Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc hướng dẫn thi hành Quyết định 85/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ

thuộc tính Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ

Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ của Tổng cục Bưu điện về việc hướng dẫn thi hành Quyết định 85/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ
Cơ quan ban hành: Tổng cục Bưu điện
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:04/1999/TT-TCBĐ
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Thông tư
Người ký:Mai Liêm Trực
Ngày ban hành:01/10/1999
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Thông tư 04/1999/TT-TCBĐ

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THÔNG TƯ

CỦA TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN SỐ 04/1999/TT-TCBĐ
NGÀY 1 THÁNG 10 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THI HÀNH
QUYẾT ĐỊNH SỐ 85/1998/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
CỦA VIỆT NAM CHO CÁC NGHIỆP VỤ

 

Ngày 16/4/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 85/1998/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ. Tổng cục Bưu điện hướng dẫn thực hiện Quyết định trên như sau:

 

I. QUY ĐỊNH CHUNG

 

1.1. Mọi tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tại Việt Nam khi sử dụng, sản xuất và nhập khẩu các thiết bị có bức xạ vô tuyến điện trên lãnh thổ Việt Nam (sau đây gọi chung là "đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện") đều phải tuân theo Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.

Các quy hoạch khác của các Bộ, Ngành, Uỷ ban nhân dân có liên quan đến việc sử dụng phổ tần số vô tuyến điện đều phải phù hợp với Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ và phải có ý kiến của Tổng cục Bưu điện trước khi trình Chính phủ.

1.2. Tổng cục Bưu điện ban hành các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm sử dụng tần số vô tuyến điện và quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ đối với các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện thuộc khối dân sự.

Bộ Công an và Bộ Quốc phòng quản lý, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch cho các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện với mục đích An ninh, Quốc phòng trên cơ sở các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy phạm sử dụng tần số vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện ban hành.

1.3. Các thuật ngữ trong thông tư này được hiểu như sau:

1.3.1. Sóng vô tuyến điện là các sóng điện từ có tần số thấp hơn 3000 GHz truyền lan trong không gian không có dẫn sóng nhân tạo.

1.3.2. Bức xạ vô tuyến điện là luồng năng lượng ở dạng sóng vô tuyến điện phát ra từ bất kỳ nguồn nào.

1.3.3. Phát xạ vô tuyến điện là bức xạ vô tuyến điện của một đài phát vô tuyến điện.

1.3.4. Phát xạ giả là phát xạ không cố ý trên một hay nhiều tần số nằm ngoài độ rộng băng tần cần thiết và có thể giảm mức phát xạ ấy mà không làm ảnh hưởng tới việc truyền dẫn thông tin.

1.3.5. Phổ tần số vô tuyến điện là dãy các tần số của bức xạ vô tuyến điện.

1.3.6. Thiết bị có bức xạ vô tuyến điện (sau đây gọi là thiết bị vô tuyến điện) là các thiết bị mà khi hoạt động có tạo ra sóng vô tuyến điện, bao gồm:

- Thiết bị thông tin vô tuyến điện;

- Thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện trong công nghiệp, khoa học, y tế;

- Thiết bị có bức xạ sóng vô tuyến điện ngoài ý muốn, gây nhiễu có hại cho thông tin vô tuyến điện.

 

II. NHỮNG HƯỚNG DẪN CỤ THỂ

 

2.1. Sử dụng Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện cho các nghiệp vụ:

2.1.1. Các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện khi lập kế hoạch trang bị, nhập khẩu, sản xuất, sử dụng thiết bị vô tuyến điện và các cơ quan quản lý tần số vô tuyến điện khi ấn định tần số phải căn cứ vào bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ.

2.1.2. Cách sử dụng Bảng:

2.1.2.1. Hướng dẫn chi tiết việc sử dụng Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ được trình bày trong bản Quy hoạch kèm theo Quyết định 85/1998/QĐ-TTg.

- Các chủ thích trong Bảng phân chia phổ tần số quy định chi tiết việc sử dụng từng băng tần.

- Các chú thích liên quan đến một số nước ở cột "Phân chia của Việt Nam" để xem xét khả năng phải phối hợp tần số với các nước đó.

2.1.2.2. Bảng phân chia phổ tần số vô tuyến điện của Việt Nam cho các nghiệp vụ dạng biểu đồ giúp đánh giá tổng quát toàn bộ dải tần số được quy hoạch.

Biểu đồ gồm 8 dòng, mỗi dòng thể hiện một dải tần, từ dải VLF đến giải EHF.

Dải VLF gồm các tần số trên 3 đến 30 kHz (bước sóng từ 100 km đến 10 km);

---- LF----------------------- 30 ---- 300 kHz (----------------10 km--------1km);

---- MF ---------------------- 300 --- 3000 kHz (--------------- 1 km -----100 m);

---- HF ----------------------- 3 ----- 30 MHz (--------------100 m ------- 10 m);

---- VHF -------------------- 30 ---- 300 MHz (-------------- 10 m -------- 1 m);

---- UHF ------------------- 300 --- 3000 MHz (------------- 10 dm ------- 1 dm);

---- SHF -------------------- 3 ----- 30 GHz (-------------- 10 cm ------- 1 cm);

---- EHF -------------------- 30 ---- 300 GHz (------------- 10 mm ------ 1 mm);

Mỗi giải tần số được chia thành từng đoạn băng tần số nhỏ hơn, các đoạn băng tần nhỏ này được phân bổ cho các nghiệp vụ được phép khai thác, thể hiện bằng các ô màu trong băng đó. Mỗi nghiệp vụ được thể hiện bằng một màu.

2.2. Quy định về sử dụng tần số trong các băng tần:

2.2.1. Nghiêm cấm sử dụng các tần số dành riêng cho thông tin an toàn, cứu nạn vào các mục đích khác hoặc gây nhiễu có hại cho các tần số đó. Các tần số thông tin an toàn, cứu nạn quốc tế được liệt kê ở phụ lục 1.

2.2.2. Nguyên tắc chung để sử dụng tần số trong các băng tần có nhiều nghiệp vụ cùng loại (cùng là nghiệp vụ chính hoặc cùng là nghiệp vụ phụ) như sau:

a. Các nghiệp vụ cùng loại có quyền ưu tiên ngang nhau;

b. Quyền sử dụng tần số vô tuyến điện được ưu tiên cho đối tượng sử dụng tần số đăng ký và được cấp phép sử dụng tần số trước.

2.2.3. Không áp dụng nguyên tắc ghi ở điểm b, mục 2.2.2 đối với những băng tần mà việc sử dụng phải tuân theo các chính sách của Nhà nước trong từng giai đoạn, bao gồm các băng tần dành cho dịch vụ viễn thông công cộng, dành cho mục đích an ninh, quốc phòng, giữ trước cho công nghệ mới.

Tổng cục Bưu điện có trách nhiệm công bố các băng tần nói trên.

2.2.4. Việc sử dụng tần số vô tuyến điện phải tuân theo các tiêu chuẩn và định mức về tần số vô tuyến điện do Tổng cục Bưu điện ban hành.

2.3. Các quy định chuyển đổi từ hiện trạng sang Quy hoạch;

2.3.1. Kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, nghiêm cấm ký kết các hợp đồng nhập khẩu thiết bị vô tuyến điện làm việc sai nghiệp vụ so với quy hoạch. Các thiết bị vô tuyến điện làm việc sai nghiệp vụ được nhập khẩu theo các hợp đồng đã ký trước đó sẽ phải chuyển đổi theo quy định tại mục 2.3.3 của Thông tư.

2.3.2. Trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện có trách nhiệm lập danh sách các thiết bị đang hoạt động sai với nghiệp vụ theo mẫu ở phụ lục 2 và gửi về:

Cục tần số vô tuyến điện - 18 Nguyễn Du Hà Nội.

2.3.3. Biện pháp và thời hạn chuyển đổi:

2.3.3.1. Đối với các thiết bị làm việc ở tần số không đúng với nghiệp vụ theo Quy hoạch:

a/ Trường hợp thiết bị có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số đúng với nghiệp vụ theo Quy hoạch và không cần kinh phí điều chỉnh tần số: Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải chuyển ngay sang khai thác ở tần số đúng nghiệp vụ theo quy định của Tổng cục Bưu điện.

b/ Trường hợp thiết bị không có khả năng điều chỉnh về làm việc ở tần số đúng với nghiệp vụ theo Quy hoạch hoặc các thiết bị có khả năng điều chỉnh tần số nhưng cần có kinh phí để điều chỉnh tần số:

- Ở các băng tần có mật độ sử dụng tần số thấp, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện được phép khai thác đến hết thời gian khấu hao thiết bị, nhưng không quá năm 2005, hoặc cho đến khi Tổng cục Bưu điện yêu cầu ngừng khai thác vì lý do can nhiễu.

Thời hạn khấu hao thiết bị tính theo quy định của Bộ Tài chính. Việc thay thế thiết bị vì hỏng hoặc mở rộng mạng không làm thay đổi thời gian khấu hao thiết bị.

- Ở các băng tần có mật độ sử dụng tần số cao, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải thay thế các thiết bị cũ bằng các thiết bị có tần số làm việc đúng nghiệp vụ theo hướng dẫn của Tổng cục Bưu điện. Nếu muốn tiếp tục khai thác thiết bị cũ thì phải chuyển đến các địa phương có mật độ sử dụng tần số thấp, với sự đồng ý của Tổng cục Bưu điện. Trong các trường hợp nói trên, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện sai nghiệp vụ phải chịu kinh phí chuyển đổi thiết bị.

2.3.3.2. Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện có các thiết bị làm việc trong băng tần được quy định ở mục 2.2.3:

 

Nếu thuộc diện được Tổng cục Bưu điện cho phép khai thác trong các băng tần đó thì phải sắp xếp, chuyển đổi thiết bị để khai thác phù hợp với các đoạn băng tần được ấn định.

- Nếu không thuộc diện được Tổng cục Bưu điện cho phép khai thác trong các băng tần đó thì trong thời hạn 5 năm kể từ ngày thông báo, phải chuyển đổi thiết bị sang khai thác ở băng tần khác do Tổng cục Bưu điện quy định.

Trường hợp đối tượng khác muốn sử dụng băng tần nói trên và có yêu cầu việc chuyển đổi sớm hơn thời hạn 5 năm kể từ ngày thông báo thì phải chịu kinh phí chuyển đổi không vượt quá giá trị còn lại sau khi trừ khấu hao thiết bị.

2.3.3.3. Đối với các thiết bị đang khai thác ở tần số đúng quy định, vì lý do an ninh, quốc phòng, phải chuyển đổi trước thời hạn 5 năm kể từ ngày thông báo thì kinh phí chuyển đổi sẽ được xem xét tuỳ trường hợp cụ thể theo thoả thuận giữa các bên liên quan hoặc Tổng cục Bưu điện sẽ cùng các cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan xem xét giải quyết theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

2.3.4. Đối với các tàu thuyền khai thác nguồn lợi trên biển sử dụng thiết bị vô tuyến điện có tần số làm việc không thuộc các băng tần được phân chia cho nghiệp vụ lưu động hàng hải, được phép khai thác ở các băng tần theo quy định trong phụ lục 3.

2.3.5. Các thiết bị vô tuyến điện phải có mức phát xạ giả không lớn hơn mức cực đại cho phép quy định trong phụ lục 4.

2.3.6. Khi cần thiết, theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điện, các đối tượng sử dụng các thiết bị vô tuyến điện có trách nhiệm cung cấp thông số về phát xạ giả của thiết bị và chịu sự kiểm tra của Tổng cục Bưu điện về các thông số đó.

Trong trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của Tổng cục Bưu điện, đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải có biện pháp để đạt mức phát xạ giả nhỏ hơn mức đã chỉ ra ở phụ lục 4.

2.4. Quy định về phối hợp tần số:

2.4.1. Phối hợp tần số trong nước:

2.4.1.1. Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quản lý các băng tần dành riêng cho Dân sự, An ninh, Quốc phòng, đảm bảo các đối tượng mà mình quản lý sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các băng tần số đó và không dùng các tần số thuộc các băng tần dành riêng cho khối khác.

2.4.1.2. Trường hợp có nhu cầu sử dụng tần số trong các băng tần dành riêng của khối khác thì phải được sự đồng ý của khối đó.

2.4.1.3. Việc điều chỉnh băng tần giữa các khối do Tổng cục Bưu điện, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng thoả thuận.

2.4.2. Phối hợp tần số tại khu vực biên giới quốc gia: Tổng cục Bưu điện là đại diện có thẩm quyền của Việt Nam trong việc phối hợp tần số với các nước láng giềng tại khu vực biên giới. Các đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quản lý, thông qua các cơ quan chức năng, cung cấp cho Cục Tần số Vô tuyến điện (Tổng cục Bưu điện) các số liệu cần thiết theo quy định để làm thủ tục phối hợp tần số tại khu vực biên giới.

2.4.3. Đăng ký tần số quốc tế: Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện phải tiến hành đăng ký tần số quốc tế trong các trường hợp sau đây:

- Việc sử dụng tần số có khả năng gây nhiễu có hại cho bất kỳ nghiệp vụ nào của nước ngoài;

- Tần số được sử dụng cho thông tin vô tuyến quốc tế;

- Muốn giành được sự ghi nhận của quốc tế trong việc sử dụng tần số.

Việc đăng ký tần số quốc tế thực hiện theo Thông tư hướng dẫn thi hành Nghị định 109/1997/NĐ-CP ngày 12/11/1997 của Chính phủ về Bưu chính, Viễn thông đối với công tác quản lý và cấp phép sử dụng tần số, thiết bị phát sóng vô tuyến điện.

2.5. Điều chỉnh quy hoạch:

2.5.1. Việc điều chỉnh Quy hoạch theo các quyết định của Liên minh viễn thông quốc tế, các Hội nghi vô tuyến thế giới, các Hội nghị vô tuyến khu vực, các chính sách phát triển viễn thông của quốc gia do Tổng cục Bưu điện thực hiện.

2.5.2. Đối với các điều chỉnh có thể làm thay đổi đến kế hoạch và đầu tư đã được Chính phủ phê duyệt, Tổng cục Bưu điện sẽ trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên cơ sở thẩm định của Uỷ ban Tần số vô tuyến điện.

2.5.3. Các sửa đổi và bổ sung Quy hoạch, sau khi được các cấp có thẩm quyền phê duyệt, là một phần của Quy hoạch.

2.6. Quy định xử phạt:

Mọi hình thức vi phạm hành chính trong quản lý, sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện và các mức xử phạt thi hành theo các Điều 14, 15 - Mục 3 - Chương II - Nghị định 79/CP ngày 19/6/1997 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông và tần số vô tuyến điện.

 

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

 

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Những quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh kịp thời với Tổng cục Bưu điện để được hướng dẫn.

Địa chỉ liên hệ: Cục Tần số vô tuyến điện - Tổng cục Bưu điện, 18 - Nguyễn Du - Hà Nội. Điện thoại: 8226908. Fax: 8226910.

 

 


PHỤ LỤC 1

 

CÁC TẦN SỐ VÀ BĂNG TẦN DÀNH RIÊNG CHO
THÔNG TIN AN TOÀN VÀ CỨU NẠN QUỐC TẾ

 

 

490 kHz 6314 kHz 121,5 MHz

500 kHz 8291 kHz 123,1 MHz

518 kHz 8364 kHz 156,3 MHz

2174,5kHz 8376,5 kHz 156,525 MHz

2182 kHz 8414,5 kHz 156,650 MHz

2187,5 kHz 8416,5 kHz 156,8 MHz

2173,5 -2190,5 kHz 12.290 kHz 243 MHz

3023 kHz 12.520 kHz 406 - 406,1 MHz

4125 kHz 12.577 kHz 1530 - 1544 MHz

4177,5 kHz 12.579 kHz 1544 - 1545 MHz

4207,5 kHz 16.420 kHz 1626,5 - 1645,5 MHz

4209,5 kHz 16.695 kHz 1645,5 - 1646,5 MHz

4210 kHz 16.804,5 kHz 9200 -9500 MHz

5680 kHz 16.806,5 kHz

6215 kHz 19.680,5 kHz

6268 kHz 22.376 kHz

6312 kHz 26.100,5 kHz

 

Các tần số được liệt kê trên đây đều là tần số sóng mang.

 

 


PHỤ LỤC 2

 

THỐNG KÊ CÁC THIẾT BỊ VÔ TUYẾN ĐIỆN CẦN CHUYỂN ĐỔI THEO QUY HOẠCH PHỔ TẦN SỐ VÔ TUYẾN ĐIỆN
CỦA VIỆT NAM CHO CÁC NGHIỆP VỤ

 

 

Đối tượng sử dụng tần số vô tuyến điện:...................................................

(Ghi họ và tên nếu là cá nhân, ghi tên đơn vị nếu là tổ chức).

Địa chỉ:......................................................................................................

Số điện thoại: ..................................... Số Fax: .........................................

 

STT

Tên thiết bị

Ngày đưa vào sử dụng

Nghiệp vụ đang làm

Dải tần công tác của thiết bị

Tần số làm việc hiện tại

Địa điểm đặt máy

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

..........., ngày ..... tháng ....... năm 1999

Phụ trách đơn vị

 

 

 

(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

CÁC TẦN SỐ DÀNH CHO CÁC TẦU THUYỀN KHAI THÁC
NGUỒN LỢI TRÊN BIỂN SỬ DỤNG THIẾT BỊ THÔNG TIN
VÔ TUYẾN ĐIỆN CÓ TẦN SỐ KHÔNG THUỘC
NGHIỆP VỤ LƯU ĐỘNG HÀNG HẢI

 

1. Băng tần 7900 - 8000 kHz

 

Kênh

Tần số (kHz)

Kênh

Tần số (kHz)

Kênh

Tần số (kHz)

1

7903

12

7936

23

7969

2

7906

13

7939

24

7972

3

7909

14

7942

25

7975

4

7912

15

7945

26

7978

5

7915

16

7948

27

7981

6

7918

17

7951

28

7984

7

7921

18

7954

29

7987

8

7924

19

7957

30

7990

9

7927

20

7960

41

7993

10

7930

21

7963

32

7996

11

7933

22

7966

33

7999

 

- Khi sử dụng các thiết bị có thể phát sóng được ở tần số 2182 kHz phải tuyệt đối tuân thủ quy định: kênh tần số 2182 kHz được dành riêng cho thông tin an toàn cứu nạn và gọi cấp cứu.

- Các kênh tần số 7903 kHz và 7906 kHz được dành riêng cho gọi và trợ giúp thông tin an toàn, cứu nạn. Các kênh đó được quy định là kênh gọi.

- Kênh gọi chỉ được sử dụng để bắt liên lạc, ngay sau khi đã bắt được liên lạc phải giao ước với nhau để cùng chuyển sang một kênh khác đàm thoại. Không được đàm thoại ở kênh gọi.

2. Băng tần số 26,965 - 27,405 MHz

 

Kênh

Tần số (MHz)

Kênh

Tần số (MHZ)

Kênh

Tần số (MHz)

Kênh

Tần số (MHZ)

1

26,965

11

27,085

21

27,215

31

27,315

2

26,975

12

27,105

22

27,225

32

27,325

3

26,985

13

27,115

23

27,255

33

27,335

4

27,005

13

27,125

24

27,235

34

27,345

5

27,015

15

27,135

25

27,245

35

27,355

6

27,025

16

27,155

26

27,265

36

27,365

7

27,035

17

27,165

27

27,275

37

27,375

8

27,055

18

27,175

28

27,285

38

27,385

9

27,065

19

27,185

29

27,295

39

27,395

10

27,075

20

27,205

30

27,305

40

27,405

 

- Các kênh tần số 27,065 MHz và 27,185 MHz được dành riêng cho gọi và trợ giúp thông tin an toàn, cứu nạn. Các kênh đó được quy định là Kênh gọi.

- Kênh gọi chỉ được sử dụng để bắt liên lạc, ngày sau khi bắt được liên lạc phải giao ước với nhau để cùng chuyển sang một kênh khác đàm thoại. Không được đàm thoại ở kênh gọi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG CÁC MỨC CÔNG SUẤT PHÁT XẠ
GIẢ CỰC ĐẠI CHO PHÉP

(Theo quy định của Liên minh Viễn thông Quốc tế)

 

Băng tần

 

Đối với bất kỳ thành phần phát xạ giả nào, hệ số suy giảm (tỉ số giữa công suát trung bình trong vòng độ rộng băng tần cần thiết với công suất trung bình của thành phần phát xạ giả liên quan) phải ít nhất bằng mức chỉ ra và mức công suất trung bình có giá trị tuyệt đối klhông vượt quá giá trị tuyệt đối được chỉ ra dưới đây

Từ 9kHz

đến 30 MHz

40 dB

50 mW

Trên 30 MHz

đến 235 MHz

- Công suất trung bình

trên 25 W

- Công suất trung bình

25 W hoặc nhỏ hơn

 

 

60 dB

1 m W

40 dB

25 mW

Trên 235 MHz

đến 960 MHz

- Công suất trung bình

trên 25 W

- Công suất trung bình

25 W hoặc nhỏ hơn

 

 

60 dB

20 mW

40 dB

25 mW

Trên 960 MHz

đến 17,7 GHz

- Công suất trung bình

trên 10 W

- Công suất trung bình

10 W hoặc nhỏ hơn

 

 

50 dB

100 mW

Chưa quy định hệ số suy giảm (dB)

100 mW

Trên 17,7 GHz

Chưa quy định mức cụ thể.

Cần đạt giá trị thấp nhất có thể được

 

Các mức này không áp dụng đối với: các đài phát của pha vô tuyến báo vị trí nguy hiểm, các máy phát để tìm kiếm khẩn cấp, các máy phát cấp cứu của tàu biển, các máy phát của thuyền cứu sinh, các đài tàu bay hoặc các máy phát hàng hải sống sót sau tai nạn khi sử dụng trong các tình huống khẩn cấp.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GENERAL DEPARTMENT OF POST AND TELECOMMUNICATIONS
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------
No: 04/1999/TT-TCBD
Hanoi, OCTOBER 1, 1999
 
CIRCULAR
GUIDING THE IMPLEMENTATION OF THE PRIME MINISTER'S DECISION NO. 85/1998/QD-TTg ON THE APPROVAL OF THE PLANNING ON VIETNAM'S RADIO SPECTRUM FOR VARIOUS SERVICES
On April 16, 1998, the Prime Minister signed Decision No. 85/1998/QD-TTg approving the planning on Vietnam's radio spectrum for various services. The General Department of Post and Telecommunications hereby guides the above Decision as follows:
I. GENERAL PROVISIONS
1.1. All domestic and foreign organizations and individuals in Vietnam, when using, producing or importing equipment with radio radiation on the Vietnamese territory (hereafter referred collectively to as the "radio frequency users") must comply with the Planning on Vietnam's radio spectrum for various services.
Other plannings of ministries, branches and People’s Committees relating to the use of radio spectrum must comply with the Planning on Vietnam’s radio spectrum for various services and must be commented by the General Department of Post and Telecommunications before their submission to the Government.
1.2. The General Department of Post and Telecommunications shall promulgate technical criteria and norms for use of radio frequencies, and manage, guide as well as inspect the implementation of the Planning on Vietnam’s radio spectrum for various services by the civil radio frequency users.
The Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall manage, guide and inspect the implementation of the Planning by the radio frequency users for the security and defense purposes on the basis of the technical criteria and norms for use of radio frequencies, issued by the General Department of Post and Telecommunications.
1.3. Terms used in this Circular shall be construed as follows:
1.3.1. Radio frequencies are electromagnetic waves with frequencies lower than 3000 GHz spreading in space without conducting artificial waves.
1.3.2. Radio radiation is the flow of energy in form of radio waves from any sources.
1.3.3. Radio emission is the radio radiation of a radio transmitting station.
1.3.4. Unwanted emission is the unintentional emission on a frequency or frequencies outside the necessary bandwidth and the level of which may be reduced without affecting the corresponding transmission of information.
1.3.5. A radio frequency band is a series of frequencies of radio radiation.
1.3.6. The equipment with radio radiation (hereafter referred to as radio equipment) are the equipment which, when operating, generates radio waves, including:
- Radio communication equipment;
- Equipment for application of radio waves in industry, science and healthcare;
- Equipment with unwanted radio wave radiation, causing harmful interferences to radio communication.
II. SPECIFIC GUIDANCES
2.1. Using the Table of frequency allocations for various operations:
2.1.1. The radio frequency users, when elaborating plans for equipping, importing, producing and using radio equipment, and the radio frequency-managing bodies, when fixing frequencies, shall have to base themselves on Vietnam’s Table of frequency allocations for various operations.
2.1.2. The way of using the Table:
2.1.2.1. The specific guidance for using Vietnam’s Table of frequency allocations for various operations is presented in the Planning issued together with Decision No. 85/1998/QD-TTg.
- The footnotes in Vietnam’s Table of frequency allocations specify the use of each wave band.
- The footnotes related to a number of countries in column "Allocations of Vietnam" shall be used to consider the possibility of coordination of frequencies with such countries.
2.1.2.2. Vietnam’s Table of frequency allocations for services in form of diagram shall help assess the whole of planned wave bands.
The diagram includes 8 lines, each demonstrating a wave band, stretching from the VLF band to the EHF band.
The VLF band covers the frequency range of from over 3 to 30kHz (wave length of from 100km to 10km);
The LF band....30 ....300 kHz (...10km ...1km);
.... MF band.... 300 ...3000 kHz (...1km ...100m);
... HF.....3 ....30 MHz (....100m .....10m);
... VHF....30 .... 300 MHz (.... 10m .....1m);
... UHF....300 .... 3000 MHz (...10dm ....1dm);
... SHF ....3 .....30GHz (.....10cm ..... 1cm);
... EHF....30 .....300 GHz (....10mm .... 1mm);
Each wave band is divided into smaller bands to be allocated to various exploitable services demonstrated through color blocs therein. Each service is demonstrated by one color.
2.2. Regulations on the use of frequencies on wave bands:
2.2.1. It is strictly forbidden to use exclusive safety or rescue communication frequencies for other purposes or to cause harmful interference thereto. The international safety or rescue communication frequencies are listed in Appendix 1.
2.2.2. The general principles for use of frequencies in wave bands of many services of the same type (all being the primary services or the secondary services) shall be as follows:
a/ Services of the same type enjoy equal priority;
b/ The priority in radio frequency use right shall be given to subjects using the registered frequencies and being granted permits to use the frequencies first.
2.2.3. The principle mentioned at Point b, Section 2.2.2, shall not apply to the wave bands the use of which must comply with the State’s policies in each period, including wave bands reserved for public telecommunication services, for security or defense purposes or reserved for new technologies.
The General Department of Post and Telecommunications shall make public the above-said wave bands.
2.2.4. The use of radio frequencies must comply with the radio frequency standards and norms promulgated by the General Department of Post and Telecommunications.
2.3. Regulations on conversion from status quo to Planning:
2.3.1. As from the date this Circular takes effect, it is strictly forbidden to sign contracts on import of radio equipment for services incompatible with those stated in the Planning. The radio equipment for wrong services, which have been imported under contracts signed before that date, shall have to be converted under the provisions in Section 2.3.3 of this Circular.
2.3.2. Within 6 months after this Circular takes effect, the subjects using radio frequencies shall have to make the lists of equipment being in wrong services according to the set form and send them to:
The Radio Frequency Department - 18 Nguyen Du, Hanoi.
2.3.3. Measures and time limit for conversion:
2.3.3.1. For equipment operating on frequencies incompatible with the services under the Planning:
a/ Where the equipment may be adjusted to operate on frequencies compatible to the services under the Planning without needing any fund for frequency adjustment: The subjects using the radio frequencies shall have to immediately switch to operate on the proper service frequencies under the provisions of the General Department of Post and Telecommunications.
b/ Where the equipment cannot be adjusted to operate on frequencies compatible with the services under the Planning or the equipment can be adjusted but require funds therefor:
- On wave bands with low frequency density, the radio frequency users may exploit them till the end of the equipment depreciation duration, but not beyond the year 2005, or till the General Department of Post and Telecommunications requests them to stop the exploitation for reasons of interference.
The equipment depreciation duration shall be calculated according to the regulations of the Ministry of Finance. The replacement of damaged equipment or the expansion of networks shall not alter the equipment depreciation duration.
- On wave bands with high frequency density, the radio frequency users shall have to replace the old equipment with those having the operating frequencies compatible with the services under the guidance of the General Department of Post and Telecommunications. If wishing to continue exploiting the old equipment, they shall have to move to localities with low frequency density, as consented by the General Department of Post and Telecommunications. In the above-mentioned cases, the subjects using radio frequencies incompatible with the services shall have to bear the costs of equipment conversion.
2.3.3.2. Subjects using radio frequencies with equipment operating on the frequency ranges prescribed in Section 2.2.3:
- If they have been permitted by the General Department of Post and Telecommunications to operate on such frequency bands, they shall have to arrange and convert the equipment for operations compatible with the fixed frequency ranges.
- If they have not been permitted by the General Department of Post and Telecommunications to operate on such frequency bands, they shall, within 5 years after receiving the notice thereon, have to convert their equipment to operate on other frequency bands prescribed by the General Department of Post and Telecommunications.
In cases where other subjects wish to use the above-mentioned frequency bands and demand that the conversion be made before the 5-year time limit after the notice is received, they shall have to bear the conversion cost which must not exceed the remaining value after the equipment depreciation.
2.3.3.3. For equipments operating on prescribed frequencies, which, for security or defense reasons, must be converted before the 5-year time-limit after the notice is received, the fund for such conversion shall be considered, depending on specific cases as agreed upon between the parties concerned or the General Department of Post and Telecommunications shall, together with the concerned State management bodies, consider and settle according to the current regulations of the State,
2.3.4. Vessels which exploit resources on the sea and use radio equipment with working frequencies not covered by frequency bands allocated to maritime mobile service may exploit the frequency bands as prescribed in Appendix 3.
2.3.5. Radio equipment must have the unwanted emission level being not greater than the permissible maximum level prescribed in Appendix 4.
2.3.6. When necessary, at the request of the General Department of Post and Telecommunications, the subjects using radio equipment shall have to supply the parameters on the equipment’s unwanted emission level and be subject to the inspection by the General Department of Post and Telecommunications regarding such parameters.
In special case, at the request of the General Department of Post and Telecommunications, the subjects using the radio frequencies shall have to apply measures in order to achieve the unwanted emission level smaller than that prescribed in Appendix 4.
2.4. Regulations on frequency coordination:
2.4.1. Domestic frequency coordination
2.4.1.1. The General Department of Post and Telecommunications, the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense shall manage the frequency bands exclusively reserved for civil, security and defense organizations, ensuring that the subjects under their respective management shall use such frequency bands economically and efficiently and not use frequencies on frequency bands reserved exclusively for other organizations.
2.4.1.2. Where there is demand to use frequencies on frequency bands reserved exclusively for other organizations, the latter’s consent is required.
2.4.1.3. The adjustment of frequency bands among organizations shall be agreed upon by the General Department of Post and Telecommunications, the Ministry of Public Security and the Ministry of Defense.
2.4.2. Frequency coordination in national border regions: The General Department of Post and Telecommunications shall act as the competent representative of Vietnam in the frequency coordination with neighboring countries in the border regions. The subject using the radio frequencies under the management by the Ministry of Defense and the Ministry of Public Security shall provide, through functional agencies, necessary data for the Radio Frequency Department (the General Department of Post and Telecommunications) as prescribed so as to carry out procedures for frequency coordination at the border regions.
2.4.3. Registering international frequencies: Subjects using radio frequencies shall have to register the international frequencies in the following cases:
- The use of such frequencies may cause harmful interferences to any operation of foreign countries;
- The frequencies are used for international radio communications;
- The users wish to gain the international acknowledgement in the use of frequencies.
The registration of international frequencies shall comply with the circular guiding the implementation of the Government’s Decree No. 109/1997/ND-CP of November 12, 1997 on Post and Telecommunications regarding the management and granting of permits for using radio frequencies and/or transmitters.
2.5. Adjusting the Planning:
2.5.1. The adjustment of the Planning under the decisions of the International Telecommunications Union, world radio conferences, regional radio conferences and according to the national policies for telecommunications development shall be made by the General Department of Post and Telecommunications.
2.5.2. For adjustments which may alter the plans and investment already approved by the Government, the General Department of Post and Telecommunications shall submit them to the Prime Minister for approval on the basis of the appraisal by the Radio Frequency Committee.
2.5.3. Amendments and supplements to the Planning, after being approved by the competent authorities, constitute a part of the Planning.
2.6. Regulations on sanctions:
All forms of administrative violations in the management and use of radio frequencies and equipment as well as the sanctioning levels shall comply with Articles 14 and 15, Section 3, Chapter II, Decree No. 79/CP of June 19, 1997 of the Government stipulating sanctions against administrative violations in the field of State management over post, telecommunications and radio frequencies.
III. ORGANIZATION OF IMPLEMENTATION
This Circular takes effect 15 days after its signing. All previous regulations contrary to this Circular shall be annulled.
In the course of implementation, if any problem arises, it should be promptly reported to the General Department of Post and Telecommunications for guidance.
The contact address: Radio Frequency Department, the General Department of Post and Telecommunications, 18 Nguyen Du, Hanoi.
Telephone: 8226908. Fax: 8226910.
 

 
GENERAL DIRECTOR OF POST AND TELECOMMUNICATIONS




Mai Liem Truc
 
APPENDIX 1
FREQUENCIES AND BANDS RESERVED EXCLUSIVELY FOR INTERNATIONAL SAFETY AND RESCUE COMMUNICATIONS
490 kHz 6314kHz 121.5 MHz
500 kHz 8291 kHz 123.1 MHz
518 kHz 8364 kHz 156.3 MHz
2174.5 kHz 8376.5 kHz 156.525 MHz
2182 kHz 8414.5 kHz 156.650 MHz
2187.5 kHz 8416.5 kHz 156.8 MHz
2173.5 - 12,290 kHz 243 MHz
2190.5 kHz
3023 kHz 12,520 kHz 406-406.1 MHz
4125 kHz 12,577 kHz 1530-1544 MHz
4177.5 kHz 12,579 kHz 1544-1545 MHz
4207.5 kHz 16,420 kHz 1626.5-1645.5 MHz
4209.5 kHz 16,695 kHz 1645.5-1646.5 MHz
4210 kHz 16,804.5 kHz 9200-9500 MHz
5680 kHz 16,806.5 kHz
6215 kHz 19,680.5 kHz
6268 kHz 22,376 kHz
6312 kHz 26,100.5 kHz
The above-listed frequencies are all the wave carrier frequencies.
 
APPENDIX 3
FREQUENCIES RESERVED FOR VESSELS EXPLOITING SEA RESOURCES AND USING RADIO COMMUNICATION EQUIPMENT WITH FREQUENCIES NOT BELONGING TO MARITIME MOBILE SERVICES
1. Frequency band of 7900-8000kHz
Channel
Frequency (kHz)
Channel
Frequency (kHz)
Channel
Frequency (kHz)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
7903
7906
7909
7912
7915
7918
7921
7924
7927
7930
7933
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
7936
7939
7942
7945
7948
7951
7954
7957
7960
7963
7966
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
7969
7972
7975
7978
7981
7984
7987
7990
7993
7996
7999
- When using equipment which can transmit on frequency 2182 kHz, the following regulation must be strictly complied with: Frequency 2182 kHz is reserved for safety, rescue and emergency calls.
- Frequency channels 7903 kHz and 7906 kHz are reserved for safety and rescue calls and support. They are stipulated as the call channels.
- The call channels are only used to make contacts, right after a contact is established, the mutual agreement must be reached to move to other channels for talks. Talks on the call channels are not permitted.
2. Frequency band 26.965 - 27.045 MHz
Channel
Frequency (MHz)
Channel
Frequency (MHz)
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
26.965
26.975
26.985
27.005
27.015
27.025
27.035
27.055
27.065
27.075
27.085
27.105
27.115
27.125
27.135
27.155
27.165
27.175
27.185
27.205
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
27.215
27.225
27.255
27.235
27.245
27.265
27.275
27.285
27.295
27.305
27.315
27.325
27.335
27.345
27.355
27.365
27.375
27.385
27.395
27.405
- Frequency channels 27.065 MHz and 27.185 MHz are reserved for safety and rescue calls and support. They are stipulated as the call channels.
- The call channels are only used to make contacts; right after a contact is established, the mutual agreement must be reached to move to another channels for talks. Talks on the call channels are not permitted.
 
APPENDIX 4
TABLE OF PERMISSIBLE MAXIMUM UNWANTED EMISSION OUTPUT LEVELS
(According to Regulation of the International Telecommunications Union)
 
 
Frequency band
For any unwanted emission, the reduction coefficient (the ratio between the average output within the necessary bandwidth and the average output of the relevant unwanted emission) must
be at least equal to the level indicated, and the absolute value of the average output shall not exceed the absolute value indicated below
From 9 kHz to 30 MHz
From over 30 MHz to 235 MHz
The average output over 25 W
 
The average output of 25 W or smaller
Over 235 MHz to 960 MHz
- The average output of over 25 W
 
- The average output of 25 W or smaller
 
Over 960 MHz to 17.7 GHz
- Average output of over 10 W
 
- Average output of 10 W or smaller
 
Over 17.7 GHz
40 dB
50 mW
60 dB
1 mW
40 dB
Wm25
60 dB
20 mW
40 dB
Wm25
 
50 dB
100 mW
The reduction coefficient (dB) not yet prescribed
Wm100
The specific level not yet prescribed. To achieve the lowest level as possible
These levels shall not apply to emergency position-indicating radio beacon stations, emergency search transmitters, ship’s emergency transmitters, life-rescue boads’ transmitters, aircraft stations, post-accident survival maritime transmitters when being used in emergency circumstances.-
 

 
GENERAL DIRECTOR OF POST AND TELECOMMUNICATIONS




Mai Liem Truc

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Circular 04/1999/TT-TCBD DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất