Chỉ thị về việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Tòa án Hành chính các cấp

thuộc tính Chỉ thị 410/TTg

Chỉ thị về việc đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Tòa án Hành chính các cấp
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:410/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:15/07/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 410/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 410-TTG NGÀY 15-7-1995 VỀ VIỆC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG THẨM PHÁN TOÀ ÁN HÀNH CHÍNH CÁC CẤP

 

Ngày 20 tháng 4 năm 1995 Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 7 đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập Toà án Hành chính. Việc thành lập và chuẩn bị các điều kiện cho Toà án Hành chính hoạt động là rất cấp bách. Trước mắt, cần đào tạo, bồi dưỡng gấp trên 1000 người làm Thẩm phán Toà án Hành chính để các Toà án Hành chính có thể hoạt động được ngay sau khi Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ hành chính được thông qua.

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện tốt các yêu cầu và nhiệm vụ dưới đây:

1. Khẩn trương xây dựng Tiêu chuẩn Thẩm phán Toà án Hành chính trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, làm cơ sở cho công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính các cấp.

Các tiêu chuẩn lựa chọn người để đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính phải được xác định rõ ràng, cụ thể, chú trọng cả năng lực và phẩm chất.

Đối tượng được lựa chọn để đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính là những người đang công tác trong các cơ quan Thanh tra Nhà nước, chính quyền các cấp, có kinh nghiệm về quản lý hành chính, có trình độ nhất định về pháp luật và một số sinh viên tốt nghiệp Đại học Luật loại khá, giỏi, có phẩm chất, đạo đức tốt.

Giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chủ trì cùng với Bộ Tư pháp, Thanh tra Nhà nước phối hợp với Toà án nhân dân tối cao:

- Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính hàng năm, trước mắt là kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính năm 1995.

- Xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh Thẩm phán Toà án Hành chính các cấp; tiêu chuẩn tuyển chọn các đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính.

- Hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương lựa chọn các đối tượng để đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính và tổ chức việc tuyển chọn theo đúng các tiêu chuẩn đã xác định.

- Phân công học viên sau khi kết thúc các khoá đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính.

2. Chương trình đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính phải bao gồm các nội dung thiết yếu về pháp luật, quản lý hành chính, tài phán hành chính gắn với thực tiễn của nước ta và có tham khảo kinh nghiệm nước ngoài.

Việc biên soạn các giáo trình, bài giảng phải bảo đảm nội dung thiết thực, phù hợp với từng loại đối tượng học viên.

Đội ngũ giảng viên, kể cả giảng viên kiêm chức, phải được tuyển chọn từ những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm thực tiễn công tác tại các cơ quan hành chính và có khả năng giảng dạy tốt để tham gia đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính.

Giao học viện Hành chính Quốc gia chủ trì cùng với Bộ Tư pháp, Thanh tra Nhà nước phối hợp với Toà án nhân dân tối cao:

- Xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

- Biên soạn giáo trình, bài giảng, chuẩn bị giảng viên và các điều kiện, phương tiện phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính.

- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính, bảo đảm chỉ tiêu số lượng, chất lượng, đáp ứng yêu cầu trước mắt và lâu dài.

- Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, theo sự hướng dẫn của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ và Toà án nhân dân tối cao có trách nhiệm lựa chọn cán bộ của địa phương để đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính, bảo đảm chỉ tiêu số lượng được phân bổ, đúng đối tượng và các tiêu chuẩn quy định.

3. Ngân sách thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán Toà án Hành chính lấy từ nguồn ngân sách đào tạo lại đối với cán bộ quản lý và công chức Nhà nước.

Giao Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ trên cơ sở điều chỉnh nguồn ngân sách Nhà nước năm 1995, chuẩn bị kế hoạch ngân sách năm 1995 và những năm tiếp theo cho hoạt động này.

4. Bộ Trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức thực hiện Chỉ thị này. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

 

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No: 410-TTg
Hanoi, July 15, 1995
 
DIRECTIVE
ON THE TRAINING AND REFRESHER TRAINING OF JUDGES FOR ADMINISTRATIVE COURTS AT ALL LEVELS
The 7th session of the 9th National Assembly on the 20th of April 1995 adopted a Resolution to establish the Administrative Court. The work of establishing Administrative Courts and preparing conditions for their operation has thus become very urgent. In the immediate future, it is necessary to train or provide refresher training for over 1,000 Judges for Administrative Courts, so that the Administrative Courts can become operational as soon as the Ordinance on Procedures to Settle Administrative Lawsuits is approved.
To carry out the above tasks, the Prime Minister instructs the Ministries, the ministerial-level Agencies, the Agencies attached to the Government, and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to carry out well the following requirements and tasks:
1. Quickly to set the Criteria for Judges of Administrative Courts for submission to the Standing Committee of the National Assembly for approval as the basis for the training and refresher training of Judges for Administrative Courts at all levels.
The criteria for the selection of personnel for training and refresher training to become Judges of Administrative Courts shall be defined clearly and concretely, with equal attention paid to both capability and virtue.
The target personnel to be selected for training and refresher training to become Judges of Administrative Courts are those who are working at State Inspection agencies and the administration at all levels and who are experienced in administrative management and have knowledge in law, and also a number of graduates from Law University with excellent or good marks and who are capable and virtuous.
To assign the Government Commission on Organization and Personnel to preside over and, together with the Ministry of Justice and the State Inspectorate, to join the Supreme People's Court in:
- Defining yearly the scope and plan for the training and refresher training of Judges of Administrative Courts, first of all, for the training and refresher training of Judges of Administrative Courts for 1995.
- Setting the criteria for professional standard for the Judges of Administrative Courts at all levels; the criteria for the selection of personnel for training and refresher training to become Judges of Administrative Courts.
- Guiding the Ministries, branches and localities in selecting personnel for training and refresher training for Judges of Administrative Courts, and organizing the selection in accordance with the set criteria.
- Assigning graduates of training or refresher courses for Judges of Administrative Courts.
2. The programs for training and refresher training of Judges of Administrative Courts shall include essential knowledge of law, administrative management and administrative jurisdiction, closely associated with the country's reality and making references to foreign experience.
The compilation of the curricula and lectures must include practical contents suited to each category of students.
The contingent of lecturers, including visiting lecturers, must be selected from personnel of high professional qualifications who had practical experience working at administrative agencies and who have good teaching capability to take part in the training and refresher training of Judges of Administrative Courts.
To assign the National Institute of Administration to preside over and, together with the Ministry of Justice and the State Inspectorate, join the Supreme People's Court in:
- Designing programs for the training and refresher training of Judges of Administrative Courts for submission to the Prime Minister for approval.
- Compiling curricula and lectures, and inviting lecturers and preparing conditions and facilities for the training and refresher training of Judges of Administrative Courts.
- Organizing courses of training and refresher training for Judges of Administrative Courts, and ensuring the realization of the norms in quality and quantity to meet immediate and long-term needs.
- The People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, under the guidance of the Government Commission on Organization and Personnel and the Supreme People's Court, are responsible for selecting cadres from their localities for training and refresher training to become Judges of Administrative Courts, and for ensuring the implementation of the norms and quality of the personnel assigned to them.
3. The budget for training and refresher training of Judges of Administrative Courts shall be drawn from the budget source for retraining of public managerial and administration personnel.
To assign the State Planning Committee, the Ministry of Finance and the Government Commission on Organization and Personnel, on the basis of the adjustment of the State budget revenues for 1995, to prepare the budgets for 1995 and the ensuing years of this activity.
4. The Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel is responsible for guiding the Ministries and branches at the central and local levels in the implementation of this Directive. The Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government and the Presidents of the provinces and cities directly under the Central Government, shall have to implement this Directive.
 

 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Phan Van Khai
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 410/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất