Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

thuộc tính Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT-BKH-BTC

Thông tư hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Cơ quan ban hành: Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/1998/TTLT-BKH-BTC
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư liên tịch
Người ký:Nguyễn Sinh Hùng; Trần Xuân Giá
Ngày ban hành:14/08/1998
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư liên tịch 06/1998/TTLT-BKH-BTC

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ - BỘ TÀI CHÍNH
SỐ 06/1998/TTLT-BKH-BTC NGÀY 14 THÁNG 8 NĂM 1998 HƯỚNG DẪN CƠ CHẾ QUẢN LÝ VỐN ĐỐI ỨNG CHO CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN
SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)

Căn cứ Điều 13 và Điều 14 Chương 3, Nghị định 87/CP ngày 5-8-1997 của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước và các căn bản hướng dẫn Luật Ngân sách Nhà nước.

Liên tịch Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế quản lý vốn đối ứng cho các chương trình, dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) như sau:

 

I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

1. Mục đích của việc quản lý và xây dựng kế hoạch về vốn đối ứng cho các chương trình, dự án có sử dụng nguồn vốn ODA (sau đây gọi tắt là chương trình, dự án ODA) là nhằm thực hiện đúng các cam kết giữa Chính phủ Việt Nam (sau đây gọi tắt là phía Việt Nam) với Chính phủ các nước, các tổ chức Quốc tế và liên Chính phủ (sau đây gọi tắt là phía nước ngoài) trong việc thực hiện các chương trình, dự án ODA.

2. Vốn đối ứng là phần vốn trong nước tham gia trong từng chương trình, dự án ODA được cam kết giữa phía Việt Nam và phía nước ngoài trên cơ sở hiệp định, văn kiện dự án, quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền.

Vốn đối ứng không áp dụng đối với các khoản vay nợ và viện trợ không hoàn lại mà trong hiệp định ký kết không quy định cụ thể phía Việt Nam đóng góp. Trong các trường hợp này, sẽ sử dụng tối đa nguồn vốn ngoài nước để thực hiện dự án. Một số dự án cần có vốn đầu tư trong nước đã ghi trong quyết định đầu tư sẽ được cân đối theo khả năng nguồn vốn trong kỳ kế hoạch hàng năm của Nhà nước giao các Bộ và Địa phương.

3. Tất cả các chương trình, dự án ODA có yêu cầu về vốn đối ứng nói ở điểm 2 mục I, hàng năm đều phải lập kế hoạch vốn đối ứng. Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổng hợp yêu cầu về vốn đối ứng của các chương trình, dự án do mình trực tiếp quản lý.

Thực hiện cam kết của các hiệp định đã ký, trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương cần bố trí đủ lượng vốn đối ứng.

Đối với các Bộ, ngành, vốn đối ứng được cân đối trong dự toán ngân sách hàng năm của bộ, ngành.

Về nguyên tắc, vốn đối ứng của chương trình, dự án thuộc cấp nào thì cấp đó xử lý trong ngân sách của mình. Trường hợp một số địa phương, vốn đối ứng phát sinh quá lớn, vượt khả năng cân đối thì trình Thủ tướng Chính phủ để xin hỗ trợ một phần.

4. Nguồn để bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA bao gồm:

- Nguồn vốn ngân sách cấp phát, bao gồm khoản chi sự nghiệp và khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung mà trong quyết định đầu tư đã quy định. Căn cứ vào quyết định đầu tư, một phần hoặc toàn bộ vốn đối ứng của chương trình, dự án ODA được sử dụng nguồn ngân sách cấp phát (theo 2 khoản chi ngân sách nói trên).

- Nguồn vốn tín dụng: Nhà nước ưu tiên dành một phần vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước cho các chủ đầu tư vay để làm vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA trên cơ sở các hợp đồng cho vay lại vốn của nước ngoài được ký kết giữa chủ đầu tư và Bộ Tài chính. Chủ đầu tư vay vốn tín dụng phải có trách nhiệm hoàn trả vốn vay (gốc và lãi) theo đúng hợp đồng vay. Bộ Tài chính chỉ bố trí vốn để bù chênh lệch lãi suất (giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay).

- Nguồn vốn tự huy động của các doanh nghiệp Nhà nước bao gồm khấu hao cơ bản tài sản cố định có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, lợi tức sau thuế, nguồn vay thương mại, huy động trong dân... để bố trí vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA mà trong quyết định đầu tư quy định chủ đầu tư phải tự cân đối nguồn vốn đối ứng.

- Nguồn vốn huy động từ các tầng lớp dân cư, kể cả sự đóng góp bằng công lao động để cân đối nguồn vốn đối ứng cho các chương trình, dự án ODA (các chương trình, dự án đầu tư thực hiện theo phương thực Nhà nước và nhân dân cùng làm).

 

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

 

1. Các chương trình, dự án ODA được cân đối vốn đối ứng là một bộ phận trong kế hoạch hàng năm do các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập.

Kế hoạch vốn đối ứng phải được lập cùng với kế hoạch giải ngân vốn nước ngoài của các chương trình, dự án ODA. Vào tháng 7 hàng năm các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đánh giá khả năng giải ngân vốn nước ngoài, thực hiện vốn đối ứng cả năm và lập kế hoạch vốn đối ứng cho từng chương trình, dự án ODA cho kế hoạch năm sau, báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư , Bộ Tài chính.

Kế hoạch vốn đối ứng phải bảo đảm tiến độ đã cam kết với phía nước ngoài, đồng thời phải phù hợp với tình hình và khả năng thực tế triển khai.

Toàn bộ nhu cầu về vốn đối ứng từ nguồn ngân sách phải được sắp xếp trong dự toán ngân sách theo đúng trình tự lập và quyết định ngân sách Nhà nước quy định tại Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn Luật.

2. Điều kiện xem xét để cân đối vốn đối ứng bằng nguồn vốn đầu tư XDCB tập trung của Ngân sách Nhà nước:

- Các chương trình, dự án ODA được ký kết và có hiệu lực trước tháng 7 của năm đang thực hiện sẽ được đưa vào danh mục các dự án của năm kế hoạch tiếp theo.

Khối lượng, tiến độ thực hiện các công việc ghi trong các chương trình, dự án đã được ký kết hoặc khối lượng, tiến độ đã được điều chỉnh theo thoả thuận với bên nước ngoài là một trong những căn cứ để xem xét cân đối vốn đối ứng từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của ngân sách Nhà nước.

- Các chương trình, dự án ODA được cân đối vốn đối ứng là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung phải bảo đảm đầy đủ các thủ tục phù hợp với những quy định trong Nghị định 42/CP và 43/CP ngày 16 tháng 7 năm 1996 và Nghị định 92/CP và 93/CP ngày 23 tháng 8 năm 1997 của Chính phủ cũng như các văn bản hướng dẫn khác ban hành kèm theo các Nghị định này.

3. Kế hoạch vốn đối ứng phải phân bổ cụ thể theo từng loại nguồn vốn: nguồn vốn ngân sách chi sự nghiệp, vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do ngân sách cấp phát, vốn vay tín dụng theo kế hoạch Nhà nước, vốn huy động của các doanh nghiệp Nhà nước, vốn vay từ các nguồn khác, vốn huy động sự đóng góp của các tầng lớp dân cư (kể cả huy động công lao động). Kế hoạch vốn đối ứng lập theo biểu mẫu ban hành kèm theo thông tư này

4. Nguồn vốn đối ứng được sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung do ngân sách cấp pháp phải được thể hiện trong kế hoạch đầu tư xây dựng tập trung hàng năm theo từng chương trình, dự án ODA phù hợp với quyết định đầu tư và dự toán được duyệt.

5. Kế hoạch vốn đối ứng được giao cùng với các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm và là một bộ phận trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm của các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Căn cứ vào kế hoạch được giao, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao kế hoạch đến các chủ đầu tư.

Để bảo đảm cam kết về vốn đối ứng, cần ưu tiên bố trí đầy đủ và kịp thời vốn đối ứng trong kế hoạch ngân sách hàng năm cho các chương trình, dự án thuộc diện được sử dụng vốn ngân sách Nhà nước trước khi bố trí cho các nhiệm vụ chi khác.

6. Thực hiện quản lý Nhà nước nguồn vốn đối ứng theo cơ chế tài chính hiện hành. Các chủ dự án có trách nhiệm sử dụng nguồn vốn đối ứng đúng mục đích và có hiệu quả.

Các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khi giao kế hoạch cho các đơn vị trực thuộc phải giao đúng tên chương trình, dự án và theo quy định của luật ngân sách Nhà nước.

7. Sau khi nhận được kế hoạch, các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai và đăng ký kế hoạch với các cơ quan tài chính và kế hoạch có liên quan.

Căn cứ vào tính chất của vốn đối ứng (vốn đầu tư xây dựng cơ bản hay vốn sự nghiệp), Sở Tài chính - Vật giá hoặc Cục Đầu tư phát triển thông báo kế hoạch cấp phát vốn cho các chủ dự án.

8. Việc cấp phát vốn đối ứng thực hiện theo chế độ cấp phát hiện hành (vốn đầu tư theo chế độ cấp phát đầu tư, vốn sự nghiệp theo chế độ cấp phát kinh phí sự nghiệp).

- Việc cấp phát vốn đối ứng cả chi xây dựng cơ bản và chi hành chính sự nghiệp phải căn cứ vào tiến độ giải ngân của từng dự án, thanh toán vốn đối ứng dựa trên cơ sở khối lượng đã được thực hiện và theo tiến độ giải ngân của dự án. Trường hợp được cấp tạm ứng phải căn cứ theo quy định cụ thể trong hợp đồng giữa chủ dự án và nhà thầu.

- Hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, chín tháng và cả năm các chủ dự án có trách nhiệm báo cáo toàn diện về tình hình triển khai thực hiện dự án; các Bộ, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp và báo cáo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.

9. Về quyết toán:

Vốn đối ứng của các chương trình, dự án được tổng hợp vào quyết toán ngân sách hàng năm của các cơ quan trung ương và địa phương theo các quy định hiện hành.

Khi chương trình, dự án hoàn thành, vốn đối ứng được tổng hợp trong quyết toán của từng chương trình, dự án.

 

III. ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH.

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ban hành. Những quy định trước đây trái với thông tư này không còn hiệu lực thi hành. Trong quá trình thực hiện, có những vấn đề phát sinh, đề nghị phản ánh về Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính để nghiên cứu, bổ sung.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


PHỤ LỤC SỐ 1

Bộ, Tổng cục, Tỉnh, thành phố:..................

KẾ HOẠCH VỐN ĐỐI ỨNG NĂM.........

Áp dụng đối với chương trình, dự án ODA

Phụ lục kèm theo Thông tư số 06/1998/TTLT-BKH-BTC ngày 14 tháng 8 năm 1998

 

STT

 

 

Tổng mức vốn được phê duyệt

Ngày Hiệp định có hiệu lực (hoặc ngày ký Hiệp định)

 

Đã thực hiện đến hết năm 199...

 

Kế hoạch năm 199...

 

 

Vốn ngoài nước (Tr.USD)

Vốn trong nước
(Tr.VNĐ)

 

Vốn ngoài nước (Tr.USD)

Vốn trong nước (Tr.VNĐ)

Riêng năm 199...

Vốn ngoài nước (Tr.USD)

 

Vốn trong nước (Tr.VNĐ)

 

 

 

 

 

 

 

Vốn ngoài nước (Tr.USD)

Vốn trong nước (Tr.VNĐ)

 

Tổng số

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ngân sách Nhà nước

Tín dụng Nhà nước

DNNN tự huy động

Nguồn khác

 

Tổng số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Danh mục dự án)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
THE MINISTRY OF FINANCE
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
----------
No. 06/1998/TTLT/BKH-BTC
Hanoi, August 14, 1998
 
JOINT CIRCULAR
GUIDING THE MANAGEMENT OF RECIPROCAL CAPITAL FOR ODA-FUNDED PROGRAMS AND/OR PROJECTS
Pursuant to Articles 13 and 14, Chapter III of Decree No. 87-CP of August 5, 1997 of the Government promulgating the Regulation on the Management and Use of Official Development Assistance (ODA);
Pursuant to the Law on the State Budget and legal documents guiding the implementation thereof;
The Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance hereby jointly provide guidance on the management of reciprocal capital for programs and/or projects funded by official development assistance (ODA) capital sources as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1. The management and planning of reciprocal capital for programs and/or projects using ODA capital sources (hereafter referred to as ODA programs and/or projects for short) are aimed to materialize the commitments between the Vietnamese Government (hereafter referred to as the Vietnamese party for short) and the governments of foreign countries, international organizations and inter-governmental organizations (hereafter referred to as the foreign party for short) in the implementation of ODA programs and/or projects.
2. Reciprocal capital means the domestic capital contributed to a specific ODA program or project as committed between the Vietnamese party and the foreign party, on the basis of investment agreements, project-related documents and/or decisions issued by the competent agencies.
The reciprocal capital shall not apply to loans and non-refundable aids, which is not specified in the relevant agreement, for contribution by the Vietnamese party. In such cases, foreign capital sources shall be made the fullest use of for the implementation of projects. For a number of projects requiring domestic investment capital as stated in their investment decisions, balances shall be made periodically according to the capital resources in the annual plans assigned by the State to the ministries and localities.
3. All ODA programs and/or projects that require reciprocal capital as mentioned in Point 2, Item I shall annually have to work out the reciprocal capital plans. The ministries, the agencies attached to the Government, the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to sum up the reciprocal capital requirements of the programs and/or projects under their direct management.
In order to fulfill the commitments in the already concluded agreements, sufficient amount of reciprocal capital shall be arranged in the annual local budget estimates.
For the ministries and branches, the reciprocal capital shall be balanced in their respective annual budget estimates.
In principle, the reciprocal capital for ODA programs and/or projects managed by any levels, such levels shall arrange it in their respective budgets. For some localities where reciprocal capital amounts are too large, going beyond their balancing capability, they shall have to report thereon to the Prime Minister for partial support.
4. Sources of reciprocal capital for ODA programs and/or projects shall include:
- State budget capital, covering non-business expenditures and concentrated capital construction expenditures, which have already been prescribed in the investment decisions. Based on the investment decisions, a part or the whole of reciprocal capital of ODA programs or projects may be allocated by the State budget (according to the two above-mentioned budget expenditures).
- Credit capital sources: The State shall spare part of the credit capital under the State plans as loans to investors for their reciprocal capital to ODA programs and/or projects, based on the foreign-capital sub-lending contracts signed between the investors and the Ministry of Finance. Investors who borrow credit capital shall have to repay it (both principal and interests) in strict compliance with the lending contracts. The Ministry of Finance shall allocate capital only to make up for the difference of interest rates (between the borrowing interest rate and the lending interest rate).
- Self-mobilized capital of State enterprises, including the capital depreciation of immovable assets bought by the State budget, the after-tax profits, the commercial loans, the capital mobilized from the population, etc., so as to arrange reciprocal capital for ODA programs and/or projects, which must be balanced by investors themselves as prescribed in the investment decisions.
- Capital sources mobilized from people of different strata, including labor contributions, for balancing reciprocal capital for ODA programs and/or projects (regarding the investment programs and/or projects to be implemented jointly by the people and the State).
II. SPECIFIC PROVISIONS
1. ODA programs and/or projects with reciprocal capital to be balanced shall be included in the annual plans elaborated by the ministries, the agencies attached to the Government and the People's Committees of the provinces and centrally-run cities.
A reciprocal capital plan must be mapped out simultaneously with the foreign capital disbursement plan for ODA programs and/or projects. By July annually, the ministries, the agencies attached to the Government and the provinces and centrally-run cities shall assess the capability of disbursing foreign capital, review the implementation of the yearly reciprocal capital plan and work out the reciprocal capital plan for each ODA program or project in the following year's plan, then report them to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance.
A reciprocal capital plan must ensure the time schedule pledged with the foreign party and at the same time fit the situation and the actual implementation capability.
All demands for State budget reciprocal capital must be included in the budget estimates according to the order of drafting and deciding the State budget provided for in the Law on the State Budget and the sub-law guiding documents.
2. Conditions for the reciprocal capital to be balanced with State budget's investment capital for concentrated capital construction:
- ODA programs and/or projects which have been signed and become effective before July of the current year and shall be included in a list of projects of the following plan year.
The volume and implementation tempo of work stated in the signed programs and/or projects or the volume and implementation tempo of work already adjusted as agreed upon with the foreign party shall serve as one of the bases for considering the balancing of reciprocal capital with the State budget's investment capital for concentrated capital construction.
- ODA programs and/or projects with balanced reciprocal capital originated from investment capital for concentrated capital construction shall have to fully comply with the procedures stipulated in Decree No.42-CP and Decree No.43-CP of July 16, 1996; Decree No.92/CP and Decree No.93/CP of August 23, 1997 of the Government as well as other guiding documents issued together with the said Decrees.
3. A reciprocal capital plan must detail the allocation of capital according to its sources: budget capital for non-business expenditures, budget-allocated investment capital for concentrated capital construction, credit capital under the State plans, capital mobilized by State enterprises, capital borrowed from other sources and capital mobilized from people of different strata (including the labor mobilization). The reciprocal capital plan must be made according to the set form.
4. The reciprocal capital being State budget's investment capital for concentrated capital construction must be stated in the annual plan on investment in the concentrated capital construction according to each ODA program or project and compatiable with the investment decision and the ratified estimate.
5. The reciprocal capital plans shall be assigned together with the annual plan norms and constitute part of the annual State budget estimates of the ministries, the agencies attached to the Government as well as the People's Committees of the provinces and centrally-run cities. Basing themselves on the assigned plans, the ministries, the agencies attached to the Government as well as the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall re-assign the plans to the investors.
In order to fulfill the reciprocal capital commitments, priority should be given to the full and prompt arrangement of reciprocal capital into the annual budget plan for programs and/or projects which are entitled to the State budget capital before arranging other expenditures.
6. To exercise the State management over reciprocal capital sources according to the current financial mechanism. The project owners shall have to use reciprocal capital sources efficiently and for the right purposes.
The ministries, the agencies attached to the Government as well as the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall, when assigning plans to their attached units, have to assign the right names of the programs and/or projects in accordance with the provisions of the Law on the State Budget.
7. After acknowledging the assigned plans, the ministries, the agencies attached to the Government as well as the People's Committees of the provinces and centrally-run cities shall implement the plans and register them with the related financial and planning agencies.
Basing themselves on the nature of the reciprocal capital (being the investment capital for capital construction or non-business capital), the provincial/municipal Finance-Pricing Departments or Investment & Development Departments shall notify the project owners of the capital allocation plans.
8. The allocation of reciprocal capital shall comply with the current regulations on capital allocation (the regulations on the allocation of investment capital and the regulations on the allocation of non-business expenditures shall apply to the investment capital and non-business capital respectively).
- The allocation of reciprocal capital for both capital construction expenditures and non-business administrative expenditures must be based on the capital disbursement tempo of each project while the payment of reciprocal capital shall be based on the completed work volume as well as the capital disbursement tempo of the project. In case of the temporary advance allocation, it is necessary to base oneself on the detailed provisions of the contracts between the project owners and the contractors.
- Once every month, quarter, 6 months, 9 months and every year, the project owners shall have to make comprehensive reports on the project implementation; and the ministries, the agencies attached to the Government as well as the provinces and centrally-run cities shall sum them up and report to the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance and the General Department of Statistics.
9. On final settlement:
The reciprocal capital of the programs and/or projects shall be summed up into the annual budget final settlement of the central-level agencies and localities in accordance with the current regulations.
Upon the completion of each program or project, the reciprocal capital must be summed up in the final settlement report of such program or project.
III. IMPLEMENTATION PROVISION
This Circular takes effect 15 days after its promulgation. The earlier provisions contrary to this Circular shall cease to be effective. In the course of its implementation, any arising problem should be reported to the Ministry of Planning and Investment and the Ministry of Finance for study and supplements.
 

THE MINISTRY OF PLANNING AND INVESTMENT
MINISTER




Tran Xuan Gia
THE MINISTRY OF FINANCE
MINISTER




Nguyen Sinh Hung

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Joint Circular 06/1998/TTLT-BKH-BTC DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất