Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 204 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
01Dải baylà khu vực có dạng hình chữ nhật với kích thước được quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II Nghị định này.20/2009/NĐ-CP
02Dải phân cáchlà bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động26/2001/QH10
03Dẫn chiếu pháp luật nước thứ baTrường hợp đối với một quan hệ xã hội cần được điều chỉnh nhưng có xung đột pháp luật mà nước thứ nhất đã chỉ dẫn việc áp dụng pháp luật của nước thứ hai, nhưng nước thứ hai lại có quy phạm xung đột về việc chỉ dẫn áp dụng pháp luật của nước thứ ba thì phải áp dụng pháp luật của nước ấy. Ở đây, coi như nước thứ hai đã chuyển quyền điều chỉnh cho nước thứ ba.Từ điển Luật học trang 128
04Dân chủ"Chế độ chính trị trong đó quyền lực tối cao thuộc về nhân dân, do nhân dân thực thi, tự bản thân thực thi hoặc thông qua các đại biểu mà mình bầu ra. Dân chủ gồm có các dạng: dân chủ trực tiếp, dân chủ gián tiếp, hoặc dân chủ nửa trực tiếp. Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của hình thức quản lý của chế độ dân chủ là thiết lập và duy trì nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số” và thừa nhận quyền tự do trong chính kiến và bình đẳng về giới tính, về dân tộc, về chính trị xã hội của công dân. Chế độ dân chủ ra đời đánh dấu bước tiến bộ trong lịch sữ phát triển của loài người, trước hết là trong đấu tranh giai cấp nhằm chống lại chế đọ quân chủ mà thực chất của nó là một người quyết định tất cả, là hình thức thống trị của một cá nhân. Có các loại: dân chủ tư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa, dân chủ nhân dân, dân chủ đại diện, dân chủ thuần túy; dân chủ hình thức; dân chủ giả hiệu."Từ điển Luật học trang 126
05Dân chủ nhân dânChế độ, hình thức chính quyền được thiết lập trong thời kì tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc và cải cách dân chủ ở các nước đã đánh đuổi được bọn xâm lược nước ngoài và lật đổ được chính quyền của chế độ phong kiến ở trong nước. Dưới chế độ dân chủ nhân dân: 1. Hiến pháp được ban hành và áp dụng để phục vụ cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ các quyền cơ bản của dân tộc như quyền độc lập, quyền tự quyết, quyền bất khả xâm phạm an ninh lãnh thổ, quyền bình đẳng của dân tộc trong quan hệ đối ngoại và các quyền nghĩa vụ cơ bản của công dân bao gồm nhân quyền và dân quyền. 2. Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật. Mọi công dân không phân biệt thành phần xuất thân, địa vị xã hội, giới tính, học vấn, thành phần dân tộc, nếu đủ tuổi theo quy định của pháp luật đều có quyền ứng cử và bầu cử, nhằm chọn ra những đại biểu để thành lập cơ quan quyền lực các cấp và các cơ quan đại diện khác. Mọi công dân đều được quyền tự do tín ngưỡng, học tập, cư trú, đi lại và lựa chọn nghề nghiệp để sinh sống và mưu cầu hạnh phúc. Mọi quyền dân chủ của họ đều được đảm bảo thực thi bằng những cơ sở vật chất và biện pháp hữu hiệu của nhà nước.Từ điển Luật học trang 126
06Dân chủ trực tiếpHình thức dân chủ với những thiết chế, quy chế để người dân thảo luận và biểu quyết những vấn đề chung của cộng đồng. Hiện nay, nhân dân Việt Nam đang thực hiện dân chủ trực tiếp ở cơ sở (cấp hành chính thống nhất, cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, kinh doanh) theo quy chế dân chủ ở cơ sở. Phân biệt với dân chủ đại diện là hình thức cử ra người thay mặt nắm giữ quyền lực nhà nước quyết định các vấn đề chung của cả nước… kết hợp với dân chủ đại diện, có các hình thức dân chủ bán trực tiếp: kiến nghị (trực tiếp hoặc thông qua tổ chức chính trị xã hội…), trả lời việc trưng cầu ý kiến.Từ điển Luật học trang 127
07Dân chủ tư sản"Chế độ, hình thức quản lý nhà nước của giai cấp tư sản do giai cấp tư sản lãnh đạo, được thiết lập sau khi thủ tiêu chế độ phong kiến và được thực hiện bằng những biện pháp: 1. Ban hành hiến pháp. 2. Thực hiện nguyên tắc phổ thông đầu phiếu để thành lập nghị viện và các cơ quan đại diện khác. 3. Thực hiện nguyên tắc “Tam quyền phân lập”. 4. Tuyên bố nguyên tắc “Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật”; quyền tư hữu tài sản là bất khả xâm phạm. Dân chủ tư sản là bước tiến bộ lớn của lịch sử nhân loại so với chế độ chuyên chế của giai cấp phong kiến. Nhưng dân chủ tư sản vẫn là chế độ dân chủ được giành riêng cho giai cấp tư sản là giai cấp nắm quyền thống trị về kinh tế và chính trị xã hội. Còn đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ thì bị nhiều hạn chế trong thực thi các quyền dân chủ đã được long trọng tuyên bố trong các hiến pháp tư sản. Vì vậy dân chủ tư sản bị coi là nền dân chủ bị cắt xén, là dân chủ hình thức. Đến giai đoạn đế quốc, nhiều chế định dân chủ của nền dân chủ tư sản bị xóa bỏ và chế độ độc tài, phát xít, chuyên chế có dịp tái sinh trở lại nhằm mục đích phục vụ cho đường lối chính trị bằng thủ đoạn gây chiến tranh cướp bóc tài nguyên, nô dịch các nước kém phát triển và đàn áp phong trào đấu tranh giải phóng giai cấp của giai cấp công nhân trong nước."Từ điển Luật học trang 127
08Dân chủ xã hội chủ nghĩaChế độ dân chủ đã được xác lập ở các nước đã hoàn thành cách mạng dân tộc, dân chủ và bắt đầu tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đặc trưng của dân chủ xã hội chủ nghĩa là quyền dân chủ của công dân không ngừng được mở rộng trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của nhà nước, của xã hội mà cơ bản nhất là dân chủ về kinh tế. Trên lĩnh vực chính trị xã hội, quyền tham gia quản lý nhà nước của nhân dân và các đoàn thể quần chúng ngày càng được mở rộng về phạm vi, về độ sâu và phong phú đa dạng về các hình thức. Mục tiêu của dân chủ xã hội chủ nghĩa là nhằm xóa bỏ tệ nạn người bóc lột người và tạo ra ngày càng nhiều điều kiện để thực hiện triệt để công bằng xã hội, công lí cho mọi người, bình đẳng thực sự giữa nam với nữ, giữa các dân tộc, tạo cơ hội cho mọi công dân mưu sinh và mưu cầu hạnh phúc. Dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của xã hội loài người tiến bộ trong tương lai.Từ điển Luật học trang 128
09Dân di cưNhững người đã rời bỏ nơi thường trú hoặc nước họ mang quốc tịch sang thường trú ở một nơi khác hoặc một đất nước khác vì những lí do khác nhau.Từ điển Luật học trang 128
10Dẫn độlà việc một nước chuyển giao cho nước khác người có hành vi phạm tội hoặc người bị kết án hình sự mà bản án đã có hiệu lực pháp luật đang có mặt trên lãnh thổ của nước mình để nước được chuyển giao truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc thi hành hình phạt đối với người đó07/1998/QH10
11Dẫn độ tội phạmTrao trả kẻ phạm tội hay kẻ bị nghi ngờ là phạm tội theo đề nghị hay yêu cầu của một quốc gia khác để điều tra, xét xử hay thi hành bản án hình sự. Thông thường, yêu cầu về dẫn độ tội phạm được đáp ứng khi giữa các quốc gia hữu quan có hiệp định về vấn đề này, vd. Công ước Beclin về dẫn độ tội phạm. Nếu không có hiệp định thì việc dẫn độ tội phạm cụ thể nào đó do quốc gia tự quyết định theo pháp luật của mình. Việc dẫn độ tội phạm sẽ không được tiến hành nếu như quốc gia tiến hành dẫn độ đã xét xử về tội đó, đã tuyên án và án đã được thi hành. Việt Nam không tham gia Công ước Beclin về dẫn độ tội phạm, nhưng đã kí với một số nước Hiệp định tương trợ tư pháp trong đó có quy định về điều kiện và trình tự tiến hành dẫn độ những kẻ phạm tội hình sự.Từ điển Luật học trang 128
12Dẫn đường khu vựclà phương pháp dẫn đường cho phép tàu bay hoạt động trên quỹ đạo mong muốn trong tầm phủ của đài dẫn đường quy chiếu ở mặt đất hoặc trong tầm giới hạn khả năng của thiết bị tự dẫn trên tàu bay hoặc khi kết hợp cả hai.32/2007/QĐ-BGTVT
13Dân nguyệnlà việc công dân đề nghị cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền xem xét và giải quyết các nguyện vọng có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.02/2009/QĐ-UBND
14Dân quân tự vệ"là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu bảo vệ địa phương, cơ sở; phối hợp với các đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng khu vực phòng thủ, giữ gìn an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng, tài sản của nhân dân ở địa phương, cơ sở."39/2005/QH11
15Dân sốlà tập hợp người sinh sống trong một quốc gia, khu vực, vùng địa lý kinh tế hoặc một đơn vị hành chính.06/2003/PL-UBTVQH11
16Dân số đô thịLà dân số thuộc ranh giới hành chính của đô thị, bao gồm: nội thành, ngoại thành, nội thị, ngoại thị và thị trấn.42/2009/NĐ-CP
17Dàn xếp thầu xây dựnglà hành vi can thiệp, sắp xếp trái pháp luật về đấu thầu trong hoạt động xây dựng để một nhà thầu trúng thầu04/2007/TTLT-BXD-BCA
18Danh hiệu thi đualà hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh cá nhân, tập thể có thành tích trong phong trào thi đua.04/2007/QĐ-BTM
19Danh hiệu vinh dự nhà nướcDanh hiệu tặng cho một cá nhân, thể hiện sự đánh giá cao công lao của người ấy đối với xã hội, đối với nhân dân. Vd. Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú, Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, v.v. Danh hiệu vinh dự nhà nước do Quốc hội quy định (Khoản 11 – Điều 84 – Hiến pháp năm 1992) và do chủ tịch nước quyết định truy tặng (Khoản 9 – Điều 103 – Hiến pháp năm 1992). Danh hiệu vinh dự nhà nước là một quyền nhân thân của người được tặng không thể chuyển dịch cho người khác, được bảo vệ theo Điều 26 – Bộ luật dân sự năm 1995.Từ điển Luật học trang 126
20Danh mục hoá chất nước ngoàilà bản liệt kê hóa chất được phép lưu hành trong các quốc gia là thành viên của EU hoặc quốc gia là thành viên của OECD, do cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia đó ban hành.12/2006/TT-BCN