Chỉ thị về việc tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự

thuộc tính Chỉ thị 04/2000/CT-TTg

Chỉ thị về việc tổ chức thi hành Bộ luật Hình sự
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:04/2000/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:17/02/2000
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 04/2000/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 04/2000/CT-TTG
NGÀY 17 THÁNG 02 NĂM 2000 VỀ VIỆC TỔ CHỨC THI HÀNH
BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 

Bộ luật hình sự đã được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. Bộ luật thể hiện toàn diện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, là công cụ sắc bén trong đấu tranh phòng và chống tội phạm, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, hiệu lực quản lý của Nhà nước, góp phần thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Để triển khai thi hành Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội, Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28 tháng 01 năm 2000 của y ban Thường vụ Quốc hội về việc thi hành Bộ luật hình sự và để chuẩn bị kịp thời cho việc thi hành Bộ luật hình sự, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành ngay những việc dưới đây :

 

I. PHỔ BIẾN, TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
HÌNH SỰ, NÂNG CAO Ý THỨC ĐẤU TRANH PHÒNG NGỪA
VÀ CHỐNG TỘI PHẠM

 

1. Công tác phổ biến, tuyên truyền Bộ luật hình sự phải được tiến hành sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ thuộc lực lượng vũ trang và trong nhân dân, làm cho mọi người nắm được nội dung cơ bản của Bộ luật, nhất là những nội dung mới được sửa đổi, bổ sung để nghiêm chỉnh chấp hành. Ngay từ qúy I năm 2000, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và y ban nhân dân các cấp phải có kế hoạch cụ thể để tự mình hoặc phối hợp với các cơ quan hữu quan khác chỉ đạo triển khai việc phổ biến, tuyên truyền Bộ luật hình sự và coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác phổ biến, tuyên truyền và giáo dục pháp luật trong năm 2000.

Trong khi triển khai tuyên truyền, phổ biến Bộ Luật hình sự, phải kết hợp kiểm điểm việc chấp hành pháp luật trong ngành, trong địa phương mình, nhằm giúp cho cán bộ và nhân dân nêu cao ý thức và trách nhiệm chấp hành pháp luật.

2. Bộ Tư pháp có trách nhiệm phối hợp với y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận, Ban Nội chính Trung ương, Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban Khoa giáo Trung ương, Bộ Văn hóa - Thông tin, Hội Luật gia Việt Nam, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương tổ chức phổ biến tuyên truyền rộng rãi Bộ luật hình sự.

Hội đồng phối hợp công tác phổ biến giáo dục pháp luật của Chính phủ có trách nhiệm xác định nội dung, chương trình phổ biến tuyên truyền Bộ luật hình sự; phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức biên soạn đề cương, tài liệu tập huấn phù hợp với từng loại đối tượng và bồi dưỡng báo cáo viên để phổ biến, tuyên truyền Bộ luật hình sự.

3. Bộ Văn hóa - Thông tin phối hợp với Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng có kế hoạch ưu tiên cho việc phổ biến tuyên truyền Bộ luật hình sự.

4. Báo Nhân dân, Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam và các phương tiện thông tin đại chúng khác ở Trung ương và địa phương thường xuyên có chương trình, chuyên mục giới thiệu, giải thích nội dung Bộ luật hình sự, nhất là những điểm mới của Bộ luật này.

5. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức việc tập huấn chuyên sâu về Bộ luật hình sự cho điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, hội thẩm nhân dân và nhân viên tư pháp khác, bảo đảm cho việc áp dụng thống nhất Bộ luật hình sự.

6. Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo công tác rà soát hệ thống giáo trình, tài liệu giảng dạy liên quan đến bộ môn luật hình sự của các trường đại học, cao đẳng và các tài liệu về giáo dục công dân trong các trường phổ thông trung học để có kế hoạch bổ sung, sửa đổi kịp thời cho phù hợp với Bộ luật hình sự.

7. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp lập kế hoạch cân đối ngân sách, bảo đảm nguồn kinh phí cần thiết cho việc triển khai thi hành Bộ luật hình sự từ việc tổ chức in ấn tài liệu phổ biến đến việc tổ chức các lớp tập huấn và các đợt phổ biến, tuyên truyền rộng rãi trong các tầng lớp cán bộ, nhân dân ở Trung ương và địa phương.

 

II. RÀ SOÁT CÁC VĂN BẢN HIỆN HÀNH, SỬA ĐỔI, BỔ SUNG
HOẶC BAN HÀNH MỚI VĂN BẢN THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ

 

1. Song song với việc phổ biến tuyên truyền Bộ luật hình sự cho toàn thể cán bộ, nhân dân, cần phải khẩn trương rà soát lại các quy định hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự hiện hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới văn bản hướng dẫn thi hành. Trước mắt, cần triển khai ngay việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành những nội dung có hiệu lực sau khi Bộ luật hình sự được công bố.

2. Bộ Tư pháp, Bộ Công an phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao khẩn trương rà soát các điều khoản của Bộ luật tố tụng hình sự để kiến nghị với Quốc hội cho sửa đổi, bổ sung những điều khoản cần thiết, bảo đảm cho việc thi hành Bộ luật hình sự có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000; rà soát các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự hiện hành để hủy bỏ, sửa đổi, bổ sung các văn bản do mình ban hành không còn phù hợp với quy định của Bộ luật hình sự hoặc ban hành văn bản mới theo thẩm quyền; có kiến nghị cụ thể để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản liên tịch hoặc văn bản của Chính phủ hướng dẫn thi hành Bộ luật hình sự và Nghị quyết số 32/1999/QH10 ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Quốc hội.

3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành ngay việc rà soát và lập danh sách những người thuộc diện được miễn áp dụng hình phạt tử hình, miễn chấp hành hình phạt tử hình, miễn chấp hành phần hình phạt còn lại, miễn truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đương nhiên được xóa án tích, kịp thời triển khai để thực hiện Nghị quyết số 229/2000/NQ-UBTVQH10 ngày 28 tháng 01 năm 2000 của y ban Thường vụ Quốc hội về thi hành Bộ luật hình sự.

 

III. TỔ CHỨC THI HÀNH BỘ LUẬT HÌNH SỰ
PHẢI GẮN VỚI VIỆC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT
SỐ 09/1998/NQ-CP VÀ CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM

 

1. Tình hình phạm tội hiện nay ở nước ta vẫn có xu hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Vì vậy, trong khi triển khai thi hành Bộ luật hình sự, cần đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 09/1998/NQ-CP và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về trật tự, an toàn xã hội, giữ vững kỷ cương pháp luật và xây dựng môi trường sống lành mạnh.

2. Bộ Tư pháp, Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các cơ quan, tổ chức hữu quan, thông qua công tác phổ biến tuyên truyền Bộ luật hình sự sâu rộng trong cán bộ, nhân dân, đẩy mạnh phong trào toàn dân tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm, phát huy vai trò trách nhiệm của gia đình, cộng đồng dân cư, các đoàn thể xã hội trong việc cảm hóa, giáo dục, cải tạo người phạm tội.

3. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và y ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức một đợt kiểm tra việc giam giữ người để kịp thời giải quyết những trường hợp giam giữ trái pháp luật.

Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch y ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có kế hoạch cụ thể triển khai thi hành Bộ luật hình sự trong ngành và trong địa phương mình.

Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tổng hợp tình hình và kết quả triển khai thi hành Chỉ thị này và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
--------------
No. 04/2000/CT-TTg
Hanoi, February 17, 2000
 
DIRECTIVE
ON THE ORGANIZATION OF THE ENFORCEMENT OF THE PENAL CODE
The Penal Code was passed on December 21 1999 by the Xth National Assembly at its sixth session and will come into force from July 1st, 2000. The Code comprehensively embodies our Party’s and State’s penal policies in the present period, constitutes a sharp instrument in the crime prevention and combat to ensure the people’s mastery, the State�s effective management and contribute to carrying out the process of renewal and accelerating the national industrialization and modernization.
With a view to implementing the National Assembly’s Resolution No. 32/1999/QH10 of December 21, 1999 and the National Assembly Standing Committee’s Resolution No. 229/2000/NQ-UBTVQH10 of January 28, 2000 on the enforcement of the Penal Code and making timely preparations for the enforcement of the Penal Code, the Prime Minister hereby instructs the ministers, the heads of the ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities to immediately perform the following tasks:
I. DISSEMINATING, PROPAGATING AND EDUCATING THE CRIMINAL LEGISLATION, ENHANCING THE SENSE OF CRIME PREVENTION AND COMBAT
1. The dissemination and propagation of the Penal Code must be carried out extensively and intensively among officials, public servants, men of the armed forces as well as the population, making everyone understand the fundamental contents of the Code, in particular new amendments and supplements, and strictly observe them. Right from the first quarter of 2000, the ministries, ministerial-level agencies and agencies attached to the Government and the People�s Committees of all levels must work out concrete plans for directing by themselves, or in coordination with other concerned agencies, the dissemination and propagation of the Penal Code and regard it as one of the key tasks of the law dissemination, propagation and education work in 2000.
The dissemination and propagation of the Penal Code must be carried out simultaneously with the review of the law observance in each branch or locality in order to help public employees and people to raise their law observance sense and responsibility.
2. The Ministry of Justice shall have to coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and its member organizations, the Committee for Internal Affairs, the Committee for Ideological and Cultural Affairs and the Committee for Science and Education under the Party Central Committee, the Ministry of Culture and Information, the Vietnam Lawyers’ Association as well as the central and local mass media in conducting widespread dissemination and propagation of the Penal Code.
The Government’s council for coordination in law dissemination and education shall have to define the contents and program of the dissemination and propagation of the Penal Code; coordinate with the concerned agencies in compiling the training programs and materials suitable to each category of subjects and fostering rapporteurs to disseminate and propagate the Penal Code.
3. The Ministry of Culture and Information shall coordinate with the Committee for Ideological and Cultural Affairs under the Party Central Committee in directing the mass media to make priority plans on the dissemination and propagation of the Penal Code.
4. The Nhan Dan (People) daily, the Radio Voice of Vietnam, the Vietnam Television Station and other central and local mass media shall regularly produce programs and specialized columns to introduce and elucidate the contents of the Penal Code, particularly its new points.
5. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Public Security, the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in organizing intensive training in the Penal Code for investigators, procurators, judges, people’s juries and other judicial officials, to ensure the uniform application of the Penal Code.
6. The Ministry of Justice shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Education and Training in directing the revision of textbooks and teaching materials related to the subject on criminal law in universities and colleges and the subject on citizenship education in secondary education schools so as to make a plan on timely amendments and supplements consistent with the Penal Code.
7. The Ministry of Finance shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Justice in making a plan on balancing the budget to ensure necessary funding sources for the enforcement of the Penal Code from the printing of dissemination materials to the conducting of training courses and the launching of widespread dissemination and propagation drives among officials and employees at the central and local levels as well as the population.
II. REVISING EXISTING DOCUMENTS, AMENDING, SUPPLEMENTING OR ISSUING NEW DOCUMENTS ON THE ENFORCEMENT OF THE PENAL CODE
1. In parallel with the dissemination and propagation of the Penal Code for all officials, employees and people, it is necessary to urgently revise the existing regulations guiding the enforcement of the Penal Code so as to timely amend, supplement or issue new guiding documents. For the immediate future, it is necessary to promptly elaborate documents guiding the enforcement of the Penal Code’s contents that become effective after the Penal Code is promulgated.
2. The Ministry of Justice and the Ministry of Public Security shall coordinate with the Supreme People�s Procuracy and the Supreme People’s Court in urgently revising the provisions of the Criminal Procedure Code so as to request the National Assembly to make necessary amendments and supplements thereto, ensuring the enforcement of the Penal Code from July 1st, 2000; reviewing the existing documents guiding the enforcement of the Penal Code so as to cancel, amend and supplement documents issued by themselves, which no longer comply with the Penal Code, or issue new documents according to their jurisdiction, make concrete proposals for timely amendment and supplement to, or issue joint documents, the Government’s documents guiding the enforcement of the Penal Code and the National Assembly’s Resolution No. 32/1999/QH10 of December 21st, 1999.
3. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Supreme People’s Court and the Supreme People’s Procuracy in immediately revising and making a list of persons who are eligible for impunity of the death penalty, reprieve of the death penalty, exemption from execution of the remainder of their penalties, exoneration from examination for penal liability, or automatic criminal record remission, timely implementing the National Assembly Standing Committee’s Resolution No. 229/2000/NQ-UBTVQH10 of January 28, 2000 on the enforcement of the Penal Code.
III. THE ORGANIZATION OF THE ENFORCEMENT OF THE PENAL CODE MUST BE CLOSELY LINKED WITH THE IMPLEMENTATION OF RESOLUTION No. 09/1998/NQ-CP AND THE NATIONAL PROGRAM ON CRIME PREVENTION AND COMBAT
1. The present situation of crimes in our country tends to be on the rise and involves complexities. Therefore, while preparing for the enforcement of the Penal Code, it is necessary to step up the implementation of Resolution No. 09/1998/ND-CP and the national program on the crime prevention and combat in order to generate a vigorous change in social order and safety, firmly maintain the rule of law and build a healthy living environment.
2. The Ministry of Justice and the Ministry of Public Security shall closely coordinate with the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, its member organizations and the concerned agencies and organizations, through the widespread dissemination and propagation of the Penal Code among officials, employees and people, in stepping up the movement for active participation by the entire population in preventing, discovering and denouncing criminal offenses, bringing into full play the role and responsibility of families, population communities and social organizations in enlightening, educating and reforming offenders.
3. The Ministry of Public Security shall assume the prime responsibility and coordinate with the Supreme People’s Court, the Supreme People’s Procuracy and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front in organizing an inspection of the custody and detention of people so as to timely settle cases of illegal custody or detention.
Upon receiving this Directive, the heads of the ministries, ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, the presidents of the People�s Committees of the provinces and centrally-run cities are requested to make concrete plans on the enforcement of the Penal Code within their respective branches and localities.
The Ministry of Justice shall have to oversee, urge and sum up the situation and results of the implementation of this Directive and report them to the Prime Minister.
 

 
PRIME MINISTER




Phan Van Khai

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 04/2000/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất