Nghị quyết 124/NQ-CP Chính phủ định hướng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị quyết 124/NQ-CP
Cơ quan ban hành: | Chính phủ |
Số công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Số hiệu: | 124/NQ-CP |
Ngày đăng công báo: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày đăng công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Loại văn bản: | Nghị quyết |
Người ký: | Nguyễn Xuân Phúc |
Ngày ban hành: | 03/09/2020 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Công nghiệp |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Theo đó, để thực hiện Nghị quyết 23-NQ/TW, Chính phủ đặt mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%. Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%. Tỷ trọng lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.
Để đạt được những mục tiêu trên, Chính phủ giao nhiệm vụ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các bộ, ngành xây dựng chính sách phân bổ không gian bảo đảm tập trung, trọng tâm, trọng điểm, trước hết ưu tiên lựa chọn phát triển tại các vùng, địa phương đã bước đầu hình thành các cụm liên kết công nghiệp hoặc có lợi thế về giao thông, địa kinh tế, có khả năng trở thành động lực tăng trưởng.
Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng chính sách về thu hút FDI theo hướng ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”, sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước, có tỷ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học-công nghệ trong nước cao.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày ký.
Xem chi tiết Nghị quyết124/NQ-CP tại đây
tải Nghị quyết 124/NQ-CP
CHÍNH PHỦ _______ Số: 124/NQ-CP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _________________________ Hà Nội, ngày 03 tháng 9 năm 2020 |
NGHỊ QUYẾT
Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
__________
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Trên cơ sở kết quả biểu quyết của các thành viên Chính phủ.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./.
Nơi nhận: - Ban Bí thư Trung ương Đảng; - Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ; - Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; - HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; - Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng; - Văn phòng Tổng Bí thư; - Văn phòng Chủ tịch nước; - Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; - Văn phòng Quốc hội; - Tòa án nhân dân tối cao; - Viện kiểm sát nhân dân tối cao; - Kiểm toán Nhà nước; - Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Cơ quan trung ương của các đoàn thể; - VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo; - Lưu: VT, CN (02). | TM. CHÍNH PHỦ THỦ TƯỚNG
Nguyễn Xuân Phúc |
CHÍNH PHỦ ________ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM _______________________
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
Triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
________________
Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa XII đã thông qua Nghị quyết số 23-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2018 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 23-NQ/TW) về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, với mục tiêu tổng quát là “đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển hiện đại”.
Căn cứ quan điểm chỉ đạo định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia tại Nghị quyết số 23-NQ/TW, Chính phủ ban hành Chương trình hành động với những nội dung chính như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng xây dựng chính sách phát triển công nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
- Xác định các nội dung, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là các bộ, ngành, địa phương) tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu tổng quát và các mục tiêu cụ thể của Nghị quyết số 23-NQ/TW.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng và triển khai chiến lược, chính sách phát triển công nghiệp theo định hướng đã được Bộ Chính trị phê duyệt.
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp ủy đảng và chính quyền về vai trò và nội dung của chính sách công nghiệp quốc gia trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xác định việc xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách công nghiệp quốc gia là một trong những nội dung lãnh đạo quan trọng của các cấp ủy đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển công nghiệp phù hợp với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của từng ngành và từng cấp.
- Tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghiệp. Thực hiện tái cơ cấu, tổ chức xây dựng và nâng cao năng lực hệ thống quản lý công nghiệp đồng bộ từ trung ương đến địa phương, bảo đảm tập trung, thông suốt, hiệu quả, có phân công, phân cấp rõ ràng. Phân định rõ chức năng quản lý nhà nước và quản lý sản xuất, kinh doanh trong công nghiệp phù hợp với đặc trưng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mở rộng sự tham gia thiết thực, có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp, các đối tượng chịu tác động của chính sách vào quá trình hoạch định và giám sát thực thi chính sách công nghiệp quốc gia. Kiên quyết chống lợi ích nhóm, quan hệ thân hữu, tham nhũng, lãng phí trong xây dựng và thực thi chính sách phát triển công nghiệp quốc gia.
3. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Tỷ trọng công nghiệp trong GDP đạt trên 40%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 30%, trong đó công nghiệp chế tạo đạt trên 20%.
- Tỷ trọng giá trị sản phẩm công nghiệp công nghệ cao trong các ngành chế biến, chế tạo đạt tối thiểu 45%.
- Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng công nghiệp đạt bình quân trên 8,5%/năm, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt bình quân trên 10%/năm.
- Tốc độ tăng năng suất lao động công nghiệp đạt bình quân 7,5%/năm.
- Chỉ số hiệu suất cạnh tranh công nghiệp (CIP) nằm trong nhóm 3 nước dẫn đầu ASEAN.
- Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ đạt trên 70%.
- Xây dựng một số doanh nghiệp công nghiệp trong nước có quy mô lớn, có năng lực cạnh tranh quốc tế.
II. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
Nhằm đạt được mục tiêu Nghị quyết số 23-NQ/TW đề ra, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
1. Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện phê duyệt các quy hoạch trong các ngành công nghiệp theo Luật Quy hoạch, đảm bảo phân bố không gian lãnh thổ và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo định hướng ngành và điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương.
- Xây dựng chính sách phân bổ không gian bảo đảm tập trung, trọng tâm, trọng điểm, trước hết ưu tiên lựa chọn phát triển tại các vùng, địa phương đã bước đầu hình thành các cụm liên kết công nghiệp hoặc có lợi thế về giao thông, địa kinh tế, tài nguyên, lao động, logistic, có khả năng trở thành động lực tăng trưởng.
Tổng kết công tác quản lý hoạt động của cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao. Trên cơ sở đó, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động của cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao.
b) Bộ Công Thương
Triển khai cơ chế, chính sách xây dựng thí điểm về cụm liên kết ngành công nghiệp tại một số địa phương đối với một số sản phẩm trong các ngành công nghiệp ưu tiên theo lợi thế cạnh tranh, chuyên môn hóa và chuỗi giá trị như ô tô, máy nông nghiệp, thiết bị công trình, thiết bị công nghiệp, thiết bị điện điện tử... và những ngành sử dụng nhiều lao động như dệt may, da - giày.
c) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Hướng dẫn, chỉ đạo các địa phương bảo đảm phân bổ các cơ sở chế biến nông lâm sản hợp lý theo hướng gắn với việc phát triển vùng nguyên liệu tập trung và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở cơ cấu lại vật nuôi, cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của từng địa phương trên phạm vi toàn quốc.
- Xây dựng, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến tiêu thụ nông sản tại các địa phương, vùng miền có sản lượng nông sản lớn, thuận lợi giao thông, lao động, logistics, có tiềm năng trở thành động lực tăng trưởng cho cả khu vực, lựa chọn các doanh nghiệp “đầu tàu” có đủ năng lực (vốn, cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ và thị trường) để dẫn dắt chuỗi liên kết vận hành một cách thông suốt, hiệu quả.
d) Bộ Xây dựng
Hoàn thiện hệ thống, cơ chế chính sách và các công cụ để quản lý kiểm soát hiệu quả quá trình phát triển đô thị. Xây dựng và triển khai cơ chế chính sách đối với ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, đặc biệt là công nghiệp xi măng.
2. Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên
a) Bộ Công Thương
- Tập trung hoàn thiện các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật nhằm phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên, cụ thể:
+ Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình Chính phủ hoàn thiện, bổ sung, sửa đổi các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ phù hợp với yêu cần thực tiễn và các quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ;
+ Nghiên cứu, đề xuất xây dựng Nghị định về việc phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, trong đó tập trung vào các cơ chế, chính sách khuyến khích tạo thị trường cho các sản phẩm cơ khí trong nước;
+ Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp dệt may và da - giày đến năm 2025, định hướng đến năm 2035; xây dựng Chương trình mục tiêu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các chính sách và giải pháp tháo gỡ “điểm nghẽn” về nguyên phụ liệu, sản xuất vải cho ngành may mặc và các giải pháp hỗ trợ khác nhằm tận dụng hiệu quả cao nhất các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết;
+ Phối hợp với các bộ, ngành liên quan đề xuất các chính sách thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp vật liệu.
- Chủ trì, phối hợp với các tỉnh, thành phố có tiềm năng, lợi thế về công nghiệp để ban hành định hướng phát triển công nghiệp và xây dựng tổ chức bộ máy, bố trí các nguồn lực cho phát triển công nghiệp tại địa phương.
- Hỗ trợ phát triển các nhà cung ứng trong các ngành công nghiệp ưu tiên, coi đây là cốt lõi của chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ.
- Xây dựng và phát triển các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại; xây dựng và thực thi chương trình xúc tiến thương mại quốc gia đối với các sản phẩm công nghiệp.
b) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình cấp có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về đất đai, tạo cơ chế khuyến khích tích tụ đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, tạo điều kiện ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ trong phát triển nông nghiệp - nông thôn.
- Tập trung cơ cấu lại lĩnh vực công nghiệp chế biến nông sản theo hướng chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng nâng tỷ lệ chế biến sâu, chế biến tinh có giá trị gia tăng cao gắn với 3 cấp sản phẩm gồm: Nhóm sản phẩm chủ lực quốc gia; nhóm sản phẩm chủ lực cấp tỉnh; nhóm sản phẩm là đặc sản địa phương.
- Phát triển ngành sản xuất phân bón, vi sinh hữu cơ; các công nghệ trồng trọt hữu cơ; công nghệ chế biến sau thu hoạch; công nghệ sinh khối (biomass).
- Hoàn thiện các chính sách nhằm phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản nhằm nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đề xuất Chính phủ xây dựng chính sách khuyến khích đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp.
c) Bộ Xây dựng
- Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao, sử dụng tiết kiệm năng lượng, nguyên liệu; sản phẩm cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung; sản phẩm tái chế.
- Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng chính sách phát triển sản xuất các sản phẩm sử dụng nguyên liệu, nhiên liệu là chất thải, phế thải của các ngành công nghiệp, nông nghiệp, rác thải y tế và rác thải sinh hoạt.
d) Bộ Giao thông vận tải
- Ưu tiên sử dụng các sản phẩm trong nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước tham gia vào các dự án giao thông đường bộ và đường sắt, đặc biệt là các dự án quy mô lớn.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, đặc biệt là các quy chuẩn về khí thải đối với các phương tiện giao thông; đồng thời có biện pháp kiểm soát, chế tài chặt chẽ đối với các phương tiện giao thông không đáp ứng các quy định về khí thải; tăng cường kiểm soát xe quá tải trọng tham gia giao thông để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ và đường sắt.
- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách phát triển ngành đóng tàu Việt Nam, tăng cường khả năng vận chuyển bằng đường biển, đường thủy nội địa, dịch vụ logistics để tạo nên một hệ thống vận tải đồng bộ, liên hoàn và hiệu quả.
đ) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Trong đó, tập trung vào đề xuất các cơ chế, chính sách tập trung ưu tiên phát triển một số lĩnh vực: Phần mềm, nội dung số, phần cứng, điện tử - viễn thông ở trình độ tiên tiến của thế giới, đáp ứng được yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; các cơ chế, chính sách nâng cao giá trị gia tăng của các doanh nghiệp nội địa trong chuỗi giá trị toàn cầu.
- Phối hợp với Bộ Tài chính nghiên cứu xây dựng các chính sách về tín dụng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin có giá trị gia tăng cao; chính sách miễn, giảm thuế ở mức hợp lý, đúng đối tượng và có thời hạn phù hợp nhằm phát triển các ngành công nghiệp công nghệ thông tin.
- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu xây dựng chính sách về thu hút FDI theo hướng: Ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”, sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước, có tỉ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ trong nước cao, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ; ưu tiên hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.
e) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, xây dựng chính sách ưu đãi đầu tư theo hướng trọng tâm, trọng điểm theo ngành, lĩnh vực, gắn với đóng góp của doanh nghiệp, phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Ban hành chính sách ưu đãi theo nguyên tắc mức độ và thời gian ưu đãi của các dự án FDI sẽ phụ thuộc vào mức độ tạo ra giá trị gia tăng trong nước và các chế tài kèm theo.
- Xây dựng các cơ chế, chính sách nâng cao giá trị gia tăng của doanh nghiệp nội địa trong chuỗi giá trị toàn cầu; chính sách về tín dụng hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực có giá trị gia tăng cao; chính sách về thu hút FDI theo hướng ưu tiên các dự án sử dụng công nghệ "cao, mới, sạch, tiết kiệm", sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước, có tỉ lệ chi cho nghiên cứu và phát triển khoa học - công nghệ trong nước cao, có cam kết chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực tại chỗ; ưu tiên hình thức liên doanh, liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong nước.
g) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi thuế cho các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
- Rà soát, đánh giá, xây dựng và thực hiện chính sách huy động từ thuế, phí và lệ phí hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ sản xuất trong nước, khuyến khích xuất khẩu, khuyến khích đầu tư nhất là đầu tư ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện môi trường, có khả năng tạo ra giá trị gia tăng cao mà Việt Nam đang có lợi thế.
h) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Điều hành các giải pháp tín dụng nhằm kiểm soát quy mô, tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng, gắn với nâng cao chất lượng tín dụng và quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng. Chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng hiệu quả, tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ trong đó có ngành công nghiệp ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ấn rủi ro cao.
i) Bộ Ngoại giao
- Phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu đề xuất, thúc đẩy xây dựng các thỏa thuận hợp tác công nghiệp với các đối tác, nhất là các đối tác có tiềm lực công nghiệp và công nghệ cao nhằm góp phần nâng cao năng lực và tiềm lực công nghiệp trong nước, trong đó ưu tiên các ngành chế biến, chế tạo có giá trị gia tăng cao, sử dụng công nghệ cao và thân thiện môi trường, năng lượng, công nghệ thông tin, đào tạo lao động kỹ thuật chất lượng cao.
- Phối hợp với các bộ, ngành chủ động, tích cực tham gia hợp tác công nghiệp, công nghệ trong một số sáng kiến liên kết kinh tế khu vực trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia như hợp tác năng lực sản xuất, kết nối cơ sở hạ tầng, năng lượng.
- Theo dõi, thông tin về các động thái triển khai chiến lược, chính sách công nghiệp của các nước có tác động đến Việt Nam nhằm góp phần phục vụ các cơ quan, địa phương và doanh nghiệp trong nước tranh thủ cơ hội hợp tác, giảm thiểu các tác động không thuận lợi, tiêu cực.
k) Bộ Quốc phòng và Bộ Công an
Nghiên cứu, đề xuất Chính phủ các chính sách thúc đẩy ngành cơ khí chuyên dụng, lưỡng dụng đảm bảo tự chủ trong xây dựng quốc phòng, an ninh; đảm bảo trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với nền kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh góp phần xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại; chú trọng phát triển công nghiệp lưỡng dụng, đảm bảo kết hợp sản xuất quốc phòng, an ninh với sản xuất hàng dân sinh.
l) Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam thuộc thẩm quyền quản lý, bao gồm: Quảng cáo, thiết kế, điện ảnh, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, sản phẩm du lịch văn hóa; đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan phát triển các ngành công nghiệp văn hóa khác như kiến trúc, thủ công mỹ nghệ, truyền hình và phát thanh... trở thành những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm thông qua việc sản xuất ngày càng nhiều sản phẩm, dịch vụ văn hóa đa dạng, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ, tiêu dùng văn hóa của người dân trong nước và xuất khẩu.
3. Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu, trình Quốc hội sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và các luật có liên quan khác nhằm bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ trong quản lý đầu tư (trong đó có đầu tư trong nước và nước ngoài): Không cấp phép các dự án tiêu tốn nhiều năng lượng, khai thác khoáng sản không gắn với chế biến sâu, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu, có nguy cơ cao về gây ô nhiễm môi trường.
- Chủ trì phối hợp các bộ, ngành nghiên cứu, đề xuất trình cấp có thẩm quyền sửa đổi các quy định về đấu thầu để ưu đãi tối đa cho các nhà thầu trong nước theo nguyên tắc chỉ thực hiện đấu thầu trong nước đối với các sản phẩm công nghiệp trong nước có thể sản xuất được trên cơ sở phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
- Thực hiện đơn giản hóa thủ tục hành chính trong công tác đầu tư.
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ và giải pháp được nêu tại Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030, trong đó chú trọng:
+ Đổi mới chính sách và đẩy mạnh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo. Chuyển mạnh chính sách thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp từ số lượng sang chất lượng và có trọng tâm, trọng điểm;
+ Quy định chặt chẽ về chế độ bâo cáo thông tin của các doanh nghiệp FDI với các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường bảo đảm quốc phòng, an ninh kinh tế;
+ Xây dựng và công khai danh mục các dự án đầu tư công nghiệp quốc gia và triển khai các hoạt động xúc tiến đầu tư để thu hút FDI có chất lượng cao. Nghiên cứu, xây dựng các mô hình mới thu hút FDI trong lĩnh vực công nghiệp.
b) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện khung khổ pháp lý, trọng tâm là Luật Chứng khoán đồng bộ với Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, trong đó có việc trình Quốc hội ban hành Luật Chứng khoán sửa đổi theo hướng đơn giản hóa về điều kiện và hồ sơ phát hành gắn với tăng cường nghĩa vụ công bố thông tin của tổ chức phát hành; rút ngắn quy trình chấp thuận niêm yết, phát hành, giao dịch cổ phiếu, trái phiếu để thúc đẩy các doanh nghiệp huy động vốn từ các nhà đầu tư.
- Triển khai và hướng dẫn thi hành các Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt, Biểu thuế xuất khẩu ưu đãi nhằm thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết theo đúng lộ trình cam kết.
- Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường trái phiếu theo Quyết định số 1191/QĐ-TTg ngày 14 tháng 8 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Lộ trình phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam giai đoạn 2017 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Xây dựng và hoàn thiện chuẩn mực kế toán, kiểm toán Việt Nam theo thông lệ quốc tế nhằm tăng cường năng lực quản trị của doanh nghiệp công nghiệp, nâng cao khả năng huy động vốn của các nhà đầu tư dài hạn, cải thiện hiệu quả hoạt động của thị trường vốn.
- Xây dựng và triển khai tốt việc kết nối, liên thông một cửa Quốc gia giữa người dân, tổ chức, doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước, tổ chức có liên quan trên cơ sở Big Data, mã số định danh duy nhất của tổ chức, cá nhân.
c) Bộ Công Thương
- Tích cực tháo gỡ các rào cản thị trường, chống các hành vi độc quyền, cạnh tranh không lành mạnh.
- Triển khai, áp dụng và quản lý hệ thống truy xuất nguồn gốc các sản phẩm công nghiệp, tập trung vào các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển như dệt may, da - giày, công nghiệp thực phẩm, điện - diện tử, cơ khí và các sản phẩm công nghệ cao.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, bảo đảm môi trường sản xuất, kinh doanh lành mạnh.
- Tích cực nghiên cứu ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cũng như áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.
d) Bộ Khoa học và Công nghệ
Phối hợp với các bộ, ngành:
- Triển khai có hiệu quả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, điều kiện kinh doanh dịch vụ đánh giá sự phù hợp.
- Đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động đánh giá sự phù hợp theo quy định.
- Tăng cường triển khai việc thừa nhận kết quả kỹ thuật, chấp nhận kết quả đánh giá sự phù hợp từ nước xuất khẩu.
- Tăng cường việc tổ chức đánh giá tại cơ sở sản xuất của nước xuất khẩu đối với hàng hóa thuộc trách nhiệm quản lý để giảm thời gian, chi phí đánh giá sự phù hợp cho các doanh nghiệp công nghiệp.
đ) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
- Điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá chủ động, linh hoạt và thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách vĩ mô khác nhằm góp phần duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp.
- Rà soát, từng bước hoàn thiện hành lang pháp lý đối với hoạt động mua - bán trái phiếu doanh nghiệp của tổ chức tín dụng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức tín dụng mua - bán trái phiếu doanh nghiệp, góp phần tăng thanh khoản thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
4. Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp
a) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng chính sách đột phá thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp công nghiệp. Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt Đề án phát triển Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước liên doanh, liên kết, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đặc biệt là doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, lĩnh vực năm trong định hướng ưu tiên thu hút đầu tư nước ngoài.
b) Bộ Tài chính
- Tiếp tục lập kế hoạch hoàn thiện thể chế, khung khổ pháp lý về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo chỉ đạo, phân công của Chính phủ tại Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2017, thực hiện tiếp các nội dung đề ra theo Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03 tháng ,10 năm 2017 của Chính phủ và Chương trình hành động của Chính phủ triển khai Nghị quyết số 60/2018/QH14 ngày 15 tháng 6 năm 2018 của Quốc hội về tiếp tục hoàn thiện và đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp và cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách về tài chính hỗ trợ xúc tiến mở rộng, thị trường, hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ thông tin, tư vấn pháp lý, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
c) Bộ Công Thương
- Xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn về công nghiệp; trong đó chú trọng xây dựng cơ sở dữ liệu về doanh nghiệp, sản phẩm công nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp tiếp cận thông tin liên kết cần thiết được nhanh chóng, thuận lợi trong phân tích, đánh giá, định hướng lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực đầu tư.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp công nghiệp tận dụng tối đa hiệu quả các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết.
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương phát triển hệ thống các doanh nghiệp dịch vụ tư vấn phát triển công nghiệp.
d) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Tiếp tục chỉ đạo tổ chức tín dụng triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp công nghiệp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng ngân hàng.
đ) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Phát triển các doanh nghiệp công nghiệp chế biến nông sản, chế tạo phục vụ sản xuất nông nghiệp tư nhân trong nước thông qua việc triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cụ thể:
- Tập trung phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn về chế biến có thương hiệu nổi tiếng mang tầm cỡ quốc tế, có trình độ công nghệ sản xuất tiên tiến và sức cạnh tranh cao.
- Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ sản phẩm nông sản tại chỗ cho người nông dân; hỗ trợ các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; bổ sung, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư của doanh nghiệp đối với từng địa bàn đặc biệt ưu đãi, ưu đãi và khuyến khích đầu tư.
- Xây dựng cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển cho các cơ sở chế tạo, kinh doanh máy, thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm thủy sản.
e) Bộ Thông tin và Truyền thông
Xây dựng Chiến lược Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030.
5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp
a) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện chiến lược, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật trình cấp có thẩm quyền ban hành về lao động và phát triển nguồn nhân lực cho các ngành công nghiệp, cụ thể:
- Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm.
- Xây dựng Đề án đào tạo chuyển đổi nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn, đào tạo cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, đào tạo đối với người lớn tuổi và các đối tượng chính sách giai đoạn 2021 -2025.
- Nghiên cứu xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên cơ sở phù hợp với nhiệm vụ lập quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phát triển đội ngũ nhân lực trực tiếp cho các ngành, nghề phục vụ phát triển quốc gia, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đặc biệt là yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và hội nhập quốc tế.
- Đẩy mạnh truyền thông, tạo sự chuyển biến về nhận thức, sự đồng thuận và huy động sự tham gia của toàn xã hội đối với việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp; tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động và việc làm bền vững.
- Đẩy mạnh hợp tác với một số quốc gia về đào tạo kỹ năng, chất lượng cao trong các ngành công nghiệp.
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng cơ chế chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghệ phù hợp với định hướng tại Nghị quyết số 23-NQ/TW, đặc biệt là các nội dung yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
- Xây dựng và triển khai quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là nguồn nhân lực công nghiệp chất lượng cao góp phần thực hiện thành công Nghị quyết số 23-NQ/TW của Bộ Chính trị. Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học quy mô, cơ cấu ngành nghề hợp lý, được phân tầng rõ nét, đáp ứng việc đổi mới, hội nhập quốc tế và nâng cao chất lượng của các cơ sở đào tạo để phát triển nguồn nhân lực công nghiệp có khả năng làm chủ và tiếp nhận các công nghệ sản xuất mới. Từ đó, nâng cao chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, nâng cao hiệu quả phân bổ nguồn nhân lực cho phát triển giáo dục đại học và nâng cao năng lực quản lý hệ thống giáo dục đại học.
- Đẩy mạnh xã hội hoá đào tạo kỹ thuật, công nghệ; triển khai mô hình đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật, ngoại ngữ, tin học đạt trình độ quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học. Khuyến khích khu vực tư nhân và doanh nghiệp tham gia đào tạo nhân lực công nghiệp chất lượng cao để gắn kết chặt chẽ giữa nghiên cứu, đào tạo với hoạt động sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của thị trường lao động công nghiệp. Xây dựng hệ thống đánh giá chất lượng đào tạo theo chuẩn quốc tế.
- Triển khai mô hình đào tạo về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM), ngoại ngữ, tin học ngay từ chương trình giáo dục phổ thông.
- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức xã hội về vai trò phát triển nguồn nhân lực công nghiệp trình độ cao, có khả năng nghiên cứu, kỹ năng quản lý, quản trị hiện đại, ứng dụng khoa học và công nghệ trong quá trình phát triển kinh tế xã hội.
c) Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và các hiệp hội, ngành hàng xây dựng và phát huy vai trò đội ngũ doanh nhân đi đầu trong các lĩnh vực công nghiệp, có trình độ kiến thức chuyên môn, kinh tế và ngoại ngữ, đáp ứng được yêu cầu đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế.
d) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Nghiên cứu, thực hiện cơ chế, chính sách phát triển nhân lực phục vụ công nghiệp chế biến nông sản, đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu bền vững ngành nông nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.
- Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích chuyển dịch hợp lý một phần lực lượng lao động trực tiếp trong nông nghiệp sang lao động trong các ngành công nghiệp chế biến.
6. Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp
a) Bộ Khoa học và Công nghệ
- Thực hiện việc tái cơ cấu các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia theo hướng phục vụ thiết thực các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển các ngành, sản phẩm công nghiệp ưu tiên. Nâng cao năng lực ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới để phát triển các sản phẩm công nghiệp chủ lực có tính cạnh tranh cao của quốc gia. Ưu tiên nguồn lực cho triển khai một số chương trình nghiên cứu trọng điểm quốc gia về cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Tập trung phát triển các công nghệ ưu tiên có khả năng ứng dụng vào thực tiễn để phát triển các sản phẩm cụ thể, phù hợp với lợi thế cạnh tranh của đất nước, có tác động tan tỏa đến các ngành, lĩnh vực khác, bao gồm: công nghệ thông tin và truyền thông, cơ điện tử; công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng; trí tuệ nhân tạo và tự động hóa; công nghệ sinh học, điện tử y sinh.
- Hoàn thiện khung pháp lý cho các dịch vụ, mô hình kinh doanh mới phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Phối hợp với Bộ Công Thương và các bộ, ngành liên quan xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2030: Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao; Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”. Triển khai mạnh mẽ, toàn diện Đề án "Phát triển Hệ tri thức Việt số hóa".
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tổng kết Chương trình đổi mới công nghệ quốc gia đến năm 2020, Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Chương trình quốc gia nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2020; đồng thời xây dựng và triển khai các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia nêu trên cho giai đoạn tiếp theo.
- Triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia cho nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị phục vụ các ngành công nghiệp ưu tiên như: Công nghệ thông tin và viễn thông, công nghiệp điện tử ở trình độ tiên tiến của thế giới, tạo ra nên tảng công nghệ số cho các ngành công nghiệp khác; công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, năng lượng thông minh; công nghiệp chế biến, chế tạo phục vụ công nghiệp, nông nghiệp; công nghiệp quốc phòng, an ninh, kết hợp với công nghiệp dân sinh theo hướng lưỡng dụng.
- Triển khai hoạt động liên kết mạng lưới và hỗ trợ các tổ chức thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, phối hợp với tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp tổ chức tài chính, chuyên gia công nghệ nghiên cứu, triển khai thực nghiệm, sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ tại các doanh nghiệp công nghiệp; thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu, phát triển tổ chức trung gian của thị trường khoa học và công nghệ. Triển khai hoạt động trình diễn kết nối cung - cầu công nghệ với chuỗi các sự kiện trình diễn, giới thiệu công nghệ; tọa đàm thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao công nghệ khu vực; diễn đàn đối thoại doanh nghiệp với ứng dụng và đổi mới công nghệ.
- Phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng cơ chế đổi mới căn bản, đồng bộ cơ chế quản lý tài chính đối với các tổ chức hoạt động khoa học và công nghệ, phương thức sử dụng ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ; áp dụng chính sách thuế, hỗ trợ tài chính, tiếp cận các nguồn lực phù hợp nhằm khuyến khích nghiên cứu, đổi mới, hiện đại hóa công nghệ.
- Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính để các doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi tiếp cận các quỹ phát triển khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh cơ chế hợp tác công - tư trong việc triển khai các dự án đổi mới công nghệ, nghiên cứu và phát triển; mở rộng hình thức nhà nước đặt hàng nhiệm vụ khoa học - công nghệ và mua kết quả nghiên cứu. Rà soát, sửa đổi các quy định nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu đổi mới công nghệ.
- Đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường khoa học - công nghệ; tăng cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ, nhất là các nội dung sở hữu trí tuệ trong thời đại số; thúc đẩy khai thác thông tin sở hữu công nghiệp; xây dựng các chính sách hỗ trợ các cá nhân và doanh nghiệp bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ngoài; đẩy mạnh hỗ trợ việc khai thác, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên việc bảo hộ quyền sở hũư trí tuệ và hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; rút ngắn quá trình ứng dụng tài sản trí tuệ vào sản xuất, kinh doanh.
- Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tể trong nghiên cứu phát triển, ứng dụng khoa học, công nghệ, mua bán, chuyển giao các sản phẩm khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh thương mại hoá các sản phẩm nghiên cứu khoa học, công nghệ. Hình thành cơ sở dữ liệu quốc gia về công nghệ, chuyên gia công nghệ. Phát triển các dịch vụ tư vấn, thẩm định, môi giới, định giá sản phẩm khoa học và công nghệ. Ban hành cơ chế, chính sách thúc đẩy hợp tác, chuyển giao công nghệ giữa công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh; thu hút chọn lọc, có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài trong tình hình mới thông qua các dự án, nhiệm vụ hợp tác khoa học và công nghệ, ưu tiên các dự án áp dụng công nghệ "cao, mới, sạch, tiết kiệm", sử dụng nhiều nguyên liệu, linh phụ kiện sản xuất trong nước, có tiềm năng đóng góp lan tỏa, chuyển giao công nghệ, liên kết với doanh nghiệp trong nước để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.
- Đẩy mạnh hoạt động xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài tiên tiến.
- Tuyên truyền, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và tổ chức thực hiện các quy định về mã số mã vạch, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa.
- Triển khai các biện pháp hỗ trợ hoạt động liên kết giữa tổ chức khoa học công nghệ với tổ chức ứng dụng, chuyển giao công nghệ địa phương và doanh nghiệp để khai thác, hoàn thiện, ứng dụng, thương mại hóa công nghệ, kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào thực tiễn.
- Hỗ trợ xây dựng và phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong cộng nghiệp đặc biệt là các ngành công nghiệp ưu tiên. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các cơ sở ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các lĩnh vực, ngành công nghiệp chủ lực, ưu tiên.
b) Bộ Công Thương
- Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng các công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp chủ lực. Tập trung xây dựng và triển khai Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030; Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030.
- Đẩy nhanh việc xây dựng và triển khai Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến; thực hiện đổi mới cơ chế chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ, thiết bị sản xuất, góp phần hình thành và phát triển ngành công nghiệp sinh học trở thành ngành kinh tế có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước.
- Xây dựng và triển khai các chương trình khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may, da - giày trong đó ưu tiên tập trung vào các khâu tạo giá trị gia tăng cao gắn với các quy trình sản xuất thông minh, tự động hóa.
c) Bộ Thông tin và Truyền thông
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu internet kết nối con người và kết nối vạn vật.
- Tổ chức triển khai Chiến lược chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 theo hướng khuyến khích đầu tư, phát triển xây dựng các trung tâm dữ liệu lớn; đẩy mạnh phát triển khoa học phân tích, quản lý và xử lý dữ liệu lớn nhằm tạo ra các sản phẩm, tri thức mới.
- Phối hợp với các bộ, ngành đẩy mạnh ứng dụng, tích hợp công nghệ thông tin và tự động hóa trong sản xuất, kinh doanh.
d) Bộ Tài chính
Hướng dẫn cơ quan thuế, cơ quan tài chính địa phương thực hiện ưu đãi cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 02 năm 2019 của Chính phủ về doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
đ) Bộ Ngoại giao
- Rà soát, cập nhật và bổ sung nội dung hợp tác khoa học công nghệ, phát triển công nghiệp trong quan hệ với các đối tác, nhất là các đối tác chiến lược, đối tác toàn diện và các đối tác có tiềm lực khoa học công nghệ, công nghiệp.
- Phối hợp với các bộ, ngành, địa phương đôn đốc, thúc đẩy triển khai các thỏa thuận hợp tác với các đối tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, công nghiệp nhằm góp phần triển khai chính sách công nghiệp quốc gia.
e) Bộ Xây dựng
Ưu tiên phát triển những công nghệ tiên tiến, hiện đại, mức độ tự động hóa cao, công nghệ in 3D ứng dụng trong xây dựng, công nghệ nano, sử dụng nhiên liệu tái chế, các loại chất thải công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng để sản xuất các sản phẩm vật liệu xây dựng chất lượng cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu; các sản phẩm tiết kiệm năng lượng, cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế... đáp ứng các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về môi trường. Chú trọng đầu tư cải tạo, hiện đại hóa các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng hiện có, từng bước loại bỏ công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên nhiên liệu.
g) Bộ Giao thông vận tải
Khuyến khích ứng dụng quản lý thông minh và ứng dụng Internet vạn vật (Internet of Things - IOT) vào điều hành hệ thống giao thông và các phương tiện giao thông.
h) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tạo lập chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp chế biến, bảo quản nông sản, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ cao để tạo ra giá trị gia tăng cho các nhóm sản phẩm chế biến đặc thù, hữu dụng, có hàm lượng chế biến sâu, các sản phẩm dùng trong y tế, dược phẩm, mỹ phẩm, công nghiệp thực phẩm, đồ uống và công nghệ chế biến tận dụng các phế phụ phẩm nông nghiệp.
i) Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Xây dựng mô hình liên kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo và nghiên cứu khoa học tại các cơ sở đào tạo.
- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp về công tác giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và trung học phổ thông.
7. Chính sách khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên, khoáng sản; chú trọng bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, trong đó tập trung nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các Luật: đất đai, bảo vệ môi trường, khoáng sản; tổ chức lập và triển khai thực hiện các quy hoạch sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường theo quy định của Luật Quy hoạch.
- Sớm nghiên cứu, tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, đề xuất xây dựng Chiến lược giai đoạn tiếp theo, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
- Tập trung nguồn lực để đẩy nhanh tiến độ triển khai công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản, đặc biệt là phát hiện, điều tra, đánh giá khoáng sản ở vùng Tây Bắc, Trung Trung Bộ nhằm phát hiện mỏ mới, mỏ ẩn sâu đối với các khoáng sản kim loại (đồng, vàng, vonfram, thiếc, chì, kẽm...) tại các cấu trúc địa chất có triển vọng để phục vụ cho quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản.
- Xây dựng, sửa đổi, bổ sung nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường liên quan đến hoạt động sản xuất công nghiệp; rà soát các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hiện hành về môi trường đối với chất thải và xử lý chất thải. Tăng cường kiểm soát, chủ động ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp.
- Kiểm soát chặt chẽ các vấn đề về quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp; kiên quyết xử lý các dự án không thực hiện đúng cam kết, không hiệu quả, tiêu tốn nhiều năng lượng, lãng phí tài nguyên, sử dụng công nghệ lạc hậu có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các đối tượng phát sinh chất thải lớn trên phạm vi cả nước.
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền hoàn thiện pháp luật về đất đai, trong đó ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích tích tụ đất đai trong nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trên diện tích đất đủ lớn để áp dụng công nghệ sản xuất và chế biến tiên tiến vào nông nghiệp - nông thôn.
- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp môi trường; huy động nguồn lực từ các thành phần kinh tế cho hoạt động bảo vệ môi trường; rà soát, hoàn thiện các chính sách khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất các thiết bị phục vụ cho việc xử lý ô nhiễm môi trường, ứng dụng công nghệ sạch, tiết kiệm năng lượng, các sản phẩm thân thiện với môi trường, sản xuất sạch hơn.
- Bảo đảm việc sử dụng đất phục vụ cho phát triển công nghiệp quốc gia phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả, hạn chế tối đa việc chuyển mục đích sử dụng đất lúa năng suất cao, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, đặc biệt là rừng tự nhiên, dân cư; hạn chế ảnh hưởng đến đời sống người dân có đất bị thu hồi.
b) Bộ Công Thương
- Tích hợp các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản vào quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của Luật Quy hoạch năm 2017. Trên cơ sở Chiến lược khoáng sản giai đoạn mới, nghiên cứu phương án khai thác, chế biến và sử dụng hiệu quả một số loại khoáng sản có trữ lượng lớn, giá trị kinh tế cao như bauxite, quặng sắt, cromit...
- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai có hiệu quả Đề án “Đổi mới và hiện đại hóa công nghệ trong ngành công nghiệp khai thác khoáng sản đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”.
c) Bộ Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành rà soát để sửa đổi, bổ sung chính sách thuế, phí bảo vệ môi trường, đảm bảo thu đúng đối tượng, có mức thu hợp lý nhằm khuyến khích sử dụng tài nguyên hiệu quả, đầu tư sử dụng công nghệ hiện đại, thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
- Nghiên cứu xây dựng, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, sử dụng và thải bỏ (ắc-quy chì, hóa chất, săm lốp ô tô, thiết bị điện tử...).
- Nghiên cứu cơ chế áp dụng thuế đối với hoạt động sử dụng đất nông nghiệp, nhất là đối với những tổ chức, cá nhân sử dụng diện tích lớn nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch.
- Nghiên cứu, đề xuất cấp thẩm quyền xem xét điều chỉnh mức thuế và cơ sở tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa, dịch vụ cần điều tiết do có khả năng gây ô nhiễm môi trường (xăng dầu, than, khai thác khoáng sản...).
8. Trách nhiệm của địa phương
- Chủ động xây dựng chương trình, định hướng, chiến lược phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với các lợi thế cạnh tranh của địa phương trên cơ sở các chủ trương, đường lối, chính sách và pháp luật của trung ương.
- Ban hành các chính sách thu hút đầu tư nhằm phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên theo chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 23-NQ/TW. Nghiêm cấm ban hành các văn bản, chính sách hạn chế đầu tư trái với Nghị quyết số 23-NQ/TW về định hướng phát triển một số ngành công nghiệp ưu tiên như dệt may, da giày, cơ khí, ô tô...
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại các vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ bố trí nguồn kinh phí phù hợp với tình hình ngân sách và kinh tế - xã hội của địa phương (khoảng 5% ngân sách địa phương) để triển khai các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp tại địa phương, đặc biệt là hỗ trợ hoạt động đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển trên địa bàn.
- Xây dựng Danh mục các sản phẩm công nghiệp chủ lực trên cơ sở tận dụng tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương.
- Tăng cường thu hút đầu tư các dự án sản xuất công nghiệp lớn nhằm thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm trên địa bàn. Tập trung hỗ trợ có trọng tâm các doanh nghiệp có tiềm năng xây dựng và phát triển thương hiệu của địa phương.
- Xây dựng Trung tâm kỹ thuật hỗ trợ phát triển công nghiệp địa phương trên cơ sở nâng cấp, xây dựng mới cơ sở vật chất hoặc bổ sung chức năng, nhiệm vụ, sắp xếp lại các đơn vị hiện có từ nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác, đóng vai trò hỗ trợ đổi mới sáng tạo, nâng cao trình độ quản trị và kỹ thuật, công nghệ sản xuất cho các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu xây dựng cơ chế tín dụng từ nguồn vốn thương mại với lãi suất ưu đãi và chính sách cấp bù chênh lệch lãi suất được bố trí từ nguồn ngân sách của địa phương cho các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp ưu tiên trên địa bàn.
9. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công nghiệp
a) Các bộ, ngành và địa phương
- Thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về phát triển công nghiệp trong thời kỳ mới; chấm dứt tình trạng ban hành và thực hiện chính sách thiếu thống nhất giữa trung ương và địa phương, giữa các địa phương với nhau. Xử lý nghiêm trách nhiệm của cán bộ, Đảng viên trong việc ban hành, thực thi các chính sách trái với định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên tại Nghị quyết số 23-NQ/TW theo các quy định của Đảng và các quy định của pháp luật.
- Kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về công nghiệp theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và thống nhất tại các bộ, ngành, địa phương, đáp ứng yêu cầu quản lý liên ngành, liên vùng tại địa phương và trong phạm vi cả nước. Đẩy mạnh phân công, phân cấp, phối hợp giữa các bộ, ngành và các địa phương gắn với tăng cường kiểm tra, giám sát.
- Chú trọng nâng cao năng lực và đạo đức công vụ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về công nghiệp ở các bộ, ngành và địa phương phù hợp với những yêu cầu, nhiệm vụ mới về phát triển công nghiệp trong bối cảnh hội nhập, hiện đại hóa.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra gắn với nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương và người đứng đầu trong chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước liên quan tới phát triển công nghiệp.
- Xử lý nghiêm, dứt điểm các dự án công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, sử dụng đất không hiệu quả; các dự án công nghiệp sử dụng vốn nhà nước kinh doanh thua lỗ nhiều năm gây thất thoát vốn nhà nước.
- Quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ công nghiệp đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
- Phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bình chọn, vinh danh các doanh nghiệp công nghiệp.
b) Các cơ quan truyền thông
- Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan truyền thông Nhà nước tăng cường quảng bá, tuyên truyền sâu rộng các hoạt động phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm thu hút sự quan tâm và thay đổi, nâng cao nhận thức của đông đảo cộng đồng xã hội về phát triển công nghiệp.
- Khuyến khích các cơ quan truyền thông, báo chí ngoài Nhà nước thường xuyên thông tin, tuyên truyền rộng rãi trong xã hội về đường lối, chính sách phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các bộ, ngành, địa phương thực hiện nhiệm vụ được giao ở trên và tại Phụ lục kèm theo Nghị quyết này; khẩn trương trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật liên quan để thực hiện Nghị quyết theo quy định.
2. Các bộ, ngành và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức, cá nhân; thực hiện cơ chế khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Bám sát tình hình thực tế, chủ động theo dõi, đánh giá để có biện pháp xử lý linh hoạt hoặc đề xuất cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
3. Bộ Công Thương chủ trì, đôn đốc, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan rà soát, kiểm tra, giám sát tình hình triển khai thực hiện Chương trình hành động; tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình, kết quả triển khai thực hiện các nội dung nêu tại Chương trình hành động khi có yêu cầu./.
Phụ lục
MỘT SỐ ĐỀ ÁN, NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo Chương trình hành động tại Nghị quyết số 124/NQ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ)
___________________________
STT | NỘI DUNG CÔNG VIỆC | CƠ QUAN CHỦ TRÌ | CƠ QUAN PHỐI HỢP | THỜI GIAN HOÀN THÀNH | SẢN PHẨM |
1 | Chính sách phân bố không gian và chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp |
|
|
|
|
1.1 | Xây dựng tiêu chí và phương pháp đánh giá hoạt động của cụm liên kết ngành công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ cao | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành và địa phương liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
1.2 | Xây dựng Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp giai đoạn 2021 - 2025 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành và địa phương liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
1.3 | Sửa đổi Luật Đất đai và hoàn thiện các chính sách về đất đai liên quan đến sản xuất công nghiệp và nông nghiệp | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành liên quan | Thời gian hoàn thành Luật Đất đai sửa đổi theo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 44 (tháng 4/2020) | Luật Đất đai sửa đổi |
1.4 | Xây dựng, hoàn thiện chính sách về đẩy mạnh cơ giới hóa đồng bộ trong nông nghiệp | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các bộ, ngành liên quan | 2021 | Nghị định của Chính phủ |
2 | Chính sách phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên |
|
|
|
|
2.1 | Xây dựng Đề án “Phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, đặc biệt là tập đoàn kinh tế nhà nước đa sở hữu nhằm phát huy vai trò mở đường, dẫn dắt doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng trong thời kỳ mới” | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2.2 | Xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2.3 | Nghiên cứu sự cần thiết xây dựng Nghị định về hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.4 | Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03 tháng 11 năm 2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Nghị định của Chính phủ |
2.5 | Xây dựng Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giày đến năm 2025, định hướng đến năm 2035 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2.6 | Xây dựng Chương trình Khuyến công quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2.7 | Xây dựng Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2040 | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2.8 | Xây dựng Đề án về quy hoạch và tổ chức các tổ hợp công nghiệp hóa chất có công nghệ tiên tiến, hiện đại để sản xuất, cung ứng các sản phẩm với khối lượng lớn, đa dạng, đảm bảo an toàn môi trường và hiệu quả kinh tế | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.9 | Xây dựng Chiến lược phát triển cơ giới hóa nông nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản đến năm 2030 | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.10 | Xây dựng Đề án phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, tiêu tốn ít nguyên liệu, năng lượng, nhiên liệu; các sản phẩm tiết kiệm, cách âm, cách nhiệt, thân thiện với môi trường, vật liệu không nung, sản phẩm tái chế. | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.11 | Xây dựng Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050 | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
2.12 | Xây dựng Chương trình phát triển vật liệu xây dựng không nung tại Việt Nam đến năm 2030 | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.13 | Xây dựng Đề án Đánh giá sự phát triển thị trường xây dựng, các yếu tố cơ bản tạo ra sự biến động của thị trường, dự báo xu hướng phát triển và đề xuất các giải pháp bình ổn, điều tiết và thúc đẩy sự phát triển của các thị trường xây dựng | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.14 | Xây dựng Đề án phát triển bền vững ngành công nghiệp xi măng Việt Nam đến năm 2030 | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
2.15 | Xây dựng Chương trình phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử - viễn thông đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 | Bộ Thông tin và Truyền thông | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 6/2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
3 | Chính sách tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển công nghiệp |
|
|
|
|
3.1 | Xây dựng các Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Chứng khoán | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2020 | Nghị định của Chính phủ |
3.2 | Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2021-2025 | Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung |
3.3 | Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2021 - 2025 | Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu sửa đổi, bổ sung |
3.4 | Sửa đổi, bổ sung Luật Thuế giá trị gia tăng | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2021 - 2025 | Luật Thuế Giá trị gia tăng sửa đổi, bổ sung |
3.5 | Xây dựng Luật Thuế tài sản | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2021 - 2025 | Luật Thuế tài sản |
3.6 | Sửa đổi, bổ sung Luật Kinh doanh bảo hiểm | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2020-2021 | Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi |
3.7 | Xây dựng các Nghị định ban hành biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt; Biểu thuế xuất khấu ưu đãi nhằm thực hiện các Hiệp định thương mại tự do đã ký kết | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2020 - 2025 | Nghị định của Chính phủ |
3.8 | Xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định việc thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | Theo tiến độ ban hành của Luật sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2013 | Nghị định của Chính phủ |
3.9 | Xây dựng Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2020 - 2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4 | Chính sách phát triển doanh nghiệp công nghiệp |
|
|
|
|
4.1 | Xây dựng Đề án Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công thương các địa phương Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng | 2020 - 2030 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4.2 | Sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp | Bộ Tài chính | Các bộ, ngành liên quan | 2020 - 2022 | Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung |
4.3 | Xây dựng kế hoạch sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2021 - 2015 | Bộ Kế hoạch và Đầu tư | Bộ Tài chính, các bộ, ngành liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
4.4 | Xây dựng Cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp | Bộ Công Thương | Các bộ, ngành liên quan | 2020 -2025 | Quyết định của Bộ Công Thương |
4.5 | Xây dựng Chiến lược Quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2030 | Bộ Thông tin và Truyền thông | Các bộ, ngành liên quan | 09/2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5 | Chính sách phát triển nguồn nhân lực công nghiệp |
|
|
|
|
5.1 | Xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Bộ Lao động - Thương binh Xã hội | Các bộ, ngành liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5.2 | Xây dựng Đề án “Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp quốc gia” | Bộ Lao động - Thương binh Xã hội | Các bộ, ngành liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5.3 | Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Việc làm | Bộ Lao động - Thương binh Xã hội | Các bộ, ngành liên quan | 2020 - 2022 | Luật Việc làm sửa đổi |
5.4 | Xây dựng Đề án Đào tạo chuyển đổi nghề và nâng cao kỹ năng nghề cho lao động nông thôn; đào tạo cho lao động trong doanh nghiệp nhỏ và vừa; đào tạo đối với người lớn tuổi và các đối tượng chính sách giai đoạn 2021 - 2015 | Bộ Lao động - Thương binh Xã hội | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5.5 | Xây dựng Đề án Quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học (Quy hoạch ngành quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050) | Bộ Giáo dục và Đào tạo | Các bộ, ngành liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
5.6 | Xây dựng chương trình bồi dưỡng trong và ngoài nước cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật, quản lý liên quan đến lĩnh vực chế biến nông sản và cơ giới hóa nông nghiệp | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
| 2020 - 2030 | Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6 | Chính sách khoa học và công nghệ cho phát triển công nghiệp |
|
|
|
|
6.1 | Xây dựng Chương trình Phát triển tài sản trí tuệ | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2021 -2023 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6.2 | Xây dựng Đề án hoàn thiện và nâng cấp hệ thống cơ sở dữ liệu sở hữu công nghiệp quốc gia | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2022 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.3 | Xây dựng Đề án nâng cao năng lực cơ quan xác lập và thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp | Bộ Khoa học và Công nghệ | Bộ Tài chính; Bộ Công Thương Các bộ, ngành liên quan | 2020 - 2025 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.4 | Xây dựng Chương trình nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa ngành công nghiệp giai đoạn 2021 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan | 10/2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6.5 | Xây dựng Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 và phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan | 2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6.6 | Xây dựng Đề án phát triển công nghiệp sinh học ngành Công Thương đến năm 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan | 2020 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6.7 | Xây dựng Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia phục vụ nghiên cứu, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị trong các ngành công nghiệp ưu tiên: công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp dệt may, da - giày giai đoạn 2021 - 2030 | Bộ Công Thương | Bộ Khoa học và Công nghệ, các bộ, ngành, đơn vị liên quan | 2021 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6.8 | Xây dựng và triển khai Chiến lược Sở hữu trí tuệ quốc gia | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2030 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
6.9 | Xây dựng Đề án phát triển 03 ngành chế biến để phấn đấu đứng trong số 5 nước hàng đầu thế giới về: rau củ quả, thủy hải sản, gỗ và sản phẩm từ gỗ | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.10 | Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ chế biến, bảo quản nông sản | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
6.11 | Xây dựng Đề án giải pháp tăng cường công tác quản lý nhà nước trong việc phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tạo tiền đề hướng tới kỷ nguyên công nghệ 4.0 | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành liên quan | 2020-2022 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.12 | Xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 trong xây dựng sản phẩm chủ lực của ngành văn hóa, thể thao và du lịch | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành có liên quan | 2020 - 2022 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.13 | Xây dựng Đề án ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0 để phát triển du lịch thông minh, thúc đẩy du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành có liên quan | 2020 - 2022 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.14 | Xây dựng Đề án phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo Unesco | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch | Các bộ, ngành có liên quan | 2020 - 2022 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.15 | Đề án Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 09 tháng 02 năm 2018 | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.16
| Xây dựng Đề án áp dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong hoạt động xây dựng và quản lý vận hành công trình | Bộ Xây dựng | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.17 | Xây dựng Đề án “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thiết kế và công nghệ chế tạo toa xe khách cao cấp đáp ứng yêu cầu của đường sắt Việt Nam” | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.18 | Xây dựng Đề án “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo giá chuyển hướng đầu máy Diesel truyền động điện công suất 1900 mã lực” | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.19 | Xây dựng Đề án “Nghiên cứu thiết kế, quy trình công nghệ chế tạo, sản xuất lắp ráp đầu máy Diesel truyền động điện công suất 1900 mã lực cho đường sắt Việt Nam” | Bộ Khoa học và Công nghệ | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2019-2021 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
6.20 | Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển mạnh mẽ về hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông, nhất là hạ tầng kết nối số (4G, 5G) bảo đảm an toàn, đồng bộ đáp ứng yêu cầu Intenet kết nối con người và kết nối vạn vật. | Bộ Thông tin và Truyền thông | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | Quý IV/ 2020 | Báo cáo Thủ tướng Chính phủ |
7 | Chính sách khai thác tài nguyên, khoáng sản và chính sách bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trong quá trình phát triển công nghiệp |
|
|
|
|
7.1 | Sửa đổi Luật Khoáng sản | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020-2021 | Luật Khoáng sản sửa đổi, bổ sung |
7.2 | Xây dựng Chiến lược khoáng sản giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 | Bộ Tài nguyên và Môi trường | Các bộ, ngành, địa phương liên quan | 2020 - 2022 | Quyết định của Thủ tướng Chính phủ |
THE GOVERNMENT _______ No. 124/NQ-CP
| THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness _________________________ Hanoi, September 03, 2020 |
RESOLUTION
Promulgating the Action Plan on implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018, on the national industrial development policy orientations through 2030, with a vision toward 2045
__________
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government dated June 19, 2015;
Pursuant to the Political Bureau’s Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018, on the national industrial development policy orientations through 2030, with a vision toward 2045;
At the request of the Minister of Industry and Trade;
On the basis of the voting results of the Government members.
RESOLVES:
Article 1.To issue together with this Resolution the Action Plan on implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018, on the national industrial development policy orientations through 2030, with a vision toward 2045.
Article 2.This Resolution takes effect on the date of its signing.
Article 3.Ministers, heads of ministerial-level agencies, heads of Government-attached agencies, and Chairpersons of Peoples Committees of provinces and centrally-run cities shall be responsible for the implementation of this Resolution./.
| FOR THE GOVERNMENT THE PRIME MINISTER
Nguyen Xuan Phuc |
THE GOVERNMENT _______ | THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness _______________________
|
THE GOVERNMENT’S ACTION PLAN
On implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018, on the national industrial development policy orientations through 2030, with a vision toward 2045
(Attached to the Government’s Resolution No. 124/NQ-CP
dated September 03, 2020)
________________
The Political Bureau, the 12thCentral Executive Committee passed the Resolution No. 23-NQ/TW dated March 22, 2018 (hereinafter referred to as the Resolution No. 23-NQ/TW) on the national industrial development policy orientations through 2030, with a vision toward 2045, with the overall goal of “by 2030, Vietnam will accomplish its industrialization and modernization, basically becoming a modernity-oriented industrialized country among the top three ASEAN countries in industry, with some of its industries being globally competitive and deeply participating in the global value chain. By 2045, Vietnam will become a modern, industrialized country”.
Based on the direction viewpoints on the national industrial development policy orientations stipulated in the Resolution No. 23-NQ/TW, the Government promulgates the Action Plan with the following main contents:
I. OBJECTIVES AND REQUIREMENTS
1. Objectives
- To thoroughly and effectively implement the Political Bureau s Resolution No. 23-NQ/TW on the national industrial development policy orientations until 2030 with a vision toward 2045.
- To identify main contents and tasks for the Government and ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People s Committees of provinces and centrally-run cities (hereinafter referred to as ministries, branches and localities) to focus on directing and organizing successfully the overall and specific objectives of the Resolution No. 23-NQ/TW.
2. Requirements
- To ensure the Party s leadership, the unified management of the State, promote the people s ownership in the formulation and implementation of industrial development strategy and policy according to the orientations approved by the Political Bureau.
- To raise the awareness and responsibility of the party committees and authorities at all levels about the role and content of the national industrial policy in the industrialization and modernization of the country. The formulation and implementation of the national industrial policy are determined as one of the important leadership of the party committees and authorities from the central to local levels. Industrial development objectives and tasks are associated with socio-economic development objectives and tasks of the whole country and each branch and level.
- To strengthen the effectiveness and efficiency of state management in the industrial sector. To implement the restructuring, building and enhance the capacity of the industrial management system synchronously from the central to local levels, ensure centralization, transparency, efficiency, and clear assignment and decentralization. To clearly define functions of the state management and the production and business management in the industry in accordance with the characteristics of the socialist-oriented market economy.
- To expand the practical and effective participation of the Vietnam Fatherland Front, socio-political organizations and socio-professional organizations, and those affected by policies in the planning and monitoring the implementation of the national industrial policy. To resolutely fight group interests, friendly relations, corruption, and wastefulness in the formulation and implementation of the national industrial development policy.
3. Specific objectives to 2030
- The industrial sector will account for over 40% of GDP, in which manufacturing and processing industries will make up about 30% and the manufacturing industry alone will account for over 20%.
- The value proportion of hi-tech products from the processing and manufacturing industries will reach at least 45%.
- The average annual growth rate of industrial added value will increase by over 8.5%, in which that of the processing and manufacturing industries will be over 10%.
- The average growth rate of labor productivity in the industrial sector will be 7.5%.
- The Competitiveness Industrial Performance (CIP) index will be among the top three ASEAN countries.
- The proportion of labor in the industrial and service sectors will surpass 70%.
- A number of domestic industrial enterprises with large-scale and international competitiveness will be built.
II. MAIN TASKS AND SOLUTIONS
In order to achieve objectives set in the Resolution No. 23-NQ/TW, ministerial-level agencies, government-attached agencies and People s Committees of provinces and centrally-run cities need to concretize and organize the implementation of the following tasks:
1. Policy for spatial redistribution and industrial structure shift
a) The Ministry of Planning and Investment
- To coordinate with ministries and branches in completing and approving planning in industrial sectors in accordance with the Planning Law, ensure the territorial spatial redistribution and industrial structure shift according to industry-oriented and socio-economic conditions in localities.
- To formulate a policy for spatial redistribution to ensure concentration and focus, first of all, to choose development in regions and localities where industrial clusters have initially been formed or where advantages in transport infrastructure, geo-economics, natural resources, labor and logistics exist, that are capable of becoming the engine of growth.
To summarize the management of industrial clusters, industrial parks and hi-tech zones. On that basis, to coordinate with ministries and branches to formulate criteria and plan to assess operations of industrial clusters, industrial parks and hi-tech zones.
b) The Ministry of Industry and Trade
To implement regimes and policies on pilot construction of industrial clusters in some localities for a number of products in priority industries according to competitive advantage, specialization and value chain such as automobile, agricultural machinery, construction equipment, industrial equipment, electronic equipment, etc. and labor-intensive industries such as textile and leather and footwear industries.
c) The Ministry of Agriculture and Rural Development
- To guide and direct localities to ensure the rational allocation of agro-forestry product processing establishments in the direction associated with the development of concentrated raw material and product consumption areas on the basis of restructuring domestic animals and plants suitable to natural and social conditions of each locality on a national scale.
- To build and develop clusters to associate production - processing and consumption of agricultural products in localities and regions where exist advantages in transport infrastructure, labor and logistics, with large agricultural production and the potential to become the driving force for growth for the whole region, select qualified “leading” enterprises (in term of capital, facilities, human resources, science and technology and market) to lead the chain to operate smoothly and effectively.
d) The Ministry of Construction
To complete the policy system and mechanism and tools to effectively manage and control urban development. To formulate and deploy policies with the building material industry, especially the cement industry.
2. Policy for the development of priority industries
a) The Ministry of Industry and Trade
- To focus on perfecting policies and legal normative documents for the development of priority industries. To be specific:
+ To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches in submitting the Government to complete, supplement and amend policies for the development of supporting industry in accordance with practical requirements and the Law on Support for Small- and Medium-sized Enterprises;
+ To study and propose the formulation of the Decree on developing the manufacture of key mechanical products, focusing on mechanisms and policies to encourage the market creation for domestic mechanical products;
+ To prepare the Strategy on development of textile and leather and footwear industries through 2025, with a vision toward 2035; prepare the Action Plan and submit it to the Prime Minister for approval of policies and solutions to remove "congestions" of raw materials, fabric production for the garment industry and other supportive solutions to take the most advantage of free trade agreements that Vietnam has signed;
+ To coordinate with relevant ministries and branches in proposing policies to promote the material industry.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with provinces and cities where existing potential and advantages in the industry in promulgating industrial development orientations and building apparatus organization, allocating human resources for the local industrial development.
- Providers in priority industries shall be supported, and such policy shall be considered as the core policy for supporting industry development.
- To build and develop modern commercial trading types and methods; to build and implement the program on national trade promotion for industrial products.
b) The Ministry of Agriculture and Rural Development
- To cooperate with the Ministry of Natural Resources and Environment in formulating and submitting competent authorities to perfect the land law and create mechanisms to encourage land accumulation, promote large-sized agricultural production and create favorable conditions for the application of mechanization and technologies in agricultural and rural development.
- To focus on restructuring the agricultural product processing industry in the direction of restructuring products towards increasing the rate of deep processing, fine processing with a high added value associated with 3 product levels, including national key product group; key product groups at the provincial level; and the product group that is the local specialty.
- To develop the fertilizer, organic fertilizer and compost production industry; organic farming technologies; post-harvest processing technologies and biomass technology.
- To complete policies for the agro-forestry-fishery product processing industry in order to increase the added value and sustainable development.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in researching and proposing the Government to formulate policies encouraging agricultural mechanization.
c) The Ministry of Construction
- To build mechanisms and policies to develop the production of high-quality building material products, economical use of energy and raw materials; soundproof, heat insulation products and environmentally friendly products, unburnt materials; recycled products.
- To coordinate with the Ministry of Natural Resources and Environment in formulating policies to develop the manufacture of products made from wastes in industrial and agricultural industries, medical wastes and domestic wastes.
d) The Ministry of Transport
- To give priority to use domestically manufactured products and create favorable conditions for domestic enterprises to participate in road traffic and railway projects, especially large-scale projects.
- To research and complete national technical regulations on technical safety, quality and environmental protection, especially regulations on emissions with vehicles; at the same time, to have measures to control and strict policies applicable to vehicles failing to meet requirements on emissions; to enhance the control of overweight vehicles participating in road and rail traffic in order to ensure safety.
- To study and propose policies for the development of the Vietnamese shipbuilding industry, to strengthen the capacity of transportation by sea, inland waterways and logistics service in order to form a synchronous, continuous and effective transport system.
dd) The Ministry of Information and Communications
- To build and submit the Prime Minister for approval of the Program on developing information technology, electronics and telecommunications through 2025, with a vision toward 2030, and aim to the Fourth Industrial Revolution. To focus on proposing mechanisms and policies of prioritizing in developing a number of fields such as software, digital content, hardware, electronics and telecommunications at the world s advanced level, meeting the requirements of the Fourth Industrial Revolution; mechanisms and policies to increase the added value of domestic enterprises in the global value chain.
- To coordinate with the Ministry of Finance in studying and formulating policies on back-up credits, encouraging investment into information technology industry fields with high add value; policies on exemption and deduction of tax with the appropriate rate and term, for the right subjects in order to develop information technology industries.
- To coordinate with the Ministry of Planning and Investment in studying and formulating policies on foreign direct investment (FDI) attraction in the direction of Prioritizing projects applying “high, new, clean and economical" technologies, using a lot of domestically produced raw materials and accessories, with a high proportion of spending on scientific and technological research and development in the country, with a commitment on technology transfer, on-site human resource training; giving priority to form of joint venture and production association with domestic enterprises.
e) The Ministry of Planning and Investment
- To coordinate with relevant ministries and branches in researching and formulating investment incentive policies, focusing on sectors, fields and associated with enterprise contributions, in compliance with objectives and orientation of socio-economic development of the country.
- To promulgate incentive policies according to the preferential level and preferential period of FDI projects shall be subject to the creation of added value in the country and attached policies.
- To formulate mechanisms and policies to increase the added value of domestic enterprises in the global value chain; policies on back-up credits, encouraging the investment on fields with high add value; policies on FDI attraction in the direction of prioritizing projects applying “high, new, clean and economical" technologies, using a lot of domestically produced raw materials and accessories, with a high proportion of spending on scientific and technological research and development in the country, with a commitment on technology transfer, on-site human resource training; giving priority to form of joint venture and production association with domestic enterprises.
g) The Ministry of Finance
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in researching, amending and supplementing preferential tax policies for industrial sectors prioritized to be developed.
- To review, evaluate, formulate and implement an appropriate policy of mobilizing taxes, fees and charges to promote production development, increase the competitiveness of domestically produced goods and services, and encourage export and investment, especially investment in the application of high technologies, clean and environment-friendly technologies, capable of creating high added value, which Vietnam has advantages.
h) The State Bank of Vietnam
To operate credit solutions in order to control credit size and growth according to oriented targets associated with credit quality improvement and credit institution restructuring. To direct credit institutions to increase credit effectively, focus credit on production and business, and priority fields under the Government’s policy, including priority industries. To strictly control credit in fields with high risks.
i) The Ministry of Foreign Affairs
- To coordinate with ministries and branches in researching to propose and promote the development of industrial cooperation agreements with partners, especially partners with industrial and high-tech potentials to contribute to capacity building and domestic industrial potentials, with priority given to processing and manufacturing industries with high added value, using high technology that is friendly with environment, energy, information technology, and training of high-quality technical workers.
- To coordinate with ministries and branches to actively and proactively participate in industry and technology cooperation in a number of regional economic integration initiatives on the basis of ensuring national interests such as cooperation in production capacity, the connection of infrastructure and energy.
- To monitor and provide information on moves to implement industrial strategies and policies of countries having impacts on Vietnam, serving domestic agencies, localities and enterprises to take advantage of opportunities for cooperation, minimizing unfavorable and negative impacts.
k) The Ministry of National Defence and the Ministry of Public Security
To study and propose the Government policies to promote a specialized and dual-use mechanical industry to ensure autonomy in building defense and security; equipping for the people s armed forces, combining national defense and security with the economy, the economy with defense and security, building the revolutionary, regular, elite, and modern People s Army force, the People s Public Security forces; to attach importance to the development of a dual-use industry, ensuring the combination of defense and security production with the production of civil goods.
l) The Ministry of Culture, Sports and Tourism
To promote the development of Vietnamese cultural industries under its management, including advertising, design, cinema, fashion, performing arts, fine arts, photography and exhibitions, cultural tourism products; at the same time, to coordinate with relevant ministries and agencies in developing other cultural industries such as architecture, handicrafts, television and radio, etc. to become important economic sectors, making a positive contribution to the economic growth and job creation through the production of more and more diverse and high-quality cultural products and services, meeting the needs of creation, enjoyment and consumption of culture by people and for domestic and export purpose.
3. Policy to create a favorable investment and business environment for the development of industries
a) The Ministry of Planning and Investment
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in researching and submitting the National Assembly to amend and supplement the Law on Investment, the Law on Enterprises and relevant laws to ensure the uniformity and consistency in investment management (including domestic and foreign investment): Not to grant permits for projects that consume a lot of energy, exploit minerals unassociated with deep processing, waste of resources, use of obsolete technology, and a high risk of environmental pollution.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, studying and proposing to submit competent authorities to amend bidding regulations in order to give maximum incentives to domestic contractors on the principle of only conducting domestic bidding for industrial products that can be produced domestically on the basis of compliance with international commitments to which Vietnam is a contracting party.
- To simplify administrative procedures in investment.
- To coordinate with ministries, branches and localities in drastically implement tasks and solutions specified in the Political Bureau’s Resolution No. 50-NQ/TW dated August 20, 2019 on the orientation to perfect institutions, policies, and improve the quality and efficiency of foreign investment cooperation to 2030, focusing on:
+ Renovating policies and promoting foreign direct investment (FDI) attraction into the industry, especially the processing and manufacturing industries. Strongly shifting policies to attract FDI in the industrial sector from quantity to quality with focus;
+ Closely stipulating on the reporting regime of FDI enterprises and state management agencies, ensuring the national defense and economic security;
+ Building and publicizing the list of national industrial investment projects and implementing investment promotion activities to attract high-quality FDI. Researching and building new models to attract FDI in the industry field.
b) The Ministry of Finance
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in perfecting the legal framework, pay attention to Securities Law in sync with the Law on Enterprises and the Law on Investment, including submitting to the National Assembly for the promulgation of the amended Securities Law in the direction of simplifying issuance conditions and dossiers in association with increasing obligations of information disclosure by issuing organizations; to shorten the process of approving listing, issuing, and trading stocks and bonds to promote enterprises to raise capital from investors.
- To deploy and provide guidance on the implementation of the Special Preferential Import Tariff and Preferential Export Tariff in order to execute signed Free Trade Agreements according to the committed roadmap.
- To synchronously implement solutions to develop the bond market in accordance with the Prime Minister’s Decision No. 1191/QD-TTg dated August 14, 2017 on approving the roadmap to develop the Vietnamese bond market in the 2017 - 2020 period, with a vision toward 2030.
- To build and perfect the Vietnamese Standards on Auditing and Accounting in accordance with international practices in order to raise the administration capacity of industrial enterprises, increase the mobilization capacity of long-term investors, and improve the capital market’s operation effectiveness.
- To build and implement well the connection and inter-agency of the National Single-window section between people, organizations and enterprises with relevant state agencies and organizations on the basis of Big Data, the unique identification number of organizations and individuals.
c) The Ministry of Industry and Trade
- To actively remove market barriers, fight against monopolistic practices and unfair competition.
- To implement, apply and manage the traceability system for industrial products, focusing on priority industries for development such as textile and leather and footwear, food industry, electricity - electronics, and mechanics and high-tech products.
- To increase the quality and effectiveness of market inspection and control. To promote the combating of smuggling, commercial fraud, counterfeit goods and violations of regulation on intellectual property in the industry field, ensure the healthy environment for production and business.
- To actively study to promulgate standards and technical regulations as well as apply trade remedies in compliance with international commitments in order to create a healthy completive environment on the market.
d) The Ministry of Science and Technology
To coordinate with ministries and branches in:
- Effectively implementing legal normative documents related to standard, measurement, quality and conditions for providing the service of conformity assessment.
- Promoting socialization of the conformity assessment as prescribed.
- Strengthening the recognition of technical results, acceptance of conformity assessment results carried out in the exporting countries.
- Promoting the organization of assessment at the manufacturing establishment, for goods under the management to reduce time and costs of conformity assessment for industrial enterprises.
dd) The State Bank of Vietnam
- To adjust policies on monastery and rate in an active, flexible and careful manner, in harmony with the fiscal policy and other macro policies in order to stabilize macroeconomics, control inflation, supporting production and business activities and promoting industrial development.
- To review and step-by-step perfect the legal framework for the corporate bond purchase and sale by the credit institutions in order to create favorable conditions for credit institutions purchasing and trading corporate bonds, contributing to the increase of the liquidity of the corporate bond market, and supporting enterprises in capital mobilization through the bond market in service of production and business activities.
4. Policy for the development of industrial enterprises
a) The Ministry of Planning and Investment
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in formulating breakthrough policies to promote innovation for industrial enterprises. To formulate and submit the Prime Minister for consideration and approval of the Scheme on development of National Innovation Centers in a number of provinces and centrally-run cities.
- To study and formulate mechanisms and policies encouraging and urging domestic enterprises to associate with, contribute capital to and purchase shares and the capital contribution from foreign investment enterprises, especially enterprises involved in sectors and fields of foreign investment attraction.
b) The Ministry of Finance
- To continue making plans to perfect legal institution and framework on equitization, divestment of State capital in enterprises according to the direction and assignment of the Government as prescribed in the Resolution No. 97/NQ-CP dated October 02, 2017, to continue implementing contents provided in the Government s Resolution No. 98/NQ-CP dated October 03, 2017 and the Government s Action Plan on implementation of the National Assembly’s Resolution No. 60/2018/QH14 dated June 15, 2018 on continuing to perfect and implement policies and laws on management and use of state capital and assets at enterprises and equitization of state enterprises.
- To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in amending and supplementing financial policies supporting the market expansion and promotion, supporting the credit accession, information provision, legal counseling, human resource development for enterprises involved in the industry field.
c) The Ministry of Industry and Trade
- To build big industrial data centers; focusing on the database on enterprises, industrial products and create favorable conditions for enterprises to quickly access necessary linked information and analyze, evaluate and select business lines and sectors of investment.
- To support industrial enterprises to take the most advantages of the signed Free Trade Agreements.
To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in developing the system of enterprises providing industrial development counseling services.
d) The State Bank of Vietnam
To continue directing credit institutions to synchronously apply solutions in order to create favorable conditions for industrial enterprises to increase bank credit accessibility.
dd) The Ministry of Agriculture and Rural Development
To develop industrial enterprises processing agricultural products or manufacturing for domestic private agricultural production by effectively implementing the Resolution No. 10-NQ/TW dated June 03, 2017 of the 12thCentral Executive Committee on developing the private economy to be an important driving force of the socialist-oriented market economy. To be specific:
-To focus on developing large private economic groups in processing with famous international brands, advanced production technology and high competitiveness.
- To encourage the development of small- and medium-sized enterprises processing agricultural products for on-site consumption for farmers; to support enterprises of all economic components; to supplement and complete policies to attract investment from enterprises for each area given special priority or priory and area encouraged to be invest.
- To build mechanisms supporting investment development for establishments manufacturing and trading machinery and equipment serving agricultural production and agro-forestry-fishery product processing.
e) The Ministry of Information and Communications
To formulate a National Strategy on Vietnamese digital technology enterprise development through 2030.
5. Policy for the development of human resources for the industrial sector
a) Ministry of Labor, War Invalids and Social Affairs.
To assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in completing strategies, policies and legal normative documents on labor and human resource development for industries and submit them to competent authorities to promulgate.
- To study, amend and supplement a number of articles of the Law on Employment.
- To make a Scheme on career training and change, improving occupational skills for rural employees, training for employees in small and medium-sized enterprises, and providing training courses for the elderly and policy beneficiaries in the period of 2021 - 2025.
- To study and formulate the Scheme on planning the vocational education institution network in the period of 2021 - 2030, with a vision toward 2045, in compliance with the planning tasks approved by the Prime Minister.
- To develop the direct human resources for sectors and occupation in service of national development, meeting requirements for industrialization and modernization, especially requirements of the Fourth Industrial Revolution and international integration.
- To promote communications, make the transformation in knowledge, consensus and mobilize the society participation in innovation and improvement of vocational education quality; to sustainably link vocational education with the labor and employment market.
- To promote cooperation with a number of countries in high-quality and skill training in industries.
b) The Ministry of Education and Training
- To formulate mechanism and policies for the development of human resources in technology in compliance with the direction stated in the Resolution No. 23-NQ/TW, especially requirements of the Fourth Industrial Revolution.
- To build and implement the planning on higher education institution network for the period of 2021 - 2030, with a vision toward 2050; to train high-quality human resources, especially those for the successful implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 23-NQ/TW. To plan a network of higher education institutions of reasonable size and career structure, clearly stratified, to meet the renovation, international integration and improvement of the quality of training institutions to develop industrial human resources capable of mastering and receiving new production technologies. Since then, to improve the training quality for training educational institutions, meeting human resource requirements, improving the human resource allocation for the higher education development and improvement of higher education system management capacity.
- To step up the socialization of technical and technological training; deploy training models in science, technology, engineering, foreign languages and informatics to reach the international level in higher education institutions. To encourage private sectors and enterprises to train high-quality industrial human resources to closely link the research and training with production and business activities and the demand of the industrial labor market. To build the system to assess the education quality according to the international standard.
- To implement an education model in science, technology, engineering and math (STEM), foreign languages and informatics in the general education program.
- To promote communication activities to raise social awareness about the role of high-qualified industrial human resources that are capable of research, modern management and administration skills, application of science and technology in socio-economic development.
c) The Ministry of Planning and Investment
To assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant ministries and branches, the Vietnam Chamber of Commerce and Industry and associations and sectors in implementing and promoting the role of the leading industrial entrepreneurs with professional knowledge on economy and foreign languages; meeting the requirements for innovation and international integration.
d) The Ministry of Agriculture and Rural Development
- To study and implement mechanisms and policies to develop the human resources for the agricultural product processing industry, meeting requirements for sustainably restructuring the agricultural industry, especially in the context of the Fourth Industrial Revolution and international integration.
- To build mechanisms and policies to encourage rational switch of a part of human resources directly working in agriculture to processing industries.
6. Science and technology policy for industrial development
a) The Ministry of Science and Technology shall:
- Restructure the national programs of science and technology for practically serving socio-economic development objectives, development of priority industries and industrial products. Improve the capacity for application of the world s advanced scientific and technological achievements to develop Vietnam’s competitive key industrial products. Prioritize resources for implementing a number of national key research programs on the 4thindustrial revolution. Concentrate on developing priority technologies that can be applied to develop specific products that are in accordance with Vietnam s competitive advantages and impact on other industries and fields, including: information and communications technology, mechatronics; new technology in the field of energy; artificial intelligence and automation; biotechnology and biomedical electronics technology.
- Complete the legal framework for new services and types of business in line with the trend of the 4thIndustrial Revolution.
- Coordinate with the Ministry of Industry and Trade and relevant sectors and ministries in formulating the national program of science and technology in the 2021 - 2030 period and submit it to the competent agency for approval: The program on development of a number of hi-tech industries; the national program on development of products.
- Continue further implementing effectively the program of science and technology at national level through 2025: “Support for research, development and application of technology of the 4thIndustrial Revolution”. Strongly and comprehensively implement the scheme "Developing the digitalized Vietnamese knowledge system".
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches and localities in, summing up the national program on technology renovation through 2020, the national program on development of products through 2020, the national program on hi-tech development through 2020, the national program on raising productivity and quality of Vietnamese enterprises’ products and goods through 2020; simultaneously formulate and implement the above national programs of science and technology for the next period.
- Effectively implement national programs of science and technology to research and develop products according to the value chain for priority industries such as: Information technology and telecommunications, electronic industry at the advanced level of the world, creating a digital technological platform for other industries; clean energy, renewable energy, smart energy industries; processing and manufacturing industries to serve industry, agriculture; defense and security industry combined with dual-use civil industry.
- Implement network connection activities and support organizations to design, manufacture, test, and coordinate with science and technology organizations, financial enterprises, and technology experts in researching and developing experimentation, experimental production to perfect technology in industrial enterprises; promote the commercialization of research results, develop intermediaries of the science and technology market. Implement demonstration activities to connect technology supply and demand with a series of technology showcases; seminars on promoting regional technology application and transfer; business dialog forum on technology application and innovation.
- Coordinate with the Ministry of Finance in formulating a fundamental innovation mechanism and synchronizing the financial management mechanism of science and technology organizations, methods of using the state budget for science and technology; applying tax policies, providing financial assistance, and appropriate resources to encourage technology research, innovation and modernization.
- Promote administrative procedure reform in order that enterprises may easily access science and technology development funds. Promote public-private cooperation mechanism in implementing technology innovation, research and development projects; to expand the form in which the state orders science-technology tasks and purchases research results. Check and amend regulations to facilitate science and technology research, development and application of enterprise, meeting requirement of technology innovation.
- Innovate and develop strongly and synchronously the science and technology market; intensify the protection and enforcement of intellectual property rights, particularly intellectual property in the digital age; promote exploitation of information about industrial property; step up the support for exploitation and commercialization of scientific research results on the basis of the protection of intellectual property rights and establishment of innovative and creative start-ups; shorten the process of applying intellectual property to production and business.
- Enhance domestic and international cooperation in research and development, application of science and technology, and purchase, sale and transfer of scientific and technological products. Step up the commercialization of scientific and technological research outcomes. Establish national database on technology and technology experts. Develop consultancy, appraisal, brokerage and pricing services for scientific and technological products. Promulgate mechanisms and policies to enhance cooperation and technology transfer between national defense and security and civilian industries; attract foreign investment capital selectively and effectively in the new situation through scientific and technological cooperation projects and tasks, prioritize projects using “high, new, clean and economical” technologies, using lots of domestically manufactured materials and components, with the potential to impact, technology transfer, and link with domestic enterprises to join the global value chain.
- Promote the development of national standards, national technical regulations in conformity with international standards, regional standards and advanced foreign standards.
- Propagate, train and foster knowledge of, and organize the implementation of regulations on, barcodes, codes, product and goods traceability.
- Implement measures to support the association between science and technology organizations and local technology application and transfer organizations and enterprises to exploit, perfect, apply, commercialize technology and results of scientific research and technology development in practice.
- Support the building and development of science and technology enterprises in the industrial sectors, particularly in the priority industries. Build mechanisms and policies to promote the development of incubators of technologies and science and technology enterprises in key and priority industries, sectors.
b) The Ministry of Industry and Trade shall:
- Support and urge enterprises to apply modern production and management technologies associated with digital transformation and smart production development, contributing to improvement of the productivity and competitiveness of key industries, sectors and industrial products. Concentrate on building and implementation of the program on raising productivity and quality of industrial products and goods in the 2021 - 2030 period; the Plan on supporting enterprises in application of Industry 4.0 technologies and development of smart production in the 2021 - 2030 period.
- Promote the formulation and implementation of the Plan on development of the biological industry of Industry and Trade sector through 2030. Step up biotechnology research and application in the processing industry; implement the renewal of mechanisms and policies, facilitate enterprises’ investment in renovation and modernization of technologies and production equipment, contributing to make a biological industry into an economic sector with an important contribution to the country’s economic development.
- Formulate and implement the national programs of science and technology for research and development of products according to the value chains in supporting industries, mechanic, electronics, textile and leather-footwear industries, but focusing on high added value-creating phases with smart and automated manufacturing processes.
c) The Ministry of Information and Communications shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries, branches in, establish mechanism and policy on breakthroughs in infrastructure and application of information and communications technologies, particularly digital connection (4G and 5G) infrastructure, ensuring their safety and synchronization to meet the requirement of connection to people and things via the internet.
- Implement the National Digital Transformation Strategy through 2025, with a vision to 2030 in the direction of encouraging investment, development of big data centers; promoting the development of the science of big data analysis, management and processing in order to create new products and knowledge.
- Coordinate with ministries, branches in enhancing the application and integration of information technology and automation in production and business.
d) The Ministry of Finance shall:
Guide local tax agencies, financial agencies to implement preference for science and technology enterprises accordance with the Government’s Decree No. 13/2019/ND-CP dated February 01, 2019 on science and technology enterprises.
dd) The Ministry of Foreign Affairs shall:
- Check, update and supplement the contents of cooperative of science and technology, industry development in relations with partners, especially strategic partners, comprehensive partners and partners with the science, technology and industry potential.
- Coordinate with ministries, branches, localities in urging and promoting the implementation of cooperation agreements with partners in the field of science and technology, industry in order to contribute to the implementation of national industrial policies.
e) The Ministry of Construction shall:
Prioritize the development of advanced and modern technologies with high degree of automation, 3D printing technologies applied in construction, nanotechnology, use of recycled fuels, industrial and agricultural wastes and construction to produce high quality building material products that consume less raw materials, energy and fuel; energy-saving products, soundproofing, thermal insulation, environment-friendly products, unburnt materials, recycled products, etc. that meet environmental regulations, standards and technical standards. Attach importance to investment in renovating and modernizing existing building material production establishments, for step by step eliminating obsolete technologies and consuming a lot of raw materials and fuels.
g) The Ministry of Transport shall:
Encourage use smart management and Internet of Things (IOT) in operation of transportation and means of transportation.
h) The Ministry of Agriculture and Rural Development shall:
Formulate priority policies for enterprises processing and preserving agricultural products, especially investing in high technology to create added value for groups of specific, useful processed products with deep processing, products used in medicine, pharmaceuticals, cosmetics, food and beverage industries, and processing technology using agricultural by-products.
i) The Ministry of Education and Training shall:
- Create a university-enterprise linkage in training and scientific research at training institutions.
- Build the mechanism of coordination among general education institutions, higher education institutions and vocational education institutions on vocational guidance and orientation for separation of students after lower secondary and upper secondary schools.
7. Policy on effective exploitation and use of natural resources and minerals, environmental protection, and adaptation to climate change in the course of industrial development
a) The Ministry of Natural Resources and Environment shall:
- Continue to build and complete the system of legal normative documents on natural resources and environment, particularly concentrate research, amendment and supplementation of the Laws on: Land, Environmental Protection, Minerals; formulate and implement the master plans on use of natural resources and environmental protection according to the Law on Planning.
- Promptly research, sum up and evaluate the implementation of the Scheme on Minerals through 2020, with a vision toward 2030 in the Prime Minister’s Decision No. 2427/QD-TTg dated December 22, 2011, propose a scheme for the next period and report to the Prime Minister for consideration and approval.
- Concentrate resources to speed up the implementation of basic geological surveys of minerals, especially mineral discovery, survey and assessment in the Northwest and Central regions to discover new mines and deeply hidden mines, for metal minerals (copper, gold, tungsten, tin, lead, zinc, etc.) in prospective geological structures for the planning of mineral exploration, mining, processing and use.
- Build, amend and supplement policies and law on natural resources and environment related to industrial production; review current environmental national technical regulations related to wastes and waste treatment. Enhance control, active prevention and reduction of environmental pollution due to industrial production.
- Strictly control issues of management and efficient use of natural resources and environmental protection in industrial production; strictly handle projects that fail to comply with commitments, or are ineffective, consume a lot of energy, waste natural resources, and use outdated technologies with a high risk of environmental pollution; strengthen the inspection and examination of large waste generators nationwide.
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Agriculture and Rural Development in, study, formulate and submit to competent authorities for completion of the land law, including mechanisms and policies to encourage land accumulation in agriculture, facilitate enterprises’ investment in agriculture on an area of land large enough to apply advanced production and processing technologies to the agriculture and rural sector.
- Develop mechanisms and policies to encourage the development of the environmental industry; mobilize resources from all economic components for environmental protection; review and complete policies to encourage and prioritize enterprises to invest in research and manufacturing of equipment for the treatment of environmental pollution, the application of clean and energy-saving technologies, environmentally friendly products, cleaner production.
- Ensure that the use of land for the national industrial development is consistent with the land use master plans and plans approved by competent state agencies; ensure the economical and efficient use of land, minimizing the change of use purposes of paddy land with high productivity, land for protection forests, land for special-use forests, especially land for natural forests and residential land; limit impacts on people whose land is recovered.
b) The Ministry of Industry and Trade shall:
- Integrate master plans of exploration, mining, processing and use of minerals into the national planning according to the 2017 Law on Planning. On the basis of mineral scheme in the new phase, to study plans for the exploitation, processing and efficient use of a number of minerals with large reserves and high economic value such as bauxite, iron ore, chromite, etc.
- Continue effectively implementing the Scheme “Innovation and modernization of technology in the mining industry through 2015, with a vision to 2025”.
c) The Ministry of Finance shall:
- Assume the prime responsibility for, and coordinate with ministries and branches in, reviewing to amend and supplement policies on taxes, charges of environmental protection, ensuring the collection with right subjects, appropriate collection rates to encourage the effective use of natural resources and investment in modern and environmentally friendly technologies for the sustainable development.
- Research to build, amend and supplement the law on environmental protection tax on goods causing environmental pollution during their production, use and disposal processes (lead-acid batteries, chemicals, automobile’s inner tubes and tires, electronic equipment, etc.).
- Study tax application mechanisms for agricultural land use, especially for organizations and individuals using large areas to encourage the development of hi-tech agriculture and clean technology.
- Study and propose to competent authorities for adjusting tax rates and bases for excise tax calculation for goods and services that need to be regulated due to their potential to pollute the environment (gasoline, coal, mineral mining, etc.).
8. Responsibilities of localities
- To actively formulate programs, orientations, strategies to develop industries in conformity with competitive advantages of localities, based on policies and law of the central authorities.
- To promulgate policies to attract investment to develop priority industries in accordance with the policy of the Political Bureau as defined in the Resolution No. 23-NQ/TW. It is strictly forbidden to promulgate investment restriction documents and policies in contravention of the Resolution No. 23-NQ/TW for orientation of developing a number of priority industries such as textile, footwear, mechanic, automobile industries...
- Provinces and central-run cities at the key economic regions of Northern, Central and Southern regions of Vietnam shall allocate funds suitable for budgets and socio-economic situation of localities (about 05% of the local budget) to implement policies and programs to develop industries at localities, specially support creative and innovation activities of enterprises in priority industries in localities.
- To formulate the list of key industrial products on the basis of making the most of potentials and advantages of localities.
- To strengthen the attraction of investment in large industrial production projects to change economic structure and create jobs in localities. To concentrate support for enterprises having the potential to build and develop local brands.
- To build technical centers for local industrial development support by upgrading or building facilities or adding functions and tasks, rearranging existing units, using local budget and other legal capital sources, playing a role in supporting innovation, improving management, techniques and production technology of enterprises.
- Research and develop the credit mechanism from commercial capital with preferential interest rates and policy on interest difference offset by the local budget for enterprises in the priority industries in the localities.
9. Improving the effectiveness and efficiency of state management of industry
a) Ministries, branches and localities shall:
- Strictly comply with the Party s policies, the State’s policies and law on industry development in the new period; terminate inconsistent issuance and performance of policies between central and local authorities, and among localities. Strictly handling cadres and Party’s members for the issuance and implementation of policies in contravention with orientation of developing priority industries as defined in the Resolution No. 23-NQ/TW according to the Party’s regulations and the law.
- Complete the state apparatus of industry management in a streamlined, effective and unified manner at ministries, branches and localities, meeting the requirements of inter-branch and inter-regional management at localities and in the country. To promote assignment, decentralization and coordination among ministries, branches and localities with enhancement of examination and supervision.
- Improve capacity and ethics in public service activities of officials of state industrial management in ministries, branches and localities in conformity with new requirements and tasks on industry development in the context of integration and modernization.
- Enhance examination, supervision, inspection of, and increase responsibilities of local authorities and their heads in, the compliance the Party’s policies and the State’s law related to industry development.
- Strictly and completely handle industrial projects causing environmental pollution or using ineffectively land; state-funded industrial projects with no profit for many years causing loss for the state capital.
- Strictly manage the import of industrial machines, equipment, technology, ensuring the quality and effectiveness.
- Tight coordinate with the enterprise association, international organizations in improve the quality, effectiveness of the act of voting and honoring industrial enterprises.
b) Media agencies
- The Vietnam Television, Radio the Voice of Vietnam, the Vietnam News Agency and state communication agencies shall propagandize and advertise the priority industry development activities on mass media to attract attention from social community and change, raise knowledge of social community about industrial development.
- To encourage non-state communication and news agencies to regularly communicate and propagandize in the society about the industrial development policies provided by the Party and the State.
III. IMPLEMENTATION ORGANIZATION
1. Ministries, branches and localities shall implement tasks as assigned above and in the Appendix to this Resolution; urgently submit to competent agency for issuance or amendment and supplementation of relevant legal documents for the implementation of Resolution according to regulations.
2. Ministries, branches and People’s Committees of provinces and central-run cities shall examine and supervise the course of implementing tasks of agencies, organizations and individuals; reward and discipline for timely and strictly in the implementation of tasks as assigned. To observe the actual situation, to proactively monitor and evaluate the situation for making flexible handling measures or proposing competent authorities to promptly and effectively resolve difficulties and problems.
3. The Ministry of Industry and Trade shall assume the prime responsibility for, urge, and coordinate with relevant ministries and agencies in, checking, examining and supervise the implementation of Action Plan; making synthesis and reporting to the Prime Minister on the situation and results of implementation of the contents in the Action Plan upon requirement.
* All Appendices are not translated herein.
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây