Nghị định ban hành Quy chế về buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Nghị định 141-HĐBT
Cơ quan ban hành: | Hội đồng Bộ trưởng |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 141-HĐBT |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Nghị định |
Người ký: | Võ Chí Công |
Ngày ban hành: | 13/11/1986 |
Ngày hết hiệu lực: | Đang cập nhật |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Nghị định 141-HĐBT
CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 141-HĐBT NGÀY 13-11-1986
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ BUỘC PHẢI CHỊU THỬ THÁCH
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4-7-1981;
Để thực hiện điều 61 của Bộ Luật hình sự đã được Quốc hội thông qua ngày 27 tháng 6 năm 1985,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều 1. - Nay ban hành kèm theo Nghị định này Quy chế buộc phải chịu thử thách đối với người chưa thành niên phạm tội.
Quy chế này áp dụng đối với những người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng đã bị Toà án quyết định buộc phải chịu thử thách.
Điều 2. - Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành.
Điều 3. - Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương có trách nhiệm thi hành Nghị định này.
QUY CHẾ
VỀ BUỘC PHẢI CHỊU THỬ THÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI
(ban hành kèm theo Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 141-HĐBT
ngày 13-11-1986).
CHƯƠNG 1
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. - Buộc phải chịu thử thách là biện pháp tư pháp có tính chất giáo dục, phòng ngừa do Toà án quyết định đối với người chưa thành niên (từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi) phạm tội ít nghiêm trọng nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa lỗi lầm, phát triển lành mạnh để trở thành công dân có ích cho xã hội.
Việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách phải kết hợp sự quản lý của chính quyền cơ sở và tổ chức xã hội với sự quản lý của gia đình; kết hợp giáo dục tư tưởng, đạo đức với lao động, học tập văn hoá, nghề nghiệp.
CHƯƠNG
II
NHỮNG QUY ĐỊNH BẮT BUỘC ĐỐI VỚI NGƯỜI PHẢI CHỊU THỬ THÁCH
Điều 3. - Người phải chịu thử thách phải chấp hành những quy định dưới đây:
1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Nhà nước và những quy định của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và tổ chức xã hội nơi cư trú.
2. Chấp hành đầy đủ những quy định của cơ quan, tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục và những chỉ bảo của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn giao trách nhiệm giám sát, giáo dục.
3. Tích cực tham gia lao động, học tập và sửa chữa những lỗi lầm để tiến bộ.
4. Chỉ được đi lại trong phạm vi quy định, nếu cư trú ở nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương thì chỉ được đi lại trong phạm vi nội thành; nếu cư trú ở ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương hoặc cấp tương đương thì chỉ được đi lại trong phạm vi huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; nếu đi ra ngoài phạm vi quy định thì phải được công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cho phép.
5. Một tháng một lần người phải chịu thử thách phải đến trình diện với công an xã, phường, thị trấn để báo cáo tình hình sinh hoạt, học tập, lao động, chấp hành pháp luật của Nhà nước. Ba tháng một lần phải kiểm điểm trước cơ quan hoặc tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giúp đỡ tại nơi người đó học tập, lao động hoặc cư trú.
6. Phải có mặt khi Uỷ ban nhân dân hoặc công an xã, phường, thị trấn, nơi cư trú triệu tập.
Điều 4. - Khi người phải chịu thử thách đã chấp hành được một nửa thời hạn, nếu có nhiều tiến bộ thì cơ quan hoặc tổ chức được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục đề nghị Toà án xét, quyết định chấm dứt thời hạn thử thách.
CHƯƠNG III
NHỮNG QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM GIÁM SÁT, GIÁO DỤC
Điều 5. - Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người phải chịu thử thách sinh sống, sau khi nhận được quyết định của Toà án, có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có liên quan để thực hiện việc giám sát, giáo dục, sắp xếp việc làm hoặc học tập cho người đó và giao trách nhiệm giám sát, giáo dục cho cha mẹ, hoặc cử người đỡ đầu để giúp họ sửa chữa lỗi lầm trở thành công dân có ích.
Điều 6. - Các cơ quan, đơn vị có điều kiện cần phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường thị trấn, có trách nhiệm nhận một số người chưa thành niên phạm tội để giáo dục và đào tạo họ thành người lao động có ích cho xã hội.
Điều 7. - Công an xã, phường, thị trấn phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra người buộc phải chịu thử thách chấp hành những nghĩa vụ quy định và liên hệ chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, hoặc gia đình có người phải chịu thử thách để theo dõi góp ý kiến về việc giám sát, giáo dục người buộc phải chịu thử thách.
Điều 8. - Các tổ chức thanh niên, phụ nữ, công đoàn, hội nông dân tập thể có trách nhiệm phối hợp cùng công an xã, phường, thị trấn phân công đoàn viên, hội viên phụ trách những người buộc phải chịu thử thách theo dõi nắm tình hình diễn biến của đối tượng, có biện pháp giáo dục, cảm hoá, thuyết phục giúp họ có nhận thức, tư tưởng đúng đắn, tự giác tiếp thu sửa chữa những lỗi lầm.
Điều 9. - Cha mẹ hoặc người đỡ đầu của người buộc phải chịu thử thách, phải đề cao trách nhiệm của mình trong việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách chấp hành nghiêm túc và đầy đủ những nghĩa vụ do chính quyền, cơ quan, đoàn thể quy định; thường xuyên liên hệ với chính quyền, công an, đoàn thể ở xã, phường, thị trấn nơi cư trú để phối hợp giám sát, giáo dục có hiệu quả.
Điều 10. - Ba tháng 1 lần, Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn được giao trách nhiệm giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách, phải tổ chức việc nhận xét, đánh giá kết quả công tác giám sát, giáo dục và việc sửa chữa của người phải chịu thử thách, có sự tham gia của các cơ quan, đoàn thể, tổ chức có liên quan và của cha mẹ hoặc người đỡ đầu; áp dụng những biện pháp giáo dục, cải tạo cần thiết, hoặc đề nghị Toà án quyết định chấm dứt thời hạn buộc phải chịu thử thách đối với những người thực sự tiến bộ.
Điều 11. - Đơn vị, cá nhân nào có thành tích trong việc giám sát, giáo dục người phải chịu thử thách, tuỳ theo mức độ thành tích sẽ được khen thưởng theo chế độ khen thưởng của Nhà nước. Người nào vi phạm Quy chế này, sẽ tuỳ theo mức độ sai phạm mà xử lý theo pháp luật hiện hành.
CHƯƠNG IV
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Điều 12. - Các Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm kiểm tra, chỉ đạo thực hiện Quy chế này.
Điều 13. - Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện Quy chế này.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây