Cảm ơn quý khách đã gửi báo lỗi.
Hiển thị 1-20 trong 205 thuật ngữ
Stt | Thuật ngữ | Mô tả / Định nghĩa | Nguồn |
---|---|---|---|
01 | Vắc xin | là chế phẩm chứa kháng nguyên tạo cho cơ thể khả năng đáp ứng miễn dịch, được dùng với mục đích phòng bệnh | 03/2007/QH12 |
02 | Vạch dấu mớn nước an toàn | ||
03 | VAN | Là dịch vụ giá trị gia tăng trong hoạt động tài chính bao gồm dịch vụ truyền, nhận chứng từ điện tử giữa người sử dụng dịch vụ và cơ quan chuyên môn để thực hiện giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính. | 78/2008/TT-BTC |
04 | văn bản | là một trong các hình thức sau: điện tín, telex, fax hoặc bất cứ phương tiện nào khác được in ấn, ghi lại, nhắc lại hoặc truyền các văn bản bằng cơ học, điện tử hoặc bằng bất kỳ loại thiết bị nào được dùng cho những mục đích đó. | 125/2003/NĐ-CP |
05 | Văn bản áp dụng quy phạm pháp luật | "Văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành để áp dụng quy phạm pháp luật vào một trường hợp thực tế có chỉ đích danh tên người, nhóm người hay tổ chức hữu quan. Vd. Quyết định tặng huân chương cho ông A; Quyết định bổ nhiệm bà B làm giám đốc sở giáo dục đào tạo tỉnh N, vv." | Từ điển Luật học trang 563 |
06 | Văn bản đến | là văn bản do các cơ quan, đơn vị khác ban hành, gửi đến Bộ hoặc các đơn vị thuộc Bộ. | 2345/QĐ-BTNMT |
07 | Văn bản đi | là văn bản do Bộ hoặc các đơn vị thuộc Bộ ban hành, gửi nội bộ hoặc gửi cơ quan, đơn vị khác. | 2345/QĐ-BTNMT |
08 | Văn bản điện tử | là văn bản được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu. | 64/2007/NĐ-CP |
09 | Văn bản đơn hành | "Văn bản quy định về một vấn đề khi chưa có điều kiện để quy định cùng với các vấn đề để quy định cùng với các vấn đề khác có liên quan hoặc đưa vào một tổng thể. Vd. Pháp lệnh về hợp đồng dân sự ngày 29/4/1991; Pháp lệnh về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp ngày 28/1/1989, bảo hộ quyền tác giả ngày 2/12/1994 đã được hoàn chỉnh và đưa vào Bộ luật dân sự năm 1995." | Từ điển Luật học trang 563 |
10 | Văn bản dưới luật | Tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, quản lý nhà nước ở địa phương, ban hành để cụ thể hóa một vấn đề được luật, Nghị quyết của Quốc hội, được pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội giao, hay để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức. Văn bản dưới luật không được trái với hiến pháp, với luật (xt. Văn bản pháp quy). | Từ điển Luật học trang 563 |
11 | Văn bản gấp | là văn bản có nội dung cần giải quyết nhanh được đóng dấu theo các mức độ: “Hoả tốc”, “Thượng khẩn”, “Khẩn” hoặc văn bản do người có thẩm quyền ghi chữ “Gấp” (trên văn bản hoặc trên phiếu xử lý văn bản). | 2345/QĐ-BTNMT |
12 | Văn bản gốc | "(cg. Văn bản chính), văn bản ghi nhận một sự kiện pháp lý, xác nhận một hành vi pháp lý từ đó phát sinh các quan hệ pháp luật, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền lập, hoặc do các chủ thể lập có chữ ký của họ và trong trường hợp mà pháp luật quy định, có chứng thực của công chứng nhà nước hoặc ủy ban nhân dân có thẩm quyền. Vd. biên bản bắt người; hợp đồng giữa người có nhà cho thuê và người thuê nhà." | Từ điển Luật học trang 564 |
13 | Văn bản hợp pháp | "là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đảm bảo đúng căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền, đúng thể thức và kỹ thuật trình bày, nội dung của văn bản phù hợp với quy định của pháp luật; tuân thủ đầy đủ các quy định về thủ tục xây dựng, ban hành và đăng Công báo, đưa tin hoặc công bố văn bản." | 180/2005/QĐ-NHNN |
14 | Văn bản luật | Là tên gọi chung các văn bản mà nội dung là quy phạm pháp luật được Quốc hội biểu quyết theo trình tự do pháp luật quy định, gồm hiến pháp, các đạo luật, các bộ luật và Nghị quyết của Quốc hội. Ở Việt Nam, pháp lệnh do Ủy ban thường vụ Quốc hội biểu quyết về những vấn đề được Quốc hội giao (Khoản 4 - Điều 91 - Hiến pháp năm 1992) có giá trị như luật nên có thể xếp vào văn bản luật (xt. Văn bản quy phạm pháp luật). | Từ điển Luật học trang 564 |
15 | Văn bản mật | là văn bản có nội dung bí mật được đóng dấu theo các mức độ “Tuyệt mật”, “Tối mật”, “Mật”, hoặc đóng dấu A, B, C | 2345/QĐ-BTNMT |
16 | Văn bản pháp quy | Văn bản có các quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà nước, ở trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương ban hành theo thẩm quyền lập quy của mình (xt. Lập quy). Văn bản pháp quy không được trái với hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, của Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản pháp quy của cấp trên. Những quy phạm pháp luật ở các văn bản này được gọi là pháp quy để phân biệt với các quy phạm pháp luật trong các văn bản luật để nêu rõ giá trị pháp lý dưới luật của loại văn bản. | Từ điển Luật học trang 564 |
17 | Văn bản quy phạm pháp luật | "là văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có quy tắc xử sự chung về tiền tệ và hoạt động ngân hàng, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: a. Văn bản do Quốc hội ban hành: Hiến pháp, luật, nghị quyết. Văn bản do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành: Pháp lệnh, Nghị quyết; b. Văn bản do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền khác ở Trung ương ban hành: - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; - Nghị quyết, Nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; - Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; - Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; - Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị - xã hội; c. Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành: - Nghị quyết của Hội đồng nhân dân; - Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân." | 180/2005/QĐ-NHNN |
18 | Văn bản quy phạm pháp luật | Văn bản có nội dung là quy phạm pháp luật, tức là những quy tắc xử sự cụ thể có dự kiến giả định, quy định, chế tài, có tính bắt buộc chung do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành (xt. Quy phạm pháp luật). Văn bản do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, văn bản do ủy ban nhân dân ban hành còn để thi hành nghị quyết của hội đồng nhân dân cùng cấp (cần phân biệt với các văn bản áp dụng quy phạm pháp luật). | Từ điển Luật học trang 564 |
19 | Văn bản quy phạm pháp luật liên tịch | "Là văn bản quy phạm pháp luật được ban hành giữa các cơ quan nhà nước ở trung ương với nhau. bao gồm: 1. Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội được ban hành để hướng dẫn thi hành những vấn đề khi pháp luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham gia quản lý nhà nước. 2. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được ban hành để hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động tố tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan đó. 3. Thông tư liên tịch giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban hành để hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ, cơ quan ngang bộ đó." | 17/2008/QH12 |
20 | Văn bản thỏa thuận không vận khu vực | (Regional air navigation agreement): Văn bản thỏa thuận được Hội đồng ICAO phê duyệt dựa trên những khuyến cáo của nhóm thiết lập và thực hiện kế hoạch không vận khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APANPIRG). | 12/2007/QĐ-BGTVT |