Quyết định 576-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng

thuộc tính Quyết định 576-TTg

Quyết định 576-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:576-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:16/09/1995
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 576-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 576-TTG NGÀY 16-9-1995
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỒNG QUỐC GIA
VỀ DINH DƯỠNG

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ban hành ngày 30 tháng 6 năm 1989;

Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước tại Công văn số 880-UB/NLN ngày 28-3-1995 về Kế hoạch Hành động quốc gia về dinh dưỡng năm 1995-2000,

 

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1

Phê duyệt Kế hoạch Hành động quốc gia về dinh dưỡng năm 1995-2000 với những nội dung chính sau đây:

1- Phương hướng của Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng:

a) Đưa các mục tiêu, nội dung và giải pháp thực hiện Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung dài hạn và hàng năm của Nhà nước và của từng địa phương.

b) Từng bước hạ thấp, tiến tới thanh toán một cách vững chắc tình trạng thiếu đói, suy dinh dưỡng do thiếu ăn, các bệnh do thiếu vi chất dinh dưỡng nhằm cải thiện dần sự phát triển thể chất và tinh thần con người Việt Nam.

c) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm để bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng; tổ chức mạng lưới thanh tra thực phẩm, đào tạo cán bộ, củng cố và xây dựng các Labor kiểm nghiệm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm của ngành Tiêu chuẩn chất lượng và ngành Y tế.

d) Tăng cường giám sát, kiểm tra, đánh giá, phối hợp và quản lý các chương trình dinh dưỡng ở trong nước và hợp tác quốc tế.

2- Mục tiêu của Kế hoạch quốc gia dinh dưỡng:

a) Thanh toán tình trạng thiếu ăn, đưa mức ăn bình quân đầu người từ 1932 kcal hiện nay lên trên 2100 kcal và đưa tỷ lệ các gia đình có năng lượng bình quân đầu người dưới 1800 kcal từ 22,5% hiện nay xuống dưới 10%.

b) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng: Đối với người lớn giảm tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn, đặc biệt ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) từ trên 40% hiện nay xuống dưới 30%.

Đối với trẻ em, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu Protein năng lượng ở trẻ dưới 5 tuổi (theo chỉ số Cân/Tuổi) từ 45% xuống dưới 30%.

c) Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng:

- Cơ bản thanh toán các biểu hiện lâm sàng thiếu Vitamin A và các hậu quả của nó, kể cả mù loà.

- Cơ bản thanh toán các rối loạn do thiếu Iod.

- Giám tỷ lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ có thai từ 50% đến 60% hiện nay xuống dưới 40% ở những địa phương có triển khai chương trình phòng chống thiếu máu.

3- Các giải pháp chính đã được xác định trong kế hoạch là:

a) Đảm bảo an ninh thực phẩm ở hộ gia đình.

b) Thực hiện kế hoạch chăm sóc sức khoẻ ban đầu của ngành Y tế. Cụ thể chú ý phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn, khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ, khuyến khích chế độ ăn thích hợp và đời sống lành mạnh.

c) Phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng tập trung vào thiếu Iod, thiếu Vitamin A, thiếu sắt.

d) Giáo dục dinh dưỡng: Đào tạo cán bộ và nghiên cứu các vấn đề dinh dưỡng.

đ) Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh thực phẩm.

e) Giám sát đánh giá hoạt động dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm.

Kế hoạch cần tập trung trước hết vào công tác tuyên truyền giáo dục, đào tạo cán bộ dinh dưỡng phòng chống thiếu Protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt ở các vùng có nhiều nguy cơ, vùng sâu, vùng xa, miền núi, cao nguyên, vùng dân tộc ít người.

 

Điều 2

1- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan chính được giao nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện kế hoạch này.

2- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với các Bộ liên quan thành lập 7 tiểu ban giúp việc bao gồm:

- An ninh thực phẩm ở hộ gia đình,

- Dinh dưỡng và sức khoẻ,

- Vì chất dinh dưỡng,

- Giáo dục và đào tạo cán bộ dinh dưỡng,

- Chất lượng và vệ sinh thực phẩm,

- Giám sát dinh dưỡng và vệ sinh thực phẩm,

- Phòng chống thiếu Protein năng lương ở trẻ em dưới 5 tuổi.

Các tiểu ban nói trên giúp Uỷ ban Kế hoạch hoá Nhà nước xây dựng các dự án hợp tác quốc tế theo dõi việc triển khai và đánh giá kết quả hoạt động. Hàng năm có báo cáo các kết quả hoạt động.

3- Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất với Bộ Y tế giao nhiệm vụ cho Viện dinh dưỡng quốc gia làm đầu mối quốc gia về dinh dưỡng. Viện dinh dưỡng vừa là cơ quan thường trực tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch, chuẩn bị kế hoạch hàng năm và các hội nghị đánh giá tổng kết.

 

Điều 3

Hàng năm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính sẽ dành một phần ngân sách (cả vốn trong nước và ngoài nước) để đảm bảo cho việc triển khai các hoạt động của kế hoạch quốc gia dinh dưỡng 1995-2000.

 

Điều 4

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

Điều 5

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom Happiness
---------
No: 576-TTg
Hanoi, September 16, 1995
 
DECISION
APPROVING THE NATIONAL ACTION PROGRAM ON NUTRITION
THE PRIME MINISTER
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Proceeding from the Law on Protection of People's Health promulgated on June 30, 1989;
At the proposal of the Minister-Chairman of the State Planning Committee embodied in Official Dispatch No.880-UB/NLN of March 28, 1995, on the National Action Program on Nutrition for the 1995-2000 Period,
DECIDES:
Article 1.- To approve the National Action Program on Nutrition (NAPN) for the 1995-2000 period, with the following main contents:
1. Orientations of the NAPN:
a) To integrate the targets, contents and solutions of the NAPN into the long-term and annual plans for socio-economic development of the State and each locality.
b) Step by step to reduce and eventually to eradicate steadily the state of low food intake and malnutrition caused by shortage of food and the diseases caused by deficiency of micro-nutrients, with a view to improving gradually the physical and spiritual development of Vietnamese.
c) To ensure the quality standard and food sanitation to protect the health of consumers; to organize a network of food inspectors, train cadres, and strengthen and build new laboratories for quality control and health services to control the quality and hygiene security of food.
d) To intensify supervision, control and appraisal of, and to coordinate and manage, nutritional programs at home and under international cooperation.
2. Targets of the NAPN:
a) To put an end to the low food intake and to bring the current per-capita intake of 1932 kcal to over 2100 kcal, and to lower the percentage of families with average food intake below 1800 kcal from the present 22.5% to under 10%.
b) To reduce the ratio of malnutrition: With regard to adults, to reduce the percentage of those who are on permanent shortage of food intake, especially of women in child-bearing age (between 15 and 49 years of age), from the present 40% or more to under 30%.
With regard to children, to reduce the percentage of under-five children suffering from protein deficiency (on weight/age ratio) from 45% at present to under 30%.
c) To reduce the incidence of micro-nutrient deficiency:
- To basically eradicate clinical symptoms of Vitamin-A deficiency and its consequences, including blindness.
- To basically eradicate disorders caused by iodine deficiency.
- To reduce the rate of anemia among pregnant women from 50% - 60% at present to under 40% in areas where an anti-anemia program is deployed.
3. The main solutions in the plan are:
a) To ensure foodstuff security for households.
b) To effect the plan for primary care of the health service. In details, it includes preventive measures against infectious diseases, promotion of breast feeding, and encouragement of proper diets and healthy lifestyle.
c) To prevent deficiency of micro-nutrients, especially the deficiency of iodine, Vitamin A and iron.
d) Education on nutrition: to train cadres and to conduct research on nutrition issues.
e) To ensure norms of food quality and sanitation.
f) To monitor and appraise activities in nutrition and food sanitation.
The plan must first of all concentrate on education and training of nutrition workers in the prevention of protein deficiency among under-five children, especially in areas of high risk, remote and high-land or mountainous areas, and areas of ethnic minorities.
Article 2.-
1. The State Planning Committee is the main agency assigned with the task of directing the implementation of this plan.
2. The State Planning Committee shall coordinate with the concerned ministries to set up seven assisting sub-committees, which are to look after these issues:
- Foodstuff Security at Households;
- Nutrition and Health;
- Micro-nutrients;
- Education and Training of Nutrition Cadres;
- Food Quality and Sanitation;
- Supervision of Nutrition and Foodstuff Sanitation;
- Prevention of Protein Deficiency among Under-Five Children.
These sub-committees shall assist the State Planning Committee to design plans of international cooperation to monitor the deployment and appraisal of its implementation. Annually, they shall file reports on these activities.
3. The State Planning Committee shall, in coordination with the Ministry of Health, assign the National Institute of Nutrition to act as the national center for nutrition activities. The National Institute of Nutrition shall act as the standing body to monitor the implementation of the plan and, at the same time, prepare annual plans, and organize reviewing conferences.
Article 3.- Annually, the State Planning Committee and the Ministry of Finance shall set aside part of the budget (including capital from domestic and foreign sources) to ensure the deployment of the activities of the national nutrition program for 1995-2000 period.
Article 4.- This Decision takes effect from the date of its signing.
Article 5.- The Ministers, the Heads of the Agencies at ministerial level, the Heads of the Agencies attached to the Government, and the Presidents of the People's Committees of the provinces and cities directly under the Central Government, are responsible for the implementation of this Decision.
 

 
THE PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 576-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất