Chỉ thị 03/2002/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước về việc xử lý khoanh nợ, xoá nợ của các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng
- Tổng hợp lại tất cả các quy định pháp luật còn hiệu lực áp dụng từ văn bản gốc và các văn bản sửa đổi, bổ sung, đính chính…
- Khách hàng chỉ cần xem Nội dung MIX, có thể nắm bắt toàn bộ quy định pháp luật hiện hành còn áp dụng, cho dù văn bản gốc đã qua nhiều lần chỉnh sửa, bổ sung.
thuộc tính Chỉ thị 03/2002/CT-NHNN
Cơ quan ban hành: | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Số công báo: | Đang cập nhật |
Số hiệu: | 03/2002/CT-NHNN |
Ngày đăng công báo: | Đang cập nhật |
Loại văn bản: | Chỉ thị |
Người ký: | Lê Đức Thuý |
Ngày ban hành: | 07/02/2002 |
Ngày hết hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Áp dụng: | |
Tình trạng hiệu lực: | Đã biết Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây! |
Lĩnh vực: |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!
tải Chỉ thị 03/2002/CT-NHNN
CHỈ THỊ
CỦA THỐNG
ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC SỐ 03/2002/CT-NHNN
NGÀY 07 THÁNG 2 NĂM 2002 VỀ VIỆC XỬ LÝ KHOANH NỢ, XOÁ NỢ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
VAY VỐN TẠI CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
Thực hiện chỉ thị của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh công tác xử lý nợ của khách hàng vay vốn tại các Ngân hàng, nhằm nâng cao quyền tự chủ trong hoạt động kinh doanh và tự chiụ trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình, trong thời gian qua, công tác xử lý nợ của các tổ chức tín dụng đã có những chuyển biến tích cực. Nhìn chung, việc xử lý nợ của các tổ chức tín dụng đã được tiến hành khẩn trương, đảm bảo tính pháp lý và đúng đối tượng. Tuy nhiên, các tổ chức tín dụng vẫn còn bị động trong công tác xử lý nợ, sự phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương còn hạn chế. Một số doanh nghiệp (thuộc Bộ hoặc tỉnh quản lý) khi gặp khó khăn trong việc trả nợ các tổ chức tín dụng đã không đề nghị các tổ chức tín dụng cho vay xem xét, xử lý mà lại có văn bản báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin xử lý khoanh nợ, xoá nợ. Trong một số trường hợp khác, các tổ chức tín dụng đề xuất khoanh nợ, xoá nợ nhưng lại kiến nghị Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ nguồn để xử lý, trong khi đó cả nguồn vốn ngân sách và nguồn vốn Ngân hàng Nhà nước, Nhà nước không phê duyệt mục tiêu này.
Để khắc phục tình trạng trên, để đảm bảo việc xử lý khoanh nợ, xoá nợ của các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng khi gặp khó khăn trong sản xuất, kinh doanh được thực hiện theo đúng nguyên tắc, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các Ngân hàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng thương mại cổ phần, quỹ tín dụng Nhân dân (dưới đây gọi tắt là các tổ chức tín dụng) thực hiện một số nội dung sau:
1- Các tổ chức tín dụng tiếp tục thực hiện nghiêm chỉnh Chỉ thị số 02/2001/CT-NHNN ngày 02-4-2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc chấn chỉnh công tác xử lý nợ của các khách hàng vay vốn tại các tổ chức tín dụng.
2- Đối với các doanh nghiệp vay vốn tại các tổ chức tín dụng gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nếu cần xem xét để xử lý nợ, thì trước hết các tổ chức tín dụng phải chủ động yêu cầu các doanh nghiệp tìm các giải pháp để giải quyết như: yêu cầu doanh nghiệp cân đối mọi nguồn vốn để trả nợ tổ chức tín dụng, hoặc xử lý tài sản đảm bảo nợ vay để có nguồn trả nợ. Trong trường hợp cần thiết, các tổ chức tín dụng cần đề nghị các cơ quan pháp luật xử lý. Trong trường hợp đề nghị khoanh nợ, xoá nợ, các tổ chức tín dụng chỉ báo cáo Ngân hàng Nhà nước khi có thể tự cân đối được nguồn từ dự phòng rủi ro của mình để bù đắp.
3- Đối với những trường hợp thiên tai, địch hoạ trên diện rộng và một số trường hợp bất khả kháng khác mà Chính phủ có chủ trương xử lý nợ như: khoanh nợ, xoá nợ đối với các đối tượng cụ thể và Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản hướng dẫn, thì các tổ chức tín dụng phải thực hiện nghiêm túc và chịu trách nhiệm trước Thống đốc Ngân hàng Nhà nước; đồng thời, các tổ chức tín dụng phải thực hiện đúng những nội dung văn bản đã chỉ đạo, không để tình trạng xử lý nợ dây dưa, kéo dài.
4- Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng, Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố và các Vụ, Cục có liên quan tại Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm triển khai, thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này.
5- Chỉ thị này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Lược đồ
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.
Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây