Chỉ thị về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Nhà nước

thuộc tính Chỉ thị 422-TTg

Chỉ thị về việc tăng cường bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Nhà nước
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:422-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:15/08/1994
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 422-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỉ THị

CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 422-TTG NGàY 15-8-1994

Về VIệC TăNG CườNG BồI DưỡNG NGOạI NGữ CHO

CáN Bộ QUảN Lý Và CôNG CHứC NHà NướC

 

Trước tình hình đất nước đang mở rộng các mối quan hệ quốc tế, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý và công chức Nhà nước phải tiếp cận với nền khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, tiếp thu những kinh nghiệm về quản lý kinh tế hiện đại, thông thạo với cơ chế thị trường và các mối quan hệ quốc tế trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Những năm sắp tới, mối quan hệ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tiếp xúc với cá nhân người nước ngoài sẽ ngày càng trở nên cần thiết và phổ biến hơn. Yêu cầu bức bách đặt ra là cán bộ ở tất cả các cấp đều phải biết ngoại ngữ để trực tiếp giao dịch, làm việc với người nước ngoài và để có điều kiện tiếp tục học tập nghiên cứu.

Xuất phát từ tình hình trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) cho đội ngũ cán bộ quản lý và công chức thuộc phạm vi quản lý của mình, bao gồm những công việc cụ thể sau:

1- Có chính sách khuyến khích và quy thành trách nhiệm đối với tất cả cán bộ quản lý và công chức Nhà nước, đặc biệt đối với cán bộ quản lý trung cao cấp, cán bộ trẻ dưới 45 tuổi ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, đều phải học ngoại ngữ để nâng cao hơn nữa trình độ của mình trên mức hiện có, phấn đấu đến hết năm 1997, có thể sử dụng ngoại ngữ (chủ yếu là tiếng Anh) để tự giao dịch và nghiên cứu tài liệu trong phạm vi chuyên môn của mình.

2- Đối với cán bộ từ cấp Thứ trưởng trở xuống dưới 45 tuổi, làm việc tại các cơ quan có chức năng đối ngoại và kinh tế đối ngoai, việc sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ thông dụng (chủ yếu là tiếng Anh) là yêu cầu bắt buộc, được coi là một tiêu chuẩn và là điều kiện để xem xét đề bạt, nâng ngạch, cử đi công tác nước ngoài.

3- Các Bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch, lập danh sách từng loại cán bộ quản lý và trình độ ngoại ngữ hiện có, báo cáo Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ để tổng hợp, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng dành riêng cho cán bộ quản lý, tạo điều kiện thuận lợi và động viên cán bộ, công chức của mình học tập ngoại ngữ dưới mọi hình thức.

Cán bộ quản lý và công chức Nhà nước được sử dụng một phần thời gian hợp lý trong giờ hành chính để học ngoại ngữ. Một số cán bộ cao cấp ở các ngành có liên quan đến giao dịch quốc tế cần được bồi dưỡng tập trung về ngoại ngữ.

Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Nhà nước của các Bộ, ngành, địa phương; theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch, phân bổ chỉ tiêu, chiêu sinh đối tượng là cán bộ trung cao cấp đi học ngoại ngữ. Các đối tượng khác thì phân cấp và hướng dẫn cho các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm bảo đảm lực lượng giảng viên, nội dung chương trình, giáo trình, hỗ trợ tích cực các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ của các Bộ, ngành trung ương và địa phương. Trước mắt cần có ngay một số cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ cho cán bộ trung cao cấp học tập trung, mỗi khoá từ 4 đến 6 tháng. Tích cực chuẩn bị để có thể mở những lớp học tập trung đầu tiên từ cuối năm 1994.

4- Kinh phí cho hoạt động này lấy từ ngân sách hàng năm dành cho đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ quản lý và công chức Nhà nước. Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm cân đối và cấp phát kinh phí cho sự nghiệp này.

5- Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng đề án và quyết định ngay một kế hoạch nâng cao chất lượng giảng dạy ngoại ngữ ở các trường đại học và cao đẳng, xây dựng đề án đưa việc giảng dạy ngoại ngữ vào chương trình giáo dục bặt buộc của các trường phổ thông, tổ chức gấp rút việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ngoại ngữ.

6- Khuyến khích các dự án của nước ngoài tại Việt Nam có chương trình hỗ trợ dạy tiếng nước ngoài cho đội ngũ cán bộ quản lý và công chức Nhà nước. Tranh thủ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các Chính phủ, các công ty, cá nhân... nước ngoài và các tổ chức quốc tế có dự án, chương trình hoạt động nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ quản lý và công chức Việt Nam.

Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ cùng với Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn, kiểm tra các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chỉ thị này, sáu tháng một lần tổng hợp tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ biết để chỉ đạo kịp thời.

Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No: 422-TTg
Hanoi, August 15, 1994
 
INSTRUCTION
ON PROMOTING THE TEACHING OF FOREIGN LANGUAGES TO STATE MANAGERS AND EMPLOYEES
The present situation of our country, when we are broadening our international relations, requires that each State manager and employee keep in touch with the advanced science and technology of the world, absorb experiences in modern economic management, and be well acquainted with the market mechanism and international relations in different domains. In the coming years, out relations with other nations, the international organizations, and our contacts with individual foreigners will become more and more imperative and widespread. That is why, it is a pressing demand that our cadres at all levels speak foreign languages in order to directly contact and discuss with foreigners, and to proceed to higher studies and researches.
Proceeding from this situation, the Prime Minister has instructed all the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government, the provinces and cities directly under the Central Government, to work out a program of training and fostering the command of foreign languages (chiefly English) of the contingent of State managers and employees under their jurisdiction. This includes the following concrete works:
1. To adopt incentive policies, and define the concrete responsibilities of all State managers and employees, especially those of high and intermediate levels, and young cadres under 45 years of age, in all ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and all the provinces and cities directly under the Central Government, to learn foreign languages and improve their foreign language standard above the present level, so that by the end of 1997 they can use foreign languages (chiefly English) in their contacts with foreigners and in studying documents in the domain of their specialties.
2. With regard to cadres under the vice-ministerial rank and below 45 years of age working at the agencies involved in foreign relations or external economic relations, the use of at least one popular foreign language (chiefly English) is an obligatory demand, and is considered a criterion and a condition for consideration of promotion to higher posts, wage rise and sending on mission aboard.
3. The ministries, branches and localities shall work out their plans and draw up the list of each category of managers and their present foreign language standard, and report it to the Government Commission on Organization and Personnel which shall synthetize it in a general report, and collaborate with the Ministry of Education and Training to open training and refresher courses specifically reserved for managers, and create favorable conditions and encourage them to learn foreign languages in any form.
State managers and employees are allowed to use a reasonable portion of time in the office time to learn foreign languages. A number of high-ranking officials working in branches involving international transaction should be sent to full time refresher courses.
The Government Commission on Organization and Personnel shall synthetize the plan for foreign language teaching to State managers and employees of the ministries, branches and localities, monitor the deployment of the program, allocate the number of quotas for the recruitment of students of foreign-language courses among cadres of high and intermediate levels. For the other cadres, the Commission shall assign the task and provide guidance for the ministries, branches and localities in the implementation of the program.
The Ministry of Education and Training shall supply the teachers, prepare the curriculum and text books, and provide active support for the foreign language training centers of the ministries, branches at the Center and in the localities. In the immediate future, there should be a number of foreign language training centers to give full-time refresher courses to cadres of high and intermediate levels, each course lasting from four to six months. Active preparation must be made to open the first such courses right in the end of 1994.
4. The expenditures for these activities shall be covered by the annual budgets for training, retraining and fostering State managers and employees. The State Planning Committee and the Ministry of Finance shall have to balance the budget and allocate expenditures for this work.
5. The Ministry of Education and Training shall work out the project and decide immediately a plan to raise the quality of foreign language teaching at the universities and colleges, and also a project to introduce foreign language teaching into the program of compulsory education at the general education schools, and urgently organize the training and fostering of foreign language teachers.
6. To encourage the foreign projects in Vietnam which include a program of teaching foreign languages to the State managers and employees. To win the support and assistance of foreign governments, companies and individuals, and international organizations which undertake projects or programs of raising the foreign-language standard of Vietnamese State managers and employees.
The Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel, together with the Minister of Education and Training, shall direct and check the implementation of this Instruction by the various ministries, branches and localities. Every six months they shall synthetize the situation and report to the Prime Minister for timely guidance.
The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Instruction.
 

 
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 422-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất