Chỉ thị về công tác đê điều, phòng, chống lụt bão; giảm nhẹ thiên tai năm 1995

thuộc tính Chỉ thị 306/TTg

Chỉ thị về công tác đê điều, phòng, chống lụt bão; giảm nhẹ thiên tai năm 1995
Cơ quan ban hành:
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:306/TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phạm Văn Hậu
Ngày ban hành:24/05/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 306/TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/2023/NQ-HĐND

Ninh Thuận, ngày 25 tháng 7 năm 2023

 

NGHỊ QUYẾT

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH NINH THUẬN

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
KHÓA XI KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;

Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân;

Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;

Căn cứ Nghị định số 163/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

Căn cứ Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT- BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật;

Xét Tờ trình số 64/TTr-HĐND ngày 16 tháng 6 năm 2023 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh trình dự thảo Nghị quyết quy định chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của Đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị quyết này quy định chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận.

2. Đối tượng áp dụng

Nghị quyết này áp dụng đối với Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, cơ quan tham mưu, giúp việc phục vụ Hội đồng nhân dân các cấp, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Nguyên tắc chung

1. Việc chi tiêu phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp phải có trong dự toán, bảo đảm đúng chế độ, định mức, đối tượng theo quy định tại Nghị quyết này và quy định của pháp luật có liên quan được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Thường trực Hội đồng nhân dân, cơ quan tham mưu, giúp việc phục vụ Hội đồng nhân dân chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động được phân bổ, bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, công khai, minh bạch.

3. Trong cùng một thời gian, cùng một đối tượng, cùng một nội dung chính sách, chế độ hỗ trợ được quy định ở nhiều văn bản khác nhau của các cơ quan có thẩm quyền thì chỉ được hưởng chế độ, chính sách, định mức chi quy định tại văn bản có mức chi cao nhất, trường hợp các quy định dẫn chiếu nêu trên được thay đổi thì thực hiện theo quy định mới.

Điều 3. Quy định một số chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận (chi tiết theo phụ lục đính kèm)

Ngoài các chế độ, định mức chi phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân ban hành tại Nghị quyết này, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1206/2016/NQ-UBTVQH13 ngày 13 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về chế độ, chính sách và các điều kiện đảm bảo hoạt động của Đại biểu Hội đồng nhân dân và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Điều 4. Tổ chức thực hiện

1. Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định pháp luật.

2. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận Khóa XI Kỳ họp thứ 13 thông qua ngày 21 tháng 7 năm 2023, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2023 và thay thế Nghị quyết số 08/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quy định một số chế độ, định mức chi tiêu tài chính phục vụ hoạt động của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tỉnh Ninh Thuận; Nghị quyết số 76/2016/NQ-HĐND ngày 19/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bổ sung, sửa đổi một số chế độ, định mức chi tiêu phục vụ hoạt động của HĐND các cấp tỉnh Ninh Thuận./.

 

 

Nơi nhận:
- Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra văn bản QPPL);
- Bộ Tài chính;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Thường trực HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Các VP: Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH và HĐND, UBND tỉnh;
- TT. HĐND, UBND các huyện, thành phố;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Công báo tỉnh;
- Trang tin điện tử HĐND tỉnh;
- Lưu: VT, Phòng Công tác HĐND.

CHỦ TỊCH




Phạm Văn Hậu

 

PHỤ LỤC

QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ, ĐỊNH MỨC CHI PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP TỈNH NINH THUẬN
(Kèm theo Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND ngày 25 tháng 7 năm 2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh)

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Mức chi

Cấp tỉnh

Cấp huyện

Cấp xã

I

Chi công tác thẩm tra

1

Đối với đề nghị xây dựng nghị quyết là văn bản quy pháp luật và dự thảo nghị quyết văn bản quy phạm pháp luật: thực hiện theo Thông tư số 42/2022/TT-BTC ngày 06/7/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày 28 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 09/12/2022 của HĐND tỉnh Ninh Thuận Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định mức phân bổ kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

-

Công tác phục vụ thực hiện theo mức chi quy định tại điểm d khoản 2 mục I

2

Chi công tác thẩm tra văn bản (không phải là nghị quyết quy phạm pháp luật)

a

Báo cáo thẩm tra

đồng/báo cáo

500.000

400.000

300.000

b

Người chủ trì

đồng/người/ văn bản

100.000

70.000

50.000

c

Thành viên dự họp

đồng/người/ văn bản

70.000

50.000

30.000

d

Công tác phục vụ

đồng/người/ buổi

50.000

40.000

30.000

II

Chi công tác giám sát, khảo sát

1

Chi họp giám sát, khảo sát

a

Người chủ trì

đồng/người/buổi

150.000

120.000

100.000

b

Thành viên dự họp

đồng/người/buổi

120.000

100.000

80.000

c

Công tác phục vụ (chỉ áp dụng đối với nội dung giám sát)

đồng/người/buổi

50.000

40.000

30.000

2

Chi xây dựng văn bản giám sát, khảo sát

 

Xây dựng quyết định, đề cương, kế hoạch, báo cáo, nghị quyết

đồng/văn bản

500.000

400.000

300.000

3

Chế độ chi mời chuyên gia, người có chuyên môn, kỹ thuật giúp hoạt động giám sát, khảo sát.

Khi xét thấy cần thiết, tùy theo nội dung và tính cấp thiết của chuyên đề giám sát, khảo sát, Đoàn giám sát của Hội đồng nhân dân, Thường trực, các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh, cấp huyện quyết định thuê chuyên gia, người có kinh nghiệm, chuyên môn, kỹ thuật sâu nhưng phải có hợp đồng công việc, sản phẩm chất lượng được Thủ trưởng đơn vị phê duyệt. Mức chi: Không quá 2.000.000 đồng/bài viết phân tích chuyên đề cấp tỉnh; không quá 1.000.000 đồng/ bài viết phân tích chuyên đề đối với cấp huyện.

4

Chi Báo cáo kết quả giám sát văn bản quy phạm pháp luật

đồng/báo cáo

1.800.000

1.200.000

600.000

5

Chi hoạt động chất vấn và giải trình tại kỳ họp HĐND, phiên họp Thường trực HĐND

 

Tổng hợp ý kiến chất vấn, giải trình; nghị quyết, thông báo kết luận chất vấn, giải trình

đồng/văn bản

700.000

500.000

400.000

III

Chi tiếp xúc cử tri và chi hoạt động của các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

1

Hỗ trợ điểm tiếp xúc cử tri (nếu trùng điểm tiếp xúc cử tri thì áp dụng mức chi cao nhất)

đồng/điểm/lần

800.000

600.000

400.000

2

Cá nhân tiếp xúc cử tri

 

Đại biểu Hội đồng nhân dân

đồng/người/điểm

100.000

70.000

50.000

3

Chi xây dựng báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri

đồng/báo cáo

500.000

300.000

200.000

4

Chi hoạt động của các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân

đồng/tổ/năm

600.000

400.000

 

IV

Chi phục vụ kỳ họp Hội đồng nhân dân

1

Chủ tọa kỳ họp

đồng/người/buổi

150.000

120.000

100.000

2

Thư ký kỳ họp

đồng/người/buổi

130.000

110.000

90.000

3

Đại biểu tham dự kỳ họp

đồng/người/buổi

120.000

100.000

80.000

4

Công tác phục vụ kỳ họp

đồng/người/buổi

80.000

70.000

60.000

5

Tổ trưởng, Tổ phó điều hành các Tổ thảo luận trong các kỳ họp Hội đồng nhân dân

 

Tổ trưởng, Tổ phó

đồng/người/buổi

100.000

70.000

50.000

6

Chi các cuộc họp của Thường trực Hội đồng nhân dân

a

Người chủ trì

đồng/người/buổi

150.000

120.000

100.000

b

Thành viên dự họp

đồng/người/buổi

120.000

100.000

80.000

c

Công tác phục vụ

đồng/người/buổi

50.000

40.000

30.000

7

Báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân

đồng/báo cáo

600.000

400.000

300.000

8

Chi lấy ý kiến tham gia các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết, văn bản quy phạm pháp luật khác khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước cấp trên

a

Người chủ trì

đồng/người/ cuộc họp

150.000

120.000

 

b

Thành viên dự họp

đồng/người/ cuộc họp

120.000

100.000

 

c

Công tác phục vụ

đồng/người/ cuộc họp

50.000

40.000

 

d

Viết báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết và các văn bản quy phạm pháp luật khác

đồng/báo cáo

600.000

400.000

 

9

Chế độ công tác phí

a

Đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu mời (kể cả cán bộ, công chức, viên chức được triệu tập) tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân ở cơ quan, đơn vị nào do cơ quan, đơn vị đó thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành.

b

Đối với đại biểu HĐND các cấp không hưởng lương từ ngân sách nhà nước, được chi hỗ trợ tiền xăng xe

đồng/ đại biểu/năm

1.500.000

1.000.000

800.000

10

Chế độ hỗ trợ kiêm nhiệm

a

Chế độ phụ cấp kiêm nhiệm

 

- Trưởng các Ban Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; Bí thư, Phó Bí thư kiêm Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng được tính bằng 10% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên, vượt khung (nếu có).

- Phó Trưởng các Ban Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã mức phụ cấp kiêm nhiệm hàng tháng được tính bằng 7% mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên, vượt khung (nếu có).

- Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã được bầu giữ chức danh Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Hội đồng nhân dân cấp xã hoạt động kiêm nhiệm mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách Nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội; thì được chi trả phụ cấp hàng tháng theo mức như sau:

+ Trưởng các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,1 mức lương cơ sở;

+ Phó Trưởng các Ban Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,07 mức lương cơ sở.

b

Phụ cấp chức danh Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban Hội đồng nhân dân cấp huyện

 

Trưởng Ban, Phó Trưởng Ban của Hội đồng nhân dân cấp huyện là đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động chuyên trách; được hưởng mức phụ cấp chức danh tương đương Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng cấp huyện nơi công tác.

V

Chi hoạt động giao ban Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; Hội nghị, hội thảo do Thường trực Hội đồng nhân dân tổ chức và các cuộc họp do Thường trực Hội đồng nhân dân triệu tập; Chi hoạt động giao ban trong khu vực do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định

1

Người chủ trì

đồng/người/buổi

150.000

120.000

100.000

2

Thành phần dự họp

đồng/người/buổi

120.000

100.000

80.000

3

Công tác phục vụ

đồng/người/buổi

50.000

40.000

30.000

VI

Chi hỗ trợ đại biểu Hội đồng nhân dân và công chức, người lao động trực tiếp phục vụ cho hoạt động Hội đồng nhân dân

1

Hỗ trợ tiền trang phục cho đại biểu Hội đồng nhân dân

đồng/người/ nhiệm kỳ

2.500.000

2.000.000

1.500.000

2

Hỗ trợ tiền trang phục cho công chức và người lao động trực tiếp phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân

đồng/người/ nhiệm kỳ

1.250.000

1.000.000

750.000

3

Cấp tỉnh: Mỗi nhiệm kỳ, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được trang bị một thiết bị điện tử để phục vụ cho hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh (để sử dụng phần mềm kỳ họp không giấy), mức chi cụ thể do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.

Cấp huyện: Tùy theo điều kiện ngân sách địa phương, Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định việc trang bị thiết bị điện tử cho đại biểu Hội đồng nhân dân cấp mình.

4

Chế độ thông tin, báo chí cho đại biểu HĐND

 

Khoán chi chế độ báo chí và internet cho đại biểu Hội đồng nhân dân

đồng/người/tháng

200.000

150.000

100.000

VII

Chi khác phục vụ hoạt động Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp quyết định và trong phạm vi dự toán được giao hàng năm

1

Chế độ chi tổng kết nhiệm kỳ và tặng quà

a

Người chủ trì

đồng/người/buổi

150.000

120.000

100.000

b

Đại biểu dự họp

đồng/người/buổi

120.000

100.000

80.000

c

Công tác phục vụ

đồng/người/buổi

50.000

40.000

30.000

d

Chi quà lưu niệm

đồng/phần quà

1.000.000

700.000

500.000

đ

Khen thưởng cho tập thể, cá nhân hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiệm kỳ; phát động thi đua Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã hàng năm theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng.

3

Một số mức chi khác do Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp quyết định

 

Chi tặng hoa, quà chúc mừng cho tổ chức, cá nhân nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ, tết, các ngày kỷ niệm, sự kiện, đại hội của ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương; phúng điếu và vòng hoa cho đại biểu Hội đồng nhân dân; thân nhân cha, mẹ đẻ hoặc cha, mẹ vợ (chồng) hoặc vợ, chồng, con đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm; chi thăm hỏi, phúng điếu đối với các đối tượng khác.

- Tập thể: Mức chi tối đa đối với cấp tỉnh 3.000.000 đồng; cấp huyện 2.000.000 đồng; cấp xã 1.000.000 đồng.

- Cá nhân: Mức chi tối đa đối với cấp tỉnh 1.000.000 đồng; cấp huyện 800.000 đồng; cấp xã 600.000 đồng.

4

Chế độ thăm hỏi, trợ cấp, mai táng phí

-

Đại biểu đương nhiệm Hội đồng nhân dân khi ốm đau phải nhập viện (không quá 2 lần trong năm)

đồng/đại biểu/lần

500.000

400.000

300.000

-

Hỗ trợ đại biểu đương nhiệm Hội đồng nhân dân khi bị bệnh hiểm nghèo

đồng/đại biểu/ người

1.000.000

800.000

600.000

-

Đại biểu Hội đồng nhân dân qua đời, được hỗ trợ mai táng phí 2.000.000 đồng

-

Đại biểu Hội đồng nhân dân nếu từ trần mà người lo mai táng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp mai táng từ Quỹ bảo hiểm xã hội hoặc không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng từ ngân sách nhà nước thì được hưởng một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở do Hội đồng nhân dân cấp đó chi trả từ ngân sách nhà nước.

-

Hỗ trợ đối với gia đình đại biểu Hội đồng nhân dân đương nhiệm, là Thường trực, lãnh đạo các Ban Hội đồng nhân dân, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh; Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã khi có cha, mẹ đẻ; cha, mẹ (vợ/chồng) từ trần

đồng/lần

1.500.000

1.000.000

500.000

6

Chế độ tặng quà (tiền mặt) cho gia đình chính sách được quy định tại pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong lao động, sản xuất, có đóng góp cho hoạt động của Hội đồng nhân dân; gia đình, cá nhân đại biểu Hội đồng nhân dân gặp rủi ro do thiên tai; cơ sở trợ giúp xã hội và các trường hợp khác do Thường trực Hội đồng nhân dân quyết định (không quá 2 lần trong năm).

a

Tập thể

đồng/năm

2.000.000

1.500.000

700.000

b

Cá nhân

đồng/năm

700.000

500.000

400.000

7

Chế độ nghiên cứu học tập kinh nghiệm, hỗ trợ khám, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng hằng năm; chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân

a

Đại biểu Hội đồng nhân dân được nghiên cứu học tập kinh nghiệm. Thường trực Hội đồng nhân dân căn cứ nhu cầu thực tế hằng năm để phê duyệt kế hoạch cụ thể trước khi tổ chức thực hiện.

b

Ngoài các chế độ quy định (nếu có), đại biểu Hội đồng nhân dân được chế độ hỗ trợ khám, chăm sóc sức khỏe, nghỉ dưỡng hằng năm (riêng năm chuyển giao nhiệm kỳ, đại biểu Hội đồng nhân dân (không bao gồm đại biểu tái cử) được hỗ trợ bằng 50% mức trên)

đồng/người/năm

1.200.000

800.000

400.000

c

Đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động không chuyên trách mà không phải là người hưởng lương (kể cả người hưởng lương hưu) hoặc hưởng trợ cấp hàng tháng từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ bảo hiểm xã hội thì được chi trả chế độ tiền công lao động theo ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân:

Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã: 0,10 mức lương cơ sở/ngày;

Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện: 0,12 mức lương cơ sở/ngày;

Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 0,14 mức lương cơ sở/ngày;

Ngày thực tế thực hiện nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân là ngày tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân theo kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội đồng nhân dân.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
---------
No: 306-TTg
Hanoi, May 24, 1995
 
DIRECTIVE
ON THE PROTECTION OF DYKES, PREVENTION AND FIGHT AGAINST FLOODS AND STORMS, AND MINIMIZATION OF NATURAL DISASTERS IN 1995
Over recent years, natural disasters have occurred in many parts of the world, major floods have taken place in many countries, causing serious damage. In our country, since 1971 the rivers in Central Vietnam and the Mekong River have caused great, unexpected floods and serious losses.
To actively cope with natural disasters and ensure safety for the life and property of the people and State property, the Prime Minister instructs the Ministries, branches and the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government to strictly implement the Ordinance on Prevention and Fight Against Floods and Storms, and the Ordinance on Dykes, by carrying out satisfactorily and fully all the work assigned in this field, particularly the following work:
1. Organizing the summing up of experiences from the prevention and fight against floods and storms in 1994; consolidating the Steering Committees for preventing and fighting floods and storms in various branches and at various level; working out plans and measures to prevent and fight floods and storms, and minimize natural disasters in 1995 in an effective and efficient way conforming to the characteristics of each locality with the aim of minimizing the losses in lives and property.
2. Directing thorough inspection and evaluation of the present state of the system of dykes, stone embankments, sluice-gates, auxiliary embankments, temporary dams, water reservoirs, and other projects, to prevent and fight floods and storms; urgently completing the plan to consolidate projects, particularly those projects damaged by natural disasters, in 1994. Consolidating the forces to protect dykes and fight floods; organize training; increasing patrols to detect and immediately remove the potential dangers.
The provinces along the Day River should prepare plans to take order for the discharge of flood water into their localities in case of necessity.
The coastal provinces should provide guidance to the fishermen on measures to prevent and fight against storms, especially those fishermen in the lagoons of Central Vietnam and those engaged in deep-sea fishing.
The mountain provinces must have plans to help the local people prevent and ward off floods in susceptible areas.
3. Summing up experiences from the violations of the Ordinance on Dykes in Hanoi, the People's Committees of the provinces and cities with dykes must concentrate on directing the classification and definite handling of the violations of the Ordinance on Dykes that have been existing for a long time now, promptly detect and prevent any actions that show signs of violating the Ordinance from the outset, with the aim of ensuring safety for the dykes and restoring law and order in the management of dykes.
Pursuant to the Ordinance on Dykes, the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities shall issue decision assigning the concrete tasks, powers and responsibility for the management and protection of dykes in their localities to the administration at lower levels; at the same time, they must take measures to continue disseminating widely the Ordinance on Dykes and the Ordinance on Prevention and Fight Against Floods and Storms to help everybody understand and implement them, and check their implementation.
4. The Ministry of Water Resources, the Ministry of Science, Technology and Environment, the Ministry of Agriculture and Food Industry, the Ministry of Construction, the Ministry Communications and Transport, and the Ministry of Health shall have to closely cooperate with the localities in timely making plans to prevent and ward off floods in the Mekong River delta.
The Ministry of Water Resources should organize the forecast of landslides along either side of the Tien and Hau Rivers for use as a basis in arranging measures to prevent and ward off possible losses.
5. The Ministries, branches and localities within their powers and responsibility must prepare their forces, equipment and materials for timely rescue, and quickly overcome the consequences in case of storms and floods, to stabilize production and the people's life.
The Central Steering Committee for prevention and fight against floods and storms should inspect and urge the branches at the central level and the localities to strictly implement this Directive and make regular reports to the Prime Minister.
 

 
FOR THE PRIME MINISTER
DEPUTY PRIME MINISTER




Tran Duc Luong
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 306/TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất

Quyết định 1114/QÐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thành lập Hội đồng thẩm định dự thảo Thông tư quy định chi tiết về nhiệm vụ chuyên môn của bảo tàng; gửi, lưu giữ hiện vật, tài liệu về di sản văn hoá phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di sản tư liệu; hoạt động nghiên cứu, sưu tầm và tư liệu hoá di sản văn hoá phi vật thể cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân người nước ngoài và hoạt động nghiên cứu, sưu tầm di sản tư liệu; chương trình, tài liệu, tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhân lực quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa

Văn hóa-Thể thao-Du lịch