Quyết định 60/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Quyết định 60/2002/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành: | Thủ tướng Chính phủ |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 60/2002/QĐ-TTg |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Quyết định |
Người ký: | Phan Văn Khải |
Ngày ban hành: | 13/05/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Quyết định 60/2002/QĐ-TTg
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 60/2002/ QĐ-TTG
NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ
DUYỆT QUY HOẠCH
TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- Xà HỘI THỦ ĐÔ HÀ NỘI
THỜI KỲ 2001- 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội ngày 28 tháng 12 năm 2000;
Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội tại Tờ trình số 96/ TTr-UB ngày 29 tháng 10 năm 2001; của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 2325/ BKH/ VPTĐ ngày 15 tháng 4 năm 2002,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001- 2010 với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu:
Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của cả nước. Trong mười năm tới, gắn với kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, Thành phố phải đảm bảo ổn định vững chắc an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hoá- xã hội toàn diện, nhanh, hiệu quả và môi trường bền vững. Xây dựng một bước quan trọng cơ sở vật chất - kỹ thuật và xã hội của Thủ đô xã hội chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, đồng bộ, hiện đại: bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hoá truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến; tập trung làm lành mạnh, trong sạch môi trường văn hoá - xã hội, ngăn chặn, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực và tệ nạn xã hội; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; chủ động đi đầu trong hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tiền đề của kinh tế tri thức, trở thành một Trung tâm ngày càng có uy tín ở khu vực, xứng đáng với danh hiệu "Thủ đô Anh hùng ".
2. Những quan điểm phát triển cơ bản:
- Phát triển Thủ đô là trọng điểm trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Cần phát huy đồng bộ sức mạnh tổng hợp của Trung ương, của Hà Nội, của cả nước, của các thành phần kinh tế, của hợp tác quốc tế trong quá trình phát triển Thủ đô; khai thác nội lực là nhân tố quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng .
- Chiến lược phát triển kinh tế- xã hội Thủ đô phải được xây dựng và thực hiện trong mối quan hệ hữu cơ với sự phát triển kinh tế- xã hội của cả nước, với việc xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng, liên vùng, dùng sức mạnh của Thủ đô làm động lực thúc đẩy sự phát triển của vùng, tạo ra sự phân công - hợp tác chặt chẽ trong một cơ cấu thống nhất trên phạm vi cả nước .
- Trong chỉ đạo, quán triệt phương châm: phát triển kinh tế- xã hội là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt, quản lý đô thị là nhiệm vụ thường xuyên quan trọng. Trong tổ chức thực hiện, cần kết hợp hài hoà các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng; phát triển lực lượng sản xuất gắn liền với xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất, kết hợp giải quyết các vấn đề cấp bách trước mắt, kiên trì thực hiện các mục tiêu cơ bản, lâu dài. Xác định đúng trọng tâm các khâu đột phá, có những giải pháp đồng bộ, hiệu quả, đi tắt, đón đầu, đẩy nhanh tốc độ phát triển Thủ đô.
3. Một số chỉ tiêu chủ yếu:
3.1. Về kinh tế:
- Đưa tỷ trọng GDP của Hà Nội trong tổng GDP của cả nước từ 7,3% năm 2000 lên khoảng 8,2% vào năm 2005 và 9,8% vào năm 2010.
- Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân năm thời kỳ 2001- 2010 khoảng 10-11%/ năm.
- GDP bình quân đầu người vào năm 2005 tăng 1,4 lần so với năm 2000, vào năm 2010 tăng 1,5 lần so với năm 2005.
- Cơ cấu kinh tế:
+ Giai đoạn 2001- 2005 chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp;
+ Giai đoạn 2006 - 2010 theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp (Năm 2010, tỷ trọng công nghiệp, xây dựng chiếm khoảng 42%, dịch vụ 56% và nông nghiệp 2% GDP toàn Thành phố).
+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 14,5%/năm, nông nghiệp 3,0%/năm, dịch vụ 8,6%/năm;
- Giá trị xuất khẩu tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001- 2010 khoảng 16-18%/năm.
3.2. Về dân số, nguồn nhân lực:
Năm 2010, quy mô dân số Hà Nộị đạt khoảng 3,3 triệu người; lao động qua đào tạo chiếm 60- 65%. Đến năm 2005, chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp thành
phố, cấp quận, huyện; năm 2010 chuẩn hoá đội ngũ công chức cấp xã, phường. Giảm tỷ lệ thất nghiệp đô thị còn 5,5 - 6%; quản lý chặt chẽ số lao động ở các địa phương khác về Hà Nội .
3.3. Về văn hoá, xã hội, giáo dục, y tế, thể dục thể thao:
Phát triển giáo dục- đào tạo của Thủ đô trở thành Trung tâm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước; thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ trung học ( bao gồm: trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, trung học nghề) là 70% vào năm 2005 và phổ cập trung học vào năm 2010. Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, giàu bản sắc dân tộc, người Hà Nội "văn minh, thanh lịch - hiện đại". Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể. Phát triển sự nghiệp y tế chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể chất cho nhân dân. Xây dựng nền thể dục, thể thao tiên tiến với lực lượng thể dục thể thao đạt trình độ cao trong khu vực, trong đó có một số môn đạt trình độ thế giới; đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng. Thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hoá giáo dục, văn hoá, y tế, thể dục thể thao.
3.4. Về đời sống:
Không ngừng nâng cao đời sống mọi mặt cho nhân dân. Nâng cao tuổi thọ và chiều cao trung bình của người dân Thủ đô. Tăng khẩu phần và chất lượng dinh dưỡng, mức dinh dưỡng bình quân của mỗi người dân Hà Nội đạt 2500 Kcalo/ngày. Đảm bảo 100% số gia đình có điều kiện tiếp xúc và hưởng thụ văn hoá, nghệ thuật. Phấn đấu đạt 100% số hộ có nước sạch sinh hoạt và được chăm sóc y tế; giảm tỷ lệ hộ nghèo ( theo tiêu chuẩn mới ) còn khoảng 1%; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 10%.
3.5. Về môi trường:
Xây dựng môi trường Hà Nội xanh, sạch, đẹp, văn minh, đạt cấp độ trung bình tiên tiến của khu vực. Khẩn trương xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả
Đề án tổng thể bảo vệ môi trường Thành phố góp phần nâng cao chất lượng sống của nhân dân.
3.6. Về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội:
Đảm bảo ổn định vững chắc an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong mọi tình huống. Tạo bước chuyển biến mới rõ rệt về quản lý trật tự, an toàn xã hội, nếp sống đô thị, đấu tranh phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội .
4. Những nhiệm vụ chủ yếu phát triển các ngành, lĩnh vực và xây dựng Thủ đô Hà Nội:
4.1. Phát triển, hiện đại hoá các ngành, lĩnh vực dịch vụ then chốt như thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thông tin viễn thông, khoa học- công nghệ và các dịch vụ khác phục vụ cho sản xuất, kinh doanh cũng như các mặt hoạt động đa dạng khác của Thủ đô, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước.
Xây dựng Hà Nội trở thành Trung tâm hàng đầu về thương mại, du lịch, tài chính, ngân hàng của phía Bắc, cả nước và của khu vực Đông Nam á.
4.2. Xây dựng Hà Nội thành Trung tâm công nghiệp lớn:
Ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp có sử dụng công nghệ cao, chú trọng những ngành sản xuất ra các sản phẩm cao cấp, các ngành công nghiệp chủ lực như điện- điện tử - công nghệ thông tin; cơ - kim khí; dệt - may - da giầy; chế biến thực phẩm; vật liệu mới và những ngành sử dụng nhiều lao động . Đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại, trang bị kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Phát triển các khu, cụm công nghiệp bao gồm cả các khu công nghiệp vừa và nhỏ, các làng nghề truyền thống phù hợp với quy hoạch mở rộng thành phố, với toàn vùng; có mối quan hệ phân công - hợp tác với các tỉnh, thành phố lân cận trong tổng thể thống nhất. Từng bước di rời các cơ sở không còn thích hợp ở nội thành ra các khu công nghiệp tập trung, đảm bảo môi trường bền vững.
4.3. Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng chuyển dịch cơ cấu, cao cấp hoá các sản phẩm nông nghiệp đô thị, sinh thái, làng nghề; hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông phẩm đặc sản như rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả và chăn nuôi gắn với công nghiệp chế biến, đa dạng sản phẩm nhằm đạt mục tiêu chất lượng, sản phẩm sạch, hiệu quả, môi trường bền vững. Phát triển nông nghiệp đi đôi với xây dựng nông thôn mới ngoại thành, tạo môi trường trong lành cho Hà Nội.
4.4. Phát triển các lĩnh vực văn hoá- xã hội tương xứng với phát triển kinh tế. Xây dựng người Hà Nội vững vàng về chính trị, tư tưởng, có lòng tự hào dân tộc, tâm huyết, trách nhiệm với đất nước, với Thủ đô; có khả năng tiếp thu, làm chủ công nghệ hiện đại, nhanh nhạy, sáng tạo, có năng lực sản xuất kinh doanh; có lối sống văn minh, thanh lịch, hiện đại, tiêu biểu cho con người Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Xây dựng Hà Nội thành một Trung tâm kiểu mẫu về giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá - thông tin, thể dục, thể thao của cả nước.
4.5. Phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, đầu tư đi trước một bước, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô và cả nước.
- Cần có các giải pháp hữu hiệu để cải thiện, nâng cấp và hiện đại hoá đồng bộ cơ sở hạ tầng nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng quá tải, bất cập hiện nay; phát triển theo quy hoạch dài hạn ngang tầm trình độ của các đô thị văn minh, tiên tiến trong khu vực và thế giới.
- Đầu tư mở rộng, nâng cấp, hoàn thiện, mở các tuyến đường hướng tâm nối với các quốc lộ xuất phát từ Thủ đô Hà Nội, phát triển hoàn chỉnh các tuyến đường vành đai I, II, III và có kế hoạch xây dựng vành đai IV; xây dựng hoàn chỉnh, xử lý triệt để các nút giao thông nội thành, cửa ô, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống giao thông tĩnh, cải tạo cầu Long Biên, xây mới 2 cầu qua sông Hồng. Nâng cấp và bổ sung hệ thống giao thông đô thị và nông thôn, tập trung đầu tư phát triển giao thông công cộng chủ yếu bằng phương tiện xe buýt, xe điện; giải quyết hệ thống các phương tiện giao thông gây ra ách tắc, ô nhiễm môi trường, đảm bảo giao thông thuận lợi của Hà Nội, giữa Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, với cả nước và giao thông xuyên á.
- Xây dựng thêm các trạm truyền tải 500 KV, 200 KV, 110 KV, ngầm hoá mạng lưới điện trung thế; bỏ dần cấp điện áp 35 KV, 10 KV, 6 KV, chỉ còn một cấp 22 KV/ 0,4 KV. Xây dựng trung tâm điều độ lưới điện Thành phố, tổng đài báo sửa chữa điện.
- Đầu tư phát triển mạng viễn thông hiện đại ngang tầm quốc tế, sử dụng công nghệ hiện đại, tăng dung lượng các tổng đài hiện có. Cải tạo, xây mới hệ thống cống bể, cáp đồng và cáp quang hoá mạng truyền dẫn nội thành; đầu tư cơ giới hoá, tự động hoá mạng lưới bưu chính.
- Duy tu, bảo dưỡng, cải tạo, nâng cấp, mở rộng các nhà máy nước hiện có, hoàn chỉnh mạng đường cấp nước. Xây dựng nhà máy nước Bắc Thăng Long, nhà máy sử dụng nguồn nước mặt, 60 trạm cấp nước nông thôn, mở rộng diện cấp nước cho toàn Thành phố; đầu tư cải tạo và lắp đặt mới hệ thống đường ống truyền dẫn, mạng lưới phân phối và mạng dẫn nước sạch, hợp vệ sinh tới hộ gia đình. Giảm tỷ lệ thất thoát, thất thu nước sạch dưới 30%, đạt tiêu chuẩn cấp nước 170 lít/ người/ ngày vào năm 2010.
- Đến năm 2005 giải quyết cơ bản tình trạng úng ngập. Chú trọng cải tạo các sông, mương thoát nước, các hồ điều hoà, các trạm bơm thoát nước; cải tạo và xây dựng mới các công trình thoát nước và xử lý nước thải tập trung cho các khu vực còn thiếu và yếu của Thành phố, phối hợp có hiệu quả việc xử lý nước thải của Thành phố với các tỉnh lân cận trong vùng.
- Phấn đấu đạt 8m2 nhà ở/ người vào năm 2010. Giải quyết cơ bản những trường hợp nhà ở dưới 3m2/ người, giảm dần các khu nhà hư hỏng, nguy hiểm trong nội thành và ven đô. Thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm cơ hội tạo lập nơi ở và quyền có nhà trong các tầng lớp dân cư, chú trọng các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp.
- Phấn đấu đến năm 2005, đạt bình quân 5,0 đến 5,5 m2 cây xanh/ người; năm 2010 đạt 7,0 đến 7,5 m2/ người.
4.6. Củng cố, phát huy vai trò và tác dụng của các thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước ngày càng trở thành nền tảng. Đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp Nhà nước, thúc đẩy nền cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hình thức kinh tế hợp tác và hợp tác xã; tiếp tục đổi mới quản lý, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng thị trường; nâng cao quyền tự chủ của các doanh nghiệp trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật.
4.7. Tăng cường quốc phòng an ninh, đảm bảo ổn định vững chắc về chính trị và trật tự an toàn xã hội của Thủ đô trong mọi tình huống; phục vụ có hiệu quả các hoạt động của Đảng, Nhà nước và hoạt động đối ngoại. Kết hợp chặt chẽ chiến lược, các chương trình bảo vệ quốc phòng an ninh và trật tự an toàn xã hội với các chương trình phát triển kinh tế- xã hội .
5. Phát triển đô thị và nông thôn:
- Quy hoạch phát triển thành phố Hà Nội tương xứng vai trò vị trí là Thủ đô của Nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Phát triển Hà Nội với không gian mở theo hướng Bắc và Tây Bắc, hướng Tây và Tây Nam. Hướng phát triển lâu dài của thành phố Hà Nội chủ yếu về phía Tây,Tây Nam ( Miếu Môn- Xuân Mai- Hoà Lạc- Sơn Tây của tỉnh Hà Tây); một phần phía Bắc Thành phố: cụm đô thị Sóc Sơn ( thành phố Hà Nội), Xuân Hoà- Đại Lải- Phúc Yên ( tỉnh Vĩnh Phúc) và các đô thị khác nhằm khai thác lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, giao thông và cơ sở hạ tầng của các đô thị vệ tinh. Trước mắt, hướng mở rộng thành phố Hà Nội trung tâm về phía Tây Bắc,Tây Nam và phía Bắc, trong đó ưu tiên cho đầu tư phát triển khu vực phía Bắc sông Hồng, nghiên cứu chỉnh trị sông Hồng, hoàn thành phương án và tổ chức thực hiện quy hoạch, khai thác hai bên sông Hồng.
- Quản lý chặt chẽ quá trình đô thị hoá và đầu tư, xây dựng. Kết hợp cải tạo , chỉnh tu khu đô thị cũ với mở rộng đô thị mới theo đúng quy hoạch và đảm bảo các chỉ tiêu về quy hoạch kỹ thuật đô thị, kiến trúc, tiện ích công cộng và các chỉ tiêu khác của đô thị hiện đại, văn minh.
- Phát triển khu vực nông thôn theo hướng gắn đô thị hoá với xây dựng nông thôn mới, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương xứng với nông thôn mới ngoại thành Hà Nội. Từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng dịch vụ, công nghiệp, giảm sự cách biệt giữa nội thành và ngoại thành.
- Quản lý chặt chẽ đất đai nội, ngoại thành, sử dụng quỹ đất có hiệu quả, đúng quy hoạch. Trước mắt cần tập trung chỉ đạo công tác lập quy hoạch chi tiết
sử dụng đất đai, công bố rộng rãi cho dân biết; tăng cường quản lý quy hoạch, sử dụng đất theo quy định hiện hành.
Điều 2. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội có nhiệm vụ:
1. Nghiên cứu cụ thể hoá việc thực hiện Nghị quyết 15- NQ/ TW ngày 15 tháng 12 năm 2000 của Bộ Chính trị; Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khoá X thông qua ngày 28 tháng 12 năm 2000.
2. Chủ động phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, nghiên cứu và kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách cụ thể phù hợp với điều kiện của Hà Nội nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, mở rộng thị trường , chủ động hội nhập quốc tế, bảo vệ môi trường... , thực hiện có hiệu quả các mục tiêu kinh tế- xã hội đã đề ra.
3. Thực hiện đổi mới tổ chức, quản lý và cải cách hành chính, tạo môi trường thuận lợi khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước, sử dụng, phát huy mạnh mẽ nguồn nhân tài vật lực của đất nước.
4. Chỉ đạo đầu tư tập trung có trọng điểm để nhanh chóng mang lại hiệu quả thiết thực, ưu tiên đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo động lực phát triển các ngành, các lĩnh vực của Thủ đô.
5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lý các cấp cùng với việc đổi mới công tác sắp xếp cán bộ chủ chốt, xây dựng hoàn thiện hệ thống pháp chế, chính sách, cụ thể hoá việc phân công phân cấp, đề cao trách nhiệm của cá nhân, tổ chức bộ máy quản lý.
6. Căn cứ Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể của Chính phủ, cụ thể hoá các mục tiêu và triển khai thực hiện bằng các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, các dự án đầu tư, xây dựng các kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn để quản lý và điều hành khoa học đạt hiệu quả cao. Trong quá trình thực hiện quy hoạch phải thường xuyên cập nhật tình hình, có những điều chỉnh kịp thời khi cần thiết.
Điều 3. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm chủ động phối hợp cùng Thủ đô Hà Nội triển khai việc thực hiện Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị; Pháp lệnh Thủ đô Hà Nội; ban hành các quy định ưu đãi, khuyến khích đầu tư; chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù; cụ thể hoá các quy hoạch ngành đã được phê duyệt bằng các chương trình và dự án đầu tư trên địa bàn, thực hiện theo quy hoạch để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT | SOCIALISTREPUBLICOF VIET NAM |
No: 60/2002/QD-TTg | Hanoi, May 13, 2002 |
DECISION
APPROVING THE OVERALL PLANNING ON SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT OF HANOI CAPITAL IN THE 2001-2010 PERIOD
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the December 25, 2001 Law on Organization of the Government;
Pursuant to the December 28, 2000 Ordinance on Hanoi Capital;
At the proposals of the president of the Hanoi municipal People’s Committee in Report No. 96/TTr-UB of October 29, 2001 and the Minister of Planning and Investment in Official Dispatch No. 2325/BKH-VPTD of April 15, 2002,
DECIDES:
Article 1.-To approve the Overall Planning on socio-development of Hanoi Capital in the 2001-2010 period with the following principal contents:
1. Objectives:
Hanoi Capital is a national political and administrative center and a big cultural, scientific, educational, economic and international exchange center of the whole country. To celebrate its 1,000th anniversary, in the next ten years the city must ensure stable and firm political security, social safety and order, comprehensive, rapid and efficient economic, scientific, technological, cultural and social development, and a sustainable environment. To build the important material, technical and social infrastructures of a socialist, prosperous, beautiful, civilized, elegant, synchronous and modern Capital; to conserve and promote the quintessence of the traditional culture of a city boasting of one thousand-year civilization; to concentrate efforts on purifying the social and cultural environment; to check and drive back negative phenomena and social evils; to raise the material and spiritual life of the people; to take the lead in integrating into the international economy, prepare prerequisites for the knowledge-based economy, and become a center more and more prestigious in the region, deserving the title of "Heroic Capital."
2. Basic development viewpoints:
- Developing the Capital is a key point in the strategy on building and defending the socialist Fatherland in the period of accelerated industrialization and modernization; to actively integrate in the international economy is the responsibility as well as obligation of the entire Party, the entire people and the entire army. It is necessary to bring into full play the combined strengths of the central Government, Hanoi, the whole country, all economic sectors and of international cooperation in the process of developing the Capital; to exploit internal resources is a decisive factor while external resources are important.
- The Capital’s socio-economic development strategy must be formulated and implemented in an organic relationship with the socio-economic development of the whole country, with the formulation and implementation of the regional and inter-regional socio-economic development strategies, using the Capital’s strengths as a driving force to promote the regional development, forming close coordination and cooperation under a uniform and national-scale mechanism.
- In the direction work, to thoroughly grasp this guideline: Socio-economic development is a central task, Party building is a key task, and urban management is a regular important task. In the implementation organization work, it is necessary to ensure the harmonious combination of the political, economic, cultural, social, security and defense fields; development of production forces is closely associated with the building and strengthening of production relations and combined with the settlement of urgent questions and the persistent realization of the basic and long-term objectives. To determine correctly the important points of breakthrough stages, apply synchronous, effective, short-cut measures to speed up the Capital’s growth rate.
3. A number of major targets:
3.1. Economically:
- To bring the ratio of Hanoi’s GDP in the whole country’s GDP from 7.3% in 2000 to around 8.2% by 2005 and 9.8% by 2010.
- To strive to achieve the annual average GDP growth rate of around 10-11% in the 2001-2010 period.
- By 2005 the average GDP per capita shall increase by 1.4 times over 2000, and by 2010 it shall increase by 1.5 times over 2005.
- Economic structure:
+ In the 2001-2005 period, the economy shall be restructured along the direction of industry-service-agriculture;
+ In the 2006-2010: Along the direction of service-industry-agriculture (by 2010, industry and construction shall account for 42%, services 56%, and agriculture 2%, of the whole city’s GDP).
+ The value of industrial production shall increase at the annual rate of 14.5%; agriculture, 3.0%; and services, 8.6%;
- The average export value growth rate shall be around 16-18% per year in the 2001-2010 period.
3.2. Regarding population and human resources:
By 2010, Hanoi’s population shall reach about 3.3 million, with trained laborers making up for 60-65%. By 2005, the contingent of municipal- and district-level public servants shall be standardized; by 2010, the contingent of commune- and ward-level public servants shall be standardized. The urban un-employment rate shall be reduced to 5.5-6% and the number of laborers coming from other localities shall be strictly managed.
3.3. Regarding culture, social issues, education, health, physical training and sports:
To develop the Capital’s education and training into a human resource training center to foster talents for the country; 70% of adolescents in the eligible age groups shall finish secondary education (including senior secondary education, specialized secondary education and vocational secondary education) by 2005, and secondary education shall be universalized by 2010. To build an advanced culture imbued with national identity, make Hanoians "civilized, elegant and modern." To conserve and promote tangible and intangible cultural values. To develop the medicine and healthcare cause, improving the people’s physical constitution. To build an advanced sport and physical training service with a contingent of sport athletes reaching a high level in the region, and the world level in a number of games. To step up the mass sport and physical training movements. To implement effectively the policy on socializing education, culture, health, physical training and sports.
3.4. Regarding people’s life:
To continuously raise the people’s life in all aspects. To increase the life expectancy and average height of Hanoians. To increase the food ratio and nutritious quality, raising the average daily nutrition level per Hanoian to 2,500 Kcal. To ensure 100% of households have access to and benefit from cultural and art performances. To strive for 100% of households to have access to clean water for domestic use and healthcare; to reduce the rate of poor households (according to new standards) to around 1% and the child malnutrition rate to below 10%.
3.5. Regarding the environment:
To build a green, clean, beautiful and civilized environment for Hanoi, reaching the average advanced level in the region. To expeditiously elaborate, and organize the effective implementation of, a general scheme on protecting the city’s environment, contributing to raising the quality of the people’s life.
3.6. Regarding political security, social order and safety:
To ensure stable and firm political security, , social order and safety under any circumstances. To create a marked change in the social order and safety management and urban lifestyle, prevent and combat criminal offenses and social evils of all sorts.
4. Major tasks in developing various branches and domains and building Hanoi Capital
4.1. To develop and modernize key services like trade, export and import, tourism, finance, banking, insurance, information and telecommunications, science, technology and other services catering for production and business as well as other diversified activities of the Capital, the key northern economic region and the whole country.
To build Hanoi into a top trade, tourism, finance and banking hub of North Vietnam, the whole country and Southeast Asia.
4.2. To build Hanoi into a big industrial center
To prioritize the development of industries using high technologies, attach importance to industries turning out high-grade products, key industries such as electricity-electronics-information technologies; mechanics and metalware; textiles-garments-leather footwear; food processing, new materials; and labor-intensive industries. To invest in modern technologies and advanced equipment in order to raise the quality and competitiveness of industrial products to meet domestic consumption and export demands. To develop industrial parks and industrial clusters, including small- and medium-sized industrial parks, traditional craft villages in line with the city expansion plan and the whole region’s planning; to establish relations of division and cooperation with neighboring provinces and cities within a unified entity. To step by step relocate polluting establishments into industrial parks, ensuring a sustainable environment.
4.3. To develop agriculture and rural areas along the direction of restructuring and production of high-grade urban agricultural products, ecological balance, and development of craft villages, formation of zones specializing in cultivating and producing specialty farm goods such as clean vegetables, flowers, bonsai, fruit trees and husbandry in association with processing industries and product diversification with a view to attaining the objectives of making quality and clean products, efficiency, and a sustainable environment. To develop agriculture in parallel with building new rural suburbs, thus creating a clean environment for Hanoi.
4.4. To develop the cultural and social domains commensurate with the economic development. To make the people of Hanoi politically and ideologically firm, acquire a sense of national pride, be devoted to and responsible for the country and the Capital, be capable of applying and mastering modern technologies, keen, creative and able to engage in production and business, have a civilized, elegant, modern lifestyle typical of the Vietnamese people in the period of industrialization and modernization. To build Hanoi into a model education and training, health, culture and information, physical training and sport center of the whole country.
4.5. To develop key infrastructures, to make investment one step in advance to satisfy the Capital’s and the whole country’s socio-economic development requirements in a timely manner.
- There should be effective measures to improve, upgrade and modernize synchronously infrastructures in order to rapidly overcome the existing problems of over-loadedness and inadequacies; to ensure development according to long-term plannings on par with the level of civilized and advanced cities in the region and the world.
- To invest in expanding, upgrading, improving the center-bound roads and opening new ones linking with the national highways starting from Hanoi Capital, to develop comprehensively I, II, and III belt roads, and plan the construction of IV belt toad; to build completely and deal with definitely inner traffic junctures and city gates, to build completely the static traffic system, renovate Long Bien bridge, build two new bridges spanning the Red river. To upgrade and supplement the urban and rural traffic system, to concentrate investment on developing the mass transit mainly with buses and trams; to systematically settle traffic means which cause congestions and environmental pollution, ensuring convenient traffic within Hanoi, between Hanoi and northern provinces and the whole country, and trans-Asia communications.
- To build more 500 kV, 200 kV and 11 kV transmission stations, lay underground the medium voltage electricity network; gradually abolish the 35 kV, 10 kV and 6 kV voltage levels, retain only one level of 22 kV/0.4 kV. To build a municipal power grid moderation center and a black-out alarming switchboard.
- To invest in developing a modern telecommunication network of international standard, using modern technologies and increasing the capacity of the existing switchboards. To renovate and build the system of culverts and tanks, to replace the existing downtown transmission networks with copper and optic fiber cables; to invest in mechanization and automation of the postal network.
- To maintain, repair, renovate, upgrade and expand the existing water plants, perfect the water supply network, To build water plant of Bac Thang Long and a surface water-using plant, 60 rural water supply stations; to expand the water supply to cover the entire city; to invest in renovating and installing a new water pipe network, a distribution network and a network of conduits for carrying clean and hygienic water to households. To reduce the rate of clean water loss and charge under-collection to below 30%, to reach the water supply norm of 170 liters/person/day by 2010.
- By 2005 to fundamentally put an end to water-logging. To attach importance to dredging rivers and canals for water drainage, storage basins and pumping stations for water drainage; to renovate and build water drainage and waste water treatment projects largely in the city’s areas where such facilities are still inadequate; to effectively coordinate with neighboring provinces in treating the city’s waste water.
- To strive to achieve the norm of 8m2 of dwelling house per person by 2010. To basically eliminate cases where dwellers have less than 3m2 each; to gradually reduce the number of damaged and dangerous dwelling houses in the inner city and the outskirts. To materialize social equity, ensure opportunities for people of all strata to build lodging places and enjoy the right to housing, attaching importance to social policy beneficiaries and low-income earners.
- To strive to attain an average of 5,0-5.5 m2 and 7.0-7.5 m2 of green trees/person by 2005 and 2010 respectively.
4.6. To consolidate and promote the role of, various economic sectors, with the State economy playing the leading role and constituting, together with the collective economy, a foundation. To step up the State enterprise reform and administrative reform, create a favorable environment for and support small- and medium-sized enterprises, various forms of cooperative economy and cooperatives; to further renew management, apply new technologies, and expand outlets; to enhance the enterprises autonomy on the basis of observance of laws.
4.7. To strengthen defense and security, ensuring firm political stability, social order and safety in the Capital under any circumstances; to effectively serve the Party’s and State’s activities and external relation activities. To combine closely social order and safety, defense and security protection strategies and programs with socio-economic development ones.
5. Urban and rural development:
- The Hanoi city’s development plan shall be commensurate with its role and position as the Capital of the Socialist Republic of Vietnam.
- To develop Hanoi to the north and northwest, west and southwest. In the long term, Hanoi shall develop mostly to the west and southwest (Mieu Mon-Xuan Mai-Hoa Lac-Son Tay of Ha Tay province); partly to the north of the city: Soc Son urban cluster (Hanoi city), Xuan Hoa-Dai Lai-Phuc Yen (Vinh Phuc province) and other urban centers with a view to exploiting geographical advantages, natural, traffic and infrastructural conditions of satellite urban centers. For the immediate future, the Hanoi city’s downtown shall develop to the northwest, the southwest and the north, with priority given to investment in developing the areas lying to the north of the Red river, studying ways to curb the Red river, finalizing a scheme on planning and exploiting its banks, and organizing the implementation thereof.
- To closely manage the process of urbanization, investment and construction. To combine renovating and face-lifting old urban quarters with expanding new ones strictly according to the planning and ensuring the criteria for urban technical planning, architecture, public utilities and other criteria for modern and civilized cities.
- To develop rural areas along the direction of associating urbanization with building the new countryside, intensifying investment in technical infrastructures commensurate with the new rural suburbs of Hanoi. To step by step restructure the economy and labor along the direction of raising the ratios of services and industries, narrowing the gap between inner and suburban areas.
- To closely manage inner and suburban land, use the land fund efficiently and according to the planning. For the immediate future, it is necessary to focus on directing the elaboration of detailed land use plans, and publicize them widely among the people; to enhance the management of land planning and use according to current regulations.
Article 2.-The Hanoi municipal People’s Committee shall have the following tasks:
1. To study and concretize the implementation of the Political Bureau’s Resolution No. 15-NQ/TW of December 15, 2000 and the Hanoi Capital Ordinance approved on December 28, 2000 by the Xth National Assembly’s Standing Committee.
2. To take initiative in coordinating with the ministries, the ministerial-level agencies and the agencies attached to the Government in studying concrete mechanisms and policies suitable with Hanoi’s conditions and proposing them to Prime Minister for promulgation in order to encourage various economic sectors to invest in developing production, businesses, services and expanding outlets, actively integrate into the international economy, protect the environment’, attaining efficiently the set socio-economic objectives.
3. To carry out organizational and managerial renewal and administrative reform, creating an environment favorable for domestic and foreign investment, to use and promote strongly human and material resources of the country.
4. To direct the concentrated and prioritized investment so as to rapidly bring about practical effects, to prioritize the investment in building technical and social infrastructures, creating a driving force for developing the Capital’s branches and domains.
5. To raise the effectiveness of the operation of the managerial apparatus at all levels while renewing the arrangement of key personnel, elaboraating and perfecting the policies and laws, concretizing the decentralization, promoting the responsibility of individuals and organizing the managerial apparatus.
6. On the basis of the Government’s decision approving the Overall Planning to concretize the objectives and deploy the implementation thereof into socio-economic development programs, environmental protection, investment projects; to work out long-term, medium- and short-term plans for effective and scientific management and administration. In the course of implementing the Planning to regularly update information on the situation so as to make prompt adjustments when necessary.
Article 3.-Responsibilities of the ministries, the ministerial-level agencies, agencies attached to the Government, provinces and centrally-run cities
The ministries, the ministerial-level agencies, the agencies attached to the Government, provinces and centrally-run cities shall, according to their functions and tasks, have the responsibility to take initiative in coordinating with Hanoi Capital in implementing the Political Bureau’s Resolution No. 15 and the Hanoi Capital Ordinance; to issue regulations on investment preferences and incentives; to direct the elaboration and implementation of specific mechanisms and policies; to concretize the already approved branch plannings into investment programs and projects in their respective localities according to the planning so as to attain the set objectives.
Article 4.-This Regulation takes effect 15 days after its signing.
The president of the Hanoi municipal People’s Committee, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government and the presidents of the People’s Committees of the provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.
| PRIME MINISTER |
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây