Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 380 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
01Bậclà khái niệm chỉ thang giá trị trong mỗi ngạch công chức, ứng với mỗi bậc có một hệ số tiền lương.117/2003/NĐ-CP
02Bãi bỏ"Quyết định của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền tuyên bố một văn bản không có hiệu lực thi hành vì trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của cấp trên. ""Quốc hội bãi bỏ các văn bản của chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, thủ tướng Chính phủ, Toà án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao trái với hiến pháp, luật và nghị quyết của Quốc hội"" (Điều 84 - Hiến pháp năm 1992). Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng ... (Điều 114 - Hiến pháp năm 1992). Hội đồng nhân dân có quyền bãi bỏ những quyết định sai trái của ủy ban nhân dân cùng cấp, những nghị quyết sai trái của hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp (Điều 2, 18 - Luật tổ chức hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm 1994)."Từ điển Luật học trang 21
03Bãi bỏ điều ước quốc tếlà tuyên bố của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về từ bỏ hiệu lực của điều ước quốc tế đã ký kết.07/1998/PL-UBTVQH10
04Bãi chôn lấp chất thải rắnlà một diện tích hoặc một khu đất đã được quy hoạch, được lựa chọn, thiết kế, xây dựng để chôn lấp chất thải rắn nhằm giảm tối đa các tác động tiêu cực của BCL tới môi trường.01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD
05Bãi côngMột hình thức đấu tranh tập thể của công nhân, viên chức trong công sở, xí nghiệp, nhà máy, cùng nhau bỏ việc nhằm đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu liên quan đến nghề nghiệp như đòi tăng lương, giảm giờ làm việc hay cải thiện điều kiện lao động. (X. Đình công).Từ điển Luật học trang 21
06Bãi khóaMột hình thức đấu tranh tập thể của học sinh, sinh viên cùng nhau nghỉ học nhằm đòi hỏi thỏa mãn yêu cầu liên quan đến quyền lợi của học sinh, sinh viên như giảm học phí, mở rộng dân chủ,…Từ điển Luật học trang 21
07Bãi miễnThuật ngữ cũ nay không dùng, thay bằng thuật ngữ bãi nhiệm và miễn nhiệm.Từ điển Luật học trang 21
08Bãi nhiệmlà việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.22/2008/QH12
09Bãi nổi, cù laolà vùng đất nổi trong phạm vi lòng sông79/2006/QH11
10Bãi sônglà vùng đất có phạm vi từ biên ngoài hành lang bảo vệ đê điều trở ra đến bờ sông79/2006/QH11
11Bãi thịHình thức đấu tranh tập thể của những người buôn bán tại các chợ bằng cách cùng nhau bỏ họp chợ, ngừng buôn bán nhằm đòi hỏi thỏa mãn một yêu cầu liên quan đến quyền lợi của người buôn bán như giảm thuế, sắp xếp tại chỗ bán, sửa chợ, …Từ điển Luật học trang 22
12Bài thuốc gia truyềnlà bài thuốc kinh nghiệm lâu đời của dòng tộc, gia đình truyền lại, có hiệu quả điều trị với một bệnh nhất định, có tiếng ở trong vùng, được nhân dân tín nhiệm, được Hội Đông y và y tế xã/phường/thị trấn sở tại và Sở Y tế công nhận.39/2007/QĐ-BYT
13Bản ánX. Án vănTừ điển Luật học trang 24
14Bản án chưa có hiệu lực pháp luậtBản án sơ thẩm chưa hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị hoặc bị kháng cáo, kháng nghị nhưng chưa xét xử phúc thẩm. Bản án chưa có hiệu lực pháp luật thì không được đem ra thi hành.Từ điển Luật học trang 24
15Bản án đã có hiệu lực pháp luật"Bản án nhất định bắt buộc phải tôn trọng, phải thi hành gồm: án sơ thẩm đã hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị mà không bị kháng cáo, kháng nghị; án sơ thẩm đồng thời là án chung thẩm, án phúc thẩm. ""Các bản án và quyết định của tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân; những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh chấp hành"" (Điều 136 - Hiến pháp năm 1992). Chỉ có thể sửa đổi hoặc hủy bỏ bản án đã có hiệu lực pháp luật theo trình tự giám đốc thẩm hay tái thẩm."Từ điển Luật học trang 24
16Bản án hình sự"Quyết định của tòa án thừa nhận bị cáo là người có tội hoặc không có tội, và người có tội phải chịu hình phạt hoặc được miễn hình phạt. Theo Điều 198 - Bộ luật tố tụng hình sự, tòa án ra bản án nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Để bảo đảm tính hợp pháp và tính có căn cứ của bản án, Bộ luật tố tụng hình sự quy định trình tự làm án từ khi nghị án cho đến khi tuyên án. Trong nội dung bản án cần phải ghi rõ: ngày, giờ, tháng, năm và địa điểm phiên toà, họ tên của các thành viên hội đồng xét xử và thư kí phiên tòa, họ tên của kiểm sát viên; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi sinh, nơi cư trú, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, thành phần xã hội và tiền án của bị cáo; ngày bị cáo bị giam giữ, tạm giam; họ, tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi sinh, nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của bị cáo, họ tên của người bào chữa; họ tên, tuổi, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án và những người đại diện hợp pháp của họ. Trong bản án phải trình bày việc phạm tội của bị cáo, phân tích những chứng cứ xác định có tội và những chứng cứ xác định vô tội, xác định bị cáo có tội hay không và nếu bị cáo phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự, tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ và cần phải xử lý như thế nào. Nếu bị cáo không phạm tội thì bản án phải ghi rõ những căn cứ xác định bị cáo vô tội và phải giải quyết việc khôi phục danh dự, quyền lợi, nghĩa vụ của họ. Trong bản án có ghi rõ căn cứ buộc tội hoặc gỡ tội của ủy viên công tố, những luận cứ của người bào chữa cho bị cáo hoặc người bị thiệt hại và những ý kiến của hội đồng xét xử về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận ý kiến của ủy viên công tố và người bào chữa. Phần cuối cùng của bản án ghi những quyết định của tòa án và quyền kháng cáo đối với bản án. Chậm nhất là 15 ngày sau khi tuyên án, toà án phải giao bản sao bản án cho bị cáo, viện kiểm sát cùng cấp, người bào chữa, những người bị xử vắng mặt và thông báo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi bị cáo cư trú hoặc làm việc. Người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan đến vụ án hoặc đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu tòa án cấp trích lục bản án hoặc bản sao bản án."Từ điển Luật học trang 25
17Bản án, quyết định dân sự của Toà án nước ngoàilà bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Toà án nước ngoài và bản án, quyết định khác của Toà án nước ngoài mà theo pháp luật của Việt Nam được coi là bản án, quyết định dân sự.24/2004/QH11
18Bản bậc vátLà bản bậc có mũi bậc không song song với mũi bậc hoặc cạnh chiếu tới, chiếu nghỉ phía trên nó.09/2008/QĐ-BXD
19Bán buôn"là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng."23/2007/NĐ-CP
20Bán buôn điệnlà hoạt động bán điện của đơn vị điện lực này cho đơn vị điện lực khác để bán lại cho bên thứ ba28/2004/QH11