Sắc lệnh sửa đổi các chi tiết thi hành Sắc lệnh số 40 ngày 29-3-1946 về việc bảo vệ tự do cá nhân

thuộc tính Sắc lệnh 11-SL

Sắc lệnh sửa đổi các chi tiết thi hành Sắc lệnh số 40 ngày 29-3-1946 về việc bảo vệ tự do cá nhân
Cơ quan ban hành: Chủ tịch nước
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:11-SL
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Sắc lệnh
Người ký:Hồ Chí Minh
Ngày ban hành:30/01/1947
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Sắc lệnh 11-SL

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

SẮC LỆNH

CỦA CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
SỐ 11 NGÀY 30 THÁNG 1 NĂM 1947

 

CHỦ TỊCH CHÍNH PHỦ

 

Chiểu chi Sắc lệnh ngày 10 tháng 10 năm 1945 tạm giữ những luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung, Nam bộ;

Chiểu chi Sắc lệnh số 40 ngày 29 tháng 3 năm 1946 về việc bảo vệ tự do cá nhân;

Chiểu chi các thông lệnh tổ chức chính quyền và tư pháp trong tình thế đặc biệt;

Xét cần phải sửa đổi các chi tiết thi hành Sắc lệnh số 40 trên đây để phù hợp với tình thế cùng sự tổ chức mới trong thời kỳ kháng chiến;

Theo lời đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Sau khi Hội đồng Chính phủ đã thảo thuận và sau khi đã hỏi ý kiến Ban thường trực Quốc hội;

 

RA SẮC LỆNH:

 

Điều thứ 1: Những thời hạn giam cứu "một tháng" cho tiểu hình và "ba tháng" cho đại hình ấn định trong Sắc lệnh số 40 ngày 20 tháng 3 năm 1946 (tiết thứ nhất) sẽ đổi ra là 45 ngày tròn cho tiểu hình và 4 tháng cho đại hình.

 

Điều thứ 2: Trong trường hợp đặc biệt mà Toà thượng thẩm tạm đình chỉ công việc xử án, các mệnh lệnh của Thẩm phán về sự giam vẫn được tạm thi hành dù có sự kháng nghị theo nguyên tắc ấn định ở Điều 7 khoản a, Thông lệnh tổ chức tư pháp trong tình thế đặc biệt.

 

Điều thứ 3: Trong thời kỳ đặc biệt kháng chiến, các Uỷ ban kháng chiến khu có uỷ nhiệm của Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ thi hành trong khu "đặc quyền" ra quyết nghị bắt rồi đem an trí cấm lưu trú nói trong Điều 7 Sắc lệnh số 40 ngày 29-2-1946 tiết thứ hai)

Trước khi ra quyết nghị, Uỷ ban kháng chiến khu hỏi ý kiến lên viên Giám đốc tư pháp trong khu.

 

Điều thứ 4:

a) Nay tạm bãi bỏ hai Hội đồng ấn định trong Điều (?) và Điều 10 khoản cuối Sắc lệnh số 40.

b) Điều 9 Sắc lệnh số 40 sẽ đổi như sau đây:

"Khi nào cấp bách đặc biệt, chủ tịch Uỷ ban kháng chiến trên các tỉnh được phép tạm bắt giữ người xét ra lời nói hay việc làm nguy hại cho việc trị an hay kháng chiến, nhưng phải báo tin lập tức ngay trong ngày, tạm bắt giữ ấy cho Uỷ ban kháng chiến khu.

Trong hạn 15 hôm là cùng, hồ sơ phải đề về Uỷ ban kháng chiến khu và trong hạn 30 ngày, Uỷ ban kháng chiến khu phải xét hồ sơ và ra lệnh hoặc tha hoặc giam".

 

Điều thứ 5: Cứ 6 tháng một kỳ, Uỷ ban kháng chiến khu sẽ họp viên Giám đốc tư pháp trong khu để xét lại tất cả các quyết nghị an trí hay cấm lưu trú mà Uỷ ban đã ra.

 

Điều thứ 6: Các điều trong Sắc lệnh số 40 mà không bị sửa đổi cũng là không trái với nguyên tắc Sắc lệnh này vẫn được thi hành.

 

Điều thứ 7: Sắc lệnh này được thi hành ngay cả đối với những bị can bị giam trước ngày ký Sắc lệnh này hoặc do mệnh lệnh của Thẩm phán, hoặc do nghị quyết của Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh theo Điều 9 Sắc lệnh số 40, ra sau ngày 20-11-1946 ,mà chưa được Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ ra nghị định hoặc bắt an trí hoặc tha.

Những việc kháng cáo trước đây lên Hội đồng phúc thẩm sẽ giao, tuỳ theo mơi mà người kháng cáo bị bắt hay bị án trí, cho Uỷ ban kháng chiến khu xét lại theo Điều thứ 4 trên đây.

 

Điều thứ 8: Các ông Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Bộ trưởng Bộ Tư pháp chịu uỷ nhiệm thi hành Sắc lệnh này.

 

Chú thích

1- Trước đây, Điều 9 Sắc lệnh số 40 giao quyền tạm bắt giam cho Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh; nay để hợp với sự tổ chức mới và để duy nhất quyền bắt giam, nên Sắc lệnh trên đây, trong Điều 4 khoản b, giao quyền tạm bắt giam đó cho Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến tỉnh. Từ nay, Chủ tịch Uỷ ban hành chính tỉnh không có quyền ra lệnh tạm giữ những người xét ra lời nói hay việc làm có nguy hại cho việc trị an hay kháng chiến.

2- Sắc lệnh này chỉ thi hành đối với những việc tạm bắt giữ sau ngày 20-11-1946, ngày mà cuộc chiến tranh bùng nổ ra ở Hải Phòng, Lạng Sơn, vì sau ngày ấy, tất nhiên đã xảy ra những việc bắt tạm giam mà vị sự giao thông khó khăn tất có thể, Chủ tịch Uỷ ban hành chính kỳ chưa kịp ra nghị định an trí theo Điều 9 Sắc lệnh số 40 khoản cuối; Còn như các việc bắt giam trước ngày 20-11-1946 tất là đã phải làm tiếp theo thủ tục cùng thời hạn ấn định trong Điều 9 Sắc lệnh số 40.

 

Để được hỗ trợ dịch thuật văn bản này, Quý khách vui lòng nhấp vào nút dưới đây:

*Lưu ý: Chỉ hỗ trợ dịch thuật cho tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất