Thuật ngữ pháp lý Thuật ngữ pháp lý

a b c d e f g h i k l m n o p q r s t u v w x y z all
Hiển thị 1-20 trong 6 thuật ngữ
SttThuật ngữMô tả / Định nghĩaNguồn
01Y ánQuyết định của tòa án cấp trên bác bỏ kháng cáo hoặc kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định của tòa án cấp dưới. Tòa án cấp trên ra quyết định đó trên cơ sở xác định bản án hoặc quyết định của tòa án cấp dưới là hợp pháp và có căn cứ. Các Điều 220, 254, 268 - Bộ luật tố tụng hình sự quy định: tòa án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm có quyền quyết định bác bỏ kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật. Có trường hợp tòa án cấp trên chỉ giữ nguyên một phần phán quyết của tòa án cấp dưới, còn các phần khác có thể bị sửa.Từ điển Luật học trang 581
02Yết thịThông báo cho mọi người biết bằng cách viết nội dung ra giấy đem dán ở nơi công cộng và dán lên cao để mọi người dễ thấy. Yết thị là từ cũ nay ít dùng. Thuật ngữ pháp lý là niêm yết.Từ điển Luật học trang 581
03Yếu tốlà sản phẩm, quy trình hoặc là một phần, bộ phận cấu thành sản phẩm hoặc quy trình.105/2006/NĐ-CP
04Yếu tố cấu thành tội phạmNhững yếu tố pháp lý đặc trưng của những tội phạm cụ thể được quy định trong Luật hình sự. Tổng hợp các yếu tố ấy là cấu thành tội phạm. Mặc dù mỗi tội phạm có thể khác nhau về tính chất và mức độ thể hiện, nhưng trong tất cả các tội phạm có thể rút ra được bốn yếu tố cấu thành chung nhất mà bất kỳ một tội phạm nào cũng phải có, đó là: - Khách thể của tội phạm. - Khách quan của tội phạm. - Chủ quan của tội phạm. - Chủ thể của tội phạm. Mặt khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm hại. Nếu quan hệ xã hội không bị xâm hại thì không có hành vi nguy hiểm cho xã hội và tất yếu không có tội phạm. Do đó, khi đề cập đến tội phạm thì trước tiên cần phải xác định quan hệ xã hội mà luật hình sự bảo vệ bị xâm hại. Mặt khách quan của tội phạm là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả của hành vi nguy hiểm cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, công cụ, phương tiện, hoàn cảnh phạm tội, vv… Thông qua biểu hiện bên ngoài ở mặt khách quan của tội phạm có thể đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm. Mặt chủ quan của tội phạm là những biểu hiện tâm lý bên trong của tội phạm được phản ánh qua hình thức động cơ, mục đích của tội phạm. Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm. Tội phạm phải được thực hiện bởi một người cụ thể, không có người thực hiện thì không có tội phạm. Tất cả các yếu tố cấu thành tội phạm đều có tính bắt buộc khi xác định tội phạm.Từ điển Luật học trang 581
05Yếu tố vi phạm quyền sở hữu công nghiệp"Dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá, tên gọi xuất xứ hàng hoá đang được bảo hộ; Dấu hiệu, chỉ dẫn vi phạm quy định về chỉ dẫn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nghĩa vụ sở hữu công nghiệp; Bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất sản phẩm đồng nhất với bộ phận sản phẩm, sản phẩm hoặc quy trình sản xuất đang được bảo hộ là sáng chế, giải pháp hữu ích; Bộ phận sản phẩm, sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp hoặc có chứa một hoặc các bộ phận là thành phần tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ."12/1999/NĐ-CP
06Yếu tố xâm phạmlà yếu tố được tạo ra từ hành vi xâm phạm.105/2006/NĐ-CP