Nghị định 38-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp

thuộc tính Nghị định 38-CP

Nghị định 38-CP của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Tư pháp
Cơ quan ban hành: Chính phủ
Số công báo:Đang cập nhật
Số hiệu:38-CP
Ngày đăng công báo:Đang cập nhật
Loại văn bản:Nghị định
Người ký:Võ Văn Kiệt
Ngày ban hành:04/06/1993
Ngày hết hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Ngày hết hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Áp dụng:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản để xem Ngày áp dụng. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Tình trạng hiệu lực:
Đã biết

Vui lòng đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Tình trạng hiệu lực. Nếu chưa có tài khoản Quý khách đăng ký tại đây!

Lĩnh vực: Cơ cấu tổ chức
 

TÓM TẮT VĂN BẢN

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

tải Nghị định 38-CP

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

NGHị địNH

CủA CHíNH PHủ Số 38-CP NGàY 4-6-1993

Về CHứC NăNG, NHIệM Vụ, QUYềN HạN Và Tổ CHứC Bộ MáY
CủA Bộ Tư PHáP

 

CHíNH PHủ

 

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;

Căn cứ Nghị định số 15-CP ngày 2 tháng 3 năm 1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ tư pháp và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ,

 

NGHị ĐịNH:

 

Điều 1.- Bộ Tư pháp là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước thống nhất về công tác tư pháp; xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; quản lý về mặt tổ chức Toà án nhân dân địa phương, Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực (gọi chung là Toà án địa phương); đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp lý và quản lý các công tác tư pháp khác được Chính phủ giao.

 

Điều 2.- Bộ Tư pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

1. Về xây dựng và tham gia xây dựng pháp luật.

Tổng hợp chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; cùng Văn phòng Chính phủ dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh dài hạn và hàng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định.

Trình Chính phủ các dự án luật, pháp lệnh về dân sự, các dự án luật, pháp lệnh khác theo sự phân công của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đó.

Xem xét và có ý kiến về mặt pháp lý của các dự án luật, pháp lệnh, văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì soạn thảo trước khi các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trình Chính phủ.

Phối hợp với Văn phòng Chính phủ trong việc tổ chức chỉ đạo công tác hệ thống hoá văn bản pháp luật.

Hệ thống hoá văn bản pháp luật trong phạm vi chức năng của Bộ; kiến nghị sửa đổi, bổ xung hoặc huỷ bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

2. Về quản lý Toà án nhân dân địa phương.

Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động của các Toà án địa phương, thống nhất quản lý ngân sách Toà án địa phương.

Trình Chính phủ quyết định tổng biên chế Toà án của các địa phương sau khi thống nhất ý kiến với Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ. Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, quy định biên chế cho từng Toà án địa phương sau khi trao đổi ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Xây dựng và trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chế độ, chính sách đối với thẩm phán, hội thẩm nhân dân và cán bộ Toà án địa phương; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và giải quyết việc thực hiện các chế độ, chính sách đó.

Sau khi thống nhất ý kiến với Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh sách các thành viên Hội đồng tuyển chọn thẩm phán Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; trình Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Chánh án, Phó Chánh án Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các Toà án quân sự quân khu và tương đương, Toà án quân sự khu vực; xem xét và đề nghị bổ nhiệm hoặc cách chức thẩm phán Toà án tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để Hội đồng tuyển chọn thẩm phán xem xét và trình Chủ tịch nước quyết định.

Trong phạm vi chức năng kiểm tra hoạt động của các Toà án địa phương thực hiện chế độ khen thưởng và kỷ luật đối với tập thể, cá nhân của Toà án địa phương.

3. Về tổ chức, thi hành án dân sự.

Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chế độ, chính sách cụ thể, các văn bản pháp luật hướng dẫn về công tác tổ chức thi hành án dân sự; xây dựng tổ chức, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, phương tiện hoạt động cho công tác thi hành án và đội ngũ thi hành án dân sự.

4. Về công tác tư pháp khác.

Thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với tổ chức và hoạt động luật sư, công chứng, giám định, hộ tịch và các hoạt động tư pháp khác; trình Chính phủ quyết định (hoặc quyết định theo sự uỷ quyền của Chính phủ) quy chế tổ chức và hoạt động của các tổ chức luật sư, công chứng, giám định; thống nhất quản lý các biểu mẫu, sổ sách về công chứng, hộ tịch, thống hê tư pháp, lý lịch tư pháp; quản lý các công việc về quốc tịch theo quy định.

5. Về công tác hoà giải.

Trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn công tác hoà giải các tranh chấp trong nhân dân; chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, tổng kết hoạt động của các tổ hoà giải.

6. Về đào tạo, nghiên cứu khoa học, phổ biến giáo dục pháp luật.

Trình Chính phủ quyết định và tổ chức thực hiện chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn và hàng năm; phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình giảng dạy pháp luật trong các trường học.

Xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo viên chức tư pháp của cả nước, tổ chức đào tạo cán bộ pháp lý bậc đại học, cao học và sau đại học theo sự phân công của Chính phủ; thống thất việc quản lý bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ Toà án, tư pháp, pháp chế, luật sư, công chứng giám định, hộ tịch, chấp hành viên; tổ chức việc nghiên cứu khoa học pháp lý, phát triển công tác thông tin pháp lý.

7. Về hợp tác quốc tế.

Trình Chính phủ quyết định chương trình, kế hoạch và dự án hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp; quản lý và tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện chương trình, kế hoạch và dự án đó.

Trình Chính phủ quyết định việc ký kết, phê duyệt việc tham gia các điều ước quốc tế, tham gia các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực tư pháp theo quy định của Chính phủ.

8. Về thanh tra và giải quyết khiếu tố.

Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong phạm vi chức năng của Bộ.

Giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo thẩm quyền.

 

Điều 3.- Tổ chức bộ máy của tư pháp gồm có:

a) Các cơ quan giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước:

1. Văn phòng,

2. Vụ Kế hoạch - tài chính,

3. Vụ quản lý Toà án địa phương,

4. Cục thi hành án dân sự,

5. Vụ Quản lý luật sư, tư vấn pháp luật,

6. Vụ quản lý công chứng, giám định tư pháp, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp,

7. Vụ Pháp luật hình sự, hành chính,

8. Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế,

9. Vụ Hợp tác quốc tế,

10. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật,

11. Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo,

12. Thanh tra Bộ.

b) Các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Bộ:

1. Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý,

2. Trường đại học luật, phân hiệu đại học luật thành phố Hồ Chí Minh,

3. Báo Pháp luật,

4. Tạp chí Dân chủ và pháp luật.

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế của các đơn vị thuộc Bộ do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.

 

Điều 4.- Hệ thống tổ chức tư pháp ở địa phương được quy định như sau:

1. ở tỉnh và cấp tương đương có Sở Tư pháp; ở huyện và cấp tương đương có Phòng Tư pháp; ở xã và cấp tương đương có Ban Tư pháp.

Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, Ban Tư pháp là cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân cùng cấp chịu sự chỉ đạo và quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan tư pháp cấp trên.

2. Sau khi được sự thoả thuận của Bộ trưởng, Trưởng ban Ban tổ chức - Cán bộ Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của tổ chức tư pháp ở địa phương.

 

Điều 5.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành và thay thế Nghị định số 143-HĐBT ngày 22-11-1981.

 

Điều 6.- Bộ trưởng Bộ Tư pháp, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

LuatVietnam.vn độc quyền cung cấp bản dịch chính thống Công báo tiếng Anh của Thông Tấn Xã Việt Nam.
Tình trạng hiệu lực: Đã biết

THE GOVERNMENT
-------
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------
No.38-CP
Hanoi, June 4, 1993
 DECREE
ON THE FUNCTIONS, DUTIES, POWERS AND ORGANIZATIONAL STRUCTURE OF THE MINISTRY OF JUSTICE
THE GOVERNMENT
- Pursuant to the Law on Organization of the Government dated September30, 1992 ;
- Pursuant to Government Decree No.15-CP dated March 2, 1993 onditties, powers and responsibilities for exercising State management of the Ministries andMinisterial-level offices;
- In consideration of the proposals of the Minister of Justice and theMinister-Head of the Government's Organization -Personnel Committee,
DECREES:
Article 1. The Ministry of Justice is a Government agency whichexercises uniform State management over legal affairs; formulates and participates indrafting laws; disseminates and promote the education of the laws ; exercisesorganizational control over the local People's Courts, the Military Courts of militaryzone and the equivalent levels, the Regional Military Courts (collectively called localCourts) ; provides training of and improve knowledge for providers of legal services andexercises management over other legal matters entrusted by the Government.
Article 2. The Ministry of Justice has the following duties andpowers:
1. In respect of drafting and participating in drafting laws :
Conducting a comprehensive programme for the formulation of laws,ordinances of Ministries, Ministerial-level offices and Governmental offices; coordinatingwith the Government Office in preparation of long-term and annual plans for drafting lawsand ordinances for the Government to be submitted to and decided by the National Assembly.
Submitting to the Government draft civil and criminal laws andordinances relating and other draft laws and ordinances assigned by the Government, aswell as implementing documents of the same.
Reviewing and providing for legal advice in respect of draft laws,ordinances and their implementing documents made by the Ministries, Ministerial-leveloffices and Governmental offices prior to the submission to the Government by theaforesaid offices.
Coordinating with the Government Office in organizing and monitoringthe work of systemizing legal documents.
Systemizing legal documents within the framework of the Ministry'sfunction, petitioning amendments and additions to or abrogation of legal documents whichare inappropriate with the Constitution and the laws.
2. Management of the local People's Courts:
Being responsible for the organizational structure, facilities,expenses, operational means and uniform management over the budget of the local Courts.
Submitting to the Government for decision on the strength of staff atthe local Courts after consultation with the Government’s Organization-PersonnelCommittee, the Judge of the People’s Supreme Court and the Minister of NationalDefence; stipulating the strength of staff for each of local Court after consulting withthe Judge of the People’s Supreme Court and the Minister of National Defence.
Drafting policies applicable to judges, jurors and other local Courtpersonnel and submitting the same to the competent authorities, providing guidance,supervising, controlling and dealing with the implementation of such policies.
After consultation and agreement with the Judge of the People’sSupreme Court and the Minister of the National Defence, submitting a list of members ofthe Council for selection of judges of the Provincial/City People’s Courts to theNational Assembly Standing Committee for decision; submitting to the State President forappointments, dismissals or removals of the Judges or Deputy Judges of the People’sCourts of provinces and centrally-ruled cities, districts, townships and provincialcapitals and the Military Courts of military zones and equivalent levels, and the RegionalMilitary Courts ; reviewing and proposing the appointments or dismissals of the judges ofthe Courts of provinces and centrally-ruled cities for the Council of selection of judgesto review and submit to the State President for decision.
Exercising its function of supervising local Court operations, theMinistry implements policies on rewards and disciplines in respect of individuals of thelocal Courts.
3. Organization and execution of civil verdicts:
The Ministry shall submit to the Government for promulgation of, orpromulgate within its authority, policies and legal documents guiding the implementationof civil verdicts; and shall be responsible for organizational structure, training andimproving professional skills, supporting facilities, expenses and means for theactivities relating to the execution of verdicts and the contingent of personnel engagedin such execution.
4. Other legal matters:
The Ministry exercises State management over organization andoperations of lawyers, notaries, assessors, household registration officers and otherlegal service providers ; it submits to the Government for decisions the regulations onthe organization and operations of lawyers, notaries and assessors' bodies (or makes thedecision itself with Government authorization); it exercises uniform control over formsand books relating to notaries, household registrations, legal statistics and legalpractice records ; and management over affairs relating to nationalities in accordancewith stipulations of ordinances.
5. Amicable settlements:
The Ministry shall submit to the Government for promulgation of, orpromulgate within its authority, documents guiding the amicable settlements of disputesamong people; direct, supervise and sum up any the activities of reconcilers’ groups.
6. Training, research, dissemination and promotion of law education:
Submitting to the Government for decision on and organizing theimplementation in long-term and annual programmes in dissemination and law, education ;coordinating with the Ministry of Education and Training in introducing the programme oflaw teaching in schools.
The Ministry shall design a plan for the training of civil servants ofthe legal branch for the whole country, provide training of juridical officers who may beuniversity graduates, post-graduates or holders of master's degrees in accordance withGovernment assignments; uniformly managing the improvement of professional skills forofficials of the Court, law and legislation bodies, lawyers, notaries, assessors,household registration officials and executors ; organizing legal researches and promotinglegal information.
7. International cooperation:
The Ministry shall submit programmes, plans and projects forinternational cooperation in the legal branch to the Government for decision ; It shallmanage, organize and monitor the implementation such programmes, plans and projects.
The Ministry shall also submit to the Government for decision on thesigning of and approvals for participation in international treaties or joininginternational organizations in the field of justice in accordance with Government’sstipulations.
8. Inspection and resolution of complaints/claims:
Exercising its functions, the Ministry shall inspect the implementationof policies and laws by offices, organizations and individuals.
Dealing with any complaints/claims and denouncements by citizens inaccordance with the Ministry's authority.
Article 3. The organizational structure of the Ministry of Justiceis composed of :
a. Bodies assisting the Minister in exercising State management :
1. The Ministry’s Office;
2. The Department for Planning and Finance ;
3. The Department for Management of Local Courts ;
4. The Department for Execution of Civil Verdicts ;
5. The Department for Management of lawyers and legal advisors ;
6. The Department for Management of notaries, legal assessments,household registration, nationalities, legal practice records ;
7. The Department for Criminal and Administrative Laws ;
8. The Department for Civil and Economic Laws ;
9. The Department for International Cooperation ;
10. The Department for Dissemination and Education of Laws ;
11. The Department for organization personnel and training ;
12. The Inspection Board.
b. Non-profit bodies under the Ministry :
1. The Institute for Research into Legal Science;
2. The Law College, Ho Chi Minh City Branch of the Law College ;
3. The Law Newspaper ;
4. The Democracy and Law Magazine.
The functions, duties, powers, organization and strength of staff ofthe units under the Ministry shall be stipulated by the Minister of Justice.
Article 4. The organization of the local legal system is stipulatedas follows:
1. At provinces and equivalent levels are Justice Departments; atdistricts and equivalent levels are Justice Bureaus; at communes and equivalent levels areJustice Boards.
Such Justice Departments, Bureaus and Boards are specialized unitsunder the People's Committees at the corresponding levels, their professional activitiesshall be subject to the direction from and management by the higher-level units.
2. In agreement with the Minister-Head of the Government's Organization- Personnel Committee, the Minister of Justice shall specify the duties, powers andorganizational structure of local legal units.
Article 5. This Decree comes into force as from the date of itspromulgation and replaces Decree No.143-HDBT dated November 22, 1981.
Article 6. The Minister of Justice, other Ministers, the Heads ofthe Ministerial-level Agencies and offices under the Government and the Presidents of thePeople's Committees of the provinces and centrally-ruled cities are responsible for theimplementation of this Decree.
 

 
ON BEHALF OF THE GOVERNMENT
PRIME MINISTER




Vo Van Kiet

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Nâng cao để xem đầy đủ bản dịch.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Lược đồ

Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiêu chuẩn hoặc Nâng cao để xem Lược đồ.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

Văn bản đã hết hiệu lực. Quý khách vui lòng tham khảo Văn bản thay thế tại mục Hiệu lực và Lược đồ.
văn bản tiếng việt
văn bản TIẾNG ANH
Bản dịch tham khảo
Decree 38-CP DOC (Word)
Vui lòng Đăng nhập tài khoản gói Tiếng Anh hoặc Nâng cao để tải file.

Chưa có tài khoản? Đăng ký tại đây

* Lưu ý: Để đọc được văn bản tải trên Luatvietnam.vn, bạn cần cài phần mềm đọc file DOC, DOCX và phần mềm đọc file PDF.

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên

TẠI ĐÂY

văn bản cùng lĩnh vực
văn bản mới nhất