Quyết định 183-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế về tổ chức và lề lối làm việc của Hội đồng kiến trúc quốc gia
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 183-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 183-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Võ Văn Kiệt |
Ngày ban hành: | 21/04/1993 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: | Cơ cấu tổ chức |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 183-TTg
QUYếT địNH
CủA THủ TướNG CHíNH PHủ Số 183-TTg NGàY 21-4-1993
BAN HàNH QUY CHế Về Tổ CHứC Và Lề LốI LàM VIệC
CủA HộI đồNG KIếN TRúC QUốC GIA.
THủ TướNG CHíNH PHủ
Căn cứ điều 20 Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Để tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ những vấn đề quan trọng của sự nghiệp phát triển Kiến trúc, xây dựng đô thị và cảnh quan môi trường trong cả nước,
QUYếT địNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy chế về tổ chức làm việc của Hội đồng kiến trúc quốc gia.
Điều 2. Quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày ban hành.
Hội đồng Kiến trúc quốc gia, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
QUY CHế
Về Tổ CHứC Và Lề LốI LàM VIệC CủA HộI đồNG
KIếN TRúC QUốC GIA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 183-TTg
ngày 21 tháng 4 năm 1993 của Thủ tướng Chính phủ)
CHươNG I
CHứC NăNG, NHIệM Vụ Và QUYềN HạN CủA HộI đồNG
KIếN TRúC QUốC GIA
Điều 1. Hội đồng kiến trúc quốc gia là tổ chức tư vấn của Thủ tướng Chính phủ về những vấn đề quan trọng của sự nghiệp phát triển kiến trúc, xây dựng đô thị và cảnh quan môi trường trong cả nước.
Điều 2. Hội đồng Kiến trúc quốc gia có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ về:
1. Phương hướng, chiến lược phát triển Kiến trúc, xây dựng đô thị và các chương trình khai thác không gian ưu tiên từng thời kỳ.
2. Các chính sách lớn thúc đẩy sự phát triển nghệ thuật kiến trúc và xây dựng đô thị.
3. Các dự án văn bản pháp quy của nhà nước (Luật, Pháp lệnh, Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ) về tổ chức và hoạt động kiến trúc, quy hoạch đô thị và không gian môi trường.
4. Xem xét, lựa chọn các giải pháp kiến trúc tổng thể và các đồ án thiết kế quy hoạch và thiết kế công trình cụ thể có ý nghĩa quan trọng về các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước.
5. Nội dung và phương pháp đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ kiến trúc sư cũng như các chuyên gia xây dựng.
6. Góp ý về các vấn đề quan trọng khác về kiến trúc và xây dựng đô thị do Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoặc do Hội đồng thấy cần thiết có kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. - Nhiệm kỳ của Hội đồng Kiến trúc quốc gia là 5 năm.
Điểu 4. - Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Kiến trúc quốc gia:
1. Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:
- Lãnh đạo Hội đồng hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như quy định ở Điều 1, Điều 2, Chương I Quy chế này.
- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Hội đồng.
- Chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại Hội đồng.
2. Phó Chủ tịch Hội đồng có nhiệm vụ:
- Giúp Chủ tịch Hội đồng trong việc lãnh đạo công tác chung của Hội đồng và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về phần công tác được phân công phụ trách.
- Thay mặt Chủ tịch điều hành và giải quyết công việc của Hội đồng thuộc quyền hạn của Chủ tịch khi Chủ tịch vắng mặt.
3. Uỷ viên Hội đồng, tham gia Hội đồng với tư cách cá nhân không đại diện cho cơ quan hoặc tổ chức mà mình phụ trách, có nhiệm vụ:
- Tham gia đầy đủ các phiên họp của Hội đồng.
- Chuẩn bị tốt để đóng góp ý kiến về những vấn đề đưa ra thảo luận hoặc góp ý kiến vào các văn bản do Chủ tịch, Phó Chủ tịch gửi đến.
- Gìn giữ mọi tài liệu và số liệu theo quy định chung của Nhà nước và của Hội đồng.
Điều 5. - Hội đồng Kiến trúc quốc gia có văn phòng giúp việc đặt tại Hội Kiến trúc sư Việt Nam, gồm một số cán bộ thuộc biên chế của Hội Kiến trúc sư Việt Nam kiêm nhiệm.
Điều 6. - Các thành viên Hội đồng có quyền:
1. Được cung cấp những thông tin cần thiết về các vấn đề kinh tế, xã hội, khoa học và văn hoá của quốc gia và được tìm hiểu những tài liệu, số liệu có liên quan đến nội dung của phiên họp Hội đồng.
2. Được bảo đảm các điều kiện làm việc cần thiết theo chế độ quy định để thực hiện nhiệm vụ quy định ở Điều 1, Điều 2 của Quy chế này.
CHươNG II
PHươNG THứC HOạT độNG Và QUAN Hệ LàM VIệC
CủA HộI đồNG KIếN TRúC QUốC GIA
Điều 7. - Phương thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng Kiến trúc quốc gia là tư vấn, phản biện đối với các vấn đề do các cơ quan chức năng của Nhà nước đã chuẩn bị, do Thủ tướng yêu cầu; trong trường hợp cần thiết, Hội đồng Kiến trúc quốc gia có thể phát biểu ý kiến hoặc khuyến nghị riêng của mình về các vấn đề mà cơ quan chức năng chưa đề xuất.
Điều 8. - Hội đồng Kiến trúc quốc gia họp thường kỳ mỗi quý một lần.
Khi có công việc cần thiết hoặc theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng có thể triệu tập họp bất thường.
Điều 9. - Phiên họp của Hội đồng Kiến trúc quốc gia phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự.
Khi cần thiết Chủ tịch Hội đồng có thể mời một số chuyên gia và đại diện các cơ quan có liên quan dự họp nhưng không tham gia biểu quyết các vấn đề của Hội đồng.
Điều 10. - Phương thức làm việc của Hội đồng Kiến trúc quốc gia là thảo luận, góp ý kiến và biểu quyết theo đa số các khuyến nghị chung của Hội đồng. Mọi ý kiến phát biểu tại Hội đồng đều phải được ghi chép đầy đủ để Thủ tướng Chính phủ tham khảo thêm và để làm tài liệu lưu trữ.
Các khuyến nghị và biên bản các phiên họp của Hội đồng được gửi lên Thủ tướng Chính phủ có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng Kiến trúc quốc gia và của thư ký phiên họp.
Điều 11. - Kinh phí hoạt động của Hội đồng Kiến trúc quốc gia do Ngân sách Nhà nước cấp qua Hội Kiến trúc sư Việt Nam.
CHươNG III
ĐIềU KHOảN CUốI CùNG
Điều 12. - Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Hội đồng Kiến trúc quốc gia đề nghị và Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 13. - Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây