Nghị quyết về vấn đề ngoại giao

thuộc tính Nghị quyết Không số

Nghị quyết về vấn đề ngoại giao
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:Không số
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị quyết
Người ký:Tôn Đức Thắng
Ngày ban hành:22/01/1957
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị quyết Không số

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ QUYẾT

CỦA QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

VỀ VẤN ĐỀ NGOẠI GIAO

(Đã được Quốc hội nhất trí thông qua trong phiên

họp ngày 22 tháng 1 năm 1957)

 

QUỐC HỘI NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ, HỌP KHOÁ THỨ 6,

 

Sau khi nghe và thảo luận báo cáo của Chính phủ,

QUYẾT NGHỊ:

 

1. Quốc hội đồng ý với nhận định tình hình thế giới hiện nay trong bản báo cáo của Chính phủ và nhấn mạnh rằng do sự đoàn kết đấu tranh của các lực lượng hoà bình, tình hình thế giới đã có khuynh hướng hoà hoãn rõ rệt. Nhưng các lực lượng đế quốc đã tìm cách phá hoại khuynh hướng đó. Đế quốc chủ nghĩa đã vũ tranh xâm lược Ai Cập, đã gây phiến loạn ở Hung Ga Ri, nhưng chúng đã thất bại hoàn toàn. Tuy nhiên, chúng sẽ còn tiếp tục những hoạt động phá hoại hoà bình, nên nhân dân thế giới cần phải luôn luôn cảnh giác.

2. Quốc hội hoan nghênh những thành tích của Chính phủ đã thu được trong việc thực hiện đường lối ngoại giao. Những thành tích đó đã góp phần quan trọng vào việc củng cố miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà.

3. Quốc hội tán thành chủ trương của Chính phủ nhằm:

- Củng cố và phát triển hơn nữa tình hữu nghị và sự hợp tác anh em với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô và Trung Quốc, theo tinh thần của chủ nghĩa quốc tế vô sản và theo nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc.

Quốc hội hoan nghênh bản tuyên bố của Chính phủ ngày 6 tháng 11 năm 1956 tán thành những nguyên tắc nêu lại trong các bản tuyên bố của Chính phủ Liên Xô ngày 30 tháng 10 năm 1956 và của Chính phủ Trung Quốc ngày 1 tháng 11 năm 1956. Quốc hội nhận rằng chỉ có sự hợp tác anh em với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa mới bảo đảm được độc lập và phồn vinh của Tổ quốc. Nhân dân ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân và chính phủ công nông cách mạng Hung Ga Ri, để giữ vững và phát huy những thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa. Sự giúp đỡ của quân đội Liên Xô đối với Chính phủ và nhân dân Hung Ga Ri là hoàn toàn hợp chính nghĩa.

- Mở rộng và phát triển quan hệ với các nước á phi, theo tinh thần hội nghị Băng - đung; đặc biệt chú ý phát triển hơn nữa tình hữu nghị và mối quan hệ với hai nước bạn láng giềng, Vương quốc Khơ Me và Vương quốc Lào. Nhân dân ta kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân Ai Cập để bảo vệ chủ quyền của mình. Kiên quyết ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân An Giê Ri và cuộc đấu tranh của các dân tộc Ả - rập chống chủ nghĩa Ai Xen Hao của đế quốc Mỹ đương mưu mô thay chân thực dân Anh Pháp, nô dịch nhân dân Trung Cận Đông.

- Mở rộng quan hệ với nước Pháp, đồng thời đòi Chính phủ Pháp thi hành đầy đủ nhiệm vụ của Pháp đối với hiệp nghị Giơ-ne-vơ, quan hệ ngoại giao giữa nước ta và nước Pháp phải được giải quyết thích đáng trên nguyên tắc bình đẳng và có đi có lại. Chúng ta sẵn sàng đặt quan hệ với tất cả nước theo 5 nguyên tắc chung sống hoà bình.

Quốc hội tin rằng toàn thể nhân dân ta sẽ kiên quyết đấu tranh để thực hiện đầy đủ đường lối đúng đắn đó, chắc chắn chúng ta đạt được nhiều thành tích lớn lao hơn nữa về mặt ngoại giao để phục vụ cho việc củng cố miền Bắc, thống nhất Tổ quốc, phục vụ cho hoà bình và tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 

 

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất