Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
641 | Chế độ tổng thống | "Chế độ chính trị có hình thức chỉnh thể của nhà nước cộng hòa trong đó tổng thống được cử tri bầu trực tiếp hoặc do đại cử tri bầu, vừa là người đứng đầu nhà nước (nguyên thủ quốc gia) vừa là người đứng đầu chính phủ, trực tiếp nắm quyền hành pháp và là tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang. vd. Chế độ tổng thống của Mĩ được coi là điển hình, tổng thống do đại cử tri bầu (người thay mặt cử tri đi bỏ phiếu, số cử tri ngang với số thượng nghị viện và hạ nghị viện của mỗi bang). Tổng thống chọn và bổ nhiệm các bộ trưởng, có quyền phủ quyết các đạo luật nhưng không có quyền giải tán quốc hội, quốc hội nằm quyền lập pháp và biểu quyết ngân sách. Chế độ tổng thống của Pháp có một số điểm khác với Mĩ. Tổng thống do một hội đồng đại cử tri bầu (số lượng cử tri rộng hơn ở Mĩ, ngoài các nghị sĩ, các đại biểu hội đồng hàng tỉnh, còn có đại biểu do các hội đồng thành phố bầu ra). Tổng thống chủ toạ hội đồng bộ trưởng, nhưng chính phủ có thủ tướng do tổng thống cử và các bộ trưởng do thủ tướng giới thiệu và tổng thống cử. Tổng thống có quyền yêu cầu nghị viện thảo luận lại một đạo luật hoặc một số điều của đạo luật và việc ""thảo luận này không thể bị từ chối"". Thủ tướng phải cam kết trước hạ nghị viện về chương trình hoặc chính sách chung. Hạ nghị viện với tỉ lệ 1/10 số thành viên có thể đưa ra kiến nghị kiểm tra chính phủ khi hạ nghị viện thông qua kiến nghị kiểm tra hay thông qua một chương trình hoặc một tuyên bố về chính sách chung, thủ tướng phải trình tổng thống việc chính phủ xin từ chức - tổng thống có quyền giải tán quốc hội, sau khi tham khảo ý kiến của thủ tướng và chủ tịch hai viện (Hiến pháp Cộng hòa Pháp năm 1958). Ở một vài nước khác, tổng thống lại do cử tri bầu trực tiếp, vd. Mêhicô,..." | Từ điển Luật học trang 81 |
642 | Chế độ trách nhiệm | "đối với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước là toàn bộ các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền được Nhà nước giao cho người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu; trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 6 Nghị định này." | 157/2007/NĐ-CP |
643 | Chế độ tư nhân phục cừu | (phục thù), việc tư nhân tự trả thù người đã gây thiệt hại cho mình bằng cách lấy tài sản của người ấy hoặc bắt người ấy hay thân nhân người ấy về làm nô tì, nô lệ trong thời cổ đại. Ở châu Âu, quyết đấu là một hình thức phục thù bằng cách buộc đối phương phải nhận đấu gươm, đấu súng,... để sửa chữa mối thù đã gây nên. | Từ điển Luật học trang 82 |
644 | Chế độ tử tuất | Một nội dung của chế độ bảo hiểm xã hội hiện hành áp dụng trong trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bị chết. Chế độ tử tuất bao gồm: - Tiền mai táng tính bằng 8 tháng lương tối thiểu áp dụng cho đối tượng nêu tại Điều 31 - Điều lệ bảo hiểm xã hội ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP ngày 26.01.1995 của Chính phủ. - Tiền tuất trả cho thân nhân mà người tham gia bảo hiểm xã hội phải nuôi dưỡng. Người được hưởng tiền tuất nêu tại Điều 32 - Điều lệ bảo hiểm xã hội. Mức tiền tuất hàng tháng bằng 40% mức tiền lương tối thiểu. Số người hưởng tiền tuất hàng tháng không quá 4 người. - Trong trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội chết mà không có thân nhân thuộc diện hưởng tiền tuất hàng tháng thì gia đình người đó được nhận tiền tuất một lần. Mức tiền tuất một lần căn cứ vào số năm người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo quy định cụ thể trong Điều - 35 Điều lệ bảo hiểm xã hội. | Từ điển Luật học trang 82 |
645 | Chế phẩm máu | là các sản phẩm có chứa một hoặc nhiều thành phần máu. | 06/2007/QĐ-BYT |
646 | Chế tài | "Biện pháp áp dụng đối với chủ thể nào không xử sự đúng pháp luật, cụ thể là không đúng như quy định của quy phạm pháp luật để bảo đảm việc tôn trọng, tuân theo pháp luật. Có nhiều loại chế tài với các mức nặng nhẹ khác nhau để áp dụng tuỳ tính chất, mức độ của các xử sự trái pháp luật: chế tài hình sự (xt. Hình phạt); chế tài kỉ luật; chế tài hành chính; chế tài dân sự (xt. Chế tài hành chính; Chế tài dân sự; Chế tài kỉ luật)." | Từ điển Luật học trang 83 |
647 | Chế tài dân sự | "Một trong 3 bộ phận của quy phạm pháp luật dân sự. Chế tài dân sự là bộ phận quy định các hình thức xử lí, các hậu quả pháp lí khi có hành vi vi phạm những quy tắc xử sự, những hướng dẫn đã ghi trong phần giả định và quy định. Hình thức thực thi chế tài dân sự gồm có: công nhận quyền dân sự; buộc chấm dứt hành vi dân sự; buộc xin lỗi; cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; phạt vi phạm; bồi thường các thiệt hại đã xảy ra." | Từ điển Luật học trang 83 |
648 | Chế tài hành chính | Biện pháp xử lý đối với cá nhân, pháp nhân, tổ chức xử sự trái pháp luật ở mức độ là vi phạm pháp luật (chưa đến mức là tội phạm) gọi là vi phạm hành chính, được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về xử lý hành chính (Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính ngày 6.7.1995 và các nghị định của Chính phủ về xử phạt hành chính trong từng lĩnh vực: nghị định quy định xử phạt hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị...) Chế tài hành chính gồm các hình thức phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền và các hình thức phạt bổ sung là: đình chỉ hoặc thu hồi các loại giấy phép, bằng lái, các phương tiện giao thông, vận tải... Ngoài ra các cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính có thể quyết định những biện pháp hành chính khác: buộc khôi phục tình trạng đã bị thay đổi do vi phạm hành chính, buộc tháo gỡ công trình xây dựng trái phép, buộc tiêu huỷ các văn hóa phẩm đồi truỵ, đình chỉ hoạt động gây ô nhiễm... | Từ điển Luật học trang 83 |
649 | Chế tài hình sự | Hình phạt mà tòa án quyết định đối với người phạm một tội đã được luật hình sự quy định (xt.Hình phạt) | Từ điển Luật học trang 83 |
650 | Chế tài kỉ luật | "Biện pháp áp dụng đối với cán bộ, công chức vi phạm những quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Chế tài kỉ luật gồm các biện pháp: khiển trách; cảnh cáo, hạ tầng công tác, hạ bậc lương, chuyển sang làm công việc khác, buộc thôi việc, cách chức (Xt. Chế tài; Chế tài hành chính)." | Từ điển Luật học trang 83 |
651 | Cheo | Theo tục lệ cũ là khoản lệ phí bằng tiền hoặc bằng hiện vật do lệ làng từng nơi quy định mà người con trai phải nộp cho làng người con gái mà mình sẽ lấy làm vợ. | Từ điển Luật học trang 76 |
652 | Chết não | là tình trạng toàn não bộ bị tổn thương nặng, chức năng của não đã ngừng hoạt động và người chết não không thể sống lại được. | 75/2006/QH11 |
653 | Chỉ dẫn địa lý | là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể. | 50/2005/QH11 |
654 | Chỉ dẫn thương mại | "là các dấu hiệu, thông tin nhằm hướng dẫn thương mại hàng hoá, dịch vụ, gồm nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, biểu tượng kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng bao bì của hàng hoá, nhãn hàng hoá...;" | 54/2000/NĐ-CP |
655 | Chỉ danh địa điểm | là nhóm mã 04 chữ cái lập theo quy tắc của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế và được chỉ định để ký hiệu vị trí của một đài cố định hàng không. | 14/2007/QĐ-BGTVT |
656 | Chỉ giới đường đỏ | là đường ranh giới được xác định trên bản đồ quy hoạch và thực địa, để phân định rãnh giới giữa phần đất được xây dựng công trình và phần đất được dành cho đường giao thông hoặc các công trình hạ tầng kỹ thuật, không gian công cộng khác. | 22/2007/QĐ-BXD |
657 | Chỉ giới xây dựng | là đường giới hạn cho phép xây dựng công trình trên lô đất. | 04/2008/TT-BXD |
658 | Chỉ giới xây dựng ngầm | Là đường giới hạn cho phép xây dựng nhà, công trình ngầm dưới đất (không bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngầm). | 04/2008/QĐ-BXD |
659 | Chỉ huy nổ mìn | là người đủ điều kiện về trình độ và kinh nghiệm, chịu trách nhiệm hướng dẫn, điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động liên quan đến sử dụng vật liệu nổ công nghiệp tại khu vực nổ mìn. | 39/2009/NĐ-CP |
660 | Chỉ huy trưởng thi công | là người đại diện cho nhà thầu thi công xây lắp thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhà thầu tại công trường, trực tiếp chỉ huy và chịu trách nhiệm về thi công xây lắp công trình. | 19/2003/QĐ-BXD |