Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 5.777 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
5761Xuất xứ của thuốcLà nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ thuốc hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với thuốc trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất thuốc đó.02/2009/TT-BNN
5762Xuất xứ hàng hoálà nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hoá hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hoá trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất hàng hoá đó.36/2005/QH11
5763Xuất xứ hàng hóalà nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.19/2006/NĐ-CP
5764Xúc tiến chuyển giao công nghệ"là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ"80/2006/QH11
5765Xúc tiến du lịchlà hoạt động tuyên truyền, quảng bá, vận động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.44/2005/QH11
5766Xúc tiến quảng cáolà hoạt động tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội ký kết hợp đồng dịch vụ quảng cáo và cung ứng các dịch vụ quảng cáo.39/2001/PL-UBTVQH10
5767Xúc tiến thương mạilà hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ, bao gồm hoạt động khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ và hội chợ, triển lãm thương mại.36/2005/QH11
5768Xúi dụcHành vi kích động bằng lời nói, cử chỉ, vật chất hoặc bằng bất cứ thủ đoạn nào nhằm làm cho người khác thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật hoặc phạm tội. Xúi dục người chưa thành niên phạm tội là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Xúi dục người khác phạm tội bị coi là kẻ đồng phạm tội và bị xử lý theo pháp luật hình sự.Từ điển Luật học trang 579
5769Xung kíchlà sẵn sàng, tình nguyện đi đầu thực hiện các nghĩa vụ của thanh niên, sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, sẵn sàng đảm nhận các công việc khó khăn, gian khổ, cấp bách, nguy hiểm để đóng góp sức lực, trí tuệ, nhiệt tình và sáng tạo của tuổi trẻ cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.120/2007/NĐ-CP
5770Y ánQuyết định của tòa án cấp trên bác bỏ kháng cáo hoặc kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định của tòa án cấp dưới. Tòa án cấp trên ra quyết định đó trên cơ sở xác định bản án hoặc quyết định của tòa án cấp dưới là hợp pháp và có căn cứ. Các Điều 220, 254, 268 - Bộ luật tố tụng hình sự quy định: tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm có quyền quyết định bác bỏ kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Có trường hợp tòa án cấp trên chỉ giữ nguyên một phần phán quyết của tòa án cấp dưới, còn các phần khác có thể bị sửa.Từ điển Luật học trang 581
5771Ý kiến pháp lýLà văn bản pháp lý do Bộ Tư pháp hoặc công ty luật độc lập phát hành phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và thông lệ tài chính, tín dụng quốc tế về các căn cứ pháp luật của các giao dịch thương mại, đầu tư, tài chính, ngân hàng được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam, các điều ước, các thỏa thuận quốc tế, các hợp đồng có yếu tố nước ngoài và các văn bản pháp lý khác.53/2009/NĐ-CP
5772Ý thức pháp luậtMột dạng ý thức tổng hợp của con người bao gồm hai nhóm: trí tuệ về pháp luật và ý chí pháp luật. Nhóm trí tuệ pháp luật bao gồm các yếu tố: nhận thức, trí tuệ, học thuyết, trường phái và lý luận về pháp luật. Nhóm ý chí pháp luật bao gồm: tình cảm, thói quen, thái độ, thời gian, ý chí, quan điểm, lập trường và khuynh hướng pháp luật. Phân loại theo chủ thể có: ý thức pháp luật của công dân, của các tập thể, của các giai cấp, của nhà nước, của đảng cầm quyền. Có ý thức pháp luật tiến bộ, trong sáng, đúng đắn. Có ý thức pháp luật sai lệch, phản động, lạc hậu. Cũng có thể phân biệt học thuyết pháp luật, lý luận pháp luật, thái độ, tình cảm, thói quen pháp luật tốt và định kiến, thói quen, khuynh hướng xấu về pháp luật. Không ngừng nâng cao ý thức pháp luật cách mạng cho công dân, cho cán bộ, nhân viên nhà nước, cho đảng viên, cho toàn xã hội, toàn đảng là phương hướng lâu dài, là biện pháp cơ bản để tăng cường kỷ cương pháp chế của đất nước, để phòng chống có hiệu quả các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.Từ điển Luật học trang 581
5773Yết thịThông báo cho mọi người biết bằng cách viết nội dung ra giấy đem dán ở nơi công cộng và dán lên cao để mọi người dễ thấy. Yết thị là từ cũ nay ít dùng. Thuật ngữ pháp lý là niêm yết.Từ điển Luật học trang 581
5774Yếu tốlà sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình.105/2006/NĐ-CP
5775Yếu tố cấu thành tội phạmNhững yếu tố pháp lý đặc trưng của những tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự. Tổng hợp các yếu tố ấy là cấu thành tội phạm. Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có, đó là: - Khách thể của tội phạm. - Khách quan của tội phạm. - Chủ quan của tội phạm. - Chủ thể của tội phạm. Mặt khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại. Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội, vv… Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm. Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.Từ điển Luật học trang 581
5776Yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp"Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ; Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp; Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ."12/1999/NĐ-CP
5777Yếu tố xâm phạmlà yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.105/2006/NĐ-CP