Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997

thuộc tính Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội năm 1997 số 56 L/CTN

Luật Bầu cử Đại biểu Quốc hội số 56-L/CTN của Quốc hội
Cơ quan ban hành: Quốc hội
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:56-L/CTN
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Luật
Người ký:Lê Đức Anh
Ngày ban hành:15/04/1997
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Xem Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân mới nhất đang áp dụng

Xem chi tiết Luật56-L/CTN tại đây

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

LUẬT

BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;

Luật này quy định việc bầu cử đại biểu Quốc hội.

CHƯƠNG I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1
Việc bầu cử đại biểu Quốc hội nước Công hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
Điều 2
Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử đại biểu Quốc hội theo quy định của pháp luật.
Điều 3
Đại biểu Quốc hội có những tiêu chuẩn sau đây:
1- Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;
2- Có phẩm chất đạo đức tốt, cần kiệm liên chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liệu, hách dịch, cửa quyền, tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật;
3- Có trình độ và năng lực thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội, tham gia quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước;
4- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm;
5- Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.
Điều 4
Uỷ ban thường vụ Quốc hội công bố và chủ trì việc bầu cử đại biểu Quốc hội; giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội, bảo đảm cho việc bầu cử được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật.
Chính phủ chỉ đạo công tác bầu cử theo quy định của pháp luật.
Điều 5
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức hiệp thương lựa chọn, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội; tham gia giám sát việc bầu cử đại biểu Quốc hội.
Điều 6
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn, Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện công tác bầu cử theo quy định của pháp luật.
Điều 7
Kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội do ngân sách Nhà nước bảo đảm.
CHƯƠNG II
SỐ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI, ĐƠN VỊ BẦU CỬ
VÀ KHU VỰC BỎ PHIẾU
Điều 8
1- Tổng số đại biểu Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam không quá bốn trăm năm mươi người.
2- Căn cứ để phân bổ đại biểu Quốc hội của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất ba đại biểu cư trú và làm việc tại địa phương;
b) Số đại biểu tiếp theo được tính theo số dân và đặc điểm của mỗi địa phương;
c) Thủ đô Hà Nội được phân bố số đại biểu thích đáng.
3- Căn cứ vào quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ở mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Điều 9
Căn cứ vào số lượng đại biểu Quốc hội quy định tại Điều 8 của Luật này, căn cứ vào nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội, để bảo đảm tỷ lệ đại diện hợp lý của các tầng lớp nhân dân trong Quốc hội, sau khi trao đổi ý kiến với Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và đại diện các tổ chức chính trị - xã hội, chậm nhất là tám mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ nhất về:
1- Cơ cấu, thành phần đại biểu Quốc hội;
2- Số lượng đại biểu Quốc hội được bầu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương và địa phương.
Điều 10
Số đại biểu Quốc hội là người dân tộc thiểu số do Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến theo đề nghị của Hội đồng dân tộc của Quốc hội, bảo đảm để các thành phần dân tộc thiểu số có số đại biểu thích đáng.
Điều 11
Đại biểu Quốc hội được bầu theo đơn vị bầu cử. ở mỗi đơn vị bầu cử được bầu không quá ba đại biểu. Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được chia thành các đơn vị bầu cử.
Số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị và số đại biểu của mỗi đơn vị được tính căn cứ theo số dân do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và được công bố chậm nhất là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử.
Điều 12
Mỗi đơn vị bầu cử chia thành nhiều khu vực bỏ phiếu. Việc chia khu vực bỏ phiếu do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn quyết định và do Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp phê chuẩn.
Mỗi khu vực bỏ phiếu có từ ba trăm đến hai nghìn cử tri. ở miền núi, hải đảo và những nơi dân cư không tập trung thì dù chưa có tới ba trăm cử tri cũng được thành lập một khu vực bỏ phiếu.
Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập những khu vực bỏ phiếu riêng, trừ trường hợp quy định tại đoạn 3 Điều 17 của Luật này.
Bệnh viện, nhà hộ sinh, nhà an dưỡng, nhà nuôi người tàn tật có từ năm mươi cử tri trở lên có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.
Cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh đối với những người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính có thể thành lập khu vực bỏ phiếu riêng.
CHƯƠNG III
CÁC TỔ CHỨC PHỤ TRÁCH BẦU CỬ
Điều 13
Các tổ chức phụ trách bầu cử đại biểu Quốc hội gồm có:
- Hội đồng bầu cử ở Trung ương;
- Uỷ ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Ban bầu cử ở đơn vị bầu cử;
- Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu.
Điều 14
Chậm nhất là chín mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Hội đồng bầu cử từ mười lăm đến hai mươi một người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên là đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Hội đồng bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Lãnh đạo việc tổ chức bầu cử trong cả nước; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội;
2- Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử;
3- Chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử;
4- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi tiểu sử tóm tắt của những người ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
5- Nhận hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội do Uỷ ban bầu cử gửi đến;
6- Quy định mẫu thẻ cử tri và phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội;
7- Lập và công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước;
8- Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do Uỷ ban bầu cử hoặc Ban bầu cử chuyển đến; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; xét và giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử;
9- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử do Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử gửi đến; làm biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước;
10- Xét và quyết định việc bầu cử lại, bầu cử thêm hoặc huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử;
11- Công bố kết quả bầu cử trong cả nước;
12- Cấp giấy chứng nhận cho đại biểu trúng cử;
13- Trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Quốc hội khoá mới biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước và những hồ sơ, tài liệu về bầu cử.
Điều 15
Chậm nhất là tám mươi ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập Uỷ ban bầu cử từ bảy đến mười một người, gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Uỷ ban bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử ở các đơn vị bầu cử; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành những quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử, Tổ bầu cử;
2- Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử ở địa phương;
3- Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội trong cuộc bầu cử ở địa phương;
4- Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội; gửi danh sách trích ngang và tiểu sử tóm tắt của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
5- In tài liệu bầu cử; in thẻ cử tri và phiếu bầu cử theo mẫu của Hội đồng bầu cử;
6- Lập danh sách những người ứng cử theo đơn vị bầu cử và báo cáo Hội đồng bầu cử;
7- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
8- Xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của Ban bầu cử, Tổ bầu cử; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bầu cử do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử;
9- Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở địa phương;
10- Thông báo kết quả bầu cử ở địa phương;
11- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của Hội đồng bầu cử;
12- Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đến Hội đồng bầu cử;
13- Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm theo quyết định của Hội đồng bầu cử.
Điều 16
Chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban Thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử một Ban bầu cử từ chín đến mười lăm người, gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Ban bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành các quy định của pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của các Tổ bầu cử;
2- Kiểm tra, đơn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu;
3- Kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri;
4- Phân phối thẻ cử tri, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là năm ngày trước ngày bầu cử;
5- Niêm yết danh sách những người ứng cử trong đơn vị bầu cử;
6- Kiểm tra công việc bầu cử tại các phòng bỏ phiếu;
7- Nhận và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu do các Tổ bầu cử gửi đến; làm biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử để gửi đến Hội đồng bẩu cử, Uỷ ban bầu cử và thông báo kết quả đó;
8- Nhận và chuyển đến Uỷ ban bầu cử khiếu nại, tố cáo về người ứng cử; xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo về công tác của các Tổ bầu cử;
9- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của Hội đồng bầu cử và Uỷ ban bầu cử;
10- Giao hồ sơ, tài liệu về bầu cử cho Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
11- Tổ chức việc bầu cử lại, bầu cử thêm.
Điều 17
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử từ năm đến mười một người, gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và đại diện cử tri ở địa phương.
Đơn vị vũ trang nhân dân thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu của mình một Tổ bầu cử từ năm đến chín người, gồm Tổ trường, Tổ phó, Thư ký và các uỷ viên là đại diện Chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân.
Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp và Chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử từ năm đến mười một người, gồm đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, đại diện Chỉ huy đơn vị, đại diện quân nhân và đại diện cử tri ở địa phương.
Tổ bầu cử có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1- Tổ chức việc bầu cử trong khu vực bỏ phiếu;
2- Bố trí phòng bỏ phiếu và chuẩn bị hòm phiếu;
3- Phát thẻ cử tri cho cử tri chậm nhất là hai ngày trước ngày bầu cử, trừ những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật này; phát phiếu bầu cử cho cử tri có đóng dấu của Tổ bầu cử;
4- Bảo đảm trật tự trong phòng bỏ phiếu;
5- Kiểm phiếu và làm biên bản kết quả kiểm phiếu để gửi đến Ban bầu cử;
6- Giao biên bản kết quả kiểm phiếu và toàn bộ phiếu bầu cho Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn;
7- Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên;
8- Tổ chức thực hiện việc bầu cử lại, bầu cử thêm.
Điều 18
Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử và Tổ bầu cử không được vận động bầu cử cho những người ứng cử.
Điều 19
Các tổ chức phụ trách bầu cử làm việc theo chế độ tập thể; các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa số thành viên biểu quyết tán thành.
Các tổ chức phụ trách bầu cử có thể trưng tập cán bộ, công chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội giúp việc theo quyết định của Chủ tịch Hội đồng bầu cử, Chủ tịch Uỷ ban bầu cử hoặc của Trưởng ban bầu cử.
Điều 20
Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phụ trách bầu cử thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 21
Hội đồng bầu cử hết nhiệm vụ sau khi đã trình Quốc hội khoá mới biên bản tổng kết cuộc bầu cử và hồ sơ, tài liệu về bầu cử. Các Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cử hết nhiệm vụ sau khi Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử trong cả nước.
CHƯƠNG IV
DANH SÁCH CỬ TRI
Điều 22
Trong thời gian lập danh sách cử tri, công dân có quyền bầu cử đại biểu Quốc hội đều được ghi tên vào danh sách cử tri.
Mỗi cử tri chỉ được ghi tên vào danh sách ở một nơi mình thường trú hoặc tạm trú.
Điều 23
1- Người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật, người đang phải chấp hành hình phạt tù, người đang bị tạm giam và người mất trí thì không được ghi tên vào danh sách cử tri.
2- Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nếu đến trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu hai mươi bốn giờ được khôi phục lại quyền bầu cử, được trả lại tự do hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận không còn mất trí thì được bổ sung vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri.
3- Người đã có tên trong danh sách cử tri mà đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu bị Toà án tước quyền bầu cử, phải chấp hành hình phạt tù, bị bắt tạm giam hoặc bị mất trí thì Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xoá tên người đó trong danh sách cử tri và bị thu hồi thẻ cử tri. 
Điều 24
Danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập theo khu vực bỏ phiếu.
Danh sách cử tri trong đơn vị vũ trang nhân dân do Chỉ huy đơn vị lập theo khu vực bỏ phiếu. Quân nhân có hộ khẩu thường trú ở địa phương gần khu vực đóng quân có thể được Chỉ huy đơn vị cấp giấy chứng nhận để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở địa phương đó. Khi cấp giấy chứng nhận, Chỉ huy đơn vị phải ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên người đó "Bỏ phiếu ở nơi cư trú".
Điều 25
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, cơ quan lập danh sách cử tri phải niêm yết danh sách đó tại trụ sở Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và những nơi công cộng của khu vực bỏ phiếu, đồng thời thông báo rộng rãi việc niêm yết để nhân dân kiểm tra danh sách cử tri.
Điều 26
Khi kiểm tra danh sách cử tri, nếu thấy có sai sót thì trong thời hạn hai mươi ngày kể từ ngày niêm yết, mọi người có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị bằng miệng hoặc bằng văn bản với cơ quan lập danh sách cử tri. Cơ quan lập danh sách cử tri phải tiếp nhận và ghi vào sổ những khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị đó. Trong thời hạn ba ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, cơ quan lập danh sách cử tri phải giải quyết và thông báo cho người khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị biết kết quả giải quyết.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị không đồng ý về cách giải quyết của cơ quan lập danh sách cử tri thì có quyền khiếu nại lên Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Trong thời hạn năm ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại. Toà án phải giải quyết xong. Quyết định của Toà án đó là quyết định cuối cùng.
Điều 27
Từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu ở nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đó để được ghi tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu ở nơi mới đến. Khi cấp giấy chứng nhận, Uỷ ban nhân dân phải ghi ngay vào danh sách bên cạnh tên cử tri "Đi bỏ phiếu nơi khác".
CHƯƠNG V
ỨNG CỬ VÀ HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
MỤC 1
ỨNG CỬ VÀ HỒ SƠ ỨNG CỬ
Điều 28
1- Công dân ứng cử đại biểu Quốc hội (người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử) theo quy định của Luật này phải nộp hồ sơ ứng cử chậm nhất là sáu mươi ngày trước ngày bầu cử.
Hồ sơ ứng cử gồm:
a) Đơn xin ứng cử;
b) Sơ yếu lý lịch có chứng nhận của cơ quan, tổ chức, đơn vi nơi người đó công tác hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó thường trú;
c) Tiểu sử tóm tắt và ba ảnh mầu cỡ 4x6.
2- Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu ứng cử thì nộp hồ sở tại Hội đồng bầu cử.
Người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử thì nộp hồ sơ tại Uỷ ban bầu cử nơi mình ứng cử.
3- Sau khi nhận và xem xét hồ sơ của những người ứng cử, nếu thấy hợp lệ theo quy định của Luật này thì Hội đồng bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt của những người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lương vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở Trung ương giới thiệu đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Uỷ ban bầu cử chuyển tiểu sử tóm tắt của những người được các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước ở địa phương giới thiệu ứng cử và tiểu sử tóm tắt của những người tự ứng cử đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để đưa vào danh sách hiệp thương.
Điều 29
Những người sau đây không được ứng cử đại biểu Quốc hội:
1- Người thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật này;
2- Người đang bị khởi tố về hình sự;
3- Ngươi đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án;
4- Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án những chưa được xoá án;
5- Người đang chấp hành quyết định xử lý hành chính về giáo dục tại xã, phường, thị trấn, tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh hoặc đang bị quản chế hành chính.
Những người đã có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội mà đến thời điểm bắt đầu bầu cử bị khởi tố về hình sự, bị bắt giữ vì phạm tội quả tang, bị mất trí thì Hội đồng bầu cử xoá tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
MỤC 2
HIỆP THƯƠNG, GIỚI THIỆU NGƯỜI ỨNG CỬ
ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI
Điều 30
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là bảy mươi lăm ngày trước ngày bầu cử, thành phần gồm Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận.
Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến lần thứ nhất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Hội đồng bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ được mời dự Hội nghị này.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.
Điều 31
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chậm nhất là bảy mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần gồm Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc, đại diện Ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận và đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Hội nghị hiệp thương thoả thuận về cơ cấu, thành phần và số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội trên cơ sở dự kiến lần thứ nhất do Uỷ ban thường vụ Quốc hội gửi đến. Đại diện Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được mới dự Hội nghị này.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử.
Điều 32
Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ nhất quy định tại các điều 30 và 31 của Luật này, chậm nhất là bảy mươi ngày trước ngày bầu cử, Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ hai cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Điều 33
Trên cơ sở dự kiến lần thứ hai của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được phân bổ số lượng đại biểu tiến hành giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Điều 34
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương được tiến hành như sau:
1- Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng hoặc Đoàn Chủ tịch mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
2- ở cơ quan nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
3- ở đơn vị vũ trang nhân dân thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức Hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
Hội nghị cử tri nói tại điều này được tiến hành theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
Điều 35
Việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được tiến hành như sau:
1- Ban lãnh đạo tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội dự kiến người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo tổ chức hội nghị Ban thường vụ mở rộng để thảo luận, giới thiệu người của tổ chức mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
2- ở cơ quan Nhà nước thì Ban lãnh đạo cơ quan phối hợp với ban chấp hành công đoàn cơ quan dự kiến người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, Ban lãnh đạo cơ quan tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo cơ quan, Ban chấp hành công đoàn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc để thảo luận, giới thiệu người của cơ quan mình ứng cử đại biểu Quốc hội;
3- ở đơn vị lực lượng vũ trang thì lãnh đạo, chỉ huy đơn vị dự kiến người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội, tổ chức lấy ý kiến nhận xét của Hội nghị cử tri nơi người đó công tác. Trên cơ sở ý kiến của Hội nghị cử tri, lãnh đạo, chỉ huy đơn vị tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, đại diện Ban chấp hành công đoàn (nếu có), đại diện quân nhân và chỉ huy cấp dưới trực tiếp để thảo luận, giới thiệu người của đơn vị mình ứng cử đại biểu Quốc hội.
Hội nghị cử tri nói tại Điều này được tiến hành theo quy định tại Điều 39 của Luật này.
Điều 36
Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản Hội nghị cử tri nơi công tác và biên bản hội nghị Ban lãnh đạo của cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi tên người được giới thiệu vào danh sách hiệp thương.
Cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội phải chuyển biên bản Hội nghị cử trị nơi công tác và biên bản hội nghị Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị mình nhận xét về người được giới thiệu đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ghi tên người được giới thiệu và danh sách hiệp thương.
Điều 37
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là năm mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 30 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử.
Điều 38
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức chậm nhất là năm mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 31 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ hai để lập danh sách sơ bộ những người ứng cử đại biểu Quốc hội và gửi lấy ý kiến cử tri ở nơi cư trú; đối với người tự ứng cử thì còn được gửi lấy ý kiến cử tri nơi người đó làm việc (nếu có).
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả của Hội nghị và được gửi ngay đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng bầu cử và Uỷ ban bầu cử.
Điều 39
1- Hội nghị cử tri ở xã, phường, thị trấn được tổ chức theo đơn vị thôn, xóm, tổ dân phố, buôn, bản, ấp nơi cư trú thường xuyên của người ứng cử do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn phối hợp với Uỷ ban nhân dân cùng cấp triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị có người ứng cử được mời tham dự Hội nghị này.
2- Hội nghị cử tri ở tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội do Ban lãnh đạo tổ chức triệu tập và chủ trì; Hội nghị cử tri ở cơ quan nhà nước do Ban lãnh đạo phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ quan triệu tập và chủ trì; Hội nghị cử tri ở đơn vị vũ trang nhân dân là Hội nghị quân nhân do lãnh đạo, chỉ huy đơn vị triệu tập và chủ trì.
Người ứng cử đại biểu Quốc hội được mời tham dự Hội nghị này.
3- Tại các hội nghị quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, cử tri đối chiếu với tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội nhận xét, bày tỏ sự tín nhiệm đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín theo quyết định của Hội nghị.
Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương giới thiệu được gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Biên bản Hội nghị cử tri lấy ý kiến về những người do cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương giới thiệu và những người tự ứng cử được gửi đến Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4- Việc tổ chức Hội nghị cử tri quy định Điều này do Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn.
Điều 40
Trách nhiệm xác minh và trả lợi các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử được quy định như sau:
1- Đối với vụ việc ở nơi công tác thì cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người ứng cử có trách nhiệm xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trường hợp người ứng cử là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì cơ quan cấp trên trực tiếp có trách nhiệm xác minh và trả lời. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị không có cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý thì cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thành lập cơ quan, tổ chức, đơn vị đó có trách nhiệm xác minh và trả lời.
2- Đối với vụ việc ở khu dân cư thì cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3- Đối với người tự ứng cử thì Uỷ ban bầu cử phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp quản lý người đó hoặc Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú xác minh và trả lời bằng văn bản cho Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
4- Chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử, việc xác minh và trả lời về các vụ việc mà cử tri nêu lên đối với người ứng cử quy định tại Điều này phải được tiến hành xong.
Điều 41
Căn cứ vào kết quả hiệp thương lần thứ hai quy định tại các Điều 37 và 38 của Luật này, chậm nhất là bốn mươi ngày trước ngày bầu cử Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ ba cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở Trung ương và địa phương được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Điều 42
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở Trung ương do Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 30 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ ba và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến và kết quả của Hội nghị.
Điều 43
Hội nghị Hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là ba mươi lăm ngày trước ngày bầu cử; thành phần Hội nghị như quy định tại Điều 31 của Luật này.
Hội nghị hiệp thương căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần và số lượng đại biểu được bầu của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội dự kiến lần thứ ba và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội.
Biên bản Hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến và kết quả của Hội nghị.
MỤC 3
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ỨNG CỬ
Điều 44
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gửi đến Hội đồng bầu cử biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Điều 45
Chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương gửi đến Uỷ ban bầu cử biên bản Hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách chính thức những người được Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội.
Điều 46
Căn cứ vào danh sách chính thức những người ứng cử được Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam giới thiệu, Hội đồng bầu cử gửi tới các Uỷ ban bầu cử hữu quan danh sách những người được giới thiệu về ứng cử tại địa phương.
Hội đồng bầu cử lập và công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban thường trực Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Uỷ ban bầu cử gửi đến chậm nhất là hai mươi lăm ngày trước ngày bầu cử.
Trong danh sách những người ứng cử phải ghi rõ họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quê quán, nơi thường trú, dân tộc, tôn giáo, trình độ văn hoá, chuyên môn, nghề nghiệp, chức vụ, nơi làm việc của người ứng cử. Danh sách những người ứng cử được xếp theo vần chữ cái A, B, C...
Số người trong danh sách ứng cử ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số đại biểu được bầu ở đơn vị đó.
Người ứng cử chỉ được ghi tên vào danh sách ứng cử ở một đơn vị bầu cử.
Điều 47
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử, Ban bầu cử phải niêm yết danh sách người ứng cử ở địa phương mình theo quyết định của Hội đồng bầu cử.
Điều 48
Người ứng cử không được làm thành viên Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử. Nếu đã là thành viên của Ban bầu cử hoặc Tổ bầu cử ở đơn vị mình ứng cử thì người ứng cử phải được rút khỏi danh sách thành viên của tổ chức phụ trách bầu cử đó kể từ ngày được ghi tên vào danh sách chính thức những người ứng cử.
Điều 49
1. Kể từ ngày công bố danh sách những người ứng cử, công dân có quyền khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, khiếu nại, kiến nghị về những sai sót trong việc lập danh sách những người ứng cử với Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử. Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cử phải ghi vào sổ và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị theo thẩm quyền.
Trong trường hợp người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị không đồng ý với kết quả giải quyết của Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử thì có quyền khiếu nại với Hội đồng bầu cử. Quyết định của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.
2. Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử ngưng việc xem xét, giải quyết mọi khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về người ứng cử và việc lập danh sách những người ứng cử.
MỤC 4
TUYÊN TRUYỀN, VẬN ĐỘNG BẦU CỬ
Điều 50
Hội đồng bầu cử chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử trong phạm vi cả nước; Uỷ ban bầu cử chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử tại địa phương.
Điều 51
Cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan thông tin báo chí trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền về cuộc bầu cử.
Điều 52
Người có tên trong danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội có quyền vận động bầu cử thông qua việc gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và các phương tiện thông tin đại chúng để báo cáo với cử tri dự kiến thực hiện trách nhiệm của người đại biểu nếu được bầu làm đại biểu Quốc hội.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức để những người ứng cử gặp gỡ, tiếp xúc với cử tri và vận động bầu cử.
Điều 53
Việc vận động bầu cử được tiến hành dân chủ, bình đẳng, đúng pháp luật và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
CHƯƠNG VI
TRÌNH TỰ BẦU CỬ
MỤC I
NGÀY BẦU CỬ
Điều 54
Việc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội được tiến hành cùng một ngày trong cả nước.
Ngày bầu cử phải là ngày chủ nhật, do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố chậm nhất là chín mươi ngày trước ngày bầu cử.
Điều 55
Trong trường hợp đặc biệt cần hoãn ngày bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu sớm hơn ngày quy định ở khu vực bỏ phiếu nào thì Ban bầu cử sau khi lấy ý kiến của Tổ bầu cử ở khu vực bỏ phiếu đó phải kịp thời báo cáo Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định.
Điều 56
Trong thời hạn mười ngày trước ngày bầu cử, Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin khác của địa phương.
MỤC 2
THỂ THỨC BỎ PHIẾU
Điều 57
Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối. Tuỳ tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá mười giờ đêm.
Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
Điều 58
Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu.
Cử tri phải tự mình đi bầu, không được bầu bằng cách gửi thư, trừ những trường hợp quy định tại Điều 59 của Luật này.
Điều 59
Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri; nếu cử tri vì tàn tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, tàn tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở của cử tri để cử tri nhận phiếu và bầu.
Điều 60
Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được đến xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử; nếu viết hỏng, cử tri có quyền đề nghị Tổ bầu cử đổi phiếu bầu khác.
Điều 61
Mọi người đều phải tuân theo nội quy của phòng bỏ phiếu; không được vận động bầu cử tại phòng bỏ phiếu.
Điều 62
Khi đã hết giờ bỏ phiếu, nếu còn cử tri có mặt tại phòng bỏ phiếu mà chưa kịp bỏ phiếu thì chỉ sau khi số cử tri này bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử mới được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu.
Điều 63
Trong ngày bầu cử, việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu, thì Tổ bầu cử lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử biết, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục.
CHƯƠNG VII
KẾT QUẢ BẦU CỬ
MỤC 1
VIỆC KIỂM PHIẾU
Điều 64
Việc kiểm phiếu phải được tiến hành tại phòng bỏ phiếu ngay sau khi cuộc bỏ phiếu kết thúc.
Trước khi mở hòm phiếu, Tổ bầu cử phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu không sử dụng đến và phải mời hai cử tri không phải là người ứng cử chứng kiến việc kiểm phiếu.
Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được uỷ nhiệm có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu.
Điều 65
Những phiếu sau đây là phiếu không hợp lệ:
1. Phiếu không theo mẫu quy định do Tổ bầu cử phát;
2. Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;
3. Phiếu để số người được bầu quá số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu;
4. Phiếu gạch xoá hết tên những người ứng cử;
5. Phiếu có ghi tên người ngoài danh sách ứng cử, phiếu có viết thêm.
Điều 66
Trong trường hợp có phiếu nghi là không hợp lệ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử đưa ra để toàn Tổ giải quyết.
Tổ bầu cử không được gạch xoá hoặc sửa các tên ghi trên phiếu bầu.
Điều 67
Những khiếu nại tại chỗ về việc kiểm phiếu do Tổ bầu cử nhận, giải quyết và ghi cách giải quyết vào biên bản.
Trong trường hợp Tổ bầu cử không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ vào biên bản giải quyết khiếu nại và chuyển đến Ban bầu cử.
Điều 68
Sau khi kiểm phiếu xong, Tổ bầu cử phải lập biên bản kết quả kiểm phiếu.
Biên bản phải ghi rõ:
- Tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Những khiếu nại nhận được, những khiếu nại đã giải quyết và cách giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Ban bầu cử.
Biên bản được lập thành 4 bản, có chữ ký của Tổ trưởng, Thư ký và hai cử tri được mời chứng kiến việc kiểm phiếu. Biên bản được gửi đến Ban bầu cử và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, ban thường trực Uỷ ban mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn chậm nhất là ba ngày sau ngày bầu cử.
MỤC 2
KẾT QUẢ BẦU CỬ Ở ĐƠN VỊ BẦU CỬ
Điều 69
Sau khi nhận được biên bản kết quả kiểm phiếu của các Tổ bầu cử, Ban bầu cử kiểm tra các biên bản đó và lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử của mình.
Biên bản phải ghi rõ:
- Số đại biểu Quốc hội được ấn định cho đơn vị bầu cử;
- Số người ứng cử;
- Tổng số cử tri của đơn vị bầu cử;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do các Tổ bầu cử đã giải quyết, những khiếu nại do Ban bầu cử giải quyết, những khiếu nại chuyển đến Uỷ ban bầu cử, Hội đồng bầu cư.
Biên bản được thành lập thành năm bản, có chữ ký của Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và Thư ký. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là năm ngày sau ngày bầu cử.
Điều 70
Trong số đại biểu mà đơn vị bầu cử được bầu, người ứng cử được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn là người trúng cử. Trong trường hợp nhiều người được số phiếu bằng nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
MỤC 3
VIỆC BẦU CỬ THÊM, BẦU CỬ LẠI
Điều 71
Trong cuộc bầu cử đầu tiên, nếu số người trúng cử chưa đủ số đại biểu được bầu do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định cho đơn vị bầu cử thì Ban bầu cử phải ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử thêm ở đơn vị bầu cử đó.
Trong trường hợp bầu cử thêm thì ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là hai mươi ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử thêm cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu nhưng không trúng cử. Người trúng cử là người được quá nửa số phiếu hợp lệ và được nhiều phiếu hơn. Nếu bầu cử thêm mà vẫn chưa đủ số đại biểu theo quy định thì không tổ chức bầu cử thêm lần thứ hai.
Điều 72
ở mỗi đơn vị bầu cử, nếu số cử tri đi bỏ phiếu chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách cử tri thì Ban bầu cử ghi rõ vào biên bản và báo cáo ngay cho Uỷ ban bầu cử để đề nghị Hội đồng bầu cử xem xét, quyết định việc bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó.
Trong trường hợp bầu cử lại ngày bầu cử được tiến hành chậm nhất là mười lăm ngày sau cuộc bầu cử đầu tiên. Trong cuộc bầu cử lại cử tri chỉ chọn bầu trong danh sách những người đã ứng cử lần đầu. Nếu bầu cử lại mà số cử tri đi bầu vẫn chưa được quá nửa số cử tri ghi trong danh sách thì không tổ chức bầu cử lại lần thứ hai.
Điều 73
Hội đồng bầu cử tự mình hoặc theo đề nghị của Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Uỷ ban bầu cử huỷ bỏ kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử có vi phạm pháp luật nghiêm trọng và quyết định ngày bầu cử lại ở đơn vị bầu cử đó. Trong cuộc bầu cử lại, cử tri chỉ chọn bầu danh sách những người đã ứng cử lần đầu.
Điều 74
Việc bầu cử thêm hoặc bầu cử lại vẫn căn cứ vào danh sách cử tri đã lập trong cuộc bầu cử đầu tiên và được tiến hành theo các quy định của Luật này.
MỤC 4
VIỆC TỔNG KẾT CUỘC BẦU CỬ
Điều 75
Sau khi nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử và giải quyết những khiếu nại (nếu có), Uỷ ban bầu cử lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở địa phương.
Biên bản phải ghi rõ
- Số lượng đơn vị bầu cử;
- Số người ứng cử;
- Tổng số cử tri của địa phương;
- Số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại do Tổ bầu cử, Ban bầu cử đã giải quyết;
- Những khiếu nại do Uỷ ban bầu cử đã giải quyết;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết;
- Những khiếu nại, tố cáo và kiến nghị chuyển lên Hội đồng bầu cử.
Biên bản được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, Thư ký Uỷ ban bầu cử. Biên bản được gửi đến Hội đồng bầu cử, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chậm nhất là bảy ngày sau ngày bầu cử.
Điều 76
Sau khi nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử của các Ban bầu cử, Uỷ ban bầu cử và giải quyết các khiếu nại, tố cáo (nếu có), Hội đồng bầu cử lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước.
Biên bản phải ghi rõ:
- Tổng số đại biểu Quốc hội được bầu;
- Tổng số người ứng cử;
- Tổng số cử tri;
- Tổng số cử tri đã tham gia bỏ phiếu;
- Tỷ lệ cử tri đã tham gia bỏ phiếu so với tổng số cử tri;
- Số phiếu hợp lệ;
- Số phiếu không hợp lệ;
- Số phiếu bầu cho mỗi người ứng cử;
- Danh sách những người trúng cử;
- Những khiếu nại, tố cáo do Hội đồng bầu cử giải quyết;
- Những việc quan trọng đã xảy ra và cách giải quyết.
Biên bản được lập thành năm bản, có chữ ký của Chủ tịch, Tổng thư ký Hội đồng bầu cử. Biên bản được gửi đến Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; một bản trình Quốc hội khoá mới và một bản lưu trữ.
Điều 77
Hội đồng bầu cử căn cứ vào biên bản tổng kết cuộc bầu cử trong cả nước công bố kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội.
MỤC 5
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI VỀ KẾT QUẢ BẦU CỬ
Điều 78
1. Mọi khiếu nại về kết quả bầu cử phải được gửi đến Hội đồng bầu cử chậm nhất là mười ngày kể từ ngày Hội đồng bầu cử công bố kết quả bầu cử.
2. Hội đồng bầu cử có trách nhiệm xem xét, giải quyết khiếu nại về kết quả bầu cử trong thời hạn ba mươi ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại.
Quyết định giải quyết khiếu nại của Hội đồng bầu cử là quyết định cuối cùng.
CHƯƠNG VIII
VIỆC BẦU CỬ BỔ SUNG ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI.
Điều 79
Trong nhiệm kỳ, nếu đơn vị bầu cử nào khuyết đại biểu Quốc hội thì Uỷ ban thường vụ Quốc hội có thể quyết định việc bầu cử bổ sung đại biểu Quốc hội tại đơn vị đó; nếu thời giam còn lại của nhiệm kỳ Quốc hội dưới hai năm thì không tổ chức bầu cử bổ sung.
Điều 80
Uỷ ban thường vụ Quốc hội thành lập Uỷ ban bầu cử bổ sung từ năm đến bẩy người, gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký và các uỷ viên là đại diện Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, một số cơ quan, tổ chức hữu quan.
Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định ngày bầu cử bổ sung và công bố chậm nhất là ba mươi ngày trước ngày bầu cử.
Điều 81
Danh sách cử tri do Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn lập phải được công bố chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
Điều 82
Chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở dơn vị bầu cử Ban bầu cử bổ sung từ ba đến năm người, gồm Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Thư ký và các uỷ viên là đại diện chính quyền địa phương và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương.
Điều 83
Chậm nhất là mười lăm ngày trước ngày bầu cử bổ sung, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn sau khi thống nhất với Uỷ ban nhân dân và Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu Tổ bầu cử bổ sung từ năm đến bảy người, gồm Tổ trưởng, Tổ phó, Thư ký và các Uỷ viên là đại diện Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc ở địa phương.
Điều 84
Nhiệm vụ và quyền hạn của Uỷ ban bầu cử bổ sung, Ban bầu cử bổ sung, Tổ bầu cử bổ sung được áp dụng theo quy định tương ứng về Hội đồng bầu cử, Uỷ ban bầu cử, Ban bầu cử, Tổ bầu cả; thể thức bỏ phiếu, trình tự bầu cử và xác định kết quả bầu cử bổ sung được áp dụng theo các quy định tương ứng của Luật này.
Căn cứ vào những nguyên tắc của Luật này, Uỷ ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quy định về việc hiệp thương, giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội để bầu cử bổ sung.
Điều 85
Danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội ở đơn vị khuyết đại biểu được công bố chậm nhất là mười ngày trước ngày bầu cử bổ sung.
Điều 86
Những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về bầu cử bổ sung và việc giải quyết được áp dụng theo các quy định tương ứng của Luật này.
CHƯƠNG IX
XỬ LÝ VI PHẠM VỀ BẦU CỬ
Điều 87
Người nào dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử đại biểu Quốc hội của công dân; người có trách nhiệm trong công tác bầu cử mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 88
Người nào cản trở hoặc trả thù người khiếu nại, tố cáo về bầu cử thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
CHƯƠNG X
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 89
Luật này có hiệu lực kể từ ngày công bố.
Luật này thay thế Luật bầu cử đại biểu Quốc hội đã được Quốc hội thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1992.
Điều 90
Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thi hành Luật này.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 15 tháng 4 năm 1997.
LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE STANDING COMMITTEE OF NATIONAL ASSEMBLY
---------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
--------------
No. 56 L/CTN
Hanoi , April 15, 1997
 
LAW
ON ELECTION OF THE DEPUTIES TO THE NATIONAL ASSEMBLY
Pursuant to the 1992 Constitution of the Socialist Republic of Vietnam;
This Law provides for the election of the deputies to the National Assembly.
Chapter I
GENERAL PROVISIONS
Article 1.- The election of the deputies to the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam shall be conducted on the principles of universal suffrage, equality, direct and secret ballot.
Article 2.- All citizens of the Socialist Republic of Vietnam, irrespective of their ethnicity, sex, social standing, belief, religion, educational level, occupation, length of residence, who have attained the age of full eighteen years and over shall have the right to vote and who have attained the age of full twenty one years and over shall have the right to stand for the National Assembly election in accordance with the provisions of law.
Article 3.- A National Assembly deputy must have the following qualifications:
1. Be loyal to the Fatherland and abide by the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam, strive to carry on the renewal process for the cause of national industrialization and modernization, for a prosperous people. a strong country, and an equitable and civilized society;
2. Be possessed of good ethical norms, be industrious, thrifty, public-minded, selfless, exemplary in the observance of law; resolutely combat all manifestations of bureaucratism, imperiousness, authoritarianism, corruption and law-breaking acts;
3. Be qualified and capable of discharging the tasks of a National Assembly deputy and participating in deciding important issues of the country;
4. Keep in close contact with the people, attentively listen to their opinions and enjoy their confidence;
5. Be able to take part in activities of the National Assembly.
Article 4.- The Standing Committee of the National Assembly shall announce and assume the main responsibility for the election of the deputies to the National Assembly; supervise the election of the deputies to the National Assembly, ensuring that the election is conducted in a democratic and lawful manner.
The Government shall direct the electoral work in accordance with the provisions of law.
Article 5.- The Vietnam Fatherland Front shall organize consultations to select and nominate candidates for the National Assembly election; take part in supervising the election of the deputies to the National Assembly.
Article 6.- The Standing Boards of the People’s Councils of the provinces and the cities directly under the Central Government, of the rural and urban districts, towns and cities under the provinces, the Chairmen and Vice Chairmen of the People’s Councils of the communes, wards and townships, and the People’s Committees of all levels shall, within the scope of their tasks and powers, have to carry out the electoral work in accordance with the provisions of law.
Article 7.- The fund for organizing the election of the deputies to the National Assembly shall be ensured by the State Budget.
Chapter II
NUMBER OF THE NATIONAL ASSEMBLY DEPUTIES, CONSTITUENCIES AND ELECTORATES
Article 8.-
1. The total number of the deputies to the National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam shall not exceed four hundred fifty.
2. Bases for assigning the number of National Assembly deputies to each province or city directly under the Central Government:
a/ Each province or city directly under the Central Government shall have at least three deputies who reside and work in the locality;
b/ The number of other deputies shall be determined according to the size of population and characteristics of each locality;
c/ The capital city of Hanoi shall be assigned an appropriate number of deputies.
3. Pursuant to the provisions in Clauses 1 and 2 of this Article, the Standing Committee of the National Assembly shall propose the number of National Assembly deputies to be elected in each province or city directly under the Central Government.
Article 9.- On the basis of the number of National Assembly deputies prescribed in Article 8 of this Law, the tasks and powers of the National Assembly and in order to ensure reasonable proportions of representatives of the various strata of the people in the National Assembly, after consulting the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the representatives of the socio-political organizations, the Standing Committee of the National Assembly shall, within eighty days before the election day, make the first proposition on:
1. The proportion and composition of the National Assembly deputies;
2. The number of the National Assembly deputies to be elected from the political, socio-political and social organizations, the People’s Armed Forces and State agencies at the central and local levels.
Article 10.- The number of the National Assembly deputies who are ethnic minority people shall be proposed by the Standing Committee of the National Assembly at the suggestion of the Nationality Council of the National Assembly in order to ensure that the different ethnic minorities have a proper number of deputies.
Article 11.- The National Assembly deputies shall be elected according to constituencies. Each constituency may elect not more than three deputies. Each province or city directly under the Central Government shall be divided into various constituencies.
The number and the list of constituencies and the number of deputies for each constituency shall be determined according to its size of population by the Standing Committee of the National Assembly and made public not later than seventy days before the election day.
Article 12.- Each constituency shall be divided into various electorates. Such division shall be decided by the commune, ward and township People�s Committees and ratified by the immediate higher People’s Committee.
Each electorate has from three hundred to two thousand voters. For a mountainous, island or sparsely populated area, an electorate can be set up even though it has less than three hundred voters.
The People’s Armed Forces units shall establish their own electorates, except for cases specified in paragraph 3, Article 17 of this Law.
A hospital, maternity house, sanitarium or nursing home for handicapped people with fifty or more voters may set up its own electorate.
An educational establishment or medical treatment establishment for persons who are serving administrative sanctions may set up its own electorate.
Chapter III
ORGANIZATIONS IN CHARGE OF THE ELECTION
Article 13.- The organizations in charge of the election of National Assembly deputies include:
- The Election Council at the central level;
- The Election Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government;
- The Election Boards of the constituencies;
- The Election Teams of the electorates.
Article 14.- Not later than ninety days before the election day, the National Assembly shall set up the Election Council composed of from fifteen to twenty one persons, including a Chairman, Vice-Chairmen, a General Secretary and other persons who are representatives of the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, and a number of concerned agencies and organizations.
The Election Council shall have the following tasks and powers:
1. To direct the organization of the election in the whole country; supervise and urge the implementation of the provisions of legislation on the election of the National Assembly deputies;
2. To direct the election information, propaganda and electioneering work;
3. To direct the work of maintaining security, social order and safety during the election;
4. To receive and consider the files of the National Assembly candidates nominated by the political, socio-political and social organizations, the People’s Armed Forces and the State agencies at the central level; forward the summarized biographies of the candidates to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front;
5. To receive the files and the list of the candidates for the National Assembly election from the Election Committees;
6. To define the forms of the voters’ cards and the ballots for the election of the National Assembly deputies;
7. To draw up and make public lists of the National Assembly candidates for all constituencies throughout the country;
8. To consider and settle complaints and denunciations about the work of the Election Committees, Election Boards and Election Teams; consider and settle complaints and denunciations about the election, submitted by the Election Committees or the Election Boards; consider and settle complaints and denunciations about the candidates; consider and settle complaints about the election returns;
9. To receive and check the reports on the election returns, submitted by the Election Committees and Election Boards; make a sum-up report on the national election;
10. To consider and decide re-election or additional election or disregard the election returns at the constituencies;
11. To make public the election returns in the whole country;
12. To issue certificates to the elected candidates;
13. To submit to the Standing Committee of the National Assembly and the new National Assembly the report summing up the national election result, records and documents relating to the election.
Article 15.- Not later than eighty days before the election day, the Standing Board of the People’s Council of each province or city directly under the Central Government shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up an Election Committee composed of from seven to eleven persons including a Chairman, Vice-Chairmen, a Secretary and other persons who are representatives of the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the Fatherland Front Committee of the same level and a number of concerned agencies and organizations.
The Election Committee shall have the following tasks and powers:
1. To direct the preparation and organization of the election in the constituencies; supervise and urge the implementation of the legislation on the election of National Assembly deputies by the Election Boards and Election Teams;
2. To direct the performance of the election information, propaganda and electioneering work in the locality;
3. To direct the maintenance of security, social order and safety for the election in the locality;
4. To receive and consider the personal records of the National Assembly candidates nominated by the political, socio-political and social organizations, the People�s Armed Forces units and the State agencies in the locality and the personal records of the independent candidates for the National Assembly election; send the list and summarized biographies of the nominated and independent candidates to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or city directly under the Central Government;
5. To print the documents relating to the election, voters� cards and ballots according to the forms defined by the Election Council;
6. To draw up the list of candidates for each constituency and report it to the Election Council;
7. To supervise the drawing up and posting of the voters� list;
8. To consider and settle complaints and denunciations about the work of the Election Boards and Election Teams; consider and settle complaints and denunciations about the election, submitted by the Election Boards and the Election Teams; consider and settle complaints and denunciations about the candidates;
9. To receive and check the reports on the election returns from the Election Boards; make a sum-up report on the election result in the locality;
10. To make public the election returns in the locality;
11. To report on the organization and process of the election according to the regulations of the Election Council;
12. To forward the dossier and reports on the election returns to the Election Council;
13. To organize re-election or additional election if so decided by the Election Council.
Article 16.- Not later than sixty days before the election day, the Standing Board of the People�s Council of each province or city directly under the Central Government shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up in each constituency an Election Board composed of from nine to fifteen persons including a Head, Deputy Heads, a Secretary and other members who are representatives of the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level and a number of concerned agencies and organizations.
The Election Board shall have the following tasks and powers:
1. To supervise and urge the Election Teams in their’ implementation of the provisions of legislation on the election of the National Assembly deputies;
2. To supervise and urge the arrangement of the polling stations;
3. To supervise the drawing up and posting of the voters’ lists;
4. To distribute voters’ cards and ballots to the Election Teams not later than five days before the election day;
5. To post the list of candidates in the constituency;
6. To supervise the electoral work at the polling stations;
7. To receive and check the reports on the vote counting results, submitted by the Election Teams; make a report on the election returns in the constituencies and send it to the Election Council, the Election Committee and make public such results;
8. To receive and send to the Election Committee the complaints and denunciations about the candidates; consider and settle complaints and denunciations about the work of the Election Teams;
9. To report on the organization and process of the election according to the regulations of the Election Council and the Election Committee;
10. To send the dossier and documents on the election to the People’s Committees of the province or the city directly under the Central Government;
11. To hold re-election or additional election.
Article 17.- Not later than thirty days before the election day, the Chairman of the commune, ward or township People’s Council shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up in each electorate an Election Team composed of from five to eleven persons including a Head, a Deputy Head, a Secretary and other members who are representatives of the People’s Council, People’s Committee, the Fatherland Front Committee and voters in the locality.
A People�s Armed Forces unit shall set up in each of its electorates an Election Team composed of from five to nine persons, including a Head, a Deputy Head, a Secretary and other members who are representatives of the unit’s command and soldiers.
In case where a People’s Armed Force unit and the locality share an electorate the Chairman of the commune, ward or township People’s Council shall, after consulting the People’s Committee, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level and the command of the People’s Armed Force unit, decide to set up an Election Team composed of from five to eleven persons who are representatives of the People’s Council, the People’s Committee, the Fatherland Front Committee of the same level together with the representatives of the unit’s command and soldiers and the local constituents.
The Election Team shall have the following tasks and powers:
1. To organize the election in the electorate;
2. To arrange the polling stations and ready the ballot box(es);
3. To distribute the voters’ cards to voters not later than two days before the election day, except for cases specified in Clause 2 Article 23 of this Law; distribute to the voters the ballots sealed by the Election Team;
4. To ensure order at the polling station;
5. To count the votes and make the report on the vote counting results for submission to the Election Board;
6. To hand over the report on the vote count results and all the votes to the commune/ward/township People’s Committee;
7. To report on the organization and process of the election as stipulated by the higher level organizations in charge of the election;
8. To hold re-election or additional election.
Article 18.- The Election Council, Election Committees, Election Boards and Election Teams are not allowed to campaign for candidates.
Article 19.- The organizations in charge of the election shall work collectively; their meetings shall only be held with the participation of at least two thirds of total members; decisions shall be passed when more than half of the members vote for them.
The organizations in charge of the election may summon officials and cadres from State agencies, socio-political and social organizations for their assistance under a decision of the Chairman of the Election Council, the Chairman of the Election Committee or the Head of the Election Board.
Article 20.- State agencies, political, socio-political and social organizations and People�s Armed Forces units shall have to provide all favorable conditions for the organizations in charge of the election to perform their tasks and powers.
Article 21.- The Election Council shall fulfill its tasks after submitting to the new National Assembly the sum-up report on the election result, the records and documents relating to the election. The Election Committees, Election Boards and Election Teams shall finish their tasks after the Election Council announce the election returns in the whole country.
Chapter IV
LISTS OF VOTERS
Article 22.- During the time the voters’ lists are drawn up, the citizens eligible to elect National Assembly deputies shall be included in the lists.
Each voter can register his/her name only in the list in the place where he/she is permanently or temporarily residing.
Article 23.-
1. The persons who are deprived of the voting right under legally effective judgments or decisions of the Court, who are serving prison terms, are temporarily detained or are insane shall not have their names registered in the lists of voters.
2. If twenty four hours before the voting, the persons defined in Clause 1 of this Article have their voting right restored, are set free or certified by the competent agency that they are no longer insane, they shall have their names added to the voters’ lists and be given the voters’ cards.
3. If persons who have already had their names in the voters’ lists, are, by the time of voting, deprived of their voting right by the Court, having to serve prison terms, temporarily detained or are insane, the commune/ward/township People’s Committee shall cross out their names from the voters’ lists and withdraw their voters’ cards.
Article 24.- The voters’ lists shall be drawn up by the commune/ward/township People’s Committee according to the electorates.
The voters’ list in a People’s Armed Forces unit shall be drawn up by the unit’s command according to the electorate. A military personnel who has his/her permanent residence registration in a locality near his/her encampment area may be granted a certificate by the unit command so that his/her name shall be included in the voters’ list and he/she shall vote in such locality. When issuing the certificate, the unit commander must write down in the list next to his/her name " Vote in the place of residence."
Article 25.- Not later than thirty days before the election day, the agency that draws up the voters� list must post it at the office of the commune/ward/township People’s Committee and public places of the electorate and at the same time announce the posting so that the people can check the voters� list.
Article 26.- When checking the voters’ list, if any mistake is detected therein, the people are entitled, within twenty days from the date the list is posted, to make an oral or written complaint, denunciation or petition about it to the agency that draws up the voters’ list. The agency that draws up the voters’ list must receive and write down in a book such complaint, denunciation or petition. Within three days from the date of receiving a complaint, denunciation or petition, the agency that draws up the voters’ list must settle it and inform the complainant, denouncer or petitioner of the settlement.
In cases where the complainant, denouncer or petitioner disagrees with the settlement by the voters’ list-making agency, he/she shall be entitled to appeal to the Court of the rural or urban district, town or city under the province. Within five days from the date of receiving the appeal, the Court must complete the settlement. The ruling of the Court is the final decision.
Article 27.- If, from the time the voters’ list is posted to the election day, any voter moves to another place and cannot vote at the place where his/her name has already been included in the voters’ list, he/she shall be entitled to ask for a certificate from the People’s Committee of the concerned commune, ward or township to so that he/she can have his/her name included in the voters’ list and vote in the new place. When issuing the certificate, the People’s Committee must immediately write down in the voters’ list next to the name of such voter "Vote elsewhere."
Chapter V
CANDIDACY AND CONSULTATION, NOMINATING CANDIDATES FOR THE NATIONAL ASSEMBLY ELECTION
Section 1. CANDIDACY AND CANDIDACY DOSSIERS
Article 28.- Citizens who stand for the National Assembly election (nominated and independent candidates) in accordance with the provisions of this Law must submit their candidacy dossiers not later than sixty days before the election day.
The candidacy dossier includes:
a/ An application for candidacy;
b/ A curriculum vitae certified by the agency, organization or unit where the he/she is working or by the People’s Committee of the ward, commune or township where he/she is residing;
c/ A summarized biography and three color photos in 4 cm x 6 cm size.
2. The candidates nominated by the political, socio-political or social organizations or the People’s Armed forces units or State agencies at the central level shall submit their dossiers to the Election Council.
The candidates nominated by the political, socio-political or social organizations, or the People’s Armed force units or State agencies at the local level and the independent candidates shall submit their dossiers to the Election Committee of the place where they stand for the election.
3. After receiving and considering the candidates’ dossiers, and seeing that they conform to the provisions of this Law, the Election Council shall transfer the summarized biographies of those nominated by the political, socio-political, social organizations, the People’s Armed Forces units and the State agencies at the central level to the Standing Board of the Vietnam Fatherland Front Central Committee; the Election Committees shall transfer the summarized biographies of those nominated by the political, socio-political, social organizations, the People’s Armed Forces and the State agencies at the local level and the summarized biographies of the independent candidates to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government to include them into the list for consultation.
Article 29.- The following persons shall not be entitled to stand for the National Assembly election:
1. The persons in the cases defined in Clause 1 Article 23 of this Law;
2. The persons who are being prosecuted for penal liability;
3. The persons who are serving penal sentences or decisions of the Court;
4. The persons who already served penal sentences or decisions of the Court but their convictions have not yet been wiped off;
5. The persons who are serving administrative sanctions through forced education at the commune, ward or township, at the educational establishments and medical treatment establishments or who are put on administrative probation.
If persons who have registered their names in the list of National Assembly candidates are, by the time the election starts, being prosecuted for penal liability, arrested in the acts of committing crimes or insane, the Election Council shall cross out their names from the lists of candidates for the National Assembly election.
Section 2. CONSULTATION AND NOMINATING CANDIDATES FOR NATIONAL ASSEMBLY ELECTION
Article 30.- Not later than seventy five days before the election day the first consultative conference at the central level shall be organized by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front with the participation of the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and representatives of the leading bodies of the member organizations of the Front.
The consultative conference shall agree on the proportions, composition and number of the people from the agencies, organizations and units at the central level to be elected as National Assembly deputies on the basis of the first proposition sent by the Standing Committee of the National Assembly, The representatives of the Election Council, the Standing Committee of the National Assembly and the Government shall be invited to attend this conference.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and results of this conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly and the Election Council.
Article 31.- Not later than seventy five days before the election day the first consultative conference of the province or the city directly under the Central Government shall be organized by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such province or city; the participants shall include members of the Standing Board of the Fatherland Front Committee and representatives of the leading bodies of the member organizations of the Front and representatives of the Standing Boards of the Fatherland Front Committees of the rural and urban districts, towns and cities under the province.
The consultative conference shall agree on the proportion, composition and number of the people of the local agencies, organizations and units to be elected as National Assembly deputies on the basis of the first proposition sent by the Standing Committee of the National Assembly, The representatives of the Election Committee, the Standing Board of the People’s Council and the People’s Committee shall be invited to attend this conference.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and results of this conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly, the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Election Committee.
Article 32.- On the basis of the first consultation results as prescribed in Articles 30 and 31 of this Law, not later than seventy days before the election day, the Standing Committee of the National Assembly shall make the second proposition on the proportion, composition and number of the people of the central and local agencies, organizations and units to be elected as National Assembly deputies.
Article 33.- On the basis of the second proposition by the Standing Committee of the National Assembly and the requisite qualifications of National Assembly deputies, the central and local agencies, organizations and units shall be assigned the number of their people to be nominated as candidates for the National Assembly election.
Article 34.- The nomination of candidates for the National Assembly election by the central agencies, organizations and units shall be conducted as follows:
1. The leading body of a political organization, socio-political or social organization shall propose its people to be candidates for the National Assembly election, gather comments from a conference of voters held in the working place(s) of such people. On the basis of these comments, the leading body of the organization shall organize a meeting of the expanded Executive Board or the expanded Presidium to discuss and nominate the people to stand for the National Assembly election;
2. The leading board of a State agency shall, in coordination with the Executive Committee of the agency’s Trade Union, propose its people to be National Assembly candidate(s), gather comments from a conference of voters held in the working place(s) of such people. On the basis of these comments, the leading board of the agency shall organize a conference with the participation of the leading officials of the agency, the Executive Committee of the Trade Union, representatives of the leading officials of the attached units to discuss and nominate the agency’s candidate(s) for the National Assembly election;
3. For a unit of the People’s Armed Forces, its command shall propose person(s) from the unit to be candidate(s) for the National Assembly election, gather comments from a conference of voters held in the working place of such person(s). On the basis of these comments, the command of the unit shall organize a conference with the participation of the leaders or commanders of the unit, the representative of the Executive Committee of the Trade Union (if any), the representatives of the soldiers of the immediate-lower commanding officers to discuss and nominate the person(s) of the unit to stand for the National Assembly election.
The conference of voters mentioned in this Article shall be conducted in accordance with the provisions of Article 39 of this Article
Article 35.- The nomination of the National Assembly candidates by the local agencies, organizations and units shall be conducted as follows:
1. The leading board of the political organization, socio-political or social organization shall propose its member(s) to be National Assembly candidate(s), gather comments from a conference of voters held in the place where such person(s) work. On the basis of these comments, the leading board of the organization shall organize a meeting of the expanded Executive Board to discuss and nominate the organization�s candidate(s) for the National Assembly election.
2. The leading board of a State agency shall, in coordination with the Executive Committee of the agency’s Trade Union, propose its people to be National Assembly candidate(s), to gather comments from a conference of voters held in the place where such people work. On the basis of these comments, the leading board of the agency shall organize a conference with the participation of the leading officials of the agency, the Executive Committee of the Trade Union, representatives of leading bodies of the attached units to discuss and nominate the agency’s candidate(s) for the National Assembly election;
3. For a unit of the People’s Armed Force, its command shall propose person(s) from the unit to be National Assembly candidate(s), gather comments from a conference of voters held in the place where such person(s) work. On the basis of these comments, the command of the unit shall organize a conference with the participation of the leaders or commanders of the unit, representatives of the Executive Committee of the Trade Union (if any), of the soldiers and commanders of the immediate lower units to discuss and nominate the person(s) of the unit to run for the National Assembly election.
The conference of voters mentioned in this Article shall be conducted in accordance with the provisions of Article 39 of this Law
Article 36.- The central agencies, organizations and units that nominate candidates for the National Assembly election shall send the minutes of the conferences of voters in the working place of such candidates and the minutes of the conferences of the leading boards of the agencies, organizations and units with the comments on the nominated persons to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front. The Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front shall register their names in the lists for consultation.
The local agencies, organizations and units that nominate candidates for the National Assembly election shall send the minutes of the conferences of voters in the working place of such candidates and the minutes of the conferences of the leading boards of the agencies, organizations and units with the comments on the nominated persons to the Standing Board of the Fatherland Front Committees of the provinces and the cities directly under the Central Government. The Standing Board of the Fatherland Front Committees shall register their names in the lists for consultation.
Article 37.- Not later than fifty five days before the election day, the second consultative conference at the central level shall be organized by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; the participating composition of the conference shall comply with the provisions of Article 30 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications of the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the central agencies, organizations and units as proposed the second time by the Standing Committee of the National Assembly, draw up a preliminary list of candidates for the National Assembly election and distribute it to the voters in the places of residence of the candidates for their comments.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and result of the conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly and the Election Council.
Article 38.- Not later than fifty five days before the election day, the second consultative conference in the province or city directly under the Central Government shall be organized by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such province or city; the composition of the Conference shall comply with the provisions of Article 31 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications of the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the local agencies, organizations and units as proposed the second time by the Standing Committee of the National Assembly, draw up a preliminary list of candidates for the National Assembly election and distribute it to the voters in the places of residence of the candidates for their comments; for independent candidates (if any) comments shall be also collected from voters in their working place(s).
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and results of the conference and shall be immediately sent to the Standing Committee of the National Assembly, the Election Council and the Election Committee.
Article 39.-
1. The conference of voters in a commune, ward or township organized in each rural village or hamlet, urban street group, mountainous hamlet, where the candidate(s) permanently resides, shall be convened and chaired jointly by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such village, ward or township and the People’s Committee of the same level.
The National Assembly candidates, representatives of their agencies, organizations and units shall be invited to attend this conference.
2. The conference of voters in a political, socio-political or social organization shall be convened and chaired by its leading board; the conference of voters in a State agency shall be convened and chaired jointly by the leading board and the Executive Committee of the Trade Union of the agency; The conference of voters in a People’s Armed Force unit is the conference of the military personnel convened and chaired by the command of the unit.
The National Assembly candidates shall be invited to attend this conference.
3. At the conferences defined in Clauses 1 and 2 of this Article, the voters shall make their comments on the basis of the requisite qualifications for National Assembly deputies and make a vote of confidence for the candidates by either a show of hands or secret ballots under the decision of the Conference.
The minutes of the conference of voters to collect comments on the persons nominated by central agencies, organizations and units shall be sent to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front. The minutes of the conference of voters to collect comments on the persons nominated by local agencies, organizations, and units and on the independent candidates shall be sent to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or city directly under the Central Government.
4. The organization of the conferences of voters defined in this Article shall be jointly guided by the Standing Committee of the National Assembly and the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.
Article 40.- The responsibility for verifying and answering the voters’ questions relating to the candidates is prescribed as follows:
1. For the questions relating to the candidate’s working place, the agency, organization or unit directly managing the candidate shall be responsible for verifying and making a written reply to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam fatherland Front, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
If the candidate is the head of the agency, organization or unit, the immediate higher agency shall be responsible for verifying and making a reply. If the agency, organization or unit does not have an immediate higher managing agency, the agency competent to decide the establishment of such agency, organization or unit shall be responsible for verifying and making a reply.
2. For the questions relating to the candidate’s living quarters, the agency, organization or unit nominating the candidate shall, in coordination with the People’s Committee of the commune, ward or township, verify and make a written reply to the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
3. For an independent candidate, the Election Committee shall, in coordination with the agency, organization or unit directly managing such candidate or the People�s Committee of the commune, ward or township where he/she resides, verify and make a written reply to the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
4. Not later than forty days before the election day, the verification and reply to the voters� questions relating to the candidates prescribed in this Article must be completed.
Article 41.- On the basis of the results of the second consultative as prescribed in Articles 37 and 38 of this Law, not later than forty days before the election day, the Standing Committee of the National Assembly shall make the third proposition on the proportion, composition and number of the persons of the central and local agencies, organizations and units to be elected as National Assembly deputies.
Article 42.- Not later than thirty five days before the election day the third consultative conference at the central level shall be organized by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; the participating composition of the conference is prescribed in Article 30 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications of the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the central agencies, organizations and units as proposed the third time by the Standing Committee of the National Assembly and the voters’ comments to select and draw up the official list of the National Assembly candidates.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and result of the conference.
Article 43.- Not later than thirty five days before the election day the third consultative conference in a province or city directly under the Central Government shall be organized by the Standing Board of the Fatherland Front Committee of such province or city; the participating composition of the conference shall comply with Article 31 of this Law.
The consultative conference shall, on the basis of the requisite qualifications for the National Assembly deputies, the proportion, composition and number of deputies to be elected from the local agencies, organizations and units as proposed the third time by the Standing Committee of the National Assembly and the voters’ comments, select and draw up the official list of the National Assembly candidates.
The minutes of the consultative conference must clearly state the composition and number of the participants, the process and result of the Conference.
Section 3. LIST OF CANDIDATES
Article 44.- Not later than thirty days before the election day, the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front shall send to the Election Council the report of the third consultative conference and the official list of National Assembly candidates nominated by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front.
Article 45.- Not later than thirty days before the election day, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of a province or city directly under the Central Government shall send to the Election Committee the report of the third consultative conference and the official list of National Assembly candidates nominated by the Fatherland Front Committee of such province or city.
Article 46.- On the basis of the official list of candidates nominated by the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Election Council shall send to each Election Committee a list of candidates in the locality.
Not later than twenty five days before the election day, the Election Council shall draw up and announce the list of candidates for each of the constituencies in the whole country according to the official list from the Standing Board of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and the Election Committee.
The list of candidates must clearly state their full names, birth dates, native places, places of residence, race, religion, educational level, expertise, profession, working position and places. The candidates’ names shall be arranged in the alphabetical order.
The number of candidates in the list for each constituency must be greater than the number of deputies to be elected therein.
Each candidate shall only have his/her name included in the list of candidates of one constituency.
Article 47.- Not later than twenty days before the election day, the Election Committee must post the list of candidates in the locality by decision of the Election Council.
Article 48.- A candidate must not be a member of the Election Board or Election Team in the agency, organization or unit that nominates him/her. If he/she is already selected as a member of the Election Board or Election Team in the agency, organization or unit that nominates him/her, the candidate must, from the date his/her name is registered in the official list of candidates, withdraw his/her name from the list of the persons of such election unit.
Article 49.-
1. From the date when the list of candidates is made public, citizens shall have the right to lodge complaints and denunciations about the candidates, complaints and petitions about errors in the listings of candidates with the Election Board, the Election Committee or the Election Council. The Election Board, the Election Committee or the Election Council shall write down and settle according to its competence such complaints, denunciations and petitions.
If the complainant, denouncer or petitioner disagrees with the settlement by the Election Board or the Election Committee, he/she shall be entitled to lodge a complaint to the Election Council. The decision of the Election Council shall be the final.
2. Within ten days before the election day, the Election Council, the Election Committees and the Election Boards shall stop considering and settling all complaints, denunciations and petitions relating to the candidates and the listings of candidates.
Section 4. ELECTION PROPAGANDA AND CAMPAIGNING
Article 50.- The Election Council shall direct the information and propaganda work and the campaigning for the election on the national scale; the Election Committees shall direct the implementation of the information and propaganda work as well as the campaigning for election in the localities.
Article 51.- State agencies, political, socio-political and social organizations, People�s Armed Force units and information and press agencies shall, within the scope of their tasks and powers, have to propagate for the election.
Article 52.- The persons on the list of candidates for the National Assembly election shall be entitled to electioneer through their meetings and contacts with the voters and the mass media so as to brief the voters on their plan for discharging the tasks of a National Assembly deputy once they are elected.
The Vietnam Fatherland Front shall arrange the candidates’ meetings and contacts with the voters for electioneering.
Article 53.- The electioneering shall be conducted in a democratic and equitable manner, in accordance with law while it must ensure social order and safety.
Chapter VI
ELECTORAL ORDER
Section 1. ELECTION DAY
Article 54.- The voting to elect National Assembly deputies shall take place on the same day throughout the country.
The election day must be a Sunday to be fixed by the National Assembly Standing Committee and announced not later than ninety days before the election day.
Article 55.-
Article 56.- Within ten days before the election day, the Election Team shall have to regularly notify the voters of the election day, the polling station and time through forms of posting, broadcasting and other information means available in the locality.
Section 2. VOTING PROCEDURE
Article 57.- The voting shall begin from seven am to seven p.m. Depending on the situation of each locality, the Election Team may decide to start the voting earlier but not before five am or to end later but not after ten p.m.
Prior to the voting, the Election Team must check the ballot box to the witness of voters.
Article 58.- Each voter shall have the right to cast only one ballot.
Voters shall cast their ballots by themselves, not be allowed to vote by mail, except for cases prescribed in Article 59 of this Law.
Article 59.-
Any voter who is unable to write his/her ballot may ask another person to do that for him/her but must cast the ballot by himself/herself; the person who helps in writing the ballot must keep secret the voter’s ballot; if, due to his/her disability, the voter is unable to cast ballot by himself/herself, he/she can ask another person to cast the ballot into the ballot box.
In cases where a voter is ill, old or disabled, being unable to go to the polling station, the Election Team shall bring an auxiliary ballot box and the ballot to his/her residence so that he/she can receive the ballot and cast it.
Article 60.- When a voter is writing a ballot, nobody, even persons of the Election Team, is allowed to come and see him/her; if the voter makes a writing error, he/she may ask the Election Team to change the ballot.
Article 61.- Everyone must abide by the rules of the polling station; is not allowed to campaign for the election at the polling station.
Article 62.- When the voting time is over but there are still voters at the polling station waiting to cast their ballots, only after these voters have cast their ballots, can the Election Team declare to close the voting.
Article 63.- On the election day, the voting must be continuous. If it is disrupted by an unexpected incident, the Election Team shall immediately seal the ballot box and documents directly relating to the election, promptly report it to the Election Board and at the same time take necessary measures to ensure the resumption of the voting.
Chapter VII
ELECTION RESULTS
Section 1. VOTE COUNT
Article 64.- The counting of votes must be conducted in the polling station immediately after the voting is over.
Before opening the ballot box, the Election Team must count, write a report on and seal the unused ballots and have to invite two voters who are not candidates to witness the vote count.
The candidates, the representatives of the agencies, organizations and units that nominate the candidates and/or the authorized persons shall have the right to witness the vote count and make complaints about it. Reporters of the press shall be allowed to witness the vote count.
Article 65.- The following votes shall be invalid:
1. Votes made on ballots which are not in the prescribed form distributed by the Election Team;
2. Votes made on ballots which do not bear the seal of the Election Team;
3. Votes which elect more candidates than the designated number of deputies to be elected in the constituency;
4. Votes which cross out all the names of candidates;
5. Votes which elect persons outside the list of candidates.
Article 66.- If a vote is in doubt about its validity, the head of the Election team shall show it so that the whole Team can settle.
The Election Team is not allowed to cross out or amend the names on the votes.
Article 67.- On-the-spot complaints about the vote count shall be received and settled by the Election Team which shall state the ways of settlement in its report.
If the Election Team fails to settle a complaint, it shall clearly state its opinion in the report on the complaint settlement and refer it to the Election Board.
Article 68.- After counting the votes, the Election Team must make a report on the vote counting result.
The report must clearly state:
- The total number of voters of the electorate;
- The number of voters who have cast their votes;
- The percentage of voters who have cast their votes against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The complaints received, the complaints already settled and ways of settlement, complaints referred to the Election Board.
The report shall be made in four copies, each affixed with the signatures of the Head and the Secretary of the Election Team and two voters who have been invited to witness the vote count. Not later than three days after the election day the report shall be sent to the Election Board and the Chairman of the People’s Council, the People’s Committee, the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the commune, ward or township.
Section 2. ELECTION RESULT AT THE CONSTITUENCY
Article 69.- After receiving the reports on the results of the vote counts from the Election Teams, the Election Board shall check these reports and draw up a report confirming the election result in its constituency.
The report shall clearly state:
- The number of National Assembly deputies determined for each constituency;
- The number of candidates;
- The total number of voters in the constituency;
- The number of voters who cast their votes;
- The percentage of voters who cast their ballots against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The list of elected candidates;
- The complaints settled by the Election Teams, complaints settled by the Election Board; and complaints referred to the Election Committee and the Election Council.
The report shall be made in five copies, each affixed with the signatures of the Head, Deputy Heads and the Secretary of the Board. Not later than five days after the election day, it shall be sent to the Election Council, the Election Committee, the Standing Board of the People�s Council, the People�s Committee and the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
Article 70.- Among the candidates to be elected in the constituency, those who poll more than half of the valid votes and more votes than others shall be elected. In cases where there are more than one candidate polling the same number of votes, the eldest shall be elected.
Section 3. ADDITIONAL ELECTION, RE-ELECTION
Article 71.- If, In the first election, the number of elected candidates is less than that designated by the Standing Committee of the National Assembly for the constituency, the Election Board of which must clearly state it in a report and promptly report it to the Election Committee which shall request the Election Council to consider and decide on an additional election in such constituency.
In case of an additional election, the election day shall be not later than twenty days after the first election. In the additional election, voters shall only choose from the candidates on the list of candidates who failed in the first election. The elected candidates shall be those who poll more than half of the valid votes and more votes than others. If even after the additional election but the number of elected candidates is still below than the designated number, there shall not be the second additional election.
Article 72.- If, in a constituency, the number of poll-goers is not more than half of the number of voters registered in the voters’ list, the Election Board shall clearly state it in a report and immediately report it to the Election Committee which shall request the Election Council to consider and decide a re-election in such constituency.
In case of a re-election, the election day shall be not later than fifteen days after the first election. In the re-election, voters shall choose from the candidates on the list of the first election candidates. If, in the re-election. the number of poll-goers is still not more than half of the number of voters registered in the list, no re-election shall be held for the second time.
Article 73.- The Election Council shall disregard by itself or at the proposal of the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front or the Election Committee the election result in a constituency where there have been violations of law and decide the re-election day in such constituency. In the re-election voters shall only choose from those on the list of the first election candidates.
Article 74.- An additional election or re-election shall be based on the list of voters drawn up in the first election and conducted in accordance with the provisions of this Law.
Section 4. SUMMING UP OF THE ELECTION
Article 75.- After receiving and checking the reports of the Election Boards on the election returns and the settlement of complaints (if any), the Election Committee shall make a report ascertaining the election returns in the locality.
The report must clearly state:
- The number of constituencies;
- The number of candidates;
- The total number of voters in the locality;
- The number of voters who have cast their votes;
- The percentage of voters who have cast their ballots against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The list of elected candidates;
- The complaints already settled by the Election Teams and Election Boards;
- The complaints already settled by the Election Committee;
- The important incidents and solutions thereto;
- The complaints, denunciations and petitions referred to the Election Council.
The report shall be made in five copies, each affixed with the signatures of the Chairman and the Secretary of the Election Committee.. Not later than seven days after the election day the report shall be sent to the Election Council, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, the Standing Board of the People’s Council, the People’s Committee, the Fatherland Front Committee of the province or the city directly under the Central Government.
Article 76.- After receiving and checking the Election Boards’ and the Election Committees’ reports ascertaining the election results and the settlement of complaints and denunciations (if any), the Election Council shall make a sum-up report on the nation-wide election.
The report must clearly state:
- The total number of the elected National Assembly deputies;
- The total number of candidates;
- The total number of voters;
- The total number of voters who have cast their votes;
- The percentage of voters who have cast their ballots against the total number of voters;
- The number of valid votes;
- The number of invalid votes;
- The number of votes for each candidate;
- The list of elected candidates;
- The complaints and denunciations settled by the Election Council;
- The important incidents and solutions thereto;
The report shall be made in five copies, each affixed with the signatures of the Chairman and the General Secretary of the Election Council.. Each copy of the report shall be sent to the Standing Committee of the National Assembly, the Government, and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front; one copy shall be submitted to the National Assembly new legislature and another used for filing.
Article 77.- the Election Council shall, on the basis of the sum-up report on the nation-wide election, make public the election returns and the list of the elected deputies of the National Assembly.
Section 5. SETTLEMENT OF COMPLAINTS ABOUT THE ELECTION RETURNS
Article 78.-
1. All complaints about the election returns must be sent to the Election Council within ten days from the date the Election Council announces the election result.
2. The Election Council shall have to consider and settle the complaints about the election result within thirty days from the date of receiving them.
The Election Council’s decision on the settlement of the complaints shall be the final.
Chapter VIII
BY-ELECTION
Article 79.- During a National Assembly’s term, if there is any vacancy of a National Assembly deputy in a constituency, the Standing Committee of the National Assembly may decide to hold a by-election to fill such vacancy in that constituency; No by-election shall be held if the remainder of the National Assembly�s term is less than two years.
Article 80.- The Standing Committee of the National Assembly shall establish a By-Election Committee composed of from five to seven persons, including a Chairman, Vice Chairmen, a Secretary and other members who are representatives of the Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front and a number of concerned agencies and organizations.
The Standing Committee of the National Assembly shall decide the date for the by-election and announce it not later than thirty days before such date.
Article 81.- Not later than fifteen days before the by-election date, the voters’ list drawn up by the People’s Committee of the concerned commune, ward or township must be announced.
Article 82.- Not later than twenty days before the by-election date, the Standing Board of the People’s Council of the concerned province or city directly under the Central Government shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up in each constituency a By-Election Board composed of from three to five persons, including a Head, a Deputy Head, a Secretary and other members who are representatives from the local administration and Fatherland Front Committee.
Article 83.- Not later than fifteen days before the by-election date, the Chairman of the People’s Council of the concerned commune, ward or township shall, after consulting the People’s Committee and the Standing Board of the Fatherland Front Committee of the same level, decide to set up in each electorate a By-Election Team composed of from five to seven persons, including a Head, a Deputy Head, a Secretary and other members who are representatives from the People’s Council, the People’s Committee and the Fatherland Front Committee in the locality.
Article 84.- The tasks and powers of the By-Election Committee, the By-Election Board and the By-Election Team shall comply with the relevant provisions on the Election Council, the Election Committee, the Election Board and the Election Team; the polling procedures, the electoral order and the ascertainment of the by-election returns shall comply with the corresponding provisions of this Law.
On the basis of the principles of this Law, the Standing Committee of the National Assembly shall, in coordination with the Presidium of the Central Committee of the Vietnam Fatherland Committee, provide for the consultation to nominate the National Assembly candidates for the by-election.
Article 85.- Not later than ten days before the by-election date the list of candidates for National Assembly candidates in the constituency where there is a vacancy of a deputy shall be made public.
Article 86.- Any complaints, denunciations and petitions about the by-election and the settlement thereof shall comply with the corresponding provisions of this Law.
Chapter IX
HANDLING OF VIOLATIONS
Article 87.- Any person who resorts to cheating, inducement or coercion to hinder the citizens� voting and standing for the National Assembly election; any person responsible for the electoral work who forges documents, commits fraudulence in the vote count or resort to other tricks to distort the election result shall, depending on the seriousness of the violation, be disciplined, subject to administrative sanctions or examined for penal liability.
Article 88.- Any person who obstructs or take revenge on the complainants and denouncers about the election shall, depending on the seriousness of the violation, be disciplined, subject to administrative sanctions or examined for penal liability.
Chapter X
IMPLEMENTATION PROVISIONS
Article 89.- This Law takes effect from the date of its promulgation.
This Law replaces the Law on Election of the National Assembly deputies passed by the National Assembly on April 15, 1992.
Article 90.- The Standing Committee of the National Assembly, the Government, the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front shall provide guidance for the implementation of this Law.
This Law was passed by the IXth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 11th session on April 15, 1997.
 

 
THE CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY




Nong Duc Manh
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Law 56-L/CTN DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất

Thông tư 06/2024/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về đăng kiểm viên tàu cá; công nhận cơ sở đăng kiểm tàu cá; bảo đảm an toàn kỹ thuật tàu cá, tàu kiểm ngư; đăng ký tàu cá, tàu công vụ thủy sản; xóa đăng ký tàu cá và đánh dấu tàu cá

Nông nghiệp-Lâm nghiệp