Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi năm 2001

thuộc tính Pháp lệnh 32/2001/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:32/2001/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:04/04/2001
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 32/2001/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH   

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 32/2001/PL-UBTVQH10

NGÀY 04 THÁNG 4 NĂM 2001 VỀ KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ

CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI

Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân trong việc khai thác, bảo vệ công trình thuỷ lợi  nhằm phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an toàn xã hội và an ninh quốc gia;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Luật tài nguyên nước;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 8 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2001;

Pháp lệnh này quy định về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Pháp lệnh này áp dụng đối với những công trình thuỷ lợi đã xây dựng và được đưa vào khai thác.
Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi có liên quan đến đê điều, công trình phòng, chống lụt, bão, công trình thuỷ điện, công trình cấp, thoát nước cho đô thị phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định của pháp luật về đê điều, về phòng, chống lụt, bão, về công trình thuỷ điện, về cấp, thoát nước cho đô thị và pháp luật về tài nguyên nước.
Điều 2
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công trình thuỷ lợi” là công trình thuộc kết cấu hạ tầng nhằm khai thác mặt lợi của nước; phòng, chống tác hại do nước gây ra, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, bao gồm: hồ chứa nước, đập, cống, trạm bơm, giếng, đường ống dẫn nước, kênh, công trình trên kênh và bờ bao các loại.
2. “Hệ thống công trình thuỷ lợi” bao gồm các công trình thuỷ lợi có liên quan trực tiếp với nhau về mặt khai thác và bảo vệ trong một khu vực nhất định.
3. “Thuỷ lợi phí” là phí dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
4. “Tiền nước” là giá tiền trong hợp đồng dịch vụ về nước thu từ tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi ngoài mục đích sản xuất nông nghiệp.
5. “Phí xả nước thải” là phí thu từ tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thuỷ lợi để góp phần chi phí cho việc bảo vệ chất lượng nước.
6. “Tổ chức hợp tác dùng nước” là hình thức hợp tác của những người cùng hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi, làm nhiệm vụ khai thác và bảo vệ công trình, phục vụ sản xuất, dân sinh.
Điều 3
1. Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi phải bảo đảm tính hệ thống của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính.
2. Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được xây dựng từ mọi nguồn vốn đều phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật và dự án đầu tư được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
3. Mỗi hệ thống công trình thuỷ lợi hoặc công trình thuỷ lợi phải do một tổ chức hoặc cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
4. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình.
5. Công trình thuỷ lợi được khai thác, sử dụng tổng hợp để phục vụ các ngành kinh tế quốc dân.
6. Việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi phải bảo đảm các yêu cầu phòng, chống suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước và các tác hại khác do nước gây ra, bảo đảm an toàn công trình.
7. Căn cứ vào quy mô, ý nghĩa kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh, Chính phủ quy định tiêu chuẩn công trình thuỷ lợi, hệ thống công trình thuỷ lợi  quan trọng quốc gia.
Điều 4
Nhà nước có chính sách:
1. Ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Khuyến khích và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư vốn, nghiên cứu khoa học, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
3. Khuyến khích tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi tham gia khai thác và bảo vệ công trình.
Điều 5
Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện các biện pháp khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;  giám sát, kiểm tra việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi tại địa phương.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện và giám sát việc thi hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Điều 6
Cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi cá nhân  có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Điều 7
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi, xả nước thải vào công trình thuỷ lợi có trách nhiệm nộp thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra việc thu, nộp thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải trong địa phương.
Điều 8
Nghiêm cấm các hành vi xâm hại đến công trình thuỷ lợi; chiếm dụng, sử dụng trái pháp luật thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải.
CHƯƠNG II
KHAI THÁC CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 9
1. Công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng ngân sách nhà nước hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước do doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác và bảo vệ, trừ trường hợp quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này.
2. Công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước và vốn đóng góp của tổ chức, cá nhân sử dụng nước do tổ chức hợp tác dùng nước quản lý khai thác và bảo vệ.
3. Công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng vốn của tổ chức, cá nhân do tổ chức, cá nhân đó quản lý khai thác và bảo vệ theo quy định của pháp luật.
Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Điều 10
Căn cứ vào quy mô và tính chất của công trình thuỷ lợi, điều kiện thực tế của từng địa phương, Chính phủ quy định việc giao công trình thuỷ lợi được xây dựng bằng ngân sách nhà nước cho tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ.
Điều 11
Căn cứ vào Pháp lệnh này và pháp luật có liên quan, Chính phủ quy định chế độ, chính sách, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi quy định tại khoản 3 Điều 9 và Điều 10 của Pháp lệnh này.
Điều 12
1. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo chế độ công ích trong trường hợp phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên cấp kinh phí cho việc tu bổ, nâng cấp công trình thuỷ lợi ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Điều 13
Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện việc tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp được Nhà nước cấp kinh phí trong các trường hợp sau:
1. Bơm nước chống úng của các trạm bơm được xây dựng theo quy hoạch và vận hành theo quy trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
2. Bơm nước chống hạn vượt định mức đã quy định;
3. Đại tu, nâng cấp công trình thuỷ lợi theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
4. Thuỷ lợi phí bị thất thu do thiên tai gây mất mùa;
5. Khôi phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại theo dự án đầu tư xây dựng cơ bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Chính phủ quy định cụ thể việc cấp kinh phí đối với các trường hợp quy định tại Điều này.
Điều 14
1. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ về nước từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông nghiệp phải nộp thuỷ lợi phí.
2. Tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi để phục vụ cho các mục đích không phải sản xuất nông nghiệp phải nộp tiền nước.
3. Tổ chức, cá nhân xả nước thải vào công trình thuỷ lợi phải nộp phí xả nước thải.
4. Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi hoặc tổ chức hợp tác dùng nước thu thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo quy định của pháp luật.
Chính  phủ quy định khung mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với từng loại hình công trình thuỷ lợi, từng loại đối tượng sử dụng nước, từng loại đối tượng làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi  và điều kiện thực tế của từng vùng trong cả nước.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định cụ thể mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi thuộc bộ được phân công quản lý.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể mức thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải đối với các doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước thuộc địa phương quản lý.
Điều 15
Nguồn tài chính của doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi hoặc tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm:
1. Thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải;
2. Ngân sách nhà nước cấp theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này;
3. Các khoản thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi.
Điều 16
Chính phủ quy định:
1. Phương thức thanh toán, thời gian thanh toán thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải của tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước;
2. Thời gian thanh toán tiền điện của doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước cho doanh nghiệp kinh doanh điện.
Điều 17
Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước có nhiệm vụ:
1. Điều hoà, phân phối nước công bằng, hợp lý phục vụ sản xuất và đời sống, ưu tiên nước sinh hoạt; thực hiện hợp đồng với các tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi; bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 6 Điều 19 của Pháp lệnh này;
2. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật, dự án đầu tư của hệ thống công trình thuỷ lợi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Theo dõi, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố; duy tu, bảo dưỡng, vận hành bảo đảm an toàn công trình; kiểm tra, sửa chữa công trình trước và sau mùa mưa lũ;
4. Làm chủ đầu tư trong việc duy tu, sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi; duy trì, phát triển năng lực công trình, bảo đảm công trình an toàn và sử dụng lâu dài;
5. Xây dựng hoặc tham gia xây dựng quy trình vận hành công trình, quy trình điều tiết nước của hồ chứa, quy trình vận hành hệ thống, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện;
6. Quan trắc, theo dõi thu thập các số liệu theo quy định; nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; lưu trữ hồ sơ khai thác công trình thuỷ lợi;
7. Bảo vệ chất lượng nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước; phòng, chống  lũ, lụt, xâm nhập mặn và các tác hại khác do nước gây ra;
8. Tổ chức để nhân dân tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình;
9. Các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 18
Doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi và tổ chức hợp tác dùng nước có quyền:
1. Được Nhà nước cấp kinh phí theo quy định tại Điều 13 của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật;
2. Ký kết hợp đồng với tổ chức, cá nhân sử dụng nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi do mình khai thác;
3. Thu thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo hợp đồng;
4. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân địa phương huy động lao động công ích để tu bổ, sửa chữa, nâng cấp và xử lý sự cố công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật;
5. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân địa phương nơi có công trình thuỷ lợi thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn công trình trong trường hợp công trình bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố;
6. Kiến nghị Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc yêu cầu Toà án nhân dân giải quyết trong trường hợp các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi cố tình không trả đủ thuỷ lợi phí và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng sử dụng nước;
7. Khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi theo dự án đầu tư và thiết kế kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Điều 19
Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thuỷ lợi có quyền và nghĩa vụ:
1. Tham gia xây dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Có kế hoạch sử dụng nước, xả nước thải, ký kết và thực hiện hợp đồng với doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước;
3. Sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm và bảo vệ môi trường nước;
4. Trả thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải theo hợp đồng;
5. Bảo vệ công trình thuỷ lợi trong phạm vi sử dụng;
6. Được bồi thường thiệt hại do việc doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước thực hiện không đúng hợp đồng gây ra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 20
1. Đối với hệ thống công trình thuỷ lợi có liên quan đến nhiều địa phương thì được thành lập Hội đồng quản lý hệ thống. Thành phần Hội đồng quản lý hệ thống gồm:
a) Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
b) Đại diện chính quyền các địa phương có liên quan đến hệ thống công trình thuỷ lợi;
c) Người phụ trách doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi hoặc tổ chức hợp tác dùng nước;
d) Đại diện tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ hệ thống công trình thuỷ lợi;
đ) Đại diện các ngành có liên quan.
2. Hội đồng quản lý hệ thống có trách nhiệm quyết định chủ trương, kế hoạch khai thác hệ thống; giám sát hoạt động của doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; điều hoà lợi ích giữa các tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ hệ thống công trình thuỷ lợi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định hoặc phân cấp quyết định thành lập Hội đồng quản lý hệ thống và hướng dẫn hoạt động của Hội đồng.
CHƯƠNG III
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 21
1. Tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi phải lập phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi, trình cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quản lý công trình thuỷ lợi nào thì có trách nhiệm phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi đó.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc lập và phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Điều 22
1. Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác công trình thuỷ lợi nào thì có trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thuỷ lợi đó.
2. Uỷ ban nhân dân các cấp tổ chức thực hiện phương án bảo vệ đã được phê duyệt đối với công trình thuỷ lợi theo quy định sau:
a) Công trình thuỷ lợi phục vụ xã,  phường, thị trấn nào thì do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ;
b) Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều xã, phường, thị trấn trong một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì do Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có công trình nằm trong địa giới xã, phường, thị trấn đó thực hiện phương án bảo vệ;
c) Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh trong một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có công trình nằm trong địa giới huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đó thực hiện phương án bảo vệ;
d) Hệ thống công trình thuỷ lợi phục vụ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện phương án bảo vệ hoặc phân cấp cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có công trình nằm trong địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đó thực hiện phương án bảo vệ.
3. Hệ thống công trình thuỷ lợi, công trình thuỷ lợi quan trọng quốc gia do bộ được phân công quản lý chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ khác có liên quan lập phương án bảo vệ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định và chỉ đạo thực hiện phương án đã được duyệt.
Điều 23
1. Khi phát hiện công trình thuỷ lợi bị xâm hại hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, thì người phát hiện có trách nhiệm ngăn chặn, khắc phục nếu có thể thực hiện được và báo ngay cho Uỷ ban nhân dân, tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ công trình hoặc cơ quan nhà nước nơi gần nhất để xử lý.
2. Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ công trình thuỷ lợi có trách nhiệm tham gia xây dựng phương án bảo vệ công trình; trường hợp công trình thuỷ lợi xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố thì phải tham gia ứng cứu bảo vệ công trình theo sự huy động của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương.
Điều 24
Việc thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng của công trình thuỷ lợi đã có, việc xây dựng bổ sung công trình thuỷ lợi vào hệ thống công trình thuỷ lợi phải tuân theo quy hoạch, kế hoạch, đồng thời phải có dự án đầu tư và phương án bảo vệ công trình được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 25
1. Phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm công trình và vùng phụ cận. Việc quy định phạm vi vùng phụ cận phải căn cứ vào tiêu chuẩn thiết kế, quy trình, quy phạm kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn công trình, thuận lợi cho việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
2. Trong phạm vi vùng phụ cận, việc sử dụng đất phải bảo đảm không gây cản trở cho việc vận hành và bảo đảm an toàn công trình; phải có đường đi lại để quan trắc, theo dõi, quản lý và có mặt bằng để tu bổ, sửa chữa và xử lý khi công trình xảy ra sự cố.
3. Phạm vi vùng phụ cận của công trình thuỷ lợi được quy định như sau:
a) Đối với đập của các hồ chứa nước, phạm vi vùng phụ cận bảo vệ đập từ chân đập trở ra:
- Đập cấp I tối thiểu là 300m, phạm vi không được xâm phạm là 100 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp II tối thiểu là 200m, phạm vi không được xâm phạm là 50 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp III tối thiểu là 100m, phạm vi không được xâm phạm là 40 m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp IV tối thiểu là 50m, phạm vi không được xâm phạm là 20m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập;
- Đập cấp V tối thiểu là 20m, phạm vi không được xâm phạm là 5m sát chân đập, phạm vi còn lại được sử dụng cho các mục đích không gây mất an toàn đập.
b) Đối với kênh nổi có lưu lượng từ 2m3/giây đến 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 2m đến 3m; lưu lượng lớn hơn 10m3/giây, phạm vi bảo vệ từ chân mái ngoài của kênh trở ra từ 3m đến 5m;
c) Đối với cống ngăn mặn, giữ nước ngọt ở cửa sông thì việc bảo vệ phải tuân theo quy định của pháp luật về đê điều;
d) Đối với khu vực lòng hồ, vùng phụ cận bảo vệ công trình được tính từ đường biên có cao trình bằng cao trình đỉnh đập trở xuống phía lòng hồ.
4. Việc bảo vệ trạm bơm, kênh chìm hoặc kênh kiên cố được quy định như sau:
a) Trạm bơm phải có hàng rào bảo vệ;
b) Kênh chìm phải có nơi để làm bể lắng bùn cát phục vụ nạo vét;
c) Kênh đã kiên cố phải có đường đi lại để quản lý.
5. Đối với công trình thuỷ lợi đã thay đổi tiêu chuẩn, quy mô, mục đích sử dụng hoặc đã được gia cố với tiêu chuẩn cao hơn thì vùng phụ cận được phép điều chỉnh cho phù hợp với thực tế nhưng phải bảo đảm an toàn và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
6. Chính phủ quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thuỷ lợi quan trọng quốc gia.
Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định cụ thể phạm vi vùng phụ cận đối với từng loại hình công trình thuỷ lợi trong địa phương.
Điều 26
Trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, các hoạt động sau đây chỉ được tiến hành khi có giấy phép:
1. Xây dựng công trình mới trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Xả nước thải vào công trình thuỷ lợi;
3. Các hoạt động khác liên quan đến an toàn của công trình thuỷ lợi theo quy định của Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.
Điều 27
1. Việc phòng, chống lũ cho các công trình của hồ chứa nước phải được tiến hành thường xuyên và phải cứu hộ kịp thời khi có nguy cơ xảy ra sự cố hoặc lũ, lụt đe dọa.
2. Việc cứu hộ các công trình của hồ chứa nước phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân quản lý khai thác và bảo vệ hồ chứa nước có trách nhiệm lập phương án bảo đảm an toàn hồ phù hợp với phương án bảo đảm an toàn, các hồ bậc thang ở thượng lưu hồ, hạ lưu hồ; phương án cứu hộ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 21 và Điều 22 của Pháp lệnh này phê duyệt.
3. Uỷ ban nhân dân các cấp theo nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tổ chức việc cứu hộ hồ chứa nước trong địa phương và việc tham gia cứu hộ hồ chứa nước cho địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Điều 28
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Lấn chiếm, sử dụng đất trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi; các hoạt động gây cản trở đến việc quản lý, sửa chữa và xử lý công trình khi có sự cố;
2. Các hành vi trái phép gây mất an toàn cho công trình thuỷ lợi trong phạm vi bảo vệ công trình, bao gồm:
a) Khoan, đào đất đá, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi gây mất an toàn cho công trình;
b) Sử dụng chất nổ gây hại; tự ý dỡ bỏ hoặc lấp công trình thuỷ lợi phục vụ lợi ích công cộng;
3. Thải các chất thải độc hại, nước thải chưa xử lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn cho phép vào công trình thuỷ lợi;
4. Vận hành công trình thuỷ lợi trái với quy trình, quy phạm kỹ thuật đã được quy định;
5. Các hành vi khác gây mất an toàn cho công trình thuỷ lợi.
CHƯƠNG IV
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CÔNG TRÌNH THUỶ LỢI
Điều 29
Nội dung quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
3. Quyết định việc điều chỉnh quy hoạch hệ thống công trình thuỷ lợi, dự án đầu tư sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi và kế hoạch tài chính cho doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi, tổ chức hợp tác dùng nước; giám sát chất lượng thi công; tổ chức nghiệm thu, bàn giao công trình;
4. Cấp, thu hồi giấy phép đối với các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi;
5. Phê duyệt phương án bảo vệ công trình thuỷ lợi; quyết định biện pháp xử lý trong trường hợp công trình thuỷ lợi có nguy cơ xảy ra sự cố; chỉ đạo việc điều hoà, phân phối nước của công trình thuỷ lợi trong trường hợp xảy ra hạn hán, ưu tiên nước cho sinh hoạt;
6. Tổ chức việc nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; tổ chức bộ máy tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
8. Tổ chức thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Điều 30
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo sự phân công của Chính phủ.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi ở địa phương theo sự phân cấp của Chính phủ.
Điều 31
1. Nhà nước khuyến khích việc hoà giải các tranh chấp về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi.
Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại địa phương, cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc hoà giải các tranh chấp về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp loại giấy phép nào thì có trách nhiệm giải quyết khiếu nại phát sinh từ việc thực hiện loại giấy phép đó. Trong trường hợp đương sự không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại thì có quyền khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.
3. Những tranh chấp khác về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi được giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 32
Thanh tra chuyên ngành về tài nguyên nước thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, có nhiệm vụ:
1. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi;
2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG V
KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 33
Tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, đấu tranh chống các hành vi vi phạm pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi  được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 34
Người nào lấn chiếm đất trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, không tuân theo sự huy động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi công trình xảy ra sự cố; phá hoại hoặc gây mất an toàn công trình thuỷ lợi; không thực hiện các nghĩa vụ tài chính hoặc vi phạm các quy định khác của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 35
Người nào thiếu tinh thần trách nhiệm, lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái pháp luật các khoản thu thuỷ lợi phí, tiền nước, phí xả nước thải, bao che cho người có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi hoặc có hành vi vi phạm khác thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
CHƯƠNG VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 36
Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép về các hoạt động phải có phép trong phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của công trình thuỷ lợi trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực mà giấy phép vẫn còn thời hạn và không trái với các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật thì được áp dụng theo quy định của giấy phép đó, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân tự nguyện xin được cấp giấy phép mới theo quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật. 
Điều 37
Pháp lệnh này được áp dụng đối với các hoạt động khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi trên lãnh thổ Việt Nam do tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành; trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác thì áp dụng điều ước quốc tế đó.
Điều 38
Pháp lệnh này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm  2001
Pháp lệnh này thay thế Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội thông qua ngày 31 tháng 8 năm 1994.
Các quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Điều 39
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
------

SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
--------

No: 32/2001/PL-UBTVQH10

Hanoi, April 04, 2001

 

ORDINANCE

ON THE EXPLOITATION AND PROTECTION OF IRRIGATION WORKS

In order to enhance the State management effectiveness, raising the responsibility of State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, peoples armed force units and all individuals in the exploitation and protection of irrigation works aimed at serving production and socio-economic development, contributing to the maintenance of social safety and national security;

Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;

Pursuant to the Law on Water Resources;

Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly, 8th session, on the 2001 law- and ordinance-making program;

This Ordinance provides for the exploitation and protection of irrigation works.

Chapter I

GENERAL PROVISIONS

Article 1.-This Ordinance applies to irrigation works which have been built and put into operation.

The exploitation and protection of irrigation works related to dikes, flood and storm prevention works, hydro-electric works as well as water supply and drainage works for urban areas shall have to comply with the provisions of this Ordinance, the legislation on dikes, flood and storm prevention and fight, hydro-electric works, urban water supply and drainage and the legislation on water resources.

Article 2.-In this Ordinance the following terms shall be construed as follows:

1. "Irrigation works" mean infrastructure works built to tap the waters usefulness; to prevent and combat harms caused by water, protect the environment and balance the ecology, which include: reservoirs, dams, sluices, pumping stations, wells, penstocks, canals, works on canals and embankments of all types.

2. "Irrigation work system" includes irrigation works which are directly interrelated in terms of exploitation and protection in a certain geographical area.

3. "Irrigation charge" mean the water service charge collected from organizations and individuals using water or providing services from irrigation works for agricultural production in order to contribute to covering part of expenses for management, maintenance and protection of irrigation works.

4. "Water-consuming money" means the sum of money inscribed in the water service contracts, collected from organizations and individuals consuming water or providing services from irrigation works for purposes other than agricultural production.

5. "Waste water-discharging fee" means the fee collected from organizations and individuals discharging waste water into irrigation works to cover part of expenditure on the protection of water quality.

6. "Cooperative organization for water consumption" is a form of cooperation between people sharing benefits from irrigation works, performing the task of exploiting and protecting works in service of production and peoples life.

Article 3.-

1. The exploitation and protection of irrigation works must ensure the systematism of the works, which must not be divided according to administrative boundaries.

2. The exploitation and protection of irrigation works built with capital of any source must comply with the planning, plans, procedures, regulations, technical standards and investment projects already ratified by competent State bodies.

3. The exploitation and protection of each irrigation work system or each irrigation work must be directly managed by an organization or individual under decision of a competent State management body.

4. Organizations and individuals benefiting from irrigation works shall be responsible for participating in the elaboration of plans for the exploitation and protection thereof.

5. Irrigation works shall be fully exploited and used in service of the national economic branches.

6. The exploitation and protection of irrigation works must meet the requirements for preventing and combating the degradation, depletion and pollution of water resources as well as other harms caused by water, thus ensuring the works safety.

7. Based on the size, socio-economic, defense and security significance of irrigation works, the Government shall prescribe criteria for irrigation works and irrigation work systems of national importance.

Article 4.-The State shall adopt policies to:

1. Prioritize investment in and support the exploitation and protection of irrigation works;

2. Encourage domestic and foreign organizations and individuals to invest capital in, conduct scientific research into, and apply scientific and technological advances to, the exploitation and protection of irrigation works, and protect their legitimate rights and interests.

3. Encourage organizations and individuals benefiting from irrigation works to take part in the exploitation and protection thereof.

Article 5.-The Peoples Councils and Peoples Committees of all levels shall, within the ambit of their tasks and powers, apply measures to exploit and protect irrigation works; supervise and inspect the observance of the legislation on exploitation and protection of irrigation works in their respective localities.

The Vietnam Fatherland Front and its member organizations shall, within their tasks and powers, have to propagate the legislation on exploitation and protection of irrigation works, mobilize people to observe it and supervise the observance thereof.

Article 6.-The State agencies, economic organizations, political organizations, socio-political organizations, social organizations, socio-professional organizations, peoples armed force units and all individuals shall have to abide by the provisions of the legislation on exploitation and protection of irrigation works.

Article 7.-

1. Organizations and individuals consuming water or providing services with water from irrigation works or discharging waste water into irrigation works shall have to pay irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee to organizations and individuals directly managing the exploitation and protection of irrigation works according to the provisions of law.

2. The Peoples Committees of all levels shall have to direct and inspect the collection and payment of irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee in their respective localities.

Article 8.-To strictly prohibit acts of encroaching on irrigation works; appropriating or illegally using irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee.

Chapter II

EXPLOITATION OF IRRIGATION WORKS

Article 9.-

1. The exploitation and protection of irrigation works built with the State budget capital or capital originating from the State budget shall be managed by State enterprises, except for cases prescribed in Article 10 of this Ordinance.

2. The exploitation and protection of irrigation works built with support sources from the State budget and capital contributed by water-consuming organizations and individuals shall be managed by cooperative organizations for water consumption.

3. The exploitation and protection of irrigation works built with capital of organizations and/or individuals shall be managed by such organizations and/or individuals under the provisions of law.

The competent State management bodies shall decide the establishment of organizations managing the exploitation and protection of irrigation works prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.

Article 10.-Based on the size and characteristics of irrigation works as well as the practical conditions of each locality, the Government shall stipulate the assignment of irrigation works built with the State budget capital to organizations and/or individuals for management of the exploitation and protection thereof.

Article 11.-Based on this Ordinance and relevant legislation, the Government shall prescribe the regime and policies for, as well as rights and obligations of, organizations and individuals managing the exploitation and protection of irrigation works specified in Clause 3 of Article 9 and Article 10 of this Ordinance.

Article 12.-

1. State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption shall operate according to the public utility regime in case of serving the agricultural production.

2. The State shall adopt policy on priority allocation of funding for renovation and upgrading of irrigation works in geographical areas meeting with socio-economic difficulties or exceptional difficulties.

Article 13.-State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption that undertake water irrigation and drainage in service of agricultural production shall be allocated funding by the State in the following cases:

1. Pumping water to fight waterlogging by pumping stations that have been built according to planning and operate according to processes already approved by the competent State bodies;

2. Pumping water to fight draught in excess of the prescribed norms;

3. Overhaul, upgrading of irrigation works under the capital construction investment projects already approved by the competent State bodies;

4. Loss of irrigation charge revenue due to crop failure caused by natural calamities;

5. Restoration of irrigation works, which have been destroyed by natural calamities, under the capital construction investment projects already ratified by the competent State bodies.

The Government shall stipulate in detail the allocation of funding for cases prescribed in this Article.

Article 14.-

1. Organizations and individuals consuming water or providing services with water from irrigation works for agricultural production shall have to pay irrigation charge.

2. Organizations and individuals consuming water or providing services with water from irrigation works for purposes other than agricultural production shall have to pay water-consuming money.

3. Organizations and individuals discharging waste water into irrigation works shall have to pay waste water-discharging fee.

4. State enterprises exploiting irrigation works or cooperative organizations for water consumption shall collect irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee according to law provisions.

The Government shall prescribe the bracket of irrigation charge, water-consuming money and waste water- discharging fee for each kind of irrigation works, each type of water-consuming subjects and each type of subjects providing services from irrigation works, based on the practical conditions of each region in the country.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall specify levels of irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee for State enterprises exploiting irrigation works under its management.

The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall specify levels of irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee for State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption under their respective management.

Article 15.-Financial sources of State enterprises exploiting irrigation works or cooperative organizations for water consumption shall include:

1. Irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee;

2. State budget allocations as provided for in Article 13 of this Ordinance;

3. Revenues from the full exploitation of irrigation works.

Article 16.-The Government shall stipulate:

1. The mode and time of payment of irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee by organizations and individuals benefiting from irrigation works to State enterprises exploiting them and cooperative organizations for water consumption;

2. The time for payment of electricity charges by State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption to electricity trading enterprises.

Article17.-Stateenterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption shall have the following tasks:

1. To regulate and distribute water fairly and rationally in service of production and peoples life with priority given to water for daily life; to perform contracts with organizations and individuals consuming water or providing services from irrigation works; to pay compensation for damage as provided for in Clause 6, Article 19 of this Ordinance;

2. To abide by the planning, plans, procedures, regulations, technical standards and investment projects of the irrigation work systems already approved by competent State bodies;

3. To monitor, detect and promptly deal with incidents; to maintain, operate works and ensure their safety; to inspect and repair the works before and after the rain and flood seasons;

4. To act as investors in the maintenance, repair and upgrading of irrigation works; to maintain and develop the works capacity, ensuring their safety and long-term usability.

5. To map out or take part in mapping out the works-operating process, the reservoir water-regulating process and the system-operating process, and submit them to the competent agencies for ratification and organization of implementation;

6. To observe, monitor and collect data as prescribed; to study, synthesize and apply scientific and technological advances to the exploitation and protection of irrigation works; to archive dossiers on the exploitation of irrigation works;

7. To protect water quality; to prevent and fight the degradation and depletion of water resources; to prevent and fight floods, salinization and other harms caused by water.

8. To organize the peoples participation in the elaboration of plans on the exploitation and protection of irrigation works;

9. Other tasks as prescribed by law.

Article18.-Stateenterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption shall have the rights:

1. To be allocated with funding by the State according to the provisions in Article 13 of this Ordinance and other provisions of law;

2. To sign contracts with organizations and individuals consuming water or providing services from irrigation works they exploit;

3. To collect irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee according to contracts;

4. To propose the local Peoples Committees to mobilize public labor for the renovation, repair, upgrading of irrigation works and handle incidents thereto according to the provisions of law;

5. To propose the Peoples Committees of the localities where locate irrigation works to take necessary measures to ensure the works safety in cases where they are encroached upon or in danger of being hit by incidents;

6. To propose the local Peoples Committees or request the Peoples Courts to settle cases where organizations and/or individuals benefiting from irrigation works deliberately delay the full payment of irrigation charge, and disputes over water-consumption contracts;

7. To fully exploit irrigation works according to investment projects and technical designs already ratified by competent State bodies;

8. Other rights as prescribed by law.

Article 19.-Organizations and individuals consuming water or providing services from irrigation works shall have the following rights and obligations:

1. To take part in the elaboration of plans on the exploitation and protection of irrigation works;

2. To work out plans for consuming water and discharging waste water; to sign and perform contracts with State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption;

3. To rationally and economically consume water and protect the water environment;

4. To pay irrigation charge, water-consuming money and waste water-discharging fee according to contracts;

5. To protect irrigation works within their exploitation scope;

6. To be compensated for any damage caused by the failure to strictly comply with contracts by State enterprises exploiting irrigation works or cooperative organizations for water consumption, except otherwise prescribed by law;

7. Other rights and obligations as provided for by law.

Article 20.-

1. For an irrigation work system involving many localities, a system management council may be set up, comprising:

a/ Representatives of the State bodies managing the exploitation and protection of irrigation works;

b/ Representatives of administrations of the localities involved in the irrigation work system;

c/ Leaders of State enterprises exploiting irrigation works or cooperative organizations for water consumption;

d/ Representatives of organizations and/or individuals benefiting from the irrigation work system;

e/ Representatives of the concerned branches.

2. The system management council shall have to decide on undertakings and plans to exploit the system; supervise operations of State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption; and harmonize the interests of organizations and/or individuals benefiting from the irrigation work system.

The Minister of Agriculture and Rural Development shall decide or assign the responsibility to decide on the establishment of system management councils and guide the councils operations.

Chapter III

PROTECTION OF IRRIGATION WORKS

Article 21.-

1. Organizations and/or individuals directly managing the exploitation and protection of irrigation works shall have to work out plans for the protection thereof and submit them to the competent State management bodies for approval.

2. The competent State management body managing an irrigation work shall have to approve plan on the protection of that irrigation work.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall guide the elaboration and approval of plans on the protection of irrigation works.

Article 22.-

1. Organizations and/or individuals managing the exploitation of any irrigation works shall be responsible for directly protecting such irrigation works.

2. The Peoples Committees of all levels shall organize the implementation of protection plans already approved for irrigation works according to the following stipulations:

a/ The implementation of protection plan for irrigation works serving a commune, ward or district town shall be organized by the Peoples Committee of such commune, ward or district town;

b/ The implementation of protection plan for an irrigation work system serving many communes, wards or district towns within an urban/rural district, provincial capital or provincial town shall be organized by the Peoples Committee of that urban/rural district, provincial capital or provincial town, or may be assigned to the Peoples Committees of communes, wards and district towns where locate such irrigation works.

c/ The implementation of protection plan for an irrigation work system serving many urban/rural districts, provincial capitals or provincial towns within a province or centrally-run city shall be organized by the Peoples Committee of that province or centrally-run city, or may be assigned to the Peoples Committees of the urban/rural districts, provincial capitals or provincial towns where locate such irrigation works;

d/ The implementation of protection plan for an irrigation work system serving many provinces or centrally-run cities shall be organized by the Ministry of Agriculture and Rural Development, or may be assigned to the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities where locate such irrigation works.

3. For irrigation work systems and irrigation works of national importance, the ministry(ies) assigned to manage them shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security, the Ministry of Defense and the concerned ministries in elaborating the protection plans to be submitted to the Prime Minister for decision and shall direct the implementation thereof after they are approved.

Article 23.-

1. Upon detecting that irrigation works are encroached upon or in danger of being hit by incidents, the detector shall have to prevent and overcome them, if possible, and immediately notify such to the Peoples Committees, organizations and/or individuals managing the exploitation and protection of irrigation works or to the nearest State agency for handling.

2. Organizations and individuals benefiting from irrigation works shall have to take part in the elaboration of the works protection plans; in cases where irrigation works are hit by incidents or in such danger, they must take part in rescue activities to protect the works according to the mobilization of the presidents of the local Peoples Committees.

Article 24.-The change of criteria, size or use purposes of the existing irrigation works, the building of new irrigation projects to supplement an irrigation work system must comply with the planning and plans and there must be investment projects and works protection plans, ratified by the competent State management bodies.

Article 25.-

1. The protection scope of irrigation works shall cover the works and their vicinities. The determination of vicinities must be based on the designing criteria, technical processes and regulations so as to ensure the safety for irrigation works and facilitate the exploitation and protection thereof.

2. The use of land in the vicinities must not obstruct the operation of irrigation works and must ensure their safety; there must be passages for observation, inspection, monitoring and management as well as grounds for renovation and repair of the works and handling of any incidents thereto.

3. The vicinities of irrigation works are stipulated as follows:

a/ For dams of reservoirs, the vicinity for dam protection shall be defined from the dam base as follows:

- At least 300 m, for grade I-dams, with 100m from the dam base for non-encroachment area and the rest for purposes, which do not affect the dams safety;

- At least 200m, for grade II-dams, with 50m from the dam base for non-encroachment area and the rest for purposes, which do not affect the dams safety;

- At least 100m, for grade III-dams, with 40m from the dam base for non-encroachment area and the rest for purposes, which do not affect the dams safety;

- At least 50m, for grade IV-dams, with 20m from the dam base for non-encroachment area and the rest for purposes, which do not affect the dams safety;

- At least 20m, for grade V-dams, with 5m from the dam base for non-encroachment area and the rest for purposes, which do not affect the dams safety;

b/ For above-ground canals with a flow of from 2m3/second to 10m3/second, the protection area shall be 2 to 3 meters from the outer talus base; for canals with a flow of over 10m3/second, the protection area shall be 3 to 5 meters from the outer talus base;

c/ For sluices to prevent brine and retain fresh water at river mouths, the protection thereof must comply with the provisions of the legislation on dikes;

d/ For reservoir bed area, the works protection vicinities shall be calculated from the borderline with spot height equal to the dam crest level downward the reservoir bed.

4. The protection of pumping stations and underground or solidified canals shall comply with the following provisions:

a/ For pumping stations, there must be protection fences;

b/ For underground canals, there must be place used as mud and sand sediment tank in service of dredging;

c/ For solidified canals, there must be passages for management.

5. For irrigation works with criteria, size or use purposes having been changed or which have been improved to higher standards, their vicinities may be adjusted to suit to reality, which, however, must ensure the works safety and be approved by competent State bodies.

6. The Government shall stipulate the protection area for irrigation works of national importance.

The Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities shall specify the vicinity for each kind of irrigation works in their respective localities.

Article 26.-Within the protection area of irrigation works, the following activities may be conducted only with permits:

1. Building of new projects within the irrigation works protection area;

2. Discharge of waste water into irrigation works;

3. Other activities related to irrigation works safety according to the Governments stipulations.

The Ministry of Agriculture and Rural Development shall define the permit-granting competence and procedures.

Article 27.-

1. The flood prevention and fight for reservoir must be carried out regularly and prompt salvation must be conducted when the reservoirs are threatened with eminent incidents or floods.

2. The salvation of reservoir projects must comply with the provisions of this Ordinance and other provisions of law.

Organizations and individuals managing the exploitation and protection of reservoirs shall have to elaborate plans to ensure the reservoirs safety in compliance with the plans to ensure safety for upstream and downstream terraced reservoirs; the salvation plans shall be submitted to the competent State bodies prescribed in Articles 21 and 22 of this Ordinance for approval.

3. The Peoples Committees of all levels shall, according to their tasks and powers, have to organize the salvation of reservoirs in their respective localities as well as the participation in the salvation of reservoirs for other localities according to the provisions of law.

Article 28.-The following acts are strictly forbidden:

1. Encroaching upon and illegally using land within the irrigation work protection areas; obstructing the management or repair of the works and handling of incidents thereto.

2. Illegal acts which cause unsafety to irrigation works within their protection area, including:

a/ Drilling, digging earth and rock or illegally conducting construction activities within the irrigation work protection area, which cause unsafety to the works;

b/ Damaging with explosives or arbitrarily dismantling or filling up irrigation works in service of public /or waste water, which have not yet been treated or have been treated below standards, into irrigation works;

4. Operating irrigation works in contravention of the prescribed technical processes and regulations;

5. Other acts which cause unsafety to irrigation works.

Chapter IV

STATE MANAGEMENT OVER THE EXPLOITATION AND PROTECTION OF IRRIGATION WORKS

Article 29.-Contents of State management over the exploitation and protection of irrigation works shall include:

1. Elaborating strategy, planning, plans and policies on the exploitation and protection of irrigation works and directing the implementation thereof;

2. Promulgating and organizing the implementation of legal documents, processes, regulations and criteria on the exploitation and protection of irrigation works;

3. Deciding on the adjustment of the planning on irrigation work systems, investment projects on the repair and upgrading of irrigation works and financial plans for State enterprises exploiting irrigation works and cooperative organizations for water consumption; supervising the construction quality; organizing the pre-acceptance test and hand-over of projects;

4. Issuing, withdrawing permits for activities that must be permitted within the irrigation work protection area;

5. Approving plans on the protection of irrigation works; deciding handling measures in case of incident danger; directing the regulation and distribution of water of irrigation works in case of draught with priority given to water for daily life;

6. Organizing researches and application of scientific and technological progresses to the exploitation and protection of irrigation works; organizing an apparatus for propagation and popularization of the legislation on exploitation and protection of irrigation works; training and fostering professional skills for persons managing the exploitation and protection of irrigation works;

7. Inspecting, examining, settling disputes, complaints and denunciations and handling violations of the legislation on exploitation and protection of irrigation works;

8. Organizing the realization of international cooperation in the field of exploitation and protection of irrigation works.

Article 30.-

1. The Government shall exercise the unified State management over the exploitation and protection of irrigation works.

2. The Ministry of Agriculture and Rural Development shall take responsibility before the Government for the State management over the exploitation and protection of irrigation works.

3. The ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government shall have to coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in exercising the State management over the exploitation and protection of irrigation works as assigned by the Government.

4. The Peoples Committees of all levels shall exercise the State management over the exploitation and protection of irrigation works in localities as assigned by the Government.

Article 31.-

1. The State encourages the reconciliation of disputes over the exploitation and protection of irrigation works.

The commune/ward/district town Peoples Committees shall have to coordinate with the Vietnam Fatherland Fronts Committees in localities, agencies, organizations and individuals in conciliating disputes over the exploitation and protection of irrigation works in accordance with the provisions of law.

2. The State bodies competent to grant permits shall have to settle complaints arising from activities carried out under such permits. In cases where the complainants disagree with the complaint-settling decisions, they may further complain or initiate lawsuits according to law provisions.

3. Other disputes over exploitation and protection of irrigation works shall be settled according to the provisions of law.

Article 32.-The water resource specialized inspectorate shall perform the function of specialized inspection of the exploitation and protection of irrigation works, having the following tasks:

1. To examine and inspect the observance of the legislation on the exploitation and protection of irrigation works;

2. To settle complaints and denunciations about the exploitation and protection of irrigation works according to law provisions.

Chapter V

COMMENDATION AND HANDLING OF VIOLATIONS

Article 33.-Organizations and individuals making achievements in the exploitation and protection of irrigation works as well as in the fight against acts of breaching the legislation on the exploitation and protection of irrigation works shall be commended and/or rewarded according to the provisions of law.

Article 34.-Any persons who encroach on land within the irrigation work protection areas, fail to abide by the mobilization of the competent State bodies in case of incidents to irrigation works; destroy or cause unsafety to irrigation works; fail to perform financial obligations or violate other provisions of this Ordinance shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned or examined for penal liability; and, if causing damage, pay compensation therefor according to law provisions.

Article 35.-Any persons who are irresponsible, abuse their positions and powers to illegally use revenues from irrigation charge, water-consuming money and water-discharging fee, cover up violators of the legislation on exploitation and protection of irrigation works or commit other violations shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability; and, if causing damage, pay compensation therefor as prescribed by law.

Chapter VI

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 36.-Organizations and individuals who are granted permits for activities that must be permitted within the irrigation work protection area or permits for discharging waste water into water resources of irrigation works before the effective date of this Ordinance, if the permits are still valid and not contrary to the provisions of this Ordinance and other law provisions, may comply with the provisions of such permits, except where such organizations or individuals voluntarily apply for new permits under the provisions of this Ordinance and other provisions of law.

Article 37.-This Ordinance shall apply to foreign organizations and individuals activities of exploiting and protecting irrigation works on the Vietnamese territory; in cases where international agreements which the Socialist Republic of Vietnam has signed or acceded to otherwise prescribe, such international agreements shall apply.

Article 38.-This Ordinance takes effect as from July 1, 2001.

This Ordinance shall replace the Ordinance on the Exploitation and Protection of Irrigation Works, which was adopted by the National Assembly Standing Committee on August 31, 1994.

The earlier provisions contrary to this Ordinance are all now annulled.

Article 39.-The Government shall stipulate in detail and guide the implementation of this Ordinance.

 

 

ON BEHALF OF THE NATIONAL ASSEMBLY STANDING COMMITTEE
CHAIRMAN




Nong Duc Manh

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 32/2001/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Quyết định 3514/QĐ-BYT của Bộ Y tế bãi bỏ Quyết định 5086/QĐ-BYT ngày 04/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục dùng chung mã hãng sản xuất vật tư y tế (Đợt 1) và nguyên tắc mã hóa vật tư y tế phục vụ quản lý và giám định, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Quyết định 2807/QĐ-BYT ngày 13/10/2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế sửa đổi, bổ sung Quyết định 5086/QĐ-BYT

Y tế-Sức khỏe