Chỉ thị về công tác phòng chống lụt bão năm 1988
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 154-CT
Cơ quan ban hành: | Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 154-CT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 19/05/1988 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 154-CT
CHỈ THỊ
CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 154-CT NGÀY 19-5-1988 VỀ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BàO LỤT NĂM 1988
Theo dự báo của Tổng cục Khí tượng thuỷ văn, mùa bão lụt năm nay có nhiều khả năng xảy ra mưa lớn, bão, lụt nhiều hơn năm bình thường và năm 1987. Nhưng đến nay việc triển khai công tác phòng chống lụt bão nhiều mặt còn chậm. Để chủ động đối phó với tình hình bão lụt, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương, thủ trưởng các ngành phải chỉ đạo tập trung làm tốt, làm khẩn trương mấy việc chính sau đây để phòng, chống, tránh lụt, bão, úng, bảo đảm đối phó được với mọi tình huống, hạn chế được thiệt hại do thiên tai gây ra.
1. Phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm việc chỉ đạo đối phó với lũ, bão những năm gần đây để xây dựng tốt các phương án phòng, chống, tránh lũ lụt ở từng con sông; phương án phòng, tránh bão cho các huyện ven biển và ngư dân; phương án phòng chống úng cho các vùng trũng một cách thiết thực, phù hợp với đặc điểm từng vùng. Trên cơ sở các phương án đó, tập trung sức mạnh của địa phương mình, ngành mình để triển khai chuẩn bị chu đáo mọi việc.
2. Hết sức coi trọng việc bảo vệ tốt các hệ thống đê, hệ thống bờ bao, các hồ chứa nước và các khu phân chậm lũ. Tập trung lực lượng, vật tư hoàn thành nhanh gọn, bảo đảm kỹ thuật việc tu bổ đê, kè, cống, nhất là các trọng điểm đê sông lớn. Phát động phong trào tìm diệt tổ mối, nghiêm chỉnh chấp hành điều lệ bảo vệ đê điều. Tổ chức chu đáo công tác hộ đê, coi trọng tổ chức huấn luyện lực lượng tuần tra, canh gác, lực lượng xung kích ở các xã ven đê; chuẩn bị đủ phương tiện chiếu sáng cho việc tuần tra canh gác và có đủ vật tư để xử lý ngay từ giờ đầu khi có sự cố. Việc đóng mở cống phải theo đúng quy định, cống nào hư hỏng thì phải sửa chữa ngay nếu không kịp phải kiên quyết lấp kín bảo đảm an toàn kỹ thuật, sửa chữa tốt các trạm bơm, các đường điện và bảo quản điện phục vụ cho việc tiêu úng ở các vũng trũng. Chuẩn bị tốt khu phân chậm lũ sông Đáy. Nghiêm túc thực hiện đúng quy trình vận hành các hồ chứa nước. Tập trung chỉ đạo hoàn thành các hạng mục công trình vượt lũ ở các hồ chứa đang xây dựng. Riêng đối với công trình thuỷ điện Hoà Bình và thuỷ điện Trị An phải có kế hoạch sẵn sàng phòng chống lũ chặt chẽ và chu đáo. Theo dõi chặt chẽ và xử lý kịp thời diễn biến xấu ở hạ lưu công trình Hoà Bình.
3. Phải có kế hoạch và tổ chức tốt việc bảo vệ dân, nhất là bảo vệ dân trên tầu thuyền trên biển, trên đầm phá, dân cư các làng ven biển (tránh bão), các làng ven suối (tránh lũ quét), các vùng ngoài bãi sông và các vùng phân lũ. Có kế hoạch bảo đảm giao thông đối với các trục giao thông chính, các bếp phà quan trọng thông suốt; trong mọi tình huống. Củng cố thông tin liên lạc phục vụ tốt cho việc chỉ huy đối phó với lũ bão, bảo đảm thông suốt trong mọi tình huống ở mức cao nhất. Nâng cao chất lượng dự báo mưa, lũ, bão. Tổ chức tốt việc truyền tin bão lũ kịp thời và rộng rãi cho nhân dân (khi cần thiết được phép huy động tất cả các phương tiện của các ngành).
4. Các ngành phải làm tốt công tác phòng chống lũ, bão của ngành mình. Coi trọng việc bảo vệ kho tàng, hàng hoá, thiết bị và cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành mình, nhất là ở các vùng ven biển, ven suối, vùng trũng.. . đồng thời, theo trách nhiệm của ngành, phải sẵn sàng giải quyết những yêu cầu của địa phương chuẩn bị đối phó với lũ, bão, úng và khắc phục hậu quả. Quân đội bố trí lực lượng ở các trọng điểm để sẵn sàng tham gia hộ đê, cứu dân khi có lệnh. Lực lượng công an phải có biện pháp hiệu quả để chống mọi âm mưu phá hoại của địch và kẻ xấu, bảo đảm tốt trật tự trị an ở các nơi công cộng và vùng bão lũ xảy ra. Các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, trường học thuộc các ngành đóng ở địa phương nào đều phải tổ chức tham gia hộ đê phòng lụt, bão với địa phương đó.
5. Uỷ ban Nhân dân các cấp, thủ trưởng các ngành, các cơ quan và đơn vị cơ sở phải coi công tác phòng, tránh, chống lụt, bão là công tác trọng điểm của các cấp và ngành mình trong mùa mưa bão, phải chịu trách nhiệm trước nhân dân và cấp trên, phải báo cáo kịp thời, chính xác mọi diễn biến của thiên tai và kết quả đối phó lên Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng và Ban Chỉ huy chống lụt chống bão Trung ương. Uỷ ban Thanh tra Nhà nước và Ban chỉ huy chống lụt chống bão Trung ương giúp Hội đồng Bộ trưởng kiểm tra. Đôn đốc việc thực hiện Chỉ thị này.
Yêu cầu Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và thủ trưởng các ngành Trung ương thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây