Chỉ thị về việc thực hiện lịch trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT

thuộc tính Chỉ thị 01/1999/CT-TTg

Chỉ thị về việc thực hiện lịch trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung CEPT
Cơ quan ban hành: Thủ tướng Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:01/1999/CT-TTg
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Chỉ thị
Người ký:Nguyễn Mạnh Cầm
Ngày ban hành:04/01/1999
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:Đang cập nhật
Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực:

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Chỉ thị 01/1999/CT-TTg

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

CHỈ THỊ

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 01/1999/CT-TTG
NGÀY 04 THÁNG 01 NĂM 1999 VỀ VIỆC THỰC HIỆN LỊCH TRÌNH GIẢM THUẾ NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM THEO HIỆP ĐỊNH VỀ CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐàI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG CEPT.

 

Ngay sau khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) tháng 7/1995, Chính phủ Việt Nam đã tham gia Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), cam kết giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của ASEAN. Việc giảm thuế nhập khẩu theo cam kết bắt đầu được thực hiện từ năm 1996 và phải hoàn thành vào năm 2006; giảm dần và thôi áp dụng các biện pháp bảo hộ phi quan thuế; tăng cường hợp tác về Hải quan nhằm tạo thuận lợi nhất cho giao lưu hàng hoá, trao đổi thương mại và đầu tư giữa các nước thành viên, hình thành Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Chính phủ đã thông qua lịch trình giảm thuế suất thuế nhập khẩu của Việt Nam với ASEAN cho giai đoạn 10 năm (1996 - 2006) và đã ban hành danh mục hàng hoá thực hiện CEPT đến hết năm 1998. Song, qua gần 3 năm thực hiện việc giảm thuế theo CEPT, các Bộ, ngành và địa phương trong cả nước, nhất là doanh nghiệp vẫn chưa nhận thức được hết khó khăn thách thức, tính cạnh tranh gay gắt của việc mở cửa thị trường hội nhập kinh tế khu vực, chưa có sự điều chỉnh cần thiết để thực hiện lịch trình giảm thuế nhập khẩu với ASEAN mà vẫn tiếp tục đầu tư, sản xuất theo cơ cấu cũ; và còn nhiều doanh nghiệp kiến nghị được bảo hộ như trước đây.

Nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, chủ động thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường trong điều kiện ta đã và đang giảm dần thuế suất thuế nhập khẩu đối với hàng hoá của ASEAN, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị :

1. Các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước cần tổ chức triển khai quán triệt chủ trương của Nhà nước về lịch trình giảm thuế Nhập Khẩu tới doanh nghiệp; kịp thời thông báo danh mục mặt hàng đưa vào giảm thuế CEPT hàng năm để từng doanh nghiệp có hướng phấn đấu cụ thể; và xác định rõ việc thực hiện giảm thuế nhập khẩu với ASEAN là nghĩa vụ của nước thành viên, nhưng cũng là cơ hội để chúng ta thâm nhập mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

2. Các Bộ, ngành và địa phương khi xây dựng, xét duyệt hoặc trình phê duyệt các dự án đầu tư (cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài); doanh nghiệp khi xem xét, quyết định quy mô đầu tư, kế hoạch sản xuất - kinh doanh của mình, ngoài việc tính toán kỹ các yếu tố kinh tế - kỹ thuật, còn cần căn cứ vào lịch trình giảm thuế nhập khẩu đối với ASEAN để xem xét tính khả thi của dự án, đặc biệt lưu ý khả năng tiêu thụ sản phẩm, khả năng cạnh tranh so với sản phẩm, mặt hàng cùng loại của ASEAN theo lịch trình giảm thuế nhập khẩu của mặt hàng đó.

3. Các doanh nghiệp cần nhận thức rõ và nắm vững lịch trình giảm thuế nhập khẩu; danh mục thực hiện CEPT hàng năm, chủ động tiếp cận thị trường trong nước cũng như thị trường ASEAN, tính toán và quyết định việc thay đổi quy mô sản xuất, cơ cấu đầu tư; đổi mới công nghệ, thay đổi mẫu mã; đa dạng hoá các loại hình kinh doanh, dịch vụ; phấn đấu làm chủ thị trường trong nước dần dần vươn ra thị trường ASEAN và thế giới.

4:: Căn cứ lịch trình giảm thuế nhập khẩu và danh mục hàng hoá thực hiện CEPT do Chính phủ ban hành, các Bộ quản lý Nhà nước về ngành kinh tế, kỹ thuật, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội đồng Trung ương Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hiệp hội công thương các địa phương hướng dẫn và cung cấp thông tin về ngành hàng, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh; chuyển hướng sản xuất, kinh doanh, nếu xét thấy việc giảm thuế nhập khẩu sẽ gây tác động bất lợi tới mặt hàng, sản phẩm của doanh nghiệp hoặc địa phương mình.

5. Bộ Thương mại chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan khẩn trương xây dựng và hoàn thiện đề án chiến lược hội nhập tổng thể, bao gồm cả Lịch trình cắt giảm các biện pháp phi thuế quan thực hiện Hiệp định CEPT.

6. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với Bộ Thương mại, Bộ Tài chính và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có kế hoạch cụ thể, định kỳ tổ chức các cuộc đối thoại với các doanh nghiệp; nắm chắc thông tin phản hồi và định kỳ hàng quý, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom - Happiness
----------
No: 01/1999/CT-TTg
Hanoi, January 04, 1999
 
DIRECTIVE
REGARDING THE IMPLEMENTATION OF VIETNAMS IMPORT TAX REDUCTION SCHEDULE UNDER THE AGREEMENT ON COMMON EFFECTIVE PREFERENTIAL TARIFF(CEPT)
Right after being an official member of the Association of Southeast Asian Nations (ASEAN) in July 1995, the Vietnamese Government acceded to the Agreement on Common Effective Preferential Tariff (CEPT), having committed to gradually reduce the import tax rates for the ASEAN commodities. The import tax reduction as committed began in 1996 and is expected to be completed by the year 2006, including: gradually reducing then abandoning the non-tariff protection measures; promoting the customs cooperation in order to create the most favorable conditions for the goods exchange, trade and investment relations among the member countries, and building the ASEAN Free Trade Area(AFTA).
The Government has adopted Vietnam’s import tax rate reduction schedule with the ASEAN for a ten-year period (1996-2006) and promulgated the lists of commodities for the CEPT implementation up to the end of 1998. However, after nearly 3 years effecting the tax reduction under the CEPT, the ministries, branches and localities throughout the country, especially the enterprises, have failed to fully realize the difficulties, challenges and severe competition posed by the opening of domestic market for its integration into the regional economy, and to make necessary readjustments for the implementation of the import tax reduction schedule with the ASEAN, while continuing their investment and production activities under the old mechanism; and many enterprises have asked for protection as before.
In order to raise the efficiency and competitiveness of the economy, actively penetrate into and take up the market in the circumstances that we have been gradually reducing the import tax rates for ASEAN commodities, the Prime Minister hereby instructs:
1. The ministries, branches and localities throughout the country should organize the thorough study of the States policies on the import tax reduction schedule in all enterprises; promptly announce the annual lists of commodities subject to CEPT tax reduction to every enterprise, so that the latter can set its own targets; and clearly determine that to reduce import tax with the ASEAN is not only the obligation of its member countries, but also the opportunity for us to penetrate into and expand the markets and integrate into the regional and international economies.
2. The ministries, branches and localities, when approving or submitting for approval investment projects (both domestic investment and foreign investment); and enterprises, when considering and deciding their investment scale and production-business plans, besides carefully calculating techno-economic factors, should also base themselves on the schedule of import tax reduction with the ASEAN to study the feasibility of their projects, with special attention paid to their products� sale capability and competitiveness as compared with the ASEAN products of the same types according to the import tax reduction schedule set for such products.
3. The enterprises should clearly understand and firmly grasp the import tax reduction schedule and the annual lists for CEPT implementation; actively penetrate into the domestic market as well as the ASEAN market; consider and decide changes in production scale and investment structure; renew technologies and change product models, patterns and designs; diversify business and service types; and strive to dominate the domestic market and gradually reach the Seaman world markets.
4. Basing themselves on the import tax reduction schedule and the lists of commodities for CEPT implementation promulgated by the Government, the ministries performing the State management over economic and technicalbranches, the Vietnam Chamber for Commerce and Industry, the Central Council of the Vietnam Cooperatives Union; the Peoples Committees of the provinces and centrally-run cities, and the local industry and commerce societies shall guide and provide information on the commodity lines and products with competitive advantages; or switch to produce or trade in other commodity lines or products if they deem that the import tax reduction may adversely affect the existing goods items or products of their respective enterprises or localities.
5. The Ministry of Trade shall assume the prime responsibility and coordinate with the concerned ministries and branches in expeditiously formulating and finalizing the overall strategic integration plan, including the schedule for reducing non-tariff measures in implementation of the CEPT Agreement.
6. The Ministry of Planning and Investment shall assume the prime responsibility and coordinate with the Ministry of Trade, the Ministry of Finance and the Vietnam Chamber for Commerce and Industry in devising specific plans, periodically organizing the meetings with enterprises, firmly grasping the feedback and quarterly reporting to the Prime Minister.
 

 
THE PRIME MINISTER OF GOVERNMENT




Nguyen Manh Cam

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Directive 01/1999/CT-TTg DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản mới nhất