Bản án số 23/2017/DSPT  ngày 25/09/2017 của TAND tỉnh Hưng Yên

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • VB gốc
  • VB liên quan
  • Lược đồ
  • Đính chính
  • Án lệ
  • BA/QĐ cùng nội dung
  • Tải về
Mục lục
Tải văn bản
Báo lỗi
  • Gửi liên kết tới Email
  • Chia sẻ:
  • Chế độ xem: Sáng | Tối
  • Thay đổi cỡ chữ:
    17

Thuộc tính Bản án 23/2017/DSPT

Tên Bản án: Bản án số 23/2017/DSPT  ngày 25/09/2017 của TAND tỉnh Hưng Yên
Quan hệ pháp luật: Tranh chấp về thừa kế tài sản
Cấp xét xử: Phúc thẩm
Tòa án xét xử: TAND tỉnh Hưng Yên
Số hiệu: 23/2017/DSPT
Loại văn bản: Bản án
Ngày ban hành: 25/09/2017
Lĩnh vực: Dân sự
Áp dụng án lệ:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem áp dụng án lệ. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Đính chính:
Đã biết

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để xem đính chính. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Thông tin về vụ/việc: Bà Đào Thị Đ, ông Đào Xuân T, Đào Xuân H, Đào Thị H đề nghị chia di sản thừa kế là đất ở và đất nông nghiệp.
Tóm tắt Bản án

Nội dung tóm tắt đang được cập nhật, Quý khách vui lòng quay lại sau!

Tải văn bản

TÒA ÁN NHÂN DÂN TỈNH HƯNG YÊN

BẢN ÁN 23/2017/DSPT NGÀY 25/09/2017 VỀ TRANH CHẤP DI SẢN THỪA KẾ

Ngày 25 tháng 9 năm 2017, tại trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên xét xử phúc thẩm công khai vụ án thụ lý số 07/2017/DSPT ngày 15 tháng 6 năm 2017 về việc: “Tranh chấp di sản thừa kế”.

Do bản án dân sự sơ thẩm số 03/2017/DSST ngày 10 tháng 5 năm 2017 của Tòa án nhân dân huyện Kim Động bị kháng cáo.

Theo quyết định đưa vụ án ra xét xử số 15/2017/QĐ-PT ngày 07 tháng 8 năm 2017, giữa các đương sự:

1. Nguyên đơn:

- Bà Đào Thị Đ. Cư trú tại: Thôn E, xã G, huyện I, tỉnh Đăk Lăk

- Ông Đào Xuân T. Cư trú tại: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên

- Ông Đào Xuân H (K). Cư trú tại: Tổ 16, phường O, quận Q, thành phố Hà Nội

- Bà Đào Thị H. Cư trú tại: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên.

Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông T: Luật sư Bùi Đình S - Văn phòng luật sư P - Đoàn Luật sư tỉnh Hưng Yên.

2. Bị đơn:

Ông Đào Xuân T1 và bà Đào Thị N. Đều cư trú tại: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên

3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:

- Ông Đào Mạnh H (tên gọi khác Đào Xuân H, Đào Văn H); anh Đào Xuân G; bà Nguyễn Thị D; bà Vũ Thị X;

Đều cư trú tại: Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên

- Anh Hoàng Trung D; Cư trú tại: Tổ 8, phường T, thị xã U, tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Anh Hoàng Kim S; Cư trú tại: 27 V, phường R, thành phố Y, tỉnh Thừa Thiên Huế

- UBND xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên. Người đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn T - Chủ tịch UBND xã B.

4. Người kháng cáo: Ông Đào Xuân T1, bà Đào Thị N - Bị đơn

5. Viện kiểm sát kháng nghị: Viện kiểm sát nhân dân huyện C

NỘI DUNG VỤ ÁN:

Theo đơn khởi kiện ngày 29/9/2014 và lời khai trong quá trình giải quyết vụ án nguyên đơn là bà Đào Thị Đ, ông Đào Xuân H, bà Đào Thị H, ông Đào Xuân T (ông T còn là người đại diện theo ủy quyền cho người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan anh Hoàng Trung D và anh Hoàng Kim S) trình bày:

Cụ Đào Văn Đ, sinh năm 1917, chết ngày 28/9/1987 và cụ Lê Thị B, sinh năm 1921, chết ngày 14/9/2013. Cụ B và cụ Đ chết không để lại di chúc. Cụ Đ và cụ B sinh được 08 người con gồm: Đào Xuân T1; Đào Thị Đ; Đào Xuân T; Đào Thị L; Đào Thị N; Đào Xuân H; Đào Mạnh H; Đào Thị H. Bà Đào Thị L chết ngày 29/8/2003 có chồng là ông Hoàng Trọng D, chết ngày 23/8/1999 và ba con là: Hoàng Thị H, chết ngày 25/5/2008; Hoàng Trung D; Hoàng Kim S.

Về nguồn gốc đất tranh chấp: Khoảng năm 1965 cụ Đ và cụ B có mua của ông Nguyễn Văn M 01 thửa đất ở tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên, diện tích khoảng 1.500 m2, có chiều dài phía đông dài khoảng 20m; phía tây dài khoảng 20m, phía nam dài khoảng 80m; phía bắc dài khoảng 80 m. Thửa đất này được thể hiện tại thửa 96, bản đồ số 6, bản đồ 299 năm 1987.

Năm 1987, cụ Đ chết, cụ B tiếp tục quản lý toàn bộ thửa đất đó. Bà N không đi lấy chồng nên ở với cụ B. Khoảng năm 2000, cụ B và bà N phá nhà cũ của cụ Đ và cụ B đi và xây hai gian nhà mới để hai mẹ con ở.

Năm 2004, cụ B cho vợ chồng ông T một phần đất ở. Đến năm 2006 vợ chồng ông T đã xây nhà và năm 2009 xây tường bao. Hiện nay vợ chồng ông T vẫn đang quản lý, sử dụng phần diện tích đất cụ B đã cho. Ngoài việc cho vợ chồng ông T đất ở, cụ B còn cho ông H (K) một phần đất giáp đất nhà ông T, không nói rõ diện tích bao nhiêu. Khi ông H (K) đổ đất thì ông T1 không đồng ý nên anh em từ đó phát sinh mâu thuẫn.

Năm 2008, cụ B làm giấy cho đất cho 06 người con là ông T, ông H(K), bà N, bà H, ông H, ông T1. Diện tích đất cụ thể cho mỗi người bao nhiêu không ghi rõ. Do anh em có mâu thuẫn với nhau nên chưa ai làm thủ tục sang tên đất.

Năm 2013, cụ B chết, phần đất ở do bà N và ông T1 quản lý, sử dụng.

Ngoài ra, cụ B còn có hai sào đất nông nghiệp tại cánh Mạ Cả thôn A, xã B, huyện C, Tỉnh Hưng Yên.

Ngày 05/5/2016, ông T có đơn sửa đổi bổ sung đơn khởi kiện yêu cầu: Chia toàn bộ di sản của cụ Đào Văn Đ và cụ Lê Thị B để lại gồm có: một ngôi nhà cấp 4 lợp ngói thuộc bản đồ số 299, thửa số 96, tờ bản đồ số 6, tổng diện tích đất bao gồm đất ở, đất nông nghiệp và tài sản gắn liền với đất 03 hộ đang sử dụng là 2814,7 m2, cụ thể: hộ ông Đào Xuân T sử dụng 386,7m2; bà Đào Thị N sử dụng 530,9m2, hộ ông Đào Xuân T1 sử dụng 1897,1m2.

Bà Đ, ông T, ông H (K), bà H đề nghị Tòa án chia thừa kế toàn bộ tài sản cụ Đ và cụ B để lại gồm 01 thửa đất ở tại thửa số 96, tờ bản đồ số 6, bản đồ 299, do ông T1, ông T, bà N đang quản lý và hai sào đất nông nghiệp do anh G con trai ông T1 đang quản lý cho 08 người con của cụ Đ và cụ B. Đối với bà L hiện đã chết thì chia kỷ phần của bà L được hưởng thừa kế cho các con bà L là anh D và anh S được hưởng. Đối với hai gian nhà và các công trình khác do cụ B và bà N xây, bà Đ không yêu cầu chia thừa kế mà để cho bà N được sử dụng toàn bộ.

Bị đơn là ông Đào Xuân T1 và bà Đào Thị N xác định: Bố mẹ ông, bà đã mất, sinh thời các cụ sinh được tám người con như nguyên đơn trình bày. Cụ Đ, cụ B chết không để lại di chúc, không tặng cho và cũng không chuyển nhượng đất cho ai.

- Bà N trình bày: Diện tích đất mà bà đang quản lý, sử dụng là cụ Đ và cụ B mua của ông M, bà không biết diện tích và chiều dài các cạnh của thửa đất. Sau khi khai sông Tân Hưng, UBND xã B đã chia đất cho cụ Đ và cụ B ở trong thôn A, xã B. Bà và cụ B đã vào trong đó ở một thời gian, sau đó hai mẹ con lại về ở tại thửa đất do cụ Đ và cụ B đã mua của ông M. Hai cụ có tạo lập được một số tài sản gồm hai gian nhà cấp 4 lợp ngói trên tổng diện tích khoảng 100m2 đất, còn bà đã tạo lập được 644m2 đất như hiện nay. Trước đây bố mẹ bà có hai gian nhà xây gạch bằng bùn, do nhà bị hư hỏng nên bà đã xây hai gian nhà cấp 4 lợp ngói. Nay anh chị em trong gia đình yêu cầu chia di sản thừa kế bà không nhất trí vì diện tích đất này là do bà tạo lập, nếu bà không ở thì nhà nước đã thu hồi chứ không còn như hiện nay. Hiện nay thửa đất đang tranh chấp đã đứng tên bà trên sổ sách, bản đồ của xã. Hai sào đất nông nghiệp của cụ B tại cánh Mạ Cả, thôn A, khoảng năm 2009 cụ B cho cháu trưởng là Đào Xuân G, có văn bản giấy tờ gì hay không bà không biết.

- Ông T1 xác nhận quá trình cụ Đ và cụ B mua đất của ông M và đã sử dụng thửa đất này từ khoảng năm 1960 và hai cụ được chia một thửa đất tại thôn thôn A, xã B như trình bày của bà N. Sau khi nhận đất ở trong làng, do là đất thùng vũng còn phải vượt lập nên cụ Đ và cụ B, bà N vẫn ở tại mảnh đất cũ của các cụ không vào trong làng. Cuối năm 1986, thì cụ Đ và cụ B cho ông Đào Mạnh H thửa đất ở trong làng và ông Đào Mạnh H ở từ đó đến nay. Năm 1987, cụ Đ chết, cụ B ở cùng bà N. Cụ B và bà N có cho ông Đào Xuân T một phần đất ở của bà N (không biết diện tích bao nhiêu m2). Ông T đã làm nhà để ở, khi ông T xây tường bao cụ B và bà N không đồng ý nhưng ông T vẫn xây dựng.

Về đất ở: Bố mẹ ông khi chết không còn đất ở, đất ở đang yêu cầu chia thừa kế là của bà N. Về đất nông nghiệp: mẹ ông có 1,7 sào ruộng tại cánh Mạ Cả và đã cho anh G nên khi chết mẹ ông không để lại tài sản gì. Việc các em ông yêu cầu chia thừa kế đất ở và đất ruộng ông không đồng ý.

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan:

- Ông Đào Mạnh H xác nhận về nguồn gốc đất thổ cư và diện tích đất nông nghiệp như trình bày của nguyên đơn là đúng. Quan điểm của ông H đề nghị Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Anh Đào Văn G trình bày: Anh là con của ông T1, cụ B là bà nội anh. Khi còn sống cụ B cho anh hai sào đất nông nghiệp tại cánh đồng Mạ Cả, thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên, hiện nay anh đang quản lý, sử dụng diện tích đất nông nghiệp này. Khi cho anh đất nông nghiệp cụ B chỉ công bố bằng miệng chứ không thiết lập giấy tờ. Anh là không đồng ý chia thừa kế hai sào đất nông nghiệp trên theo yêu cầu của các nguyên đơn.

- Bà Vũ Thị X trình bày: Năm 2004 vợ chồng bà được mẹ chồng bà là cụ Lê Thị B cho một phần diện tích đất thùng vũng. Khi cho chỉ nói bằng miệng, không có văn bản giấy tờ gì. Vợ chồng bà đã tôn tạo, xây nhà và các công trình trên đất được sự ủng hộ của anh em trong gia đình.

Người làm chứng: - Ông Trần Văn D (chủ tịch UBND xã B từ năm 1982- 1986) và ông Đào Xuân M (cán bộ xã B từ năm 1977, từ năm 1983 đến năm 1985 ông giữ chức vụ Phó chủ tịch UBND xã B) xác nhận: có việc Đảng bộ xã B tổ chức họp và vận động các hộ dân sống ở ngoài cánh đồng vào trong làng ở để quy hoạch cánh đồng cho bằng phẳng và làm mương máng. Đảng ủy xã chỉ vận động các hộ dân chứ không mang tính chất bắt buộc và cũng không có văn bản, giấy tờ gì thể hiện.

Ông Đào Xuân M trình bày: Khi thực hiện chính sách dồn dân đối với hộ gia đình cụ Đ và cụ B thì chỉ có cụ B, bà N vào đất ở trong làng ở còn cụ Đ vẫn ở đất các cụ đã mua không về làng. Cụ B và bà N về ở với ông Đào Mạnh H một thời lại quay lại ở cùng cụ Đ trên mảnh đất mua của ông Nguyễn Văn M. Đối với diện tích đất cụ Đ và cụ B mua của ông Nguyễn Văn M, diện tích mua bao nhiêu và các cạnh như thế nào thì UBND xã không xác định được vì thời gian đó các bên chỉ mua bán bằng miệng với nhau không làm thủ tục mua bán tại cơ quan có thẩm quyền. Sau khi khai sông Tân Hưng thì UBND xã đã lấy một phần diện tích đất của cụ Đ và cụ B, diện tích đất của cụ Đ và cụ B không còn nhiều. Khi cụ B và bà N quay lại ở với cụ Đ thì gia đình các cụ đã vượt cạp diện tích đất như hiện nay.

Ủy ban nhân dân xã B cung cấp :

+ Về đất ở: Thửa đất đang tranh chấp nằm tại thửa số 96 tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 và sổ mục kê, diện tích 704m2, loại đất đất (T) và Thửa 97 tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 năm 1987 do HTX quản lý có diện tích 570 m2, loại đất 2 lúa (đất trồng lúa) không ghi chú sử dụng đất nhưng thực tế cụ Đào Văn Đ và Lê Thị B đang sử dụng mảnh đất này từ trước năm 1987 đến khi hai cụ chết.

Theo đo đạc thực tế diện tích đất nằm tại thửa 96 của cụ Đ, cụ B hiện nay là 669,4m2. Thửa 97 diện tích là 380,9 m2 lý do diện tích đất giảm đi là do có sự biến động trong quá trình sử dụng. Đối với thửa 97 hiện ông T đang sử dụng 386,7m2 (trong đó 61,8m2 đất giao thông) và bà N đang sử dụng 56m2.

UBND xã B không lưu giữ bất kỳ giấy tờ, sổ sách nào thể hiện việc năm 1986 vợ chồng cụ Đào Văn Đ và Lê Thị B được UBND xã B cấp đất tại thôn A. Diện tích đất ở, đất nông nghiệp mà hiện nay gia đình ông T, ông T1, bà N đang quản lý, sử dụng nằm trong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Đối với diện tích đất nông nghiệp (đất trồng lúa): Hộ bà N gồm hai khẩu là bà N và cụ B. Năm 1993 hộ bà N được chia hai định suất, một định suất của cụ B và một định suất của bà N, mỗi định suất được chia 720m2, 2 định suất bằng 1440m2. Năm 2003 thực hiện việc dồn thửa đổi ruộng hộ bà N được giao sử dụng diện tích đất nông nghiệp theo hồ sơ địa chính của UBND xã B tại thửa 98/31, tờ bản đồ số 11, diện tích 162m2; Thửa 82/5, tờ bản đồ số 11, diện tích 1278m2. Diện tích 1440m2 đất nông nghiệp không trừ vào đất thổ cư (T) và đất hai lúa (2L) theo bản đồ 299 năm 1987 mà cụ Đ và cụ B sử dụng (hộ bà N không có đất thổ cư thừa trừ đất nông nghiệp ngoài đồng). Hiện nay diện tích đất nông nghiệp của hộ bà N còn thiếu 107m2.

Đối với đất giao thông các hộ ông T, bà N, ông T1 đang sử dụng, UBND xã B đề nghị Tòa án buộc các hộ trên trả lại UBND xã. Việc các hộ đã xây dựng nhà, các công trình khác và trồng cây trên đất giao thông UBND xã sẽ xử lý theo thẩm quyền.

Đối với đất ở của ông Đào Mạnh H tại thửa số 26, tờ bản đồ số 9, diện tích 336m2, bản đồ 299 trên sổ mục kê mang tên ông Đào Mạnh H, thửa đất này do UBND xã B cấp cho ông Đào Mạnh H trước năm 1987 (chưa được cấp GCNQSD đất).

Tại bản dân sự sơ thẩm số 03/2017/DSST ngày 10/5/2017, Tòa án nhân dân huyện Kim Động đã quyết định:

Căn cứ các Điều 611, 612, 613, 614, 620, 623, 649, 650, 651, 652 Bộ luật dân sự; Điều 8, 21 Luật đất đai. Điều 147; điểm b khoản 2 Điều 227, khoản 3 Điều 228 - Bộ luật tố tụng dân sự; Khoản 7 Điều 27 - Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án ngày 27/2/2009

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia tài sản thừa kế của cụ Đào Văn Đ và cụ Lê Thị B tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên, của các nguyên đơn là bà Đào Thị Đ; ông Đào Xuân T; ông Đào Xuân H (K) và bà Đào Thị H. Tài sản của cụ Đào Văn Đ và cụ Lê Thị B được chia cho những người được hưởng thừa kế như sau:

- Về đất ở:

+ Tạm giao cho ông Đào Xuân T1 được sử dụng 115 m2 đất. Trị giá: 322.000.000 đồng.

+ Tạm giao cho bà Đào Thị Đ được sử dụng 107,2 m2 đất. Trị giá: 300.160.000 đồng. Buộc ông Đào Xuân T1 và bà Nguyễn Thị D phải giao cho bà Đào Thị Đ diện tích đất trên.

+ Tạm giao cho anh Hoàng Trung D và anh Hoàng Kim S được sử dụng 69,2 m2 đất. Trị giá: 193.760.000 đồng.

+ Tạm giao cho bà Đào Thị N được sử dụng 111,6 m2 đất. Trị giá: 312.480.000 đồng.

+ Tạm giao cho ông Đào Mạnh H được sử dụng 106,8 m2 đất. Trị giá: 299.040.000 đồng.

+ Tạm giao cho bà Đào Thị H được sử dụng 106,5 m2 đất. Trị giá: 298.200.000 đồng.

+ Tạm giao cho ông Đào Xuân H (K) được sử dụng 106,7 m2 đất. Trị giá: 298.760.000.

- Về tài sản trên đất ở:

+ Giao cho ông Đào Mạnh H được sử dụng 22,25m2 bếp của bà N nằm trên phần đất tạm giao cho ông H. Ông H phải trả bà N số tiền là: 7.175.800 đồng.

+ Giao cho bà Đào Thị H được sử dụng 1,55m2 bếp của bà N nằm trên phần đất bà H được tạm giao. Buộc bà H phải trả bà N số tiền 795.300 đồng.

- Về đất nông nghiệp:

+ Giao cho ông Đào Xuân T1 được quản lý, sử dụng 109m2.

+ Giao cho ông H (K) được quản lý, sử dụng 409,3m2 và 26,6m2

+ Giao cho bà N được quản lý, sử dụng 109m2

Về đất giao thông:

+ Buộc gia đình ông Đào Xuân T, bà Nguyễn Thị D phải trả Ủy ban nhân dân xã B, huyện C 258,6m2 đất giao thông, bà Đào Thị N phải trả 117,9m2 đất giao thông; ông Đào Xuân T, bà Vũ Thị X phải trả 61,8m2 đất giao thông.

- Chấp nhận sự tự nguyện của các bà Đ, bà H, ông H (K), ông H, ông T không yêu cầu những người được hưởng tài sản thừa kế khác phải trả chênh lệch về tài sản.

- Buộc gia đình ông T1, bà N di dời toàn bộ cây cối và các công trình xây dựng khác nằm trên phần đất đã chia cho bà Đ, ông H, bà H, ông H (K), anh S và anh D.

Ngoài ra bản án còn tuyên về án phí, nghĩa vụ thi hành án và quyền kháng cáo của các đương sự theo quy định của pháp luật.

Ngày 24/05/2017, ông Đào Xuân T1 và bà Đào Thị N kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Đề nghị xác định thửa đất mà các nguyên đơn khởi kiện không phải là di sản thừa kế; không công nhận cụ B đã cho đất ông T, bà X; cấp sơ thẩm chưa xem xét công sức cải tạo, san lấp đất đai của các ông bà.

Ngày 23/5/2017, Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Động kháng nghị đề nghị Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên sửa bản án sơ thẩm theo hướng: Chia lại diện tích đất thổ cư và diện tích đất nông nghiệp theo đúng số đo hiện trạng, chia di sản cho người thừa kế thế vị của bà Đào Thị L, tuyên giao quyền sử dụng đất cho những người thừa kế.

Tại phiên tòa hôm nay: Nguyên đơn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện, bị đơn giữ nguyên yêu cầu kháng cáo, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hưng Yên giữ nguyên quyết định kháng nghị. Các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án.

Người bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp cho ông T đề nghị giữ nguyên bản án sơ thẩm. Công nhận hợp đồng tặng cho ông T 386,7m2 đất của cụ B.

Đại diện Viện kim sát nhân dân tỉnh Tỉnh Hưng Yên phát biu ý kiến thhiện:

Việc chấp hành pháp luật của Thẩm phán, người tiến hành tố tụng, các đương sự đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Về nội dung: Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ Đ và cụ B hiện do ông T1, bà N đang quản lý, sử dụng là 725,4m2 nhưng chỉ chia cho các thừa kế là 723m2 và xác định 56m2 đất hai lúa là đất thổ cư là chia không đúng quy định của pháp luật; diện tích đất nông nghiệp của cụ B là 666,5m2 nhưng bản án chỉ chia cho các thừa kế của cụ B là 654m2 là chưa hết đất di sản của cụ B; không chia di sản của cụ B cho anh S và anh D là những người thừa kế thế vị của bà L là không đúng quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015; diện tích đất của cụ Đ và cụ B được UBND xã B xác định hai cụ đã sử dụng trước năm 1987, Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tạm giao cho những người thừa kế là không đúng quy định của Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.

Quá trình quản lý và sử dụng di sản của hai cụ, ông T1 và bà N có nhiều công sức trong việc giữ gìn, tôn tạo, san lấp để thửa đất có hiện trạng như hiện nay. Do đó cần áng trích công sức cho ông T1, bà N. Đối với diện tích đất ông T, bà X đang sử dụng là 386,7m2 nằm trong thửa đất số 97 là phần đất cụ B đã cho vợ chồng ông T với sự nhất trí của anh chị em trong gia đình nên đây là tài sản của ông T, bà X. Đề nghị HĐXX căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 309 BLTTDS: chấp nhận kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Động; chấp nhận một phần kháng cáo của ông Đào Xuân T1 và bà Đào Thị N. Sửa bản án sơ thẩm.

Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Trên cơ sở xem xét, đánh giá toàn diện, khách quan, đầy đủ các chứng cứ lời trình bày của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự, quan điểm của Kiểm sát viên tại phiên tòa.

NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN:

[1]. Xét kháng cáo của ông Đào Xuân T1, bà Đào Thị N và kháng nghị của VKSND huyện Kim Động:

[1.1]. Về nguồn gốc thửa đất số 96, 97 tờ bản đồ số 6, bản đồ 299:

Theo hồ sơ lưu trữ tại UBND xã B: Tại tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 và sổ mục kê tờ bản đồ 299 năm 1987 do UBND xã B quản lý thửa đất số 96, có diện tích 704 m2, loại đất T, không ghi chú sử dụng và thửa đất 97 có diện tích 570 m2, loại đất 2L (hai lúa), chủ sử dụng là HTX. UBND xã B xác định: cụ Đào Văn Đ và cụ Lê Thị B đã quản lý, sử dụng ổn định, liên tục hai thửa đất trên từ trước năm 1987 cho đến khi các cụ chết và UBND xã B từ đó đến nay không có ý kiến gì. Toàn bộ diện tích đất này nằm trong quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới và có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Kết quả thẩm định tại chỗ thửa đất đang có tranh chấp thể hiện: thửa 96 có diện tích là 669,4m2. Thửa 97 diện tích là 380,9 m2. Cộng 2 thửa có diện tích 1050,3 m2. Vì vậy, có cơ sở xác định 1050,3 m2 đất tại thửa số 96 và 97, tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 do UBND xã B quản lý là tài sản chung của cụ Đ và cụ B.

Tại Điểm a mục 1.3 phần II của Nghị quyết s 02/2004 ngày 10/8/2004 của Hội đồng thm phán Tòa án nhân dân Ti cao quy định: .. “1.3. Trường hợp người chết đ lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiu mục 1.1 và tiu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở; vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà đ ô tô, nhà thờ...cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gn liền với quyền sử dụng đất đó mà yêu cầu chia thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau: a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của UBND cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu chia di sản là tài sản gn lin với quyn sử dụng đất và quyn sử dụng đất đó”. Tòa án cấp sơ thẩm tuyên tạm giao quyền sử dụng đất cho các thừa kế là không đúng quy định.

Cụ Đ chết ngày 28/9/1987, đây là thời điểm mở thừa kế đối với tài sản do cụ Đ để lại là 1/2 diện tích đất tại thửa 96 và 97, tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 do UBND xã B quản lý nằm trong tài sản chung của cụ Đ và cụ B. Cụ Đ chết không để lại di chúc nên tài sản cụ Đ để lại được chia đều cho các đồng thừa kế theo quy định của pháp luật. Những người được hưởng di sản thừa kế do cụ Đ để lại gồm: cụ B và ông T1, bà Đ, ông T, bà L, bà N, ông H (K), ông H, bà H.

Bà L chết ngày 29/8/2003, ông D chồng bà Lan chết ngày 23/8/1999 và chị H là con của bà L chết ngày 25/5/2008. Vì vậy, kỷ phần của bà L sẽ được giao cho anh Hoàng Trung D và Hoàng Kim S.

Cụ B được quyền sở hữu 1/2 diện tích đất tại thửa 96 và 97, tờ số 6, bản đồ 299 do UBND xã B quản lý và 1/9 diện tích đất được hưởng thừa kế của cụ Đ.

Năm 2004 cụ B cho vợ chồng ông Th và bà X một phần diện tích đất tại thửa đất số 97 để xây nhà. Khi ông T xây tường bao thì phát sinh tranh chấp với ông T1 và bà N. Tại thời điểm cụ B cho vợ chồng ông T đất, di sản thừa kế chưa chia, việc cho đất bằng miệng, không được lập thành văn bản. Xét thấy, việc cụ B cho đất vợ chồng ông T chưa tuân thủ đúng quy định của Bộ luật dân sự 2005 về việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản được tặng cho là bất động sản. Ông T và bà X chưa làm thủ tục đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, trên thực tế vợ chồng ông Thiện đã xây nhà, các công trình phụ, tường bao trên đất tạo thành khuôn viên riêng, sử dụng liên tục từ năm 2004 đến nay. Quá trình giải quyết vụ án, những người thừa kế trong đó có ông T1, bà N đều thừa nhận việc gọi ông T về làm nhà trên đất. Ông T và bà X đã tôn tạo, vượt lập thùng vũng, làm nhà kiên cố được sự đồng thuận của cụ B và các anh em trong gia đình. Do đó, có cơ sở công nhận cụ B đã tặng cho vợ chồng ông T phần diện tích vợ chồng ông T xây nhà kiên cố là 189,8 m2 đất.

Ngày 05/7/2008 cụ Lê Thị B đã viết giấy cho đất ở cho sáu người con gồm các ông, bà: Đào Xuân T, Đào Xuân H (K), Đào Thị N, Đào Thị H, Đào Mạnh H, Đào Xuân T1. Giấy cho đất ở được lập tại nhà cụ B, do chị Đào Thị Thúy H là con gái ông T viết, về hình thức: giấy cho đất ở được lập thành văn bản đã được cụ B điểm chỉ, có người làm chứng là ông Nguyễn Chí K và được chính quyền địa phương xác nhận, về nội dung: giấy cho đất ở không ghi rõ diện tích, vị trí, ranh giới đất cụ thể mỗi người được nhận, không xác định được diện tích đất tặng cho cụ thể cho từng người. Tính đến thời điểm cụ B chết ông T, ông H (K), ông H, ông T1, bà N, bà H, chưa làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật. Đối chiếu với quy định tại điều 722, 723, 724 BLDS 2005 giấy cho đất ở ngày 05/7/2008 của cụ B vô hiệu.

Cụ B chết ngày 14/9/2013 không để lại di chúc, bà Đào Thị L chết trước cụ B nên con bà L là các anh Hoàng Trung D và Hoàng Kim S được hưởng thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015. Do ông T từ chối hưởng di sản là đất ở nên di sản thừa kế của cụ Đ và cụ B sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế là: ông T1, bà Đ, ông T, bà N, ông H (K), ông H, bà H, anh D và anh S theo quy định của pháp luật.

[1.2]. Về công sức: Tại cấp sơ thẩm ông T1, bà N không có yêu cầu về công sức trông nom, bồi vượt đối với diện tích đất tranh chấp vì cho rằng diện tích đất trên là đất do các ông bà tự vượt lập. Xét yêu cầu không chia thừa kế đối với di sản thừa kế lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức nên cần phải xem xét công sức của ông T1 bà N trong việc quản lý, tôn tạo di sản thừa kế. Tòa án cấp sơ thẩm đã xem xét công sức nhưng chỉ giao cho ông T1 115 m2 đất, giao cho bà N 111,6 m2 đất trong khi giao cho các thừa kế khác 106m2 đất là chưa công bằng. Bà N đã ở trên đất từ năm 1965 cho đến nay, ông T1 ra chăn nuôi từ năm 1989. Ông T1, bà N có nhiều công sức tôn tạo, vượt lập, trông nom, gìn giữ thửa đất thùng vũng, hoang sơ. Do đó cần áng trích công sức cho mỗi người bằng 50m2 đất.

Diện tích đất di sản của cụ Đ và cụ B còn lại là: 1050 m2 (1050,3 m2 đã làm tròn số) - 189,8 m2 (cho ông T) - 100 m2 (công sức) = 760,2 m2 sẽ được chia cho 7 kỷ phần, mỗi kỷ phần được hưởng 108,6 m2 đất.

[2]. Về tài sản trên đất: diện tích đất bà N đang quản lý, sử dụng có tài sản trên đất gồm: 01 nhà cấp 04 lợp ngói dài 5,8m, rộng 4,3m = 24,9m2; 01 bếp nối tiếp nhà cấp 4 dài 4,3m2, rộng 2,3m2 = 9,89m2; 01 bếp lợp prôximăng ở giữa thửa đất dài 4,2m; rộng 3,3m = 13,86m2; nhà tắm 1,5m x 1,3m = 1,95m2; 01 bể lọc 80cm x 1,6m = 1,28m2; sân lát gạch Xuân Hòa 5,7m x 3,5m = 19,95 m2; bể chứa nước 1m x 1,4m =1,4 m2; 01 cây bạch đàn D40; 02 cây xoài D20; 04 cây nhãn D30; 01 cây ổi D15; 01 cây bưởi D10; 01 cây cau D10; 01 cây khế D10; 10 cây nhãn giống, 10 cây bưởi giống. Cây cối nằm trên đất đều do bà N trồng. Tòa án cấp sơ thẩm buộc bà N phải di dời toàn bộ cây cối và các công trình xây dựng khác nằm trên phần đất đã chia cho các thừa kế khác làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bà N. Do đó, trên phần đất được giao của các thừa kế có tài sản do bà N trồng thì các thừa kế phải thanh toán trả bà N bằng tiền.

Chấp nhận sự tự nguyện của ông T, bà X không yêu cầu thừa kế được giao phần đất ông bà đang quản lý phải trả ông bà giá trị cây cối đã trồng, công sức tôn tạo và tài sản đã xây dựng trên đất.

[3]. Xét nội dung kháng nghị về việc Tòa án cấp sơ thẩm chia thiếu đất di sản, Hội đồng xét xử thấy: Tòa án cấp sơ thẩm xác định di sản của cụ Đ và cụ B hiện do ông T1, bà N đang quản lý, sử dụng là 725,4m2 đất nhưng chỉ chia cho các thừa kế là 723m2 là thiếu. Phần diện tích đất thổ cư chênh lệch 2,4 m2 là do diện tích đất nhiều góc cạnh, Tòa án cấp sơ thẩm trong quá trình chia đất chưa làm tròn số nên dẫn đến thiếu hụt diện tích.

Về diện tích đất nông nghiệp:

Tại phần nhận định của bản án sơ thẩm có nội dung: Sau khi dồn điền đổi thửa năm 2013, hộ bà N vẫn được chia hai định suất (định suất của bà N và định suất của cụ B), mỗi định suất vẫn được chia 720m2. Diện tích đất ruộng trên được chia thành 4 thửa gồm: Thửa 1: cánh Mạ Cả diện tích 335m2; Thửa 2: cánh Mạ Cả diện tích 288m2; Thửa 3: cánh Mạ Cả diện tích 560m2; Thửa 4: cánh Mạ Cả có diện tích 150m2. Tuy nhiên, sau khi xem xét hiện trạng, kiểm tra lại số liệu nhận thấy hiện nay hộ bà N được giao đất nông nghiệp tại 04 thửa. Thửa 01: diện tích 347,7 m2 nhưng do tính nhầm đã ghi 335 m2. Thửa 02 có diện tích 293m2 do tính nhầm đã ghi 228 m2. Thửa 03 diện tích 518,2 m2, do tính nhầm đã ghi 560 m2. Tổng diện tích đất nông nghiệp hộ bà N hiện nay được giao là 1308 m2, do tính nhầm đã ghi là 1333m2, trong đó diện tích đất nông nghiệp của cụ B là 654m2. Do đó, Tòa án cấp sơ thẩm chia cho các thừa kế của cụ B 654m2 đất nông nghiệp là phù hợp.

[4]. Quá trình giải quyết vụ án Tòa án cấp sơ thẩm đã có một số vi phạm như sau: Không buộc những người hưởng thừa kế phải trả giá trị tài sản là cây cối do bà N trồng trên đất...; không định giá tường bao do ông T xây dựng; công nhận hợp đồng tặng cho của cụ B nhưng không tuyên trong phần quyết định, không buộc ông T, bà X phải chịu án phí dân sự sơ thẩm, cấp sơ thẩm cần rút kinh nghiệm.

Do cấp phúc thẩm sửa bản án sơ thẩm nên ông T1, bà N không phải chịu án phí phúc thẩm.

Từ những phân tích trên có cơ sở chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Động; chấp nhận một phần kháng cáo của ông T1, bà N.

QUYẾT ĐỊNH:

Căn cứ khoản 2 Điều 308, khoản 1 Điều 309 Bộ luật tố tụng dân sự. Chấp nhận một phần kháng cáo của ông Đào Xuân T1 và bà Đào Thị N; chấp nhận một phần kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân huyện Kim Động. Sửa bản án dân sự sơ thẩm

Căn cứ các Điều 611, 612, 613, 614, 620, 623, 649, 650, 651, 652 Bộ luật dân sự năm 2015; Khoản 7 Điều 27 - Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án ngày 27/2/2009

Chấp nhận yêu cầu khởi kiện chia tài sản thừa kế của các nguyên đơn là bà Đào Thị Đ; ông Đào Xuân T; ông Đào Xuân H (K) và bà Đào Thị H.

1. Xác định 1050 m2 đất, trị giá 2.940.000.000 đồng tại thửa số 96 và 97, tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 nằm tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên là di sản thừa kế của cụ Đào Văn Đ và cụ Lê Thị B.

2. Công nhận vợ chồng ông Đào Xuân T và bà Vũ Thị X được cụ Lê Thị B tặng cho 189,8 m2 đất trị giá 531.440.000 đồng nằm tại thửa số 97, tờ bản đồ số 6, bản đồ 299 tại thôn A, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên. Có phía đông giáp đất canh tác dài 25,7m; phía tây giáp đất bà Đ dài 24,6m; phía nam giáp đất ruộng canh tác rộng 7,5m; phía bắc giáp đất giao thông rộng 7,5m. Trên đất có 01 nhà 02 tầng do ông T, bà X xây dựng.

3. Áng trích công sức cho ông Đào Xuân T1 và bà Đào Thị N mỗi người bằng 50m2 đất, trị giá 140.000.000 đồng.

4. Về đất ở:

+ Giao cho ông Đào Xuân T1 được sử dụng 223 m2 đất, trị giá 624.400.000 đồng. Có: phía bắc giáp đất giao thông rộng 13,2m; phía nam giáp đất hộ ông T1 đang quản lý, sử dụng rộng 7,3m; phía đông giáp đất ông T1 đang quản lý, sử dụng dài 22m; phía tây giáp đất anh D, anh S được giao dài 19,13m.

+ Giao cho anh Hoàng Trung D và anh Hoàng Kim S được sử dụng 69,2 m2 đất, trị giá 193.760.000 đồng. Có: phía bắc giáp đất giao thông rộng 4,0m; phía nam giáp đất hộ ông Tích đang quản lý, sử dụng rộng 3,1m; phía đông giáp đất ông T1 được giao dài 19,13 m; phía tây giáp đất của bà Nữa được giao dài 19,9 m. Buộc ông Đào Xuân T1 phải giao cho anh D và anh S 66,1m2 đất ở, cụ thể: phía bắc giáp đất giao thông rộng 4,0m; phía nam giáp đất hộ ông T đang quản lý, sử dụng rộng 2.4m; phía đông giáp đất ông T1 được giao dài 19,13 m; phía tây giáp đất của bà N được giao dài 10,91 + 8,84 m. Bà N phải giao lại cho anh S và anh D 3,1 m2 đất ở, cụ thể: phía bắc giáp đất bà N được giao rộng 0m; phía nam giáp đất hộ ông T1 đang quản lý, sử dụng rộng 0,7 m; phía đông giáp đất ông T1 được giao dài 8,7 m; phía tây giáp đất của bà Nữa được giao dài 8,84 m.

+ Giao cho bà Đào Thị N được sử dụng 112 m2 đất, trị giá: 313.600.000 đồng, có các cạnh: phía Bắc giáp đất giao thông rộng 5,6 m; phía Nam giáp đất nông nghiệp rộng 5,37m; phía Đông giáp đất anh D và anh S được giao dài 19,9 m; phía Tây giáp đất của ông Đào Mạnh H được giao dài 20.76 m. Buộc ông T1 phải giao lại cho bà N 4,8m2 đất, cụ thể: phía bắc giáp đất giao thông rộng 0,87 m; phía nam giáp đất giao cho anh D và anh S rộng 0m; phía đông giáp đất anh D và anh S được giao dài 10,91m; phía tây giáp đất của bà N được giao dài 10,98 m.

+ Giao cho ông Đào Mạnh H được sử dụng 107m2 đất, trị giá: 299.600.000đồng, có các cạnh: phía bắc giáp đất giao thông rộng 5,65m; phía nam giáp đất nông nghiệp rộng 4,4 m; phía đông giáp đất bà Nữa được giao dài 20,76 m; phía tây giáp đất của bà H được giao dài 21,7 m. Sở hữu tài sản trên đất do bà N xây dựng và trồng gồm: 22,25m2 bếp có: phía bắc dài 2,0m; phía nam dài 3,5m; phía đông dài 3,3m; phía tây dài 3,3m, trị giá 6.051.500 đồng; 17,1m2 sân gạch cụ thể: dài 5,7m, rộng 3 m, trị giá 1.124.300 đồng; 01 cây nhãn trị giá 4.500.000đồng. Ông Hùng phải trả bà Nữa giá trị tài sản trên đất là: 11.675.800 đồng.

+ Giao cho bà Đào Thị H được sử dụng 107 m2 đất, trị giá: 299.600.000 đồng, có các cạnh: phía bắc giáp đất giao thông rộng 4,81m; phía nam giáp đất nông nghiệp rộng 4,81m; phía đông giáp đất ông Đào Mạnh H được giao dài 21,7 m; phía tây giáp đất của ông H (K) được giao dài 22,6 m. Bà H phải trả bà N giá trị 1,55m2 bếp bằng 795.300 đồng.

+ Giao cho ông Đào Xuân H (K) được sử dụng 107 m2 đất, trị giá: 299.600.000 đồng, có các cạnh: phía bắc giáp đất giao thông rộng 4,8m; phía nam giáp đất nông nghiệp rộng 4,65m; phía đông giáp đất bà H được giao dài 22,6 m; phía tây giáp đất bà Đ được giao dài 22,5 m.

Sở hữu tài sản trên đất là 1 cây mít trị giá 1.000.000đồng, 01 cây nhãn trị giá 4.500.000đồng. Ông H phải trả bà N giá trị tài sản trên đất là: 5.500.000đồng.

+ Giao cho bà Đào Thị Đ được sử dụng 135 m2 đất, trị giá 378.000.000đồng, có: phía bắc giáp đất giao thông rộng 5,2m; phía nam giáp đất nông nghiệp rộng 5,8m; phía đông giáp đất ông H được giao dài 22,5 m; phía tây giáp đất ông T được giao dài 24,6m.

Sở hữu tài sản trên đất là 1 gian bếp diện tích 8,1m2 do ông T xây dựng, có: phía bắc và phía nam dài 3,1m, phía đông và phía tây rộng 2,6m. Chấp nhận sự tự nguyện của Đào Xuân T và bà Vũ Thị X không yêu cầu bà Đào Thị Đ phải trả giá trị tài sản, cây cối ông bà trồng và xây dựng trên đất.

Ông Đào Xuân T1 có trách nhiệm trả bà Đào Thị N trị giá 50m2 đất (được áng trích công sức) bằng 140.000.000 đồng; trả giá trị chênh lệch di sản cho anh D và anh S bằng 13 m2 đất trị giá 36.400.000đồng.

Bà Đào Thị Đ phải trả giá trị chênh lệch di sản cho anh D và anh S bằng 26,4 m2 đất trị giá 73.920.000 đồng.

(Có sơ đồ kèm theo)

5. Về đất nông nghiệp: xác định 654m2 đất nông nghiệp nằm tại cánh Mạ Cả, xã B, huyện C, tỉnh Hưng Yên là di sản thừa kế của cụ Lê Thị B

+ Giao cho ông Đào Xuân T1 được quản lý, sử dụng 109m2 đất, có các cạnh: phía bắc giáp đất ở bà N đang quản lý, sử dụng dài 3,86m; phía nam giáp đất nông nghiệp hộ ông Tuyên dài 12,3m; phía đông giáp đất nông nghiệp hộ bà D dài 15.07m; phía tây giáp đất nông nghiệp ông H (K) được giao dài 14.3m. Trị giá: 109 m2 x 61.000 đồng/1m2 = 6.649.000 đồng.

+ Giao cho ông Đào Xuân H (K) được quản lý, sử dụng 409,3m2, có các cạnh: phía bắc giáp đất ở bà N và ông T đang quản lý, sử dụng dài 19,42 m; phía nam giáp đất nông nghiệp hộ ông Tuyên dài 21,22 m; phía đông giáp đất nông nghiệp ông T1 được giao dài 14,3 m; phía tây giáp đất nông nghiệp bà N quản lý, sử dụng dài 19,2 m. Trị giá: 409,3 m2 x 61.000 đồng/1m2 = 24.967.300 đồng. Buộc bà Nguyễn Thị D và anh Đào Xuân G phải giao lại cho ông H (K) diện tích đất nông nghiệp trên.

+ Giao cho ông H (K) được quản lý sử dụng 26,7m2, có các cạnh: phía bắc giáp đất nông nghiệp bà Nữa quản lý sử dụng dài 3,0 m; phía nam giáp đất nông nghiệp hộ bà Mến dài 2,85; phía đông giáp đất nông nghiệp ông H (K) được giao dài 9,22 m; phía tây giáp đất nông nghiệp bà N quản lý, sử dụng dài 9,0 m. Trị giá: 26,7 m2 x 61.000 đồng = 1.626.700 đồng. Buộc bà Đào Thị N phải giao lại cho ông H (K) diện tích đất nông nghiệp trên.

+ Giao cho bà Đào Thị N được quản lý, sử dụng 109m2, có các cạnh: phía bắc giáp đất nông nghiệp bà N dài 12,97 m; phía nam giáp đất nông nghiệp hộ ông Huy dài 12,97m; phía đông giáp đất nông nghiệp ông Hùng quản lý sử dụng dài 9,0 m; phía tây giáp đất nông nghiệp hộ ông Chép dài 8,0 m. Trị giá: 109 m2 x 61.000 đồng/1m2 - 6.649.000 đồng.

(Có sơ đồ kèm theo)

6. Về đất giao thông:

+ Buộc gia đình ông Đào Xuân T1, bà Nguyễn Thị D phải trả Ủy ban nhân dân xã B, huyện C 258,6m2 đất giao thông, cụ thể: phía bắc giáp đường giao thông rộng 8,6m+29,0m+8,9m; phía nam giáp đất gia đình ông T1 đang quản lý, sử dụng dài 46m; phía đông giáp đường dài 4,4m; phía tây giáp diện tích đất giao thông bà N đang sử dụng dài 6,8m.

+ Buộc bà Đào Thị N phải trả Ủy ban nhân dân xã B, huyện C 117,9m2 đất giao thông, cụ thể: phía bắc giáp đường giao thông rộng 21,2m; phía nam giáp đất bà N đang quản lý, sử dụng rộng 21,2m; phía đông giáp đất giao thông gia đình ông T1 sử dụng dài 6,8m; phía tây giáp đất giao thông gia đình ông T đang sử dụng dài 6,2m.

+ Buộc gia đình ông Đào Xuân T, bà Vũ Thị X phải trả Ủy ban nhân dân xã B, huyện C 61,8m2 đất giao thông, cụ thể: phía bắc giáp đường giao thông rộng 12,7m; phía nam giáp đất gia đình ông T đang sử dụng 12,7m; phía đông giáp đất giao thông bà N đang sử dụng dài 6,2 m; phía tây giáp đất giao thông dài 4,5m.

(Có sơ đồ kèm theo)

- Chấp nhận sự tự nguyện của bà Đ, bà H, ông H (K), ông H, ông T không yêu cầu những người được hưởng tài sản thừa kế khác phải trả chênh lệch về tài sản.

- Buộc gia đình ông T1, bà N phải di dời toàn bộ cây cối và các công trình xây dựng khác nằm trên phần đất đã chia cho bà Đ, ông H, bà H, ông H (K), anh S và anh D.

Kể từ ngày án có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án có đơn yêu cầu thi hành án, Cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án mà người phải thi hành chưa thi hành hoặc chậm thi hành các khoản tiền trên thì phải trả lãi đối với số tiền chưa thi hành tương ứng với thời gian và số tiền chậm thi hành.

7. Về án phí:

+ Án phí sơ thẩm:

- Ông Đào Xuân T1 phải chịu 15.732.450 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; bà Đào Thị N phải chịu 16.012.450 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; bà Đào Thị Đ phải chịu 15.204.000 đồng, đối trừ số tiền tạm ứng án phí bà Đ đã nộp là 2.750.000 đồng theo biên lai số 006845 ngày 10/11/2015 và số 006613 ngày 02/10/2014, bà Đ còn phải nộp là 12.454.000 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; ông Đào Xuân H (K) phải chịu 16.584.800đồng, đối trừ số tiền tạm ứng án phí ông H (K) đã nộp là 2.750.000 đồng theo biên lai số 006847 ngày 10/11/2015 và số 006615 ngày 02/10/2014, ông H (K) còn phải nộp là 13.834.800 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; bà Đào Thị H phải chịu 15.019.000 đồng, đối trừ số tiền tạm ứng án phí bà H đã nộp là 2.750.000 đồng theo biên lai thu số 006616 ngày 02/10/2014 và số 006844 ngày 10/11/2015, bà H còn phải nộp là 12.269.000đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; ông Đào Mạnh H phải chịu 15.563.790 đồng tiền án phí dân sự sơ thẩm; anh Hoàng Trung D và Hoàng Kim S phải chịu 15.204.000đồng án phí dân sự sơ thẩm.

Ông Đào Xuân T và bà Vũ Thị X phải chịu 25.257.600 đồng án phí dân sự sơ thẩm. Đối trừ số tiền 2.750.000 đồng tiền tạm ứng án phí ông T đã nộp tại biên lai thu số 006846 ngày 10/11/2015 và số 006614 ngày 02/10/2014. Ông T còn phải chịu 22.507.600đồng án phí dân sự sơ thẩm.

+ Án phí phúc thẩm: Hoàn trả ông Đào Xuân T1 và Đào Thị N mỗi người 300.000đ tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo biên lai thu số 007175 và 007176 ngày 26/05/2017 của Chi cục THADS huyện Kim Động.

Những quyết định khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị hội đồng xét xử phúc thẩm không giải quyết, có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết kháng cáo, kháng nghị

Trong trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự, người được thi hành án và người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7 và 9 Luật thi hành án dân sự; Thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.

Bản án phúc thẩm có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.

Tải về
Bản án số 23/2017/DSPT Bản án số 23/2017/DSPT

Quý khách vui lòng Đăng nhập tài khoản để tải file. Nếu chưa có tài khoản, Quý khách vui lòng đăng ký tại đây!

Bản án/ Quyết định cùng đối tượng

Bản án cùng lĩnh vực

Bản án mới nhất