Chỉ thị về một số biện pháp cấp bách phòng, chống hạn, bảo vệ sản xuất vụ xuân năm 1998
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 03/1998/CT-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 03/1998/CT-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Nguyễn Công Tạn |
Ngày ban hành: | 16/01/1998 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | Đang cập nhật |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 03/1998/CT-TTg
CHỈ THỊ
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 03/1998/CT-TTG
NGÀY 16 THÁNG 01 NĂM 1998 VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG, CHỐNG HẠN, BẢO VỆ
SẢN XUẤT VỤ XUÂN NĂM 1998
Trong những tháng cuối năm 1997 và đầu năm 1998, lượng mưa và dòng chảy trên các lưu vực sông trong cả nước thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình nhiều năm, đặc biệt một số vùng ở Trung bộ và Tây Nguyên đã xảy ta thiếu nước, khô hạn nghiêm trọng.
Để chủ động đối phó với tình hình thời tiết bất lợi, đề phòng khả năng gây ra khô hạn, thiếu nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, làm giảm mực nước ở các hồ chứa công trình thuỷ điện, làm gia tăng xâm nhập mặn ở một số địa phương vùng ven biển, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện ngay một số việc cấp bách sau đây:
1. Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi và Nghị định 98/CP ngày 27 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ, Chỉ thị 487/TTg ngày 30 tháng 7 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước.
2. Tăng cường công tác quản lý khai thác và sử dụng các nguồn nước hợp lý và tiết kiệm. Các ngành, các địa phương chủ động đánh giá, kiểm tra, rà soát lại nhu cầu sử dụng của ngành, địa phương mình; chủ động đề ra kế hoạch và biện pháp khắc phục khả năng thiếu nước để đảm bảo nguồn nước ổn định phục vụ sản xuất và đời sống dân sinh.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Xây dựng kế hoạch khai thác, sử dụng và điều hoà việc sử dụng các nguồn nước giữa các ngành và các địa phương, đảm bảo yêu cầu nước phục vụ sản xuất và đời sống.
- Xây dựng các phương án phòng, chống hạn cụ thể cho từng vùng, khu vực; chỉ đạo các địa phương việc điều chỉnh thời vụ, cơ cấu cây trồng phù hợp với nguồn nước hiện có theo hướng:
Nơi còn có khả năng giải quyết nguồn nước thì phát triển sản xuất lúa, nơi thiếu nước thì chuyển sang trồng màu, nhất thiết không được bỏ trống diện tích.
- Kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng chống hạn, đảm bảo đủ nước phục vụ sản xuất vụ Đông xuân 1997 - 1998 và vụ hè thu năm 1998.
- Theo dõi chặt chẽ tình hình xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển, chỉ đạo các địa phương có kế hoạch tu sửa các cống, bờ bao ngăn mặn, điều tiết nước ngọt, tu bổ nạo vét kênh mương, sử dụng nước hợp lý.
4. Tổng công ty Điện lực Việt Nam:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch điều tiết nước hợp lý từ các hồ chứa công trình thuỷ điện để đảm bảo quy trình vận hành công trình có hiệu quả, vừa đảm bảo kế hoạch phát điện và nhu cầu nước phục vụ sản xuất trong mọi tình huống.
- Đảm bảo cấp điện ổn định để phục vụ công tác chống hạn có hiệu quả.
5. Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn:
- Tăng cường quan trắc, dự báo, thông tin kịp thời cho các ngành và các địa phương về tình hình diễn biến thời tiết.
- Phân tích, xác định nguyên nhân về cường độ và độ kéo dài cũng như khả năng xuất hiện hạn hán để các ngành và địa phương có biện pháp đối phó.
- Đánh giá tác động của hạn hán đối với các hoạt động kinh tế - xã hội và môi trường.
6. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Tổ chức chỉ đạo việc điều tra, đánh giá trữ lượng nước tại địa phương mình theo phân cấp và hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Kiểm tra tình hình hoạt động các công trình thuỷ lợi trên địa bàn, tập trung xử lý kịp thời các sự cố hư hỏng; có biện pháp điều tiết để tăng lượng bước tích trữ ở các hồ chứa và công trình thuỷ lợi; nạo vét, tu bổ kênh mương và thực hiện các biện pháp phòng, chống hạn ở địa phương.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia chống hạn bảo vệ sản xuất tại các vùng bị hạn; các tổ chức, đơn vị, cá nhân nâng cao ý thức sử dụng các nguồn nước hợp lý, tiết kiệm.
Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo và thực hiện nghiệm túc Chỉ thị này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây