinh doanh xuất nhập khẩu phải được sự đồng ý của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng.
Chương 7:
THANH TRA NHÀ NƯỚC VỀ ĐO LƯỜNG
Điều 28
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường thực hiện chức năng thanh tra Nhà nước về đo lường trong phạm vi cả nước.
Tổ chức và hoạt động của thanh tra Nhà nước về đo lường do Hội đồng bộ trưởng quy định.
Điều 29
Nhiệm vụ thanh tra Nhà nước về đo lường là thanh tra việc chấp hành pháp luật về đo lường và đề ra các biện pháp nhằm phòng ngừa và chấm dứt các hành vi vi phạm pháp luật về đo lường.
Việc thanh tra Nhà nước về đo lường do đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về đo lường thực hiện.
Điều 30
Khi tiến hành thanh tra Nhà nước về đo lường, trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về đo lường có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :
1- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu và trả lời những vấn đề cần thiết cho việc thanh tra; tiến hành các biện pháp kiểm tra kỹ thuật tại hiện trường;
2- Đình chỉ việc sử dụng hoặc đưa vào lưu thông phương tiện đo lường không hợp pháp và hàng bao bì đóng gói theo định lượng không đạt yêu cầu về đo lường;
3- Tạm thời đình chỉ việc sản xuất, sửa chữa, kiểm định phương tiện đo lường trái với pháp luật về đo lường và kiến nghị biện pháp xử lý với thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường;
4- Lập biên bản, xử phạt theo thẩm quyền hoặc niêm giữ phương tiện đo lường không hợp pháp cùng các tang vật khác về đo lường và kiến nghị biện pháp xử lý với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;
5- Chuyển hồ sơ về việc vi phạm pháp luật về đo lường sang cơ quan điều tra hình sự, nếu xét thấy có dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Trưởng đoàn thanh tra hoặc thanh tra viên Nhà nước về đo lường chịu trách nhiệm trước pháp luật về những kết luận và các biện pháp xử lý trong quá trình thanh tra.
Điều 31
Cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường tiến hành thanh tra để làm cơ sở cho việc xem xét, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đo lường.
Kết luận của Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng là kết luận có giá trị pháp lý cao nhất về đo lường.
Điều 32
Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan tiến hành thanh tra hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cấp trên trực tiếp về những kết luận và các biện pháp xử lý khi thanh tra đo lường tại cơ sở mình.
Quyết định của cơ quan quản lý Nhà nước về đo lường cấp trên trực tiếp có hiệu lực thi hành.
Chương 8:
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ PHẠT
Điều 33
Tổ chức, cá nhân có thành tích nâng cao hiệu quả hoạt động đo lường hoặc có công phát hiện các vi phạm pháp luật về đo lường được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước.
Điều 34
Người nào gian lận trong cân, đong, đo đếm; không thực hiện các quy định về kiểm định Nhà nước phương tiện đo lường; sử dụng, sản xuất, lưu thông phương tiện đo lường không hợp pháp; sử dụng, giả mạo dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định với mục đích lừa đảo hoặc vi phạm những quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ theo mức độ nhẹ hoặc nặng mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương 9:
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 35
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 1990.
Điều 36
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.

Hà Nội, ngày 06 tháng 7 năm 1990
Võ Chí Công

(Đã ký)

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STATE COUNCIL
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------
No. 43-LCT/HDNN8
Hanoi, July 16, 1990.
 
ORDINANCE
ON WEIGHTS AND MEASURES
In order to establish a standard and precise measuring system aimed at ensuring the fair and equitable treatment of all persons;to improve the quality of products; to preserve natural resources, materials and energy; to ensure labour safety; to protect residential housing and the environment; to improve scientific and advanced technology; to create favorable conditions for international exchange;
Pursuant to article 100 of the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Ordinance makes provisions on weights and measures.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1
Weighing and measuring are the acts of determining the value of the quantity being weighed or measured, and which are closely related to production, business and the every day living of the people.
The State shall exercise uniform management of weights and measures on the basis of the laws of Vietnam and the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adopted.
Article 2
All individuals and organizations in Vietnam who, or which, engage in activities of , or related to, weights and measures shall abide by the provisions of this Ordinance except where otherwise provided by the international treaties which the Socialist Republic of Vietnam has signed or adopted.
Article 3
The Council of Ministers shall implement the use of standard weights and measures throughout the country.
The State management of weights and measures shall include:
1. Devising a scheme of and plan for weights and measures;
Making provisions for systems and regulations of weights and measures;
2. Organizing measurement bodies in relation to weights and measures and managing the activities of these bodies;
3. Determining legal units of weights and measures;
Establishing and managing a system of standard units of weights and measures, and a system of standard samples;
4. Assessing the standard units of weights and measures and the equipment used in weighing and measuring;
5. Considering and approving samples, granting permission to produce and import facilities for weighing and measuring;
State inspection of weights and measures and dealing with breaches of the laws on weights and measures.
Article 4
State bodies, social organizations, production, business and scientific research units shall, within the scope of their duties and powers, be responsible for inspecting, controlling and creating favorable conditions in order to ensure that the activities of weights and measures are uniform and accurate.
Article 5
Acts of cheating in weights, counting and other activities of weights and measures shall be prohibited.
All organizations and individuals shall have the right to complain about and report any acts which breach the law in relation to weights and measures, to make proposals to the people's committees, State management bodies of weights and measures at all levels or other authorized bodies on any means by which the effectiveness of weights and measurements activities may be increased. These bodies shall in accordance with the provisions of the law examine and resolve the complaints, accusations, and proposals made.
Chapter II
WEIGHTS AND MEANSURES MANAGEMENT BODIES
Article 6
Weights and measures management bodies shall include the State management body of weights and measures and management bodies of weights and measures at branch and basic unit levels.
Article 7
The State management bodies of weights and measures shall include:
- The General Department of Standards Weights, Measures and Quality of the State Committee of Science;
- The regional center of Standards Weights Measures and Quality;
- The office of Standards Weights Measures and Quality of the provinces, cities under central authority and equivalent levels.
The Council of Ministers shall make provisions on the organization and structure of the State management bodies of weights and measures.
Article 8
In order to satisfy the need for management of weights and measures by branches and basic units, management bodies of weights and measures at branch and basic unit level shall be established and operated under the guidance of State management bodies of weights and measures.
Article 9
The State management bodies of weights and measures shall have the following duties and powers:
1. To prepare a scheme and a plan of weights and measures and submit them to the authorized State body for consideration and approval;
To draft laws on weights and measures;
To issue within their powers, regulations and rules on weights and measures;
To organize and inspect the implementation of the schemes, plans for , and legal statutes on weights and measures.
2. To establish and manage a standard systems of weight and measurement units and a system of standard samples;
To maintain and adopt national standards in accordance with the provisions of the State.
3. To organize a system of State standards of control;
To carry out State assessment of standard units of weights and measures and equipment used for weighing and measuring;
To recognize the powers of control of weights and measures by State management bodies at lower levels;
To delegate the State assessment of standard units of weights and measures at lower levels.
4. To test and examine samples and grant permission for the production and, import of weighing and measuring equipment.
5. To carry out State assessment of weights and measures and deal with breaches of the laws on weights and measures according to the scope of their powers.
6. To guide the organization and manage the activities of the State management bodies in relation to weights and measures at lower levels; to guide the establishment and activities of management bodies on weights and measures at branch and basic unit levels.
7. To organize science and technology research in relation to weights and measures.
8. To organize the training and improvement of technical skills in relation to weights and measures.
9. To co-operate internationally in relation to weights and measures.
The Council of Ministers shall make provisions on the delegation to bodies at various levels of the power to implement the duties and powers of the State management bodies in relation to weights and measures as referred to this article.
Chapter III
LEGAL AND STANDARD UNITS OF WEIGHT AND MEASURE
Article 10
Legal unit of weight and measure means a unit of weight and measure which is recognized by the State and the use of which is permitted.
Legal units of weight and measure which are stipulated in the standards of Vietnam shall conform with the system of international units of weight and measure (SI)
Article 11
Legal units of weight and measure shall be applied in all activities of, and activities related to, weights and measures.
All weighing and measuring equipment shall have written or engraved on them, legal units of weight and measure.
The General Department of Standards Weights Measures and Quality shall make provisions for particular cases which the use of weights and measures different from the legal units of weight and measure may be used.
In international exchange and according to the agreement of the parties concerned, a unit of weight and measure different from the legal units of weight and measure of Vietnam may be applied.
Article 12
Standard units of weight and measure are a technical means of expressing weight and measure in units and which shall be applied to weighing and measuring equipment.
The system of standard units of weights and measures of Vietnam shall include a national standard or highest standard and other standards which are less accurate in the different areas of weights and measures.
The national standard of highest standard shall be considered and approved by the Council of Ministers and shall be compared periodically with the international standard or standards of greater accuracy of a foreign country.
The General Department of Standards Weights Measures and Quality shall make provisions for the system of management of the standard units of weight and measure.
Article 13
Branches and basic units shall be equipped according to their demand with necessary standard weighing and measuring equipment.
The most accurate standard of each branch or local unit shall be its principal standard. Principal standards shall be controlled and determined by the State and certified.
Chapter IV
STATE ASSESSMENT OF WEIGHTING AND MEANSURING EQUIPMENT
Article 14
State assessment means the examination and certification by the State management body or local unit within their authorized functions, of the nature of the weights and measures and the lawfulness of the weighing and measuring equipment, in accordance with the assessment procedures stipulated by the standards of Vietnam.
Article 15
The weighing and measuring equipment assessed by the State shall include:
1. Weighing and measuring equipment used in determining the quantity of goods at the time of their purchase and sale or delivery and receipt.
2. Weighing and measuring equipment used to ensure labour safety, and to protect health and the environment.
3. Weighing and measuring equipment used in the judicial process and other public activities of the State.
A specific list of weighing and measuring equipment which is subject to State assessment and periodic assessment shall be regulated by the General Department of Standards Weights Measures and Quality.
Article 16
The State assessment process shall include the initial examination, periodic examination, and extraordinary examination.
Initial assessment shall take place in respect of any new weighing and measuring equipment produced, repaired or imported.
Periodic assessment shall also take place in relation to weighing and measuring equipment currently in use.
Extraordinary assessment shall be conducted upon the State inspection of weights and measures taking place.
Extraordinary assessment shall be conducted upon the State inspection of weights and measures taking place.
Article 17
If after State assessment the weighing and measuring equipment is deemed to satisfy the requirements, it shall be stamped or a certificate issued in respect of its assessment in accordance with the provisions of The General Department of Standards Weights Measures and Quality.
The stamp and certification of assessment by State management bodies of weights and measures shall be delegated to local units, the examination by which shall be legally valid throughout the entire country.
The forging or fraudulent use of the assessment stamp and certificate of examination is prohibited.
Article 18
Organizations which, and individuals who, produce, repair, or import weighing and measuring equipment within the category subject to State examination shall register those facilities for initial assessment.
Organizations which, and individuals who, use weighing and measuring equipment other than that which is within the category subject to State examination shall register that equipment for periodic assessment.
The registration procedures for the assessment of weighing and measuring equipment shall be regulated by The General Department of Standards Weights Measures and Quality.
Article 19
Organizations which, and individuals who, register, weighing and measuring equipment for assessment shall pay an assessment fee. Assessment fees shall be regulated by the Council of Ministers.
Chapter V
USE OF WEIGHING AND MEANSURING EQUIPMENT AND PURCHASE OF GOODS ACCORDING TO AMOUNT AND QUANTITY
Article 21
Organizations which and individuals who use weighing and measuring equipment shall observe properly the regulation on the maintenance and use of such equipment in order to ensure that their measuring methods are uniform and accurate.
Production and business units shall create favorable conditions in order to ensure that all individuals may inspect the weighing, measuring and counting which takes place at the place of purchase and sale or delivery and receipt.
Article 22
The circulation and use of weighing and measuring equipment which is subject to State assessment shall, in the following circumstances, be prohibited:
1. Where the equipment does not have an examination stamp or certificate.
2. The examination stamp or certificate of the equipment has expired.
3. The equipment is defective and does not satisfy the requirements of weights and measures.
Article 23
Organizations which, and individuals who, produce, purchase or sell goods packaged in specific quantities shall state clearly on the packaging the quantity of goods contained in each package.
The difference between the real quantity of goods and the quantity of goods stated on the packaging shall not exceed the limit permitted by the standards of Vietnam or by the provisions issued by The General Department of Standards Weights Measures and Quality.
Chapter VI
PRODUCTION OF, REPAIRS TO AND CIRCULATION OF WEIGHT AND MEANSURING EQUIPMENT
Article 24
The State encourages organizations and individuals to produce and repair weighing and measuring equipment.
Article 25
Organizations, which, and individuals who, produce or repair weighing and measuring equipment shall register at the State management bodies of weights and measures.
The production of weighing and measuring equipment which is subject to State assessment shall require the permission of the State management body of weights and measures. The samples of the equipment shall also require the assessment and approval of the above body.
Weighting and measuring equipment which is produced in accordance with approved samples shall bear a sign of approval stipulated by The General Department of Standards Weights Measures and Quality.
All alterations to and modifications of approved weighing and measuring equipment shall require the permission of the State management body of weights and measures.
Article 26
Organizations which and individuals who produce weighing and measuring equipment which is not subject to State assessment may make a proposal to the State management bodies of weights and measures for the testing, certification of sample and initial assessment of that equipment. The weighing and measuring equipment shall also bear the sign of an approved sample stipulated by The General Department of Standards Weights Measures and Quality.
Article 27
When importing weighing and measuring equipment which is subject to State examination, organizations and individuals engaged in export and import business shall require the approval of The General Department of Standards Weights Measures and Quality.
Chapter VII
STATE ASSESSMENT OF WEIGHTS AND MEANSURES
Article 28
The State management bodies of weights and measures shall perform their State assessment functions in respect of weights and measures throughout the entire country.
The organization and activities of State assessment of weights and measures shall be stipulated by the Council of Ministers.
Article 29
The State function of assessment of weights and measures involves the assessment of compliance with the laws on weights and measures and the making of proposals to prevent and stop any acts which are contrary to the laws on weights and measures.
State assessment of weights and measures shall be performed by State assessment units or officers.
Article 30
In performing the State assessment of weights and measures the State assessment unit leader or officer of weights and measures shall have the following duties and powers:
1. To demand that the organizations and individuals concerned provide documents and address those matters which are necessary for assessment;
To perform technical inspection procedures at the place of assessment;
2. To stop the use or stipulate in respect of weighing and measuring equipment which is unlawful and the packaging of goods which does not satisfy the requirements of weights and measures;
3. To temporarily cease the production of, repairs to, and assessment of weighing and measuring equipment which are contrary to the laws in respect of weights and measures and to make proposals on measures for dealing with the head of the State management body of weights and measures;
4. To prepare reports, impose fines according to their powers and seize unlawful weighing and measuring equipment together with any other evidence in respect of weights and measures and make a proposal of measures to be adopted in dealing with them to the authorized State body;
5. To deliver files in respect of any breaches of the law in relation to weights and measures to a criminal investigation body in the event that there is any evidence of a criminal offense having been committed.
The State assessment unit leader or officer of weights and measures shall be responsible before the law for his conclusions and treatment of matters during the course of assessment.
Article 31
The assessment by the State management bodies of weights and measures shall from a basis for the consideration and resolution of disputes, complaints, and accusations which arise or are made in relation to weights and measures.
The conclusions of The General Department of Standards Weights Measures and Quality shall be deemed to be of the greatest legal significance in relation to weights and measures.
Article 32
Organizations and individuals have the right to make complains to the body which performs the assessment or to the State management body of weights and measures at a direct higher level, in relation to the conclusions and treatment of matters during the assessment of weights and measures at their place.
The decision of the State management bodies at a direct higher level on weights and measures shall be binding.
Chapter VIII
REWARDS AND PENALTIES
Article 33
Organizations and individuals recording achievements which increase the effectiveness of weights and measures activities or discovering breaches of the laws on weights and measures shall be rewarded in accordance with the general provisions of the State.
Article 34
Any individual who is discovered cheating in weighing, measuring or counting failing to implement the provisions in relation to State assessment of weighing and measuring equipment, using, producing or circulating illegal weighing and measuring equipment, using or forging and examination stamp, or certificate of examination for the purpose of fraud or breaching other regulations of this Ordinance shall, according to the of seriousness of the offense, be disciplined or subjected to administrative penalty or criminal responsibility in accordance with the provisions of the law.
Chapter IX
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 35
This Ordinance shall be of full force and effect as of 1 October 1990.
Article 36
All previous regulations which are inconsistent with this Ordinance are hereby repealed.
 

 
FOR THE STATE COUNCIL OF THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM PRESIDENT




Vo Chi Cong

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 43-LCT/HDNN8 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất