Quyết định 06/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020

thuộc tính Quyết định 06/2002/QĐ-TTg

Quyết định 06/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:06/2002/QĐ-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Quyết định
Người ký:Phan Văn Khải
Ngày ban hành:07/01/2002
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Quyết định 06/2002/QĐ-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 06/2002/QĐ-TTG
NGÀY 07 THÁNG 01 NĂM 2002 VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI
ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2020

 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Xét đề nghị của Bộ Giao thông vận tải (tờ trình số 4434/GTVT-KHĐT ngày 27 tháng 12 năm 2000) và ý kiến thẩm định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 5952 BKH/CSHT ngày 04 tháng 9 năm 2001),

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt đến năm 2020 là cơ sở để đầu tư xây dựng và phát triển mạng lưới giao thông đường sắt hợp lý và thống nhất trong cả nước, có quy mô phù hợp với từng vùng lãnh thổ, hình thành những trung tâm kết nối cơ sở hạ tầng, dịch vụ vận tải đường sắt, tạo điều kiện khai thác tiềm năng hiện có và phát triển năng lực của ngành giao thông vận tải đường sắt.

Từng bước xây dựng ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam phát triển đồng bộ và hiện đại cả về các tuyến đường, nhà ga, kho, ke ga, bãi hàng, thông tin, tín hiệu; cơ sở bảo trì, sản xuất phụ kiện, vật liệu phục vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống phương tiện vận tải, trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống cơ khí đóng mới, lắp ráp, sửa chữa phương tiện vận tải nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách với chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý, tiện nghi, an toàn, nhanh chóng và hiệu quả.

b) Đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành giao thông vận tải đường sắt trên cơ sở phát huy nội lực, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm bằng mọi nguồn vốn nhằm phát triển bền vững, tăng cường năng lực của hệ thống quản lý, mở rộng hoạt động cung cấp các dịch vụ, bảo đảm an toàn giao thông, phát huy và nâng cao ưu thế sẵn có về kinh tế kỹ thuật của ngành.

2. Nội dung và quy mô các yếu tố chính của Quy hoạch

a) Giao thông vận tải đường sắt cần chiếm tỷ trọng 25% - 30% về tấn và tấn-km, 20% - 25% về hành khách và hành khách - km trong tổng khối lượng vận tải của toàn ngành giao thông vận tải. Đến năm 2020 có tỷ trọng vận chuyển hành khách đô thị bằng đường sắt đạt ít nhất là 20% khối lượng hành khách tại các thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

b) Duy trì khổ đường sắt hiện tại, gồm các khổ đường 1.000mm, 1.435mm và đường lồng (1.000mm và 1.435mm) để nâng cấp, cải tạo đạt cấp kỹ thuật. Khi xây dựng các đoạn, tuyến đường sắt mới phải phù hợp và kết nối thuận tiện với khổ đường sắt hiện có ở khu vực đó. Riêng đường sắt cao tốc Bắc - Nam xây dựng theo tiêu chuẩn khổ đường 1.435mm.

c) Phát triển phương tiện vận tải đường sắt theo hướng đa dạng với cơ cấu hợp lý, đổi mới sức kéo và sức chở theo hướng hiện đại, giảm chi phí, hạ giá thành, chú trọng phát triển các đoàn tầu tốc độ cao, tầu tự hành, tầu chở container,... áp dụng công nghệ tiên tiến trong vận tải và đóng mới phương tiện nhằm tăng tốc độ chạy tầu để đến năm 2020, tốc độ tầu hàng đạt 80 km/giờ trở lên và tốc độ tầu khách đạt 120 km/giờ trở lên.

d) Những tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định sau khi thống nhất với các cơ quan liên quan và phù hợp các quy định hiện hành.

đ) Đầu tư cơ sở hạ tầng đến năm 2020:

- Giai đoạn đến 2010:

+ Nâng cấp các tuyến đường hiện có vào cấp kỹ thuật quy định và xây dựng mới một số đoạn, tuyến, các đường nhánh nối với cảng, khu công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm trong cả nước và kết nối với các tuyến hiện tại; ưu tiên nâng cao năng lực và hiện đại hoá trục Bắc - Nam, trục Đông - Tây; tiến hành điện khí hoá tuyến Hà Nội - Hải Phòng để làm cơ sở phát triển sức kéo điện cho giai đoạn sau.

+ Đồng thời với việc xây dựng đường sắt đô thị ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh phải tiến hành xây dựng mới và đồng bộ các nhà ga, các cơ sở sửa chữa, vận dụng đầu máy - toa xe.

+ Làm mới hệ thống : thông tin cáp quang, tổng đài điện tử số, tín hiệu bán tự động tiến tới tự động, ghi điện khí tập trung, dừng tầu tự động, hệ thống cảnh báo đường ngang tự động... Tham gia thị trường viễn thông chung để tận dụng hết năng lực của ngành đường sắt.

+ Quy hoạch sắp xếp lại để phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, phụ tùng, phụ kiện cơ khí phục vụ sửa chữa, bảo trì và làm mới cơ sở hạ tầng đường sắt.

+ Nâng cấp, làm mới để từng bước hoàn chỉnh hệ thống nhà ga hành khách, ga hàng hoá ở các khu vực trọng điểm; đặc biệt lưu ý các ga hành khách tại trung tâm Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vừa là ga trung tâm của đường sắt vừa là đầu mối trung chuyển, kết nối các loại phương tiện vận tải, đồng thời là trung tâm dịch vụ đa năng.

- Giai đoạn đến 2020:

Hoàn thành việc nâng cấp các tuyến đường sắt để đạt cấp kỹ thuật quốc gia và khu vực, xây dựng thêm một đường để thành đường đôi và điện khí hoá các tuyến Hà Nội -Vinh, Sài Gòn - Nha Trang, tiếp tục xây dựng các tuyến đường sắt mới để tạo thành mạng đường sắt đồng bộ, hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn hiện đại. Trên trục Bắc - Nam, ngoài tuyến đường sắt Thống Nhất hiện có cần xây dựng thêm một tuyến đường đôi riêng biệt chạy tầu khách cao tốc Bắc - Nam khổ đường 1.435mm để giảm thời gian chạy tàu từ Hà Nội đến thành phố Hồ Chí Minh xuống dưới 10 giờ và có khả năng kết nối với đường sắt liên vận quốc tế. Tiếp tục xây dựng đường sắt vành đai, nội đô các thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố lớn khác để tạo thành mạng lưới giao thông đô thị hoàn chỉnh và đồng bộ.

Dự kiến nhu cầu vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng đường sắt đến năm 2020: 98.051 tỷ VNĐ.

Trong đó: Giai đoạn từ 2001-2010: 23.530 tỷ VNĐ.

Giai đoạn từ 2010 - 2020 : 74.521 tỷ VNĐ.

(Danh mục các công trình đầu tư giai đoạn 2001 - 2020 theo phụ lục kèm theo Quyết định này).

e) Đầu tư để phát triển kinh doanh vận tải đến năm 2020 :

- Mạng lưới cơ khí công nghiệp đường sắt để đóng mới, sửa chữa, bảo trì phương tiện vận tải và trang thiết bị phải được phân bổ một cách hợp lý, đáp ứng được nhu cầu vận tải và phù hợp với sự phát triển chung của ngành cũng như quy hoạch tại các địa phương, các ngành có liên quan.

- Từ nay đến năm 2010, từng bước loại bỏ đầu máy có công suất nhỏ, cũ, lạc hậu kỹ thuật, nhập các loại đầu máy có công suất lớn từ 1.500 - 2.200 mã lực; nhập dây chuyền đại tu đầu máy diesel đồng bộ để đại tu toàn diện các loại đầu máy và tiến tới lắp ráp đầu máy trong nước.

- Phát huy nội lực tự đóng mới các loại toa xe khách chất lượng cao, hiện đại, đóng mới các loại toa xe hàng nhiều chủng loại để dùng trong nước và tiến tới xuất khẩu cho một số nước trong khu vực.

- Phát triển đóng mới các đoàn tầu tự hành.

- Hiện đại hoá cơ sở sửa chữa, đóng mới đầu máy, toa xe.

- Áp dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin tiên tiến vào công tác quản lý và điều hành vận tải.

- Sắp xếp tổ chức, nâng cao tay nghề, đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong ngành đường sắt.

- Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 : 62.870 tỷ VNĐ.

Trong đó : Giai đoạn từ 2001 - 2010 : 12.870 tỷ VNĐ.

Giai đoạn từ 2010 - 2020 : 50.000 tỷ VNĐ.

 

Điều 2. Về đầu tư và các giải pháp, chính sách chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển theo quy hoạch được duyệt

a) Bộ Giao thông vận tải trình Thủ tướng Chính phủ các dự án trung hạn và dài hạn, kèm theo kiến nghị về tạo vốn đầu tư, các chính sách huy động, sử dụng vốn và các nguồn lực của từng dự án, nhằm nhanh chóng khắc phục tình trạng lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa vào cấp kỹ thuật của đường sắt để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, bảo đảm phát triển bền vững ngành đường sắt Việt Nam.

b) Các nhóm giải pháp và chính sách chủ yếu :

- Để đẩy nhanh sự phát triển của ngành đường sắt cần đầu tư trong thời gian ngắn một lượng vốn lớn và tập trung vào các dự án trọng điểm.

- Đối với từng dự án cụ thể, ngành đường sắt được vay tín dụng từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc các nguồn tín dụng khác với lãi suất phù hợp chính sách ưu đãi trong từng thời kỳ để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đổi mới phương tiện vận tải hoặc trang thiết bị chuyên ngành, áp dụng công nghệ mới.

- Nhà nước có chính sách về kinh tế - xã hội thông qua giá cước, bù giá, trợ giá, v.v... đối với những tuyến đường bị lỗ trong khai thác vận tải nhưng vẫn duy trì chạy tàu phục vụ dân sinh, an ninh, quốc phòng.

 

- Đường sắt Việt Nam là đường sắt quốc gia, cần sớm xây dựng hệ thống tổ chức và cơ chế tổng quát theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.

 

Điều 3. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch

a) Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về quản lý và tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020 và phê duyệt các quy hoạch chi tiết phát triển đường sắt từng chuyên ngành, từng giai đoạn và từng khu vực phù hợp với Quy hoạch tổng thể đã duyệt.

b) Các Bộ : Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Bộ, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ để chủ trì hoặc phối hợp thực hiện những việc liên quan đến Quy hoạch tổng thể được duyệt.

c) Các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các địa phương có đường sắt đi qua có trách nhiệm đóng góp, bảo vệ đường sắt.

d) Liên hiệp Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm quản lý, khai thác các công trình cơ sở hạ tầng, phương tiện vận tải, cơ sở công nghiệp, trang thiết bị và các dịch vụ khai thác đường sắt theo quy hoạch được duyệt và các quy định hiện hành.

 

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.

 

Điều 5. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Tổng Giám đốc Liên hiệp Đường sắt Việt Nam, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


PHỤ LỤC
DANH MỤC QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG ĐƯỜNG SẮT ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 06/2002/QĐ-TTg
ngày 07 tháng 01 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)

 

TT

Danh mục

Nhu cầu đầu tư

(triệu đồng)

Ghi chú

 

 

2001-2010

2011-2020

 

1

2

3

4

5

 

Tổng số

23.530.075

74.521.605

 

A

Nâng cấp các tuyến đường sắt hiện tại

14.017.675

 

 

1

Tuyến Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh

10.308.480

 

 

2

Tuyến Hà Nội - Lào Cai

1.620.000

 

 

3

Tuyến Hà Nội - Hải Phòng

1.123.500

 

 

4

Tuyến Hà Nội - Đồng Đăng

294.695

 

 

5

Tuyến Kép - Hạ Long

572.000

 

 

6

Tuyến Đông Anh - Quán Triều

60.100

 

 

7

Tuyến Kép - Lưu Xá

38.900

 

 

B

Xây dựng mới các đoạn, tuyến

643.400

3.591.000

 

1

Hạ Long - Cái Lân

140.800

 

 

2

Yên Viên - Phả Lại

411.600

 

 

3

Đường sắt nối vào các cụm cảng

91.000

65.000

 

4

Đường sắt Sài Gòn - Vũng Tầu

1.509.200

 

5

Đường sắt Sài Gòn - Lộc Ninh

 

968.800

 

6

Đường sắt Sài Gòn - Mỹ Tho - Cần Thơ

 

648.000

Đầu tư một phần

7

Đường sắt Thái Nguyên- Yên Bái

 

400.000

 

Đầu tư một phần

8

Dĩ An - Chơn Thành - Đắc Nông

 

 

Khai thác Bô xít

9

Vũng áng - Mụ Dạ

 

 

Tùy thuộc

đường sắt xuyên Á

10

Đông Hà - Lao Bảo

 

 

 

C

Đường sắt đô thị, đầu mối, nội đô

8.869.000

42.446.105

 

1

Đường sắt đô thị Hà Nội:

 

 

 

 

Đường sắt trên cao Yên Viên - Văn Điển

5.000.000

 

 

2

Đường sắt đô thị TP Hồ Chí Minh:

 

 

 

 

Đường sắt trên cao Bình Triệu - Hoà Hưng

3.869.000

 

 

3

Đường sắt đầu mối Hà Nội

 

6.511.008

 

4

Đường sắt nội đô Hà Nội

 

9.516.872

Đầu tư một phần

5

Đường sắt đầu mối TP Hồ Chí Minh

 

11.640.225

 

6

Đường sắt nội đô TP Hồ Chí Minh

 

14.778.000

 

D

Nâng cao năng lực, hiện đại hoá

 

28.484.500

 

1

Đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

 

14.078.000

 

2

Đường sắt Bắc - Nam khổ 1.435mm

 

6.808.000

Đầu tư một phần

3

Đường sắt Hà Nội -Yên Viên - Phả Lại - Hải Phòng

 

3.350.000

 

4

Đường sắt Hà Nội - Lào Cai

 

4.248.500

 

 

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------

SOCIALISTREPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
------------

No: 06/2002/QD-TTg

Hanoi, January 07, 2002

DECISION

APPROVING THE MASTER PLAN ON THE DEVELOPMENT OF VIETNAMS RAILWAY COMMUNICATIONS AND TRANSPORT SECTOR TILL 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;

Considering the proposal of the Ministry of Communications and Transport (Report No. 4434/GTVT-KHDT of December 27, 2000) and the evaluation opinion of the Ministry of Planning and Investment (Official Dispatch No. 5952/BKH-CSHT of September 4, 2001),

DECIDES:

Article 1.-To approve the master plan on the development of Vietnam’s railway communications and transport till 2020 with the following principal contents:

1. The master plan’s objectives:

The Master Plan on the development of the railway communications and transport till 2020 shall serve as basis for the investment in building and developing rational and uniform railway networks nationwide, with scales suitable to each territorial region, forming centers of combined railway transport infrastructures and services, facilitating the exploitation of the existing potentials and developing the capability of the railway communications and transport sector.

To step by step build and develop Vietnam’s railway communications and transport sector into a synchronous and modern one in terms of railway lines, stations, storehouses, station platforms, cargo yards, information and signals; establishments for maintenance and manufacture of spare parts and/or materials in service of infrastructures and the system of transport means, loading and unloading equipment, and the mechanical engineering system for building, assembly and repair of transport means in order to meet the cargo and passenger transportation demands with the higher and higher quality, reasonable costs, convenience, safety, speed and efficiency.

b/ To meet the need to industrialize and modernize the railway communications and transport sector on the basis of bringing into full play internal resources and making investment in priority and key areas with every available capital source, aiming to ensure sustainable development, enhance the capacity of the managerial system, expand the provision of various services, ensure traffic safety, promote and raise the sector’s existing economic and technical strengths.

2. Contents and scale of major components of the Master Plan

a/ The railway communications and transport should account for 25% - 30% of tons and ton/km, 20%-25% of passengers and passenger/km of the total transportation volume of the entire communications and transport branch. By 2020, the urban passenger transportation by train shall reach at least 20% of the passenger volume in Ha Noi and Ho Chi Minh cities.

b/ To maintain the existing railway gauges, including 1,000 mm and 1,435 mm gauges and integrated gauges (1,000 mm and 1,435 mm) and upgrade and transform them up to technical standards. If new railway sections and lines are built, they must be compatible and easily connectable with the existing railway gauge in such regions. In particular, the high-speed North-South railway line shall be built with the gauge of 1,435 mm.

c/ To develop railway transport means along the direction of diversification and rational structure, renew the tractive power and the conveyance power along the direction of modernization, reduction of costs and prices; to attach importance to developing high-speed trains, self-propelled trains, container trains To apply advanced technologies to transportation and building of new means in order to increase the cargo train speed to at least 80 km per hour and the passenger train speed to at least 120 km per hour by 2020.

d/ The major technical standards shall be specified by the Minister of Communications and Transport after reaching agreement with the concerned bodies and comply with current regulations.

e/ Investment in infrastructures towards 2020:

- The period till 2010:

+ To upgrade the existing rail lines up to the prescribed technical standards and build a number of new sections, lines and loop-lines leading to key ports, industrial parks and economic zones throughout the country and connect them with the existing lines; to give priority to enhancing the capacity and modernizing the North-South axis line and the East-West axis line; to electrify the Hanoi - Hai Phong line, which shall serve as basis for developing the electric tractive power in the next period.

+ To build the urban railway in Hanoi and Ho Chi Minh cities at the same time with building new and synchronous stations, locomotive and carriage repair and modification establishments.

+ To renew the systems of: optic fiber communication, digital electronic switchboards, semi-automatic then automatic signaling, concentrated electric recording, automatic train stops, automatic cross-road warningTo participate in the general telecommunications market so as to make full use of the capacity of the railway sector.

+ To plan and re-arrange for development establishments which manufacture construction materials, mechanical engineering accessories and spare parts in service of the repair, maintenance and building of railway infrastructures.

+ To upgrade and build so as to step by step complete the system of passenger and cargo stations in the key regions; to give special attention to passenger stations in the hearts of Hanoi and Ho Chi Minh cities, which function as the central railway stations, the hubs for transshipment and connection of transport means as well as the multi-functional service centers.

- The period till 2020:

To complete the upgrading of the railway lines up to the national and regional standards, to build a new double-track line and electrify the Hanoi - Vinh and Sai Gon - Nha Trang lines; continue building new railway lines so as to form a synchronous and complete railway network up to modern standards. Along the North - South axis, besides the existing Thong Nhat railway line, it is necessary to build a separate 1,435 mm double-track line for high-speed North-South passenger trains, aiming to reduce the traveling time between Hanoi and Ho Chi Minh city to under 10 hours, which can be connectable with the international railway line. To continue building belt railroads and railways in the inner areas of Hanoi and Ho Chi Minh cities as well as a number of other big cities so as to form a complete and synchronous urban traffic network.

The estimated investment capital amount needed for railway infrastructures by 2020 is VND 98,051 billion.

Of which, the 2001-2010 period shall need VND 23,530 billion and the 2010- 2020 period - VND 74,521 billion.

(The list of investment projects in the 2001-2020 period is included in the appendix attached to this Decision).

f/ Investment in the transport business development till 2020:

- The mechanical engineering network of the railway industry for building, repair and maintenance of transport means and equipment must be rationally distributed, capable of meeting the transport demands and consistent with the general development of the branch as well as the plannings of the concerned localities and branches.

- From now till 2010, to gradually abolish antiquated and technically backward small-capacity locomotives, import the ones of large capacity of between 1,500 and 2,200 horse powers; import synchronous diesel locomotive-overhaul chains so as to overhaul locomotives of all types before proceeding to assembling domestic locomotives.

- To promote internal resources in building domestic high-quality and modern passenger carriages, building cargo wagons of many categories for domestic use and export to some regional countries.

- To build new self-propelled trains.

- To modernize establishments engaged in repairing and building locomotives and carriages.

- To strongly apply advanced information technologies to the transport management and administration.

- To reorganize, improve the skills of, train and re-train the contingent of officials, employees and workers in the railway sector.

- The demand for investment capital till 2020 is VND 62,870 billion.

Of which, the 2001-2010 period shall need VND billion 12,870 and the 2010-2020 period - VND 50,000 billion.

Article 2.-Regarding investment and major solutions and policies in order to meet the development demands under the approved master plan

a/ The Ministry of Communications and Transport shall submit to the Prime Minister the medium-term and long-term projects enclosed with the proposals on the creation of investment capital, policies on capital mobilization and use and resources of each project, aiming to quickly overcome the situation of backwardness and lack of synchronism and incompatibility with technical standards of railways so as to meet the industrialization and modernization needs, ensuring the sustainable development of Vietnam’s railway sector.

b/ Groups of major solutions and policies:

- In order to speed up the development of the railway sector, a large amount of capital should be invested within a short time in the key projects:

- For each specific project, the railway sector may borrow credits from the Development Assistance Fund or other credit sources with interest rates compliant with the preferential policy in each period for investment in developing infrastructures, renewing transport means or specialized equipment, and applying new technologies.

- The State shall adopt socio-economic policies through freights, price subsidies, price supports, etc. for loss-suffering railway lines in service of people’s daily life, security and defense.

- Vietnam Railway is a national railway organization, which should build an organizational system and an overall mechanism after the model of a State corporation.

Article 3.-Management and organization of the implementation of the master plan

a/ The Ministry of Communications and Transport shall take responsibility before the Prime Minister for managing and organizing the implementation of the master plan on the development of Vietnam’s railway communications and transport sector till 2020, and approving the detailed plans on the railway development in each specialized branch, each period and each region in line with the approved master plan.

b/ The Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Finance, various ministries and branches shall base themselves on their respective functions and tasks to assume the prime responsibility or coordinate with one another in performing the tasks related to the approved master plan.

c/ The provinces and cities across the country, especially the localities where railways run through, shall have the responsibility to make contributions and protect railways.

d/ The Railway Union of Vietnam shall have the responsibility to manage and exploit the infrastructures, transport means, industrial establishments, railway exploitation equipment and services according to the approved master plan and current regulations.

Article 4.-This Decision takes effect 15 days after its signing.

Article 5.-The Minister of Communications and Transport, the Minister of Planning and Investment, the ministers, the heads of the ministerial-level agencies, the heads of the agencies attached to the Government, the general director of the Railway Union of Vietnam, the presidents of the People’s Committees of the concerned provinces and centrally-run cities shall have to implement this Decision.

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

APPENDIX

THE LIST OF RAILWAY INFRASTRUCTURES TO BE DEVELOPED TILL 2020
(Issued together with the Prime Minister’s Decision No. 06/2002/QD-TTg of January 7, 2002)

Ordinal number

List

Investment demand (million VND)

Notes

 

 

2001-2010

2011-2020

 

 

TOTAL

23,530,075

74,521,605

 

A

Upgrading of the existing railway lines

14,017,675

 

 

1

Hanoi- Ho Chi Minh City line

10,308,480

 

 

2

Hanoi- Lao Cai line

1,620,000

 

 

3

Hanoi- Hai Phong line

1,123,500

 

 

4

Hanoi- Dong Dang line

294,695

 

 

5

Kep - Ha Long line

572,000

 

 

6

Dong Anh - Quan Trieu line

60,100

 

 

7

Kep - Luu Xa line

38,900

 

 

B

Building of new sections and lines

643,400

3,591,000

 

1

Ha Long - Cai Lan

140,800

 

 

2

Yen Vien - Pha Lai

411,600

 

 

3

Railways leading to port clusters

91,000

65,000

 

4

Sai Gon - Vung Tau railway

 

1,509,200

 

5

Sai Gon - Loc Ninh railway

 

968,800

 

6

Sai Gon - My tho - Can Tho railway

 

648,000

Partial investment

7

Thai Nguyen - Yen Bai railway

 

400,000

Partial investment

8

Di An - Chon Thanh - Dac Nong

 

 

Bauxite exploitation

9

Vung Anh - Mu Da

 

 

Depending on the Trans-Asia railway

10

Dong Ha - Lao Bao

 

 

 

C

Urban, key, inner-city railways

8,869,000

42,446,105

 

1

Hanoiurban railway:

Yen Vien-Van Dien overhead railway

5,000,000

 

 

2

Ho Chi Minh cityurban railway

Binh Trieu overhead railway

 

3,869,000

 

 

3

Hanoikey railway

 

6,511,008

 

4

Hanoiinner-city railway

 

9,516,872

Partial investment

5

Ho Chi Minh citykey railway

 

11,640,225

 

6

Ho Chi Minh inner-city railway

 

14,778,000

 

D

Capacity raising, modernization

 

28,484,500

 

1

Hanoi- Ho Chi Minh city railway

 

14,078,000

 

2

North-South railway of 1,435 gauge

 

6,808,000

Partial investment

3

Hanoi- Yen Vien - Pha Lai - Hai Phong railway

 

3,350,000

 

4

Hanoi- Lao Cai Railway

 

4,248,500

 

 

 

PRIME MINISTER




Phan Van Khai

 

 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decision 06/2002/QD-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất