Nghị định 79/CP của Chính phủ về việc thành lập Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

thuộc tính Nghị định 79/CP

Nghị định 79/CP của Chính phủ về việc thành lập Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Số công báo. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Số hiệu:79/CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:04/12/1996
Ngày hết hiệu lực:Đang cập nhật
Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 79/CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 79/CP NGÀY 4 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP CỤC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

 

CHÍNH PHỦ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 74/CP ngày 1 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Công nghiệp;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp và Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

NGHỊ ĐỊNH:

 

Điều 1.- Thành lập Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở hợp nhất Cục Địa chất Việt Nam và Cục quản lý Tài nguyên Khoáng sản.

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam là cơ quan trực thuộc Bộ Công nghiệp, giúp Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành địa chất và khoáng sản, bao gồm: công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất, hoạt động khoáng sản (khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản), bảo vệ tài nguyên khoáng sản; tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản và tìm kiếm phát hiện mỏ trong phạm vi cả nước.

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước.

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trụ sở tại thành phố Hà Nội, có các đơn vị trực thuộc đặt tại một số khu vực.

 

Điều 2.- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau đây:

1. Xây dựng và tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản về địa chất, tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình Chính phủ ban hành hoặc Bộ ban hành theo thẩm quyền.

2. Xây dựng và tham gia xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách về công tác nghiên cứu, điều tra cơ bản địa chất, hoạt động khoáng sản, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản để Bộ trưởng Bộ Công nghiệp trình Chính phủ phê duyệt.

3. Trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành hoặc Cục ban hành theo thẩm quyền các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật về chuyên ngành địa chất và khoáng sản. Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản cho các Sở Công nghiệp địa phương.

4. Trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quyết định việc cấp, gia hạn, thu hồi các loại giấy phép về khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và cho phép trả lại giấy phép hoạt động khoáng sản, cho phép chuyển nhượng quyền hoạt động khoáng sản.

Trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp các khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực có khoáng sản độc hại để Bộ quyết định theo thẩm quyền sau khi có ý kiến bằng văn bản của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu vực đó và của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thuộc Trung ương.

Xác nhận tính hợp pháp của mẫu vật, tài liệu về địa chất và khoáng sản, các khoáng sản được đưa ra nước ngoài và để làm luận chứng khả thi các đề án.

5. Căn cứ vào nhiệm vụ, kế hoạch được giao, Cục tổ chức, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch về nghiên cứu, điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản, địa chất môi trường, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa chất đô thị, địa chất nông thôn, địa chất tai biến, địa nhiệt và tìm kiếm phát hiện mỏ.

Tổ chức thực hiện việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào công tác điều tra cơ bản về địa chất và hoạt động khoáng sản.

Đăng ký, theo dõi, tổng hợp tình hình hoạt động địa chất và khoáng sản trong phạm vi cả nước.

6. Thẩm định hoặc tham gia thẩm định các đề án, báo cáo điều tra cơ bản về địa chất khoáng sản để trình Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt hoặc Cục trưởng phê duyệt theo uỷ quyền và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp.

Tham gia thẩm định các dự án đầu tư, đề án, báo cáo thiết kế kỹ thuật trong hoạt động khoáng sản.

7. Lưu trữ, quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật toàn bộ mẫu vật, số liệu, thông tin về địa chất khoáng sản.

8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản. Đại diện cho ngành địa chất và khoáng sản Việt Nam tham gia các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực hợp tác khoa học công nghệ về địa chất và khoáng sản.

9. Thực hiện việc kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về điều tra cơ bản về địa chất và hoạt động khoáng sản.

Tham gia giải quyết hoặc giải quyết theo thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong hoạt động điều tra cơ bản về địa chất - khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

10. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các ngành, địa phương, cơ sở và công dân thực hiện pháp luật về địa chất và khoáng sản. Phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

11. Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn tài chính, tài sản Nhà nước giao; quản lý các công trình đầu tư xây dựng cơ bản theo quy định pháp luật và phân công của Bộ.

12. Quản lý tổ chức, biên chế và tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công nhân trong ngành.

 

Điều 3.- Cơ cấu tổ chức Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam gồm:

1. Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam do Cục trưởng lãnh đạo và một số Phó cục trưởng giúp việc Cục trưởng. Cục trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Công nghiệp về toàn bộ hoạt động của Cục. Các Phó cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về lĩnh vực được Cục trưởng phân công.

Cục trưởng, các Phó cục trưởng do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp bổ nhiệm.

2. Bộ máy giúp việc Cục trưởng gồm có:

a) Văn phòng và các phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp quy định cụ thể các Phòng, ban chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Cục. b) Các đơn vị sự nghiệp.

Bộ trưởng Bộ Công nghiệp thống nhất với Bộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ quyết định cụ thể các đơn vị sự nghiệp trên cơ sở sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hiện có.

3. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp xem xét quyết định theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản pháp luật khác quy định về thành lập, tách, nhập, giải thể doanh nghiệp Nhà nước.

 

Điều 4.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ban hành. Bãi bỏ việc thành lập Cục quản lý tài nguyên khoáng sản và Cục Địa chất Việt Nam nói trong khoản d, mục 1, Điều 3 của Nghị định số 74/CP ngày 01 tháng 11 năm 1995 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Công nghiệp.

 

Điều 5.- Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence – Freedom – Happiness
----------
No. 79-CP
Hanoi ,December 04, 1996
DECREE
ON THE ESTABLISHMENT OF THE DEPARTMENT OF GEOLOGY AND MINERALS
THE GOVERNMENT
Pursuant to the Law on Organization of the Government of September 30, 1992;
Pursuant to Decree No.74-CP of November 1st, 1995 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry;
At the proposals of the Minister of Industry and the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel,
DECREES:
Article 1.- To establish the Vietnam Department of Geology and Minerals on the basis of merging the Vietnam Department of Geology and the Department for Management of Mineral Resources.
The Department of Geology and Minerals of Vietnam is an agency under the Ministry of Industry, assists the Minister of Industry in performing the function of specialized geology and minerals State management, including: basic geological research and survey, mineral activities (prospection, exploration, exploitation and processing of minerals), protection of mineral resources; organization of basic geological-mineral research and survey and prospection of mines throughout the country.
The Vietnam Department of Geology and Minerals has the legal person status, its own seal, its operating fund provided by the State budget and its own account at the State Treasury.
The Department of Geology and Minerals is headquartered in Hanoi and has its affiliated units located in several localities.
Article 2.- The Vietnam Department of Geology and Minerals has the following main tasks and powers:
1. To elaborate and take part in the elaboration of legal documents on the management, protection, basic geological survey of mineral resources and mineral activities which shall be submitted by the Minister of Industry to the Government for promulgation or be promulgated by the Ministry of Industry according to its competence.
2. To elaborate and take part in the elaboration of the general plans, plans and policies on the basic geological research and survey and mineral activities, the development of the minerals exploiting and processing industry, so that the Minister of Industry shall submit them to the Government for approval.
3. To propose to the Minister of Industry to promulgate or promulgate according to its own competence the specialized economic-technical regulations, rules, criteria and norms regarding geology and minerals; to provide professional and technical guidance�s on the State management over geology and minerals to local Industrial Services.
4. To submit to the Minister of Industry for decision to grant, extend and withdraw permits for minerals prospection, exploration, exploitation and processing and allowing the return of the permits for mineral activities and allowing the transfer of the right to conduct mineral activities.
To propose to the Minister of Industry the areas to be permanently or temporarily banned to mineral activities and report on areas where noxious minerals are found so that the Ministry may decide according to its competence after obtaining written comments from State agencies competent to manage such areas and from the People�s Committees of provinces or cities directly under the Central Government.
To certify the authenticity of geological and mineral samples and documents and minerals to be sent abroad and for drawing up project feasibility studies.
5. Basing itself on the assigned tasks and plans, the Department shall organize and direct its dependent units in implementing the tasks and plans on basic geological and mineral research and survey, environmental geology, hydrological geology, construction geology, urban geology, rural geology, catastrophic geology, thermo-geology and mineral prospection.
To organize the application of scientific and technological advances to the basic geological survey and mineral activities.
To register, monitor and review the situation of geological and mineral activities throughout the country.
6. To evaluate and take part in the evaluation of projects, reports on the results of the basic geological-mineral survey and submit them to the Minister of Industry for approval or the Director of the Department for approval according to the authorization and assignment of responsibility by the Minister of Industry.
To take part in the evaluation of investment projects, plans and technical designs with regard to the mineral activities.
7. To keep, manage and use in accordance with the provisions of law all geological and mineral samples, data and information.
8. To undertake international cooperation in the field of geology and minerals. To represent Vietnam�s geological and mineral service to participate in international activities in the field of scientific and technological cooperation on geology and minerals.
9. To conduct specialized supervision and inspection on basic geological survey and mineral activities.
To take part in settling or settle within its own competence disputes, complaints and denunciations regarding the basic geological-mineral survey and mineral activities.
10. To popularize the legislation on geology and minerals among branches, localities and citizens and guide them in its enforcement. To coordinate with the law enforcement agencies and local authorities in the protection of mineral resources.
11. To manage and effectively use the financial sources and assets allocated by the State; to manage the investment projects on capital construction in accordance with the provisions of law and the mandate of the Ministry.
12. To manage the organizational structure, staff and organize the professional training and refresher courses for the officials and employees of the service.
Article 3.- The organizational structure of the Department of Geology and Minerals of Vietnam is composed of:
1. The Vietnam Department of Geology and Minerals is headed by its Director and a number of Deputy Directors assisting the Director. The Director shall be accountable to the Minister of Industry for the entire operation of the Department. The Deputy Directors shall be accountable to the Director for their respective domains assigned by the Director.
The Director and the Deputy Directors shall be appointed by the Minister of Industry.
2. The apparatus assisting the Director is composed of:
a/ The office and the specialized and professional divisions and sections.
The Minister of Industry shall concretely define the specialized and professional divisions and sections attached to the Department.
b/ The non-business units.
The Minister of Industry shall, after consulting the Minister-Chairman of the Government Commission on Organization and Personnel, specifically define the non-business units on the basis of rearranging and reorganizing the existing units.
3. With regard to State enterprises, the Minister of Industry shall consider and decide in accordance with the provisions of the Law on State Enterprises and other legal documents on establishing, splitting, merging and dissolving State enterprises.
Article 4.- This Decree takes effect from the date of its promulgation and replaces the provisions on the establishment of the Department for Management of Natural Resources and Minerals and the Department of Geology of Vietnam provided for in Item d, Clause 1, Article 3 of Decree No.74-CP of November 1st, 1995 of the Government on the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Industry.
Article 5.- The Minister of Industry, the Ministers, the Heads of the ministerial-level agencies, the Heads of the agencies attached to the Government, the Presidents of the People�s Committees of the provinces and cities directly under the Central Government shall have to implement this Decree.

  
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet
 

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản này chưa có chỉ dẫn thay đổi
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 79/CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất