Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi) năm 1998

thuộc tính Pháp lệnh 05/1998/PL-UBTVQH10

Pháp lệnh Thuế tài nguyên (sửa đổi)
Cơ quan ban hành: Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:05/1998/PL-UBTVQH10
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Pháp lệnh
Người ký:Nông Đức Mạnh
Ngày ban hành:16/04/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Pháp lệnh 05/1998/PL-UBTVQH10

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

PHÁP LỆNH

CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 05/1998/PL-UBTVQH10

NGÀY 16 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ THUẾ TÀI NGUYÊN (SỬA ĐỔI)

Để góp phần bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên được tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm nguồn thu cho Ngân sách Nhà nước;

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội Khoá X, kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1998;

Pháp lệnh này quy định về thuế tài nguyên.

CHƯƠNG I
ĐỐI TƯỢNG CHỊU THUẾ, NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN
Điều 1
1- Tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo, nội thuỷ, lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý.
2- Mọi tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thiên nhiên quy định tại Khoản 1 Điều này  đều là đối tượng phải nộp thuế tài nguyên, trừ đối tượng quy định tại Điều 3 Pháp lệnh này.
Điều 2
Đối tượng chịu thuế tài nguyên quy định trong Pháp lệnh này bao gồm:
1- Tài nguyên khoáng sản kim loại;
2- Tài nguyên khoáng sản không kim loại, kể cả khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; đất được khai thác; nước khoáng, nước nóng thiên nhiên;
3- Dầu mỏ;
4- Khí đốt;
5- Sản phẩm của rừng tự nhiên;
6- Thuỷ sản tự nhiên;
7- Nước thiên nhiên, trừ nước khoáng, nước nóng thiên nhiên đã quy định tại khoản 2 Điều này;
8- Tài nguyên thiên nhiên khác.
Điều 3
Trường hợp Bên Việt Nam tham gia doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mà góp vốn pháp định bằng các nguồn tài nguyên thì doanh nghiệp liên doanh không phải nộp thuế tài nguyên đối với số tài nguyên mà Bên Việt Nam dùng để góp vốn pháp định.
CHƯƠNG II
CĂN CỨ TÍNH THUẾ VÀ BIỂU THUẾ TÀI NGUYÊN
Điều 4
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên thương phẩm thực tế khai thác, giá tính thuế và thuế suất.
Điều 5
Giá tính thuế tài nguyên là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên tại nơi khai thác.
Trường hợp tài nguyên khai thác chưa có giá bán thì Chính phủ quy định giá tính thuế tài nguyên.
Riêng giá tính thuế tài nguyên đối với nước thiên nhiên dùng để sản xuất thuỷ điện là giá bán điện thương phẩm.
Điều 6 Biểu thuế suất thuế tài nguyên quy định như sau:

Số

TT

 

Nhóm, loại tài nguyên

 

Thuế suất %)

 

1

 

Khoáng sản kim loại (trừ vàng và đất hiếm)

 

1 - 5

 

 

 

      - Vàng

 

2 - 6

 

 

 

      - Đất hiếm

 

3 - 8

 

2

 

Khoáng sản không kim loại (trừ đá quý và than)

 

1 - 5

 

 

 

      - Đá quý

 

3 - 8

 

 

 

      - Than

 

1 - 3

 

3

 

Dầu mỏ

 

6- 25

 

4

 

Khí đốt

 

0 - 10

 

5

 

Sản phẩm rừng tự nhiên:

 

 

 

 

 

     a) Gỗ các loại (trừ gỗ cành, ngọn)

 

10 - 40

 

 

 

            - Gỗ cành, ngọn

 

1 - 5

 

 

 

     b) Dược liệu (trừ trầm hương, ba kích, kỳ nam)

 

5 - 15

 

 

 

            - Trầm hương, ba kích, kỳ nam

 

20 - 25

 

 

 

     c) Các loại sản phẩm rừng tự nhiên khác

 

5 - 20

 

6

 

Thuỷ sản tự nhiên (trừ hải sâm, bào ngư, ngọc trai)

 

1 - 2

 

 

 

        - Hải sâm, bào ngư, ngọc trai

 

6 - 10

 

7

 

Nước thiên nhiên (trừ nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp)

 

 

0 - 5

 

 

 

    - Nước thiên nhiên dùng vào sản xuất thuỷ điện

 

0 - 2

 

 

 

    - Nước khoáng thiên nhiên, nước thiên nhiên tinh lọc đóng chai, đóng hộp

 

 

2 - 10

 

8

 

Tài nguyên thiên nhiên khác (trừ yến sào)

 

0 - 10

 

 

 

     - Yến sào

 

10 - 20

 

Căn cứ vào Biểu thuế suất này, Chính phủ quy định chi tiết thuế suất cụ thể của từng loại tài nguyên.
CHƯƠNG III
ĐĂNG KÝ, KÊ KHAI, NỘP THUẾ TÀI NGUYÊN
Điều 7
Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên có trách nhiệm:
1- Kê khai, đăng ký với cơ quan thuế theo mẫu quy định trong thời gian chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được phép hoạt động khai thác tài nguyên.
Trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc có sự thay đổi trong hoạt động khai thác, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải khai báo với cơ quan thuế chậm nhất là 5 ngày trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản hoặc thay đổi.
2- Chấp hành đầy đủ chế độ chứng từ, hoá đơn, sổ kế toán theo quy định của Nhà nước cho từng loại đối tượng.
3- Kê khai thuế tài nguyên phải nộp hàng tháng cho cơ quan thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo; trường hợp trong tháng không phát sinh thuế tài nguyên cơ sở khai thác tài nguyên vẫn phải kê khai và nộp tờ khai thuế cho cơ quan thuế. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên phải kê khai đầy đủ, đúng mẫu tờ khai thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai.
4- Cung cấp tài liệu, sổ sách kế toán, chứng từ, hoá đơn theo yêu cầu của cơ quan thuế.
5- Nộp thuế tài nguyên đầy đủ, đúng hạn vào Ngân sách Nhà nước theo thông báo nộp thuế của cơ quan thuế. Thời hạn nộp thuế được ghi trong thông báo chậm nhất không được quá ngày 25 của tháng tiếp theo.
Điều 8
Cơ quan thuế có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm sau đây:
1- Hướng dẫn các cơ sở khai thác tài nguyên thực hiện chế độ đăng ký, kê khai, nộp thuế tài nguyên;
2- Thông báo cho cơ sở khai thác tài nguyên số thuế tài nguyên phải nộp và thời hạn nộp thuế;
3- Kiểm tra, thanh tra việc kê khai, nộp thuế, quyết toán thuế của cơ sở khai thác tài nguyên;
4- Xử phạt vi phạm hành chính về thuế và giải quyết khiếu nại về thuế tài nguyên;
5- Yêu cầu đối tượng nộp thuế cung cấp sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và hồ sơ tài liệu khác có liên quan tới việc tính thuế, nộp thuế tài nguyên; yêu cầu các tổ chức tín dụng, Ngân hàng và tổ chức, cá nhân có liên quan khác cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế và nộp thuế tài nguyên;
6- Lưu giữ và sử dụng số liệu, tài liệu mà cơ sở khai thác tài nguyên và đối tượng khác cung cấp theo chế độ quy định.
Điều 9
   1- Cơ quan thuế có quyền ấn định số thuế tài nguyên phải nộp đối với tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên trong các trường hợp sau:
   a) Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ;
   b) Không kê khai hoặc quá thời hạn quy định nộp tờ khai đã được thông báo nhưng vẫn không thực hiện đúng; đã nộp tờ khai thuế nhưng kê khai không đúng các căn cứ để xác định số thuế tài nguyên;
   c) Từ chối việc xuất trình sổ kế toán, hoá đơn, chứng từ và các tài liệu cần thiết liên quan tới việc tính thuế tài nguyên;
   d) Khai thác tài nguyên nhưng không có đăng ký kinh doanh mà bị phát hiện.
   2- Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu điều tra về tình hình hoạt động khai thác của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên hoặc căn cứ vào số thuế phải nộp của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên cùng loại, có quy mô khai thác tương đương để ấn định số thuế phải nộp.
   Trong trường hợp không đồng ý với số thuế phải nộp được ấn định của cơ quan thuế thì tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên có quyền khiếu nại lên cơ quan thuế cấp trên trực tiếp; trong khi chờ giải quyết, tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên vẫn phải nộp thuế theo mức đã ấn định.
CHƯƠNG IV
MIỄN, GIẢM THUẾ TÀI NGUYÊN
Điều 10
   Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên được miễn, giảm thuế tài nguyên trong các trường hợp sau đây:
   1- Dự án đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư quy định tại Luật khuyến khích đầu tư trong nước có khai thác tài nguyên (trừ dầu khí) được giảm tối đa 50% thuế tài nguyên trong ba năm đầu kể từ khi bắt đầu khai thác;
   2- Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên  bị thiên tai, địch hoạ, tai hoạ bất ngờ gây tổn thất đến số tài nguyên khai thác đã kê khai nộp thuế thì được xét miễn thuế đối với số tài nguyên đã bị tổn thất;
   3- Khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ bằng phương tiện có công suất lớn được miễn thuế tài nguyên trong 5 năm đầu và giảm 50% thuế tài nguyên trong 5 năm tiếp theo. Trường hợp còn gặp khó khăn thì tiếp tục được xét giảm thuế tài nguyên thêm từ 1 đến 5 năm nữa. Đối với các trường hợp đã tiến hành khai thác thuỷ sản ở vùng biển xa bờ trước ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành thì thời điểm tính miễn, giảm thuế được tính từ ngày Pháp lệnh này có hiệu lực thi hành và được tính đủ thời gian miễn thuế, giảm thuế quy định;
   4- Miễn thuế đối với sản phẩm rừng tự nhiên do cá nhân được khai thác như gỗ cành, ngọn, củi, tre, nứa để trực tiếp phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày;
   5- Miễn thuế tài nguyên với nước thiên nhiên dùng vào sản  xuất thuỷ điện  đối với trường hợp  sản xuất  thuỷ điện  không hoà vào mạng điện  quốc gia ;
   6- Miễn thuế đối với đất được khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quốc phòng; công trình mang ý nghĩa nhân đạo, từ thiện; xây dựng các công trình đê điều, thuỷ lợi, đường giao thông và sử dụng cho một số mục đích nhất định khác theo quy định của Chính phủ.
            Chính phủ quy định chi tiết các trường hợp miễn, giảm thuế quy định tại Điều này.
CHƯƠNG V
XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG
Điều 11
   Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên vi phạm Pháp lệnh thuế tài nguyên thì bị xử lý như sau:
1- Không thực hiện đúng những quy định về đăng ký, kê khai, nộp thuế, chế độ kế toán và lưu giữ chứng từ, hoá đơn theo quy định tại Điều 7 của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế;
2- Nộp chậm tiền thuế, tiền phạt so với ngày quy định phải nộp hoặc quyết định xử lý về thuế thì ngoài việc nộp đủ số tiền thuế, số tiền phạt, mỗi ngày nộp chậm còn phải nộp phạt bằng 0,1% (một phần nghìn) số tiền chậm nộp;
3- Khai man thuế, trốn thuế thì ngoài việc phải nộp đủ số thuế theo quy định của Pháp lệnh này, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn bị phạt tiền từ một đến năm lần số tiền thuế gian lậu; trốn thuế với số lượng lớn hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế mà còn vi phạm hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;
4- Không nộp thuế, nộp phạt theo thông báo hoặc quyết định xử lý về thuế thì bị xử lý như sau:
a) Trích tiền gửi của tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên tại Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng để nộp thuế, nộp phạt. Ngân hàng, Kho bạc, tổ chức tín dụng có trách nhiệm trích tiền từ tài khoản tiền gửi của đối tượng nộp thuế tài nguyên để nộp thuế, nộp phạt vào Ngân sách Nhà nước theo quyết định xử lý của cơ quan thuế hoặc cơ quan có thẩm quyền trước khi thu nợ;
b) Giữ hàng hoá, tang vật để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, số tiền phạt;
c) Kê biên tài sản theo quy định của pháp luật để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, số tiền phạt còn thiếu.
Điều 12
1- Thủ trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được quyền xử lý đối với các vi phạm của đối tượng nộp thuế tài nguyên quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.
2- Cục trưởng, Chi cục trưởng cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế được áp dụng các biện pháp xử lý quy định tại khoản 4 Điều 11 của Pháp lệnh này và chuyển hồ sơ sang cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 11 của Pháp lệnh này.
Điều 13
1- Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt thì phải bồi hoàn cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, số tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm đoạt và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
2- Cán bộ thuế, cá nhân khác thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật và tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3- Cán bộ thuế, cá nhân khác lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người vi phạm Pháp lệnh thuế tài nguyên hoặc có hành vi khác vi phạm quy định của Pháp lệnh này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4- Người cản trở hoặc xúi giục người khác cản trở  việc thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 14
Cơ quan thuế, cán bộ thuế hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao; tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên; đối tượng nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ thuế thì được khen thưởng.
Chính phủ quy định cụ thể việc khen thưởng.
CHƯƠNG VI
KHIẾU NẠI, THỜI HIỆU
Điều 15
Đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại việc cán bộ thuế, cơ quan thuế thi hành không đúng Pháp lệnh thuế tài nguyên.
Đơn khiếu nại được gửi đến cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu thuế trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo hoặc quyết định xử lý của cán bộ thuế, cơ quan thuế.
Trong khi chờ giải quyết, đối tượng nộp thuế vẫn phải thực hiện theo thông báo hoặc quyết định xử lý của cơ quan thuế. Trường hợp còn tiếp tục khiếu nại thì thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 16
1- Cơ quan thuế khi nhận được khiếu nại về thuế phải xem xét giải quyết trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại; đối với những vụ việc phức tạp thì thời hạn đó có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày; nếu vụ việc không thuộc thẩm quyền quyết định của mình thì phải chuyển hồ sơ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết và thông báo cho người khiếu nại biết trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại.
2- Cơ quan thuế nhận khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc khiếu nại. Nếu người khiếu nại từ chối cung cấp hồ sơ, tài liệu mà không có lý do chính đáng thì cơ quan thuế có quyền từ chối xem xét giải quyết khiếu nại.
3- Cơ quan thuế phải hoàn trả số tiền thuế, tiền phạt thu không đúng cho đối tượng nộp thuế trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định của cơ quan thuế cấp trên hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
4- Nếu phát hiện và kết luận có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm truy thu tiền thuế, tiền phạt hoặc hoàn trả tiền thuế trong thời hạn 5 năm trở về trước, kể từ ngày kiểm tra phát hiện có sự khai man, trốn thuế hoặc nhầm lẫn về thuế. Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên không kê khai, nộp thuế thì thời hạn truy thu tiền thuế, tiền phạt kể từ khi cơ sở kinh doanh bắt đầu hoạt động.
5- Thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại về thuế của đối tượng nộp thuế đối với cơ quan thuế cấp dưới.
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính giải quyết khiếu nại về thuế là quyết định cuối cùng.
CHƯƠNG VII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 17
Chính phủ chỉ đạo việc tổ chức thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên trong cả nước.
Điều 18
Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh thuế tài nguyên trong cả nước; giải quyết các khiếu nại, kiến nghị về thuế tài nguyên thuộc thẩm quyền của mình.
Điều 19
Uỷ ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chỉ đạo việc thực hiện và kiểm tra việc chấp hành Pháp lệnh thuế tài nguyên ở địa phương mình.
CHƯƠNG VIII
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 20
Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 6 năm 1998 và thay thế Pháp lệnh thuế tài nguyên ban hành ngày 30 tháng 3 năm 1990.
Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và Bên nước ngoài hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng đã ký kết trước ngày ban hành Pháp lệnh này có khai thác tài nguyên và trả tiền tài nguyên hoặc thuế tài nguyên quy định trong giấy phép đầu tư thì thực hiện theo quy định đó.
Điều 21
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
-----
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 05/1998/PL-UBTVQH10
Hanoi, April 16, 1998
 
ORDINANCE
ON NATURAL RESOURCE TAX (AMENDED)
In order to contribute to the protection, exploitation and use of natural resources in a economical, rational and effective manner as well as the environmental protection and ensure the source of revenues for the State Budget;
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
Pursuant to the Resolution of the Xth National Assembly's 2nd session on the 1998 law-and ordinance-making program;
This Ordinance provides for natural resource tax.
Chapter I
OBJECTS AND PAYERS OF NATURAL RESOURCE TAX
Article 1.-
1. All natural resources within the inland areas, offshore islands, internal waters, territorial waters, exclusive economic zone and continental shelf of the Socialist Republic of Vietnam are under the entire people's ownership and the unified management of the State.
2. All organizations and individuals that exploit natural resources prescribed in Clause 1 of this Article shall have to pay natural resource tax, except for those specified in Article 3 of this Ordinance.
Article 2.- Objects of natural resource tax prescribed in this Ordinance include:
1. Metallic minerals;
2. Non-metallic minerals, including minerals to be used as common construction materials; exploited earth, natural mineral water and thermal water;
3. Petroleum;
4. Gas;
5. Products of natural forests;
6. Natural aquatic resources;
7. Natural water, excluding natural mineral water and thermal water already prescribed in Clause 2 of this Article;
8. Other natural resources.
Article 3.- In cases where the Vietnamese parties to joint ventures with foreign parties under the Law on Foreign Investment in Vietnam make legal capital contributions with natural resources, the concerned joint venture enterprises shall not have to pay the natural resource tax on the volumes of natural resources used as legal capital contributions by the Vietnamese parties.
Chapter II
TAX CALCULATION BASES AND NATURAL RESOURCE TAX INDEX
Article 4.- The bases for calculating natural resource tax are the actually exploited volume of commercial natural resources, the tax calculation price and the tax rate.
Article 5.- The price for calculating natural resource tax is the selling price of a natural resource product unit at the place of exploitation.
In cases where the selling price of an exploited natural resource is not available, the Government shall determine the natural resource tax calculation price.
Particularly, the price for calculating natural resource tax on natural water used for hydroelectric power generation is the selling price of commercial electricity.
Article 6.- The natural resource tax index is prescribed as follows:
No. Categories and kinds of natural resources Tax rate (%)
1 Metallic minerals (excluding gold and rare earth) 1-5
- Gold 2-6
- Rare earth 3-8
2 Non-metallic minerals (excluding precious gems and coal) 1-5
- Precious gems 3-8
- Coal 1-3
3 Petroleum 6-25
4 Gas 0-10
5 Natural forest products:
a/ Assorted timber (excluding tree branches and tops) 10-40
- Tree branches and tops 1-5
b/ Pharmaceuticals (excluding sandalwood, codonopsis and aloes) 5-15
- Sandalwood, codonopsis and aloes 20-25
c/ Other natural forest products 5-20
6 Natural aquatic resources (excluding sea-slug, abalone, pearl oyster) 1-2
- Sea-slug, abalone, pearl oyster 6-10
7 Natural water (excluding natural mineral water, refined natural water,
bottled or canned) 0-5
- Natural water used for hydroelectric power generation 0-2
- Natural mineral water, refined natural water, bottled or canned 2-10
8 Other natural resources (excluding swallow's nests) 0-10
- Swallow's nests 10-20
On the basis of this tax index, the Government shall stipulate the specific tax rates for each kind of natural resource.
Chapter III
REGISTRATION, DECLARATION AND PAYMENT OF NATURAL RESOURCE TAX
Article 7.- Organizations and individuals that exploit natural resources shall have to:
1. Make declaration and registration with the tax agencies according to the prescribed form within 10 days from the date they are permitted to exploit natural resources.
In case of merger, consolidation, separation, splitting, dissolution, bankruptcy or change in the exploitation activity, the natural resource-exploiting organizations or individuals shall have to declare to the tax agencies within five days before such merger, consolidation, separation, splitting, dissolution, bankruptcy or change is effected.
2. Abide by all regulations on vouchers, invoices and accounting books as prescribed by the State for each kind of natural resource.
3. Declare the natural resource tax amounts to be paid monthly to the tax agency within the first 10 days of the subsequent month; in cases where no natural resource tax amount arises in a month, the natural resource-exploiting establishments shall still have to declare such and submit the tax declaration forms to the tax agencies. The natural resource-exploiting organizations or individuals shall have to fully declare according to the tax declaration form and be accountable for the accuracy of their declaration.
4. Supply documents, accounting books, vouchers and invoices at the request of the tax agencies.
5. Pay natural resource tax in full and in time to the State budget according to the tax agencies' notices on tax payment. The time limit for tax payment indicated in the notice shall not be later than the 25th of the subsequent month.
Article 8.- The tax agencies shall have the following tasks, powers and responsibilities:
1. Guiding the natural resource-exploiting establishments to comply with the regulations on registration, declaration and payment of natural resource tax;
2. Notifying the natural resource-exploiting establishments of the natural resource tax amounts to be paid and time limits for tax payment;
3. Checking and inspecting the tax declaration, payment and settlement by natural resource-exploiting establishments;
4. Imposing sanctions against tax-related administrative violations and settling complaints about natural resource tax;
5. Requesting tax payers to supply accounting books, invoices, vouchers and other documents and dossiers related to the natural resource tax calculation and payment; requesting credit institutions, banks and other concerned organizations and individuals to supply documents related to the natural resource tax calculation and payment;
6. Filing and using data and documents supplied by natural resource-exploiting establishments and other subjects in accordance with the prescribed regime.
Article 9.-
1. The tax agencies shall have the right to determine the natural resource tax amounts to be paid by natural resource-exploiting organizations and individuals if they:
a/ Fail to comply with or improperly comply with the regulations on accounting, invoices and vouchers;
b/ Fail to make declaration or make improper declaration even past the already notified time limit for submission of declaration forms; or have submitted the declaration forms but the bases for determining the natural resource tax amounts are improperly declared;
c/ Decline to produce accounting books, invoices, vouchers and other necessary documents related to the calculation of natural resource tax amounts;
d/ Exploit natural resources without business registration and such unregistered exploitation is detected.
2. The tax agencies shall base themselves on the survey documents on the situation of the exploitation activity of natural resource-exploiting organizations and individuals or on the tax amounts paid by organizations or individuals that exploit natural resource of the same kind with the similar exploitation scale to determine the payable tax amounts.
In cases where the natural resource-exploiting organizations or individuals disagree with the payable tax amounts determined by the tax agencies, they shall be entitled to lodge complaints with the immediate higher-level tax agency, pending the solution, such organizations or individuals shall still have to pay the tax amounts as determined.
Chapter IV
NATURAL RESOURCE TAX EXEMPTION AND REDUCTION
Article 10.- Natural resource-exploiting organizations and individuals shall be entitled to natural resource tax exemption or reduction in the following cases:
1. Investment projects eligible for investment privileges as prescribed in the Law on Domestic Investment Promotion, which involve exploitation of natural resources (excluding oil and gas), shall enjoy a maximum of 50 per cent reduction of natural resource tax for the first three years as from the commencement of exploitation;
2. Natural resource-exploiting organizations and/or individuals that, due to unexpected natural disasters, sabotages or accidents, suffer from losses of the exploited volume of natural resources which has been declared for tax payment, shall be considered for exemption from the tax amount on the lost volume of natural resources.
3. Offshore fishing of aquatic resources by large-capacity means shall be entitled to natural resource tax exemption for the first five years and 50% natural resource tax reduction for five subsequent years. In case of continued difficulties, natural resource tax reduction may be considered for one to five more years. For cases of offshore aquatic resource exploitation before the effective date of this Ordinance, the starting time for tax exemption or reduction shall be the effective date of this Ordinance and the full duration of tax exemption and/or reduction shall apply as prescribed.
4. Tax exemption shall apply to such natural forest products exploited by individuals as tree branches and tops, firewood and bamboo to serve daily life needs.
5. Natural resource tax exemption shall apply to natural water used for hydroelectric power generation of the generated electricity is not transmitted into the national power grid.
6. Tax exemption shall apply to earth exploited for leveling or fill-up to construct security or defense projects, humanitarian or charity projects, dikes, irrigation works or roads, or for use for certain purposes stipulated by the Government.
The Government shall stipulate in detail cases of tax exemption and reduction prescribed in this Article.
Chapter V
HANDLING OF VIOLATIONS, COMMENDATION
Article 11.- Natural resource-exploiting organiza-tions and/or individuals that violate the Ordinance on Natural Resource Tax shall be handled as follows:
1. If they fail to comply with the provisions on tax registration, declaration and payment, the regulation on accounting and filing vouchers and invoices prescribed in Article 7 of this Ordinance, they shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be administratively sanctioned for tax-related administrative violations;
2. If they pay tax amounts or fines later than the prescribed date or the date stated in the tax-handling decision, they shall have to pay, in addition to the full tax amount or fines, a fine equal to 0.1% (one thousandth) of the belated amount per late day.
3. If they falsely declare or evade tax, they shall have to pay, apart from the full tax amount prescribed in this Ordinance, a fine of from one to five times the evaded tax amount, depending on the nature and seriousness of violation; if the evaded tax amount is great or if they, in spite of having been sanctioned for tax-related administrative violations, repeat such violations or if commit other serious violations, they shall be examined for penal liability in accordance with the provisions of law;
4. If they fail to pay tax or fines according to the notice or the tax-handling decisions, they shall be handled as follows:
a/ Deductions shall be made from the money deposited by the concerned natural resource-exploiting organizations or individuals at the banks, treasury or credit institutions to pay tax and/or fines. The banks, treasury or credit institutions shall have to deduct money from the deposit accounts of the concerned natural resource tax payers to pay tax and/or fines into the State Budget according to the handling decisions issued by the tax agencies or the competent agencies before the debts are recovered;
b/ Having their goods and material evidences retained as guaranty for collecting the full amount of tax and/or fines;
c/ Having their property sealed up in accordance with the provisions of law as guaranty for collecting the full amount of tax arrears and/or fines.
Article 12.-
1. The heads of the tax agencies directly in charge of tax collection shall have the right to handle violations committed by natural resource tax payers as prescribed in Clauses 1, 2 and 3, Article 11 of this Ordinance.
2. The directors of Taxation Departments and Bureaus directly in charge of tax collection shall be entitled to apply handling measures prescribed in Clause 4, Article 11 of this Ordinance and transfer the dossiers on violations prescribed in Clause 3, Article 11 of this Ordinance to the competent agencies for handling in accordance with the provisions of law
Article 13.-
1. Tax officers and/or other individuals who abuse their positions and powers to illegally use or appropriate tax money and/or fines shall have to indemnify to the State all the illegally used or appropriated tax amounts and/or fines and shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability in accordance with the provisions of law.
2. Tax officers and/or other individuals who, due to irresponsibility or wrong handling, cause damage to tax payers shall have to compensate for such damage as prescribed by law and shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability in accordance with the provisions of law.
3. Tax officers and/or individuals who abuse their positions and powers to enter into collusion with or cover up people who violate the Ordinance on Natural Resource Tax or commit other violations of this Ordinance shall, depending on the nature and seriousness of their violations, be disciplined or examined for penal liability in accordance with the provisions of law.
4. Any people who obstruct or incite other people to obstruct the enforcement of the Ordinance on Natural Resource Tax shall, depending on the nature and seriousness of violation, be administratively handled or examined for penal liability in accordance with the provisions of law.
Article 14.- Tax agencies and/or tax officers that well accomplish their assigned tasks; organizations and/or individuals that record good merits in the implementation of the Ordinance on Natural Resource Tax; and tax payers that well fulfill tax obligations shall be commended.
The Government shall stipulate in detail the commendation.
Chapter VI
COMPLAINTS, STATUTE OF LIMITATIONS
Article 15.- Tax payers shall have the right to complain about acts committed by tax agencies and/or tax officers which are at variance with the Ordinance on Natural Resource Tax.
Written complaints shall be sent to the tax agencies directly in charge of tax collection within 30 days from the date of receipt of the notices or handling decisions of the tax officers or tax agencies.
Pending a solution, the concerned tax payer(s) shall still have to abide by the notices or handling decisions of the tax agencies. In cases where they continue to complain, they shall comply with current provisions of law.
Article 16.-
1. Upon receipt of tax-related complaints, the tax agencies shall have to consider and settle them within fifteen days from the date of receipt thereof; for complicated cases such time limit may be longer but not exceed 30 days; for cases beyond their jurisdiction, they shall have to send the dossiers or report to the agencies which are competent to handle them and inform the complainants thereof within 10 days from the date of receipt of the complaints.
2. The tax agencies that receive complaints shall have the right to request the complainants to supply dossiers and documents related to their complaints. If the complainants decline to supply such dossiers and documents and fail to produce plausible reasons therefor the tax agencies shall be entitled to refuse to consider and settle the complaints.
3. The tax agencies shall have to refund the wrongly collected tax amounts and/or fines to the tax payers within fifteen days from the date they receive decisions from the higher-level agencies or the competent agencies prescribed by law.
4. When detecting and concluding there is any false tax declaration, tax evasion or mistake, the tax agencies shall have to collect tax arrears, fines or refund tax amounts that occurred within five years before the date of inspection and detection of false declaration, tax evasion or mistake. In cases where natural resource-exploiting organizations or individuals fail to make tax declaration and payment, the time limit for collecting tax arrears and/or fines shall be counted from the time of commencement of their operation.
5. The head of the higher-level tax agency shall have to settle tax-related complaints of tax payers against the lower-level tax agency.
The Finance Minister's decisions to settle tax-related complaints shall be final decisions.
Chapter VII
ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
Article 17.- The Government shall direct the organization of the implementation of the Ordinance on Natural Resource Tax nationwide.
Article 18.- The Minister of Finance shall have to organize and supervise the implementation of the Ordinance on Natural Resource Tax nationwide; and settle complaints and petitions regarding the natural resource tax, which fall under his/her jurisdiction.
Article 19.- The People's Committees of all levels shall, within the ambit of their respective tasks and powers, direct the implementation and supervise the observance of the Ordinance on Natural Resource Tax in their respective localities.
Chapter VIII
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 20.- The Ordinance on Natural Resource Tax (amended) shall take effect from June 1, 1998 and replace the Ordinance on Natural Resource Tax promulgated on March 30, 1990.
For foreign-invested enterprises and foreign parties to business cooperation under contracts already signed before the date of promulgation of this Ordinance which have exploited natural resources and paid natural resource royalty or tax according to the provisions in their investment licenses, they shall comply with such provisions.
Article 21.- The Government shall stipulate in detail and guide the implementation of this Ordinance.
 

 
THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
HAIRMAN




Nong Duc Manh

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Ordinance 05/1998/PL-UBTVQH10 DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất